1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Việt Yên

50 492 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 205,5 KB

Nội dung

Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công Lời mở đầu Nền tài chính quốc gia của nớc ta đang đợc đổi mới một cách toàn diện trong sự chuyển đổi sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế. Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, tài chính là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế, là tổng thể các nội dung và giải pháp tài chính tiền tệ. Tài chính không chỉ có nhiệm vụ khai thác các nguồn lực, thúc đẩy tăng trởng kinh tế, tăng doanh thu, mà còn phải tăng cờng quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, mọi nguồn tài nguyên đất nớc. Xã, phờng, thị trấn (gọi chung là xã) là một cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống Nhà nớc pháp quyền của nớc ta. Hoạt động tài chính của xã là hoạt động tài chính cấp cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. Sự rõ ràng, minh bạch, công khai hoạt động tài chính của xã chính là một minh chứng hùng hồn cho sự trong sạch của chính quyền và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân. một yếu tố cơ bản của sự vững mạnh của bộ máy Nhà nớc của dân do dân và vì dân. Trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay, song song với việc củng cố chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nớc ta rất coi trọng công tác quản lý ngân sách xã để ngân sách xã thực sự là một phơng tiện vật chất bằng tiền giúp chính quyền xã hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức năng của mình theo quy định của pháp luật. Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính Nhà nớc, trong quá trình thực tập tại Phòng Tài chính huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang với kiến thức đã tiếp thu đợc ở nhà trờng cùng với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ quản lý ngân sách Nhà nớc của Phòng, em xin mạnh dạn chọn đề tài: Mt s gii phỏp nhm tng cng cụng tỏc qun lý ngõn sỏch xó trờn a bn huyn Vit Yờn. Thông qua đề tài, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nớc về thu chi ngân sách xã ở huyện Việt Yên từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách xã ở huyện Việt Yên một cách có hiệu quả. Ngoài lời mở đầu, kết luận nội dung chính của luận văn gồm 3 chơng: Chơng 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách xã. Chơng 2: Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Việt Yên trong thời gian qua (2005- 2007). Chơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Việt Yên trong thời gian tới. Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 1 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công Do đối tợng nghiên cứu của đề tài là cấp xã. Theo quy định của Luật NSNN, NSNN bao gồm NS Trung ơng và NS địa phơng. Ngân sách địa phơng bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân và UBND. Cấp xã có Hội đồng nhân dân và UBND nên NS xã là một bộ phận của NSNN do UBND xã xây dựng, quản lý; HĐND xã quyết định, giám sát. Là một cấp NS nên NS xã đợc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; đợc quản lý và điều hành theo DT và theo chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định; hoạt động của NS xã gắn với hoạt động của chính quyền cấp xã. Song thực tế bộ máy; các cơ chế, chính sách, chế độ mới đang dần hoàn thiện; trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế do vậy những vấn đề thực tế đang diễn ra trong công tác quản lý ngân sách ở địa phơng so với hệ thống kiến thức mà em đợc học tập, nghiên cứu ở Học Viện Tài chính còn có khoảng cách; mặt khác do thời gian nghiên cứu thực tiễn và lý luận cũng nh nhận thức của bản thân về về công tác quản lý ngân sách xã ở huyện Việt Yên mới chỉ là bớc đầu nên những vấn đề đa ra trong luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong đợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên để có sự nhận thức đúng đắn hơn. Chơng 1 Một số vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách xã 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách xã 1.1.1. Vài nét về ngân sách xã Trên thế giới hầu nh nớc nào cũng có ngân sách xã và đều coi là một bộ phận của tài chính Nhà nớc, đợc quản lý theo luật Tài chính, ở Công hoà Pháp có 36000 xã còn ở cạnh nớc ta, NSNN của Trung Quốc chia thành ngân sách 5 cấp, cấp cuối cùng là ngân sách hơng, trấn. Từ xa ở nớc ta có quỹ xã, mà ngày nay gọi là NS xã. Tuy cơ chế hình thành và quản lý khác nhau nhng thời nào cũng đều xem NS xã là một bộ phận của hệ thống Tài