Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, không sao chép của người khác Mọi số liệu trong luận văn là hoàn toàn có thật và được lấy từ những nguồn đáng tin cậy Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU - 01 2222011111122 1 1111281111158 1111119 k ray 1 CHUONG I: NGÂN SÁCH XA VA SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 3 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ -
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Ngân sách xã
1.1.1.1 Khái niệm Ngân sách xã -.- -.-. .-. <-
1.1.1.2 Đặc điểm Ngân sách xã c c2 S2
1.1.1.3 Vai trò của Ngân sách xã - - - 1.1.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chỉ của Ngân sách xã
1.1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã 1.1.2.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã
1.1.3 Chu trình quản lý Ngân sách xã và sự cần thiết hoàn thiện công tác
quản lý Ngân sách xã
1.1.3.1 Chu trình quản lý Ngân sách xã
1.1.3.1.1 Lập dự toán Ngân sách xã
1.1.3.1.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã
1.1.3.1.3 Quyết toán Ngân sách xã
1.2 SU CAN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN LY NGÂN SÁCH XÃ TRONG THỜI GIAN TỚI
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSX TRONG NHỮNG NĂM
Trang 32.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH
2.2.1 Công tác quản lý thu Ngân sách xã
2.2.1.1 Các khoản thu Ngân sách xã hưởng 100%
2.2.1.2 Các khoản thu Ngân sách xã phân chia theo tỷ lệ % 2.2.1.3 Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
2.2.2.Công tác quản lý chi ngân sách xã 2.2.2.1 Chi thường xuyên
2.2.2.2 Chi đầu tư phat trién 2.2.3.Cân đối thu chỉ Ngân sách
2.3 MOT SO NHAN XET CHUNG VE TINH HINH QUAN LY NGAN
SACH XA TREN DIA BAN HUYEN NGHIA HUNG TRONG THOI
GIAN VUA QUA
2.3.1 Thuận lợi
2.3.2 Hạn chế
CHUONG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CONG
TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 MUC TIEU PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI TRONG THOI GIAN TOI CUA HUYEN NGHIA HUNG
3.2 PHUONG HUONG QUAN LY NGAN SACH XA TREN DIA BÀN HUYỆN NGHĨA HUNG TRONG GIAI DOAN HIEN NAY
3.2.1 Thực hiện quản lý Ngân sách xã theo đúng luật Ngân sách Nhà
nước
Trang 43.2.5 Cân đối Ngân sách xã
3.2.6 Bộ máy tổ chức
3.3 MỘT SỐ Ý KIÊN NHÀM HOÀN THIEN CONG TAC QUAN LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.1 Về chu trình quản lý Ngân sách xã
3.3.1.1 Về công tác lập dự toán
3.3.1.2 Về công tác chấp hành dự toán
3.3.1.2.1 Về quản lý thu ngân sách xã
3.3.1.3 Về cơng tác quyết tốn
3.3.2 Về bộ máy tổ chức
3.3.3 Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách xã
3.4 KIÊN NGHỊ
3.5 DIEU KIEN THỰC HIỆN
Trang 6CN CNH - HDH DC&HLCS HDND HTX KBNN KCN NSNN NSX TC - KH TTCN UBND XDCB XHCN Công nghiệp
Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa Dat công ích và hoa lợi công sản
Hội đồng nhân dân Hợp tác xã Kho bạc Nhà nước Khu công nghiệp Ngân sách nhà nước Ngân sách xã Tài chính - kế hoạch
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ bản
Trang 7Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng không thẻ thiếu dé Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình Sự phân cấp quản lý
NSNN phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền, tạo ra những đòn bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Xã là cấp chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết đến người dan va là đại diện của Nhà nước giải quyết trực tiếp mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân
dân Ngân sách xã — phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp
xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao Cùng với sự phát triển về
kinh tế và đời sống của người dân ngày càng cao, thì viêc thu — chi NSX cũng không ngừng tăng lên Vì vậy đòi hỏi cơng tác quản lý NĐSX phải có sự điều chỉnh để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng được yêu cầu hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã đạt hiệu quả cao, dam bao cong bang
xã hội Có thể nói NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Sự nghiệp đổi mới của nước ta xuất
phát từ mục tiêu là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh theo định hướng XHCN
Song mọi cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội không có khuôn
mẫu sẵn mà chúng không ngừng phát triển, hoàn thiện trong quá trình vận
động Muốn cho ngân sách thực sự trở thành động lực phát triển của nền
kinh tế thì hơn bao giờ hết việc tăng cường công tác quản lý NSX phải được đặt ra là mục tiêu hàng đầu của công tác quản lý NSNN Trong công cuộc
Trang 8pháp luật Qua quá trình thực tập tại phòng Tài chính — Kế hoạch huyện
Nghĩa Hưng em thấy thu chỉ NSX trên địa bàn huyện cần có những định hướng mới trong công tác quản lý, để đạt được những kết quả rõ nét hơn, vì
thế em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay ” đê viết Luận văn tốt nghiệp cho mình
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:
Chương I: Ngân sách xã và sự cân thiết phải hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trong những năm
gân đây trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
Đây không phải là một đề tài mới song cùng với quá trình phát triển
kinh tế, công tác quản lý NSNN cũng không ngừng thay đổi nhằm tạo ra cơ
chế phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay Với kiến thức của một sinh viên về lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi nhìn nhận, đánh giá các vấn đề Em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đề có sự nhận thức đúng đắn hơn Em xin chân thành cảm ơn Th.S Ngô Thanh Hoàng — giáo viên trực tiếp
hướng dẫn em và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Tài chính công,