chính Nhà nớc. NS xã của nớc ta đã có nghìn năm lịch Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 2 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công sử đợc gắn liền với các triều đại phong kiến nhằm phục vụ cho 3 nhiệm vụ chủ yếu: - Quản lý nhân khẩu, ruộng đất để thu tô, thu thuế, phu phen tạp dịch và binh lính. - Giữ gìn phép nớc, trị an. - Chăm lo lợi ích cộng đồng, đê điều, tích tiều, đờng xã, cứu tế xã hội. Thời kỳ nào, công tác tài chính NS xã cũng đợc coi trọng, có chức danh, chức năng và tài chính cụ thể. Thời Khúc Hạo có trị giáp nhà Lê có xã tr- ởng, nhà Trần có xã quan, nhà Nguyễn có tiền chỉ, hơng bản, hơng bộ trông coi việc khán th, tài chính, thuế. Hội đồng xã có nhiệm vụ lập NS và giám sát việc thu nộp và chi tiêu. Kỷ luật Tài chính ở xã thời nào cũng đợc chú ý. Thời Lê có phép khảo công( ngày nay gọi là tiêu chuẩn khen thởng cán bộ) với 3 tiêu chuẩn: một là tích cực trong việc nộp thuế, hai là quản lý tốt dân đinh, bà là có t cách. Xử phạt cũng rất nghiêm minh, nếu ẩn lậu 11 xuất đinh trở lên là bị xử chém. NS xã cũng có chế độ quản lý cụ thể quy định chi NS xã. Xã lớn chi 50 quan, xã vừa chi 30 quan, xã nhỏ chi 20 quan. Có chế độ quản lý thơng mại, xã lớn chỉ đợc giữ 30 quan để chi tiêu, thời đó cha có ngân hàng, số d phải gửi vào nhà giàu cất giữ. Sau cách mạng tháng 8, tới năm 1947, chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) quy định Chính phủ có NSNN, ủy ban hành chính xã (sau này đợc gọi là UBND xã) có NS xã. NS xã có quy định nguồn thu, nhiệm vụ chi và đợc tổ chức quản lý riêng theo điều lệ Quản lý NS xã do UBND xây dựng, tổ chức quản lý, HĐND xã quyết định giám sát thực hiện. NS xã đã trở thành công cụ thực sự huy động nhân tài, vật lực cho kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất đất nớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự phân cấp quản lý thu chi cho NS xã đã tạo điều kiện cho xã vơn lên, khai thác nguồn thu để trang trải các khoản chi tiêu tại chỗ nh: xây cất trụ sở, trờng học, trạm y tế xã, các công trình văn hoá, đờng nông thôn, các công trình thủy lợi. Đến năm 1983, vị trí, vai trò NS xã đã đợc Chính phủ khẳng định trong Nghị quyết số 138-HĐBT (ngày 19 tháng 11 năm 1983). NS xã nằm trong hệ thống NSNN bao gồm 4 cấp: trung ơng, tỉnh, huyện, xã, thực hiện từng bớc đa NS xã vào NSNN. Song ở thời kỳ này, vai trò của NS mới chỉ đợc coi là một công cụ để Nhà nớc làm kinh tế. Khi luật Ngân sách ra đời năm 1996 thì Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 3 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công một lần nữa khẳng định NS xã là một cấp nằm trong hệ thống NSNN; song vai trò không phải để Nhà nớc làm kinh tế, mà là một phơng tiện vật chất cho sự tồn tại của Nhà nớc, đồng thời là công cụ đảm bảo để chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình tại địa phơng. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nớc, đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN đòi hỏi cơ chế quản lý tài chính tr- ớc kia cũng phải thay đổi theo. Ngày 16 tháng 12 năm 2002, luật NSNN số 01/2002/QH11 đợc Quốc hội khoá XI nớc CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 năm 2002. Theo luật NS thì NS xã là một bộ phận của NSNN giữ vai trò ngân sách cấp cơ sở, là phơng tiện vật chất giúp chính quyền cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Thu chi của NS xã là những khoản thu chi thuộc NSNN giao cho UBND xã xây dựng tổ chức quản lý, HĐND xã quyết định giám sát thực hiện theo nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND đã đợc Luật NSNN quy định. Nh vậy qua sự khái quát trên ta thấy NS xã trong các thời kỳ luôn là một bộ phận của nền tài chính quốc gia, quá trình phát triển của nó luôn đợc coi trọng và đổi mới để đảm bảo phù hợp với chu trình quản lý và phát triển KT- XH của đất nớc. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách xã Luật NSNN quy định: Ngân sách Nhà nớc là toàn bộ các khoản thu . chi của Nhà nớc đã đợc cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nớc . NSNN bao gồm NS Trung ơng và NS địa phơng. Ngân sách địa phơng bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân và UBND. Cấp xã có Hội đồng nhân dân và UBND nên NS xã là một bộ phận của NSNN do UBND xã xây dựng, quản lý; HĐND xã quyết định, giám sát. NS xã là một cấp trong hệ thống NSNN, vì thế có đầy đủ đặc điểm chung của NS các cấp chính quyền địa phơng đó là: - Đợc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật: các chỉ tiêu thu, chi NS xã luôn mang tính pháp lý vì các chỉ tiêu này do HĐND xã quy định; quá trình thực hiện tổ chức các chỉ tiêu thu chi NS xã luôn gắn chặt với quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã đã đợc phân cấp; đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐND xã và các cơ quan chức năng của Nhà nớc cấp trên. Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 4 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công - Đợc quản lý và điều hành theo DT và theo chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định. - Hoạt động của NS xã gắn với hoạt động của chính quyền cấp xã. NS xã là một cấp NS có mối quan hệ trực tiếp đến lợi ích của nhân dân vì ẩn chứa đằng sau hoạt động thu chi NS xã chính là giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nớc và nhân dân. Chi NS xã bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nớc, Đảng đoàn thể cấp xã và các khoản chi về quản lý và phát triển KT- XH thuộc chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Bên cạnh các đặc điểm chung của cấp NS, NS xã cũng có đặc điểm riêng, đó là vừa là cấp NS, vừa là đơn vị sử dụng NS. Chính đặc điểm này có ảnh hởng và chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành, kế toán và quyết toán NS xã. 1.1.3. Vai trò của Ngân sách xã Ngân sách xã là một bộ phận của NSNN bởi vậy vai trò của NS xã nằm trong vai trò của NSNN. Theo luật NSNN thì NSNN có vai trò đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hoạt động của bộ máy Nhà nớc, chi trả nợ của Nhà nớc, viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của Nhà nớc. Vai trò của NSNN có tính chất toàn quốc còn vai trò của Ngân sách xã chỉ thu hẹp trong phạm vi địa bàn của một xã. - NS xã cung cấp các phơng tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. NS xã là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nớc cấp xã. Nguồn thu NS xã không chỉ phục vụ cho các hoạt động của cơ quan quyền lực và hành chính Nhà nớc tại địa ph- ơng, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo đợc. Nh vậy có thể nói không có NS xã thì bộ máy Nhà nớc ở cơ sở không thể tồn tại với t cách là bộ máy quản lý mọi hoạt động KT- XH trên địa bàn. - NS xã là công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế tại địa phơng. Vai trò này thể hiện thông quan hoạt động tài chính tại xã. Thông qua thu NS, chính quyền xã thực hiện kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chống các hành vi, hành động kinh tế phi pháp, trốn lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác. Thu NS xã là nguồn thu chủ yếu đã đáp ứng nhu cầu chi ngày càng tăng của xã. NS xã Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 5 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công xác định vai trò trong xây dựng nguồn thu, khai thác triệt để nguồn thu trên địa bàn. Trên cơ sở đó bố trí nhiệm vụ chi hợp lý để có nguồn chi cho đầu t phát triển, hạn chế việc bổ sung cân đối từ NS cấp trên. Thông qua chi NS xã, xã bố trí các khoản chi để đảm bảo tăng cờng hiệu quả hoạt động của chính quyền về quản lý pháp luật, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức KT-XH và của nhân dân. Vốn kinh phí tại NS xã phục vụ cho mọi mặt hoạt động kinh tế, văn hoá, thực hiện chính sách xã hội và tăng cờng cơ sở vật chất cho xã nh: trụ sở và các phơng tiện làm việc, trờng học phổ thông, mầm non, trạm y tế, các công trình văn hoá, đờng nông thôn liên thôn, thuỷ lợi, cấp thoát nớc, chợ, các thiết bị công cộng và các công trình khác. Trên cơ sở đó có thể khẳng định NS xã là NS của dân, do dân, vì dân, là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền Nhà nớc cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đợc giao. - NS xã là ngân sách cấp cơ sở, có quan hệ trực tiếp đến đời sống của nhân dân và nó giữ vai trò rất quan trọng hệ thống NSNN. Chính quyền xã là đại diện cho Nhà nớc, trực tiếp giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nớc với nhân dân trên văn bản pháp quy hiện đang có hiệu lực. NS xã trợ giúp cho chính quyền xã trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cho nên xét trên góc độ kinh tế thì nhiều khi quy mô và mức độ thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền xã phụ thuộc rất lớn vào khả năng nguồn vốn mà NS xã có đợc. Mặt khác, cơ cấu thu chi của NS xã thể hiện hầu hết các khoản thu chi của ngân sách địa phơng đã đợc giao trong đó có những khoản thu mà chỉ có NS xã quản lý khai thác thì mới đạt hiệu quả cao nh: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển sử dụng đất, hoặc có những khoản chi mà chỉ có NS xã thực hiện mới đảm bảo tính kịp thời chính xác, đúng đối tợng nh: giáo