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng không thể thiếu để Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình Sự phân cấp quản lý NSNN phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyên, tạo ra những đòn
bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Xã là cấp
chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết đến người dân và là đại diện của Nhà
nước giải quyết trực tiếp mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân Ngân sách xã — phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của
chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã
thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao Cùng với sự phát triển về kinh tế
và đời sống của người dân ngày càng cao, thì viêc thu — chỉ NSX cũng không ngừng tăng lên Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý NSX phải có sự điều chỉnh để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng được yêu cầu hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã đạt hiệu quả cao, đảm bảo công bằng xã hội Có thể nói NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà nước Sự nghiệp đổi mới của nước ta xuất phát từ mục tiêu
là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng XHCN
Song mọi cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội không có khuôn mẫu sẵn mà chúng không ngừng phát triển, hoàn thiện trong quá trình vận động
Muốn cho ngân sách thực sự trở thành động lực phát triển của nền kinh tế thì
Trang 10chỉ NSX trên địa bàn huyện cần có những định hướng mới trong công tác quản lý, để đạt được những kết quả rõ nét hơn, vì thế em da chon dé tai “ M6t
số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay ” để viết Luận văn tốt nghiệp cho mình
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Ngân sách xã và sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác quản lý Ngân sách xã
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trong những năm gân đây trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý Ngân
sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
Đây không phải là một đề tài mới song cùng với quá trình phát triển kinh tế, công tác quản lý NSNN cũng không ngừng thay đổi nhằm tạo ra cơ chế phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay Với kiến thức của một sinh viên về lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót khi nhìn nhận, đánh giá các vẫn đề Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy cô và các bạn đề có sự nhận thức đúng đắn hơn
Trang 11CHƯƠNG 1 NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢÁI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VẺ NGÂN SÁCH XÃ
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Ngân sách xã
Nhà nước ra đời là kết quả của cuôc đấu tranh giai cấp trong xã hội Bằng
công cụ tài chính là Ngân sách nhà nước, Nhà nước đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm thúc đây phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội của đất nước Thông qua tổ chức bộ máy theo các cấp chính quyên,
Nhà nước kiểm soát chặt chẽ trật tự xã hội cũng như kịp thời can thiệp vào
nền kinh tế theo chiều hướng khuyến khích phát triển Gắn với cấp chính quyền trong tổ chức bộ máy Nhà nước là một cấp ngân sách Sự tồn tại của
cấp xã kéo theo sự xuất hiện của Ngân sách xã, chính vì vậy NSX tồn tại là
một tất yếu khách quan
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, NSNN từ chỗ chỉ nhằm phục vụ chủ
yếu cho nhu cầu hưởng thụ của vua chúa và nuôi đưỡng quân đội cho đến khi
thực dân Pháp xâm lược đã bắt đầu hình thành ngân sách độc lập của các tỉnh
và huyện Đến năm 1967, chế độ phân cấp quản lý ngân sách ra đời với hệ thống NSNN bao gồm Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương ( ở các tỉnh, thành phố phía Bắc ) Đến năm 1972, khi chưa có Ngân sách cấp huyện, Hội đồng chính phủ đã ra Nghị định số 64/CP chính thức ban hành
Điều lệ NSX vào ngày 8/4/1972 Tiếp đó, Bộ Tài Chính đã ra thông tư số
13/TC - TDT ban hành chế độ kế toán NSX Hai văn bản trên cơ bản đã hoàn
thiện chế độ quản lý NSX Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, chấp
Trang 12nhỏ vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nông thôn mới Nghị
quyết 138/HĐBT ra ngày 19/11/1983 đã khẳng định thêm phần quan trọng
của NSX Như vậy Ngân sách Nhà nước gồm: - _ Ngân sách trung ương
-_ Ngân sách địa phương Trong đó ngân sách địa phương gồm:
+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( Ngân sách cấp tỉnh )
+ Ngân sách thành phó, thị xã, quận, huyện trực thuộc tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ( Ngân sách cấp huyện )
+ Ngân sách xã, phường, thị trấn ( Ngân sách xã ) 1.1.1.1 Khái niệm Ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác
những thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã
Ngân sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân Chính vì vậy, NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước
Có thể hiểu một cách khái quát nhất về NSX như sau: NSX là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ
tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các
chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý
1.1.1.2 Đặc điểm Ngân sách xã
Trang 13phát triển kinh tế Là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN nên NSX cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, đó là:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ theo quy định của pháp luật
- Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do cơ quan có thâm quyền quy định
Bên cạnh các đặc điểm chung, NSX còn có các đặc điểm riêng:
Một là, NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở Hoạt động của quỹ được thể hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹ gọi là thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chỉ NSX
Hai là, các chỉ tiêu thu chỉ NSX luôn