dục mầm non tài địa phơng, chi duy tu bảo dỡng, công trình công cộng tại xã, y tế, các vấn đề xoá mù chữ. Để hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu chiến lợc phát triển KT-XH giai đoạn 2001- 2010 của Đảng bộ Nhà nớc, NS xã phải đợc tăng cờng tính chủ động và trách nhiệm quản lý sử dụng ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm. Nếu làm đợc nh vậy NS xã mới giữ đợc vai trò nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe công cộng, nguồn nhân lực cho Quốc gia và thực hiện công nghiệp hoá ở nông thôn. Nông thôn mới thoát khỏi tình trạng lạc hậu đói nghèo, kinh tế phát triển đa dạng, phát sinh phong phú các nguồn tài chính, thu NSNN trên địa bàn Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 6 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công ngày càng tăng, thu chi NS xã cũng đà tăng theo, xã chủ động đợc nguồn tài chính đảm bảo chi thờng xuyên, có phần dành cho chi ĐTPT, vị trí, vai trò của xã càng tăng cờng củng cố, có khả năng phối hợp với NS của các cấp trên địa bàn. 1.2. Nội dung nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã Thực chất của sự phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NS xã là giải quyết mối quan hệ giữa cấp xã với ngân sách các cấp trên từ việc quản lý, sử NSNN. Một trong những yêu cầu của việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NS là phải nhận định cụ thể rõ ràng, phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp . Do vậy phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NS xã phải phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH, quốc phòng an ninh của Nhà nớc và chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nớc của cấp xã. Tùy thuộc vào từng điều kiện KT-XH, sự phân cấp quản lý Nhà nớc trong từng thời kỳ cụ thể mà nguồn thu nhiệm vụ chi của NS xã có sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Căn cứ luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 và đ- ợc cụ thể tại thông t số 60/2003/TT- BTC quy định về quản lý NS xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phờng, thị trấn thì nguồn thu, nhiệm vụ chi của NS xã đợc xác định nh sau: 1.2.1. Nguồn thu của Ngân sách xã Theo quy định tại điều 4 luật NSNN thì nguồn thu của NS xã do HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu NS địa phơng đợc h- ởng. 1.2.1.1 Các khoản thu ngân sách xã đợc hởng một trăm phần trăm (100%) - Các khoản phí, lệ phí thu vào NS xã theo quy định. - Thu từ các hoạt động NS của xã, phần nộp vào NSNN theo quy định; - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý; - Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác; - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nớc trực tiếp cho NS xã theo chế độ quy định; - Thu kết d NS xã năm trớc; Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 7 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công - Các khoản thu khác của NS xã theo quy định của pháp luật. 1.2.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên - Thuế chuyển quyền sử dụng đất; - Thuế nhà, đất; - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; - Lệ phí trớc bạ nhà, đất. Các khoản thu trên, tỷ lệ NS xã, thị trấn đợc hởng tối thiểu 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ NS xã, thị trấn đợc hởng cao hơn đến tối đa là 100%. Ngoài các khoản thu phân chia theo tỷ lệ nh trên, NS xã còn đợc HĐND cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệ phí phân chia theo luật NSNN đã dành 100% cho xã, thị trấn và các khoản thu NS xã đợc hởng 100% nhng vẫn cha cân đối đợc nhiệm vụ chi. 1.2.1.3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã Thu bổ sung từ NS cấp trên cho NS xã gồm: - Thu bổ sung để cân đối NS là mức chênh lệch giữa dự toán chi đợc giao và dự toán thu từ các nguồn thu đợc phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này đợc xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định NS và đợc giao ổn định từ 3 đến 5 năm. - Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể. 1.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã Căn cứ chế độ phân cấp quản lý KT-XH của Nhà nớc, các chính sách về chế độ hoạt động của các cơ quan Nhà nớc, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển KT-XH của xã HĐND cấp tỉnh phân cấp nhiệm vụ chi cho NS xã. 1.2.2.1. Chi đầu t phát triển gồm - Chi đầu t xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh. - Chi đầu t xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT- XH của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đa vào NS xã quản lý. - Các khoản chi ĐTPT khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2.2. Các khoản chi thờng xuyên - Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nớc ở xã: Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 8 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công + Tiền lơng. tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã; + Sinh hoạt phí đại biểu HĐND; + Các khoản phụ cấp khác theo quy đinh của Nhà nớc; + Công tác phí; + Chi về hoạt động, văn phòng, nh: chi phí điện, nớc, văn phòng phẩm, phí bu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp dân, khánh tiết; + Chi mua sắm, sửa chữa thờng xuyên trụ sở, phơng tiện làm việc; + Chi khác theo chế độ quy định. - Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã. - Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã. - Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã sau khi trừ đi các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác. - Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tợng khác theo chế độ quy định. - Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: + Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NS xã theo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ; + Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân s, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của NS xã theo quy định của pháp luật; + Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; + Các khoản chi khác theo chế độ quy định. - Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý: + Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ theo chế độ quy định; chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác; + Chi hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã quản lý. - Chi sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý. - Chi sự nghiệp y tế: hỗ trợ chi thờng xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bênh của trạm y tế xã. - Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý nh: trờng học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 9 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công hóa, th viện, đài tởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đờng giao thông, công trình cấp và thoát nớc công cộng; riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đờng phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh, - Các khoản chi thờng xuyên khác theo quy định của pháp luật. 1.3. Nội dung quy trình quản lý ngân sách xã Quản lý NSNN nói chung và NS xã nói riêng đều có chơng trình giống nhau đó là lập chấp hành quyết toán NS, chỉ khác nhau về không gian hoạt động, về mức độ, phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn quản lý NS. Quy trình quản lý NS xã đợc quy định cụ thể tại thông t số 60/2003/TT-BTC ban hành ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý NS xã và các hoạt động khác của xã, phờng, thị trấn. 1.3.1. Lập dự toán ngân sách xã Lập DTNS xã là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu trong quy trình quản lý NS. Lập DT NS xã thực chất là lập kế hoạch (DT) các khoản thu chi của NS xã trong một năm NS. Hàng năm trên cơ sở h- ớng dẫn cảu UBND cấp trên, UBND xã lập DT NS năm sau trình HĐND xã quyết định. 1.3.1.1. Căn cứ lập dự toán ngân sách Căn cứ lập DT là cơ sở chung để mọi ngời có nghĩa vụ quyền hạn quản lý NSNN thảo luận quyết định DT NS cho từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp, từng đơn vị. Việc xem xét, thẩm định quyết định DT NS của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền họ chỉ dựa vào căn cứ đã đợc pháp luật quy định. Vì vậy khi lập DT NS xã phải dựa vào các căn cứ đã đợc pháp luật quy định. Căn cứ lập DT NS xã: - Các nhiệm vụ phát triển KT-XH đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã; - Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NS xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND tỉnh quy định; - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND tỉnh quy định; - Số kiểm tra về DTNS do UBND huyện thông báo; - Tình hình thực hiện DT NS xã năm hiện hành và các năm trớc. 1.3.1.2. Yêu cầu lập dự toán Lê Thị Hơng Giang K42/01.02 10 [...]... thờng xuyên và chi đầu t phát triển Quy trình quản lý ngân sách xã ở 3 khâu: lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Từ đó nhận thấy sự cần thiết phải tăng cờng, củng cố công tác quản lý ngân sách xã Lê Thị Hơng Giang 17 K42/01.02 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công Chơng 2 Thực trạng quản lý NS xã ở huyện Việt Yêntỉnh Bắc Giang trong thời gian qua 2.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Việt Yên trong... của Luật Ngân sách nhà nớc và hớng dẫn của Bộ Tài chính; các chỉ tiêu giao thu ngân sách năm sau cao hơn năm trớc và đều cao hơn dự toán cấp trên giao Chi ngân sách cơ bản đáp ứng đợc yêu cầu nhiệm vụ đề ra của địa phơng Việc lập và thẩm định quyết toán đợc thực hiện nghiêm túc và bảo đảm chất lợng Chơng 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện việt yên trong... vào chi tiêu thờng xuyên) Việc sử dụng dự phòng NS đúng mục đích Hàng năm ngân sách huyện đều có kết d từ 3-5% tổng chi Công tác quyết toán thực hiện đúng quy định bảo đảm về thời gian và chất lợng 2.2 Tình hình quản lý NS xã trên địa bàn huyện Việt Yên trong những năm qua Trong những năm vừa qua do thực hiện nghiêm túc luật NSNN mà tình hình quản lý NS xã trên địa bàn huyện Việt Yên đã đạt đợc những... năm gần đây, ta đi phân tích quản lý NS xã trong huyện, qua đó tìm ra những nguyên nhân gây tác động đến tình hình đó nhằm đa ra những giải pháp tăng cờng công tác quản lý NS xã trong điều kiện huyện hiện nay Lê Thị Hơng Giang 21 K42/01.02 Hoc viện Tài chính Khoa Tài chính công 2.2.1 Quản lý thu NS xã - Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tổng thu NS xã qua 3 năm không ngừng gia tăng Việc thực hiện thu NS đã... hơn dự toán huyện giao 2.3.2 Về khâu chấp hành ngân sách : Hàng năm cùng với việc giao dự toán ngân sách, Chủ tịch UBND huyện đều có văn bản chỉ đạo công tác thu ngân sách( trong đó có nêu các biện pháp thu ngân sách, khuyến khích các tổ chức cá nhân tích cực thực hiện nhiêm vụ thu ) và công tác quản lý, điều hành chi ngân sách huyện Căn cứ chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện và dự toán ngân sách đã đợc... mình Từ đó đòi hỏi công tác quản lý NS xã phải luôn đợc hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới Tóm lại, trong toàn bộ chơng 1 đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách xã, bao gồm: khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách xã Nội dung nguồn thu của ngân sách xã: các khoản thu ngân sách xã hởng 100%, các khoản thu phân chia với cấp trên và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; nhiệm vụ chi... cha đợc thông qua HĐND xã - Việc chấp hành chế độ chi nhất là chế độ chi tiếp khách sai đối tợng, vợt định mức vẫn thờng xuyên xảy ra - Công tác quản lý nguồn thu trên địa bàn một số xã, thị trấn còn buông lỏng, dẫn đến thất thoát nguồn thu Một số xã, thị trấn giao thu đồng thời giao chi quỹ đất công ích cho các thôn hoặc khoán thu phí cho một số bộ phận nh công an xã, ban quản lý chợ song không thực... sung từ ngân sách cấp trên vẫn chiếm trên 50% tổng thu Đối với các xã, thị trấn, nguồn thu bổ sung từ ngân sách huyện cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu Năm 2005 chiếm 44,8%; năm 2006 là 56,4%; năm 2007 là 52,3% Trong đó có một số xã đặc biệt là các xã miền núi, thu bổ sung ngân sách từ cấp trên chiếm tới gần 80% tổng thu ngân sách xã nh: xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Thợng Lan Thu từ ngân sách cấp trên. .. xã, từng bớc giảm dần thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.2.2 Quản lý chi ngân sách xã Tình hình chi ngân sách các xã, thị trấn trong ba năm qua đợc thể hiện thông qua bảng số 2.5 Ta thấy tổng chi ngân sách năm 2007 đã tăng 40 % so với năm 2005, và tăng 41% so với năm 2006.Trong đó, số chi thờng xuyên năm 2007 là 22.194 triệu, tăng 5.135 triệu so với năm 2006 và tăng 5.948 triệu so với năm 2005 Các... kiện hiện nay, quá trình quản lý thu chi NS xã cần có những chính sách, công việc và những quy định cụ thể về công tác quản lý NSNN nói chung và NS xã nói riêng để NS xã luôn giữ vững vai trò của mình trong điều kiện hiện nay Đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, từng bớc thay đổi bộ mặt nông thôn mới Vì vậy đặt ra một yêu cầu cần thiết phải tăng cờng củng cố công tác quản lý NS xã cho phù hợp với nhiệm . Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Việt Yên trong thời gian qua (2005- 2007). Chơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Việt Yên trong. qun lý ngõn sỏch xó trờn a bn huyn Vit Yờn. Thông qua đề tài, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nớc về thu chi ngân sách xã ở huyện Việt Yên từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác. hơn. Chơng 1 Một số vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách xã 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách xã 1.1.1. Vài nét về ngân sách xã Trên thế giới hầu nh nớc nào cũng có ngân sách xã và đều

Ngày đăng: 14/08/2015, 16:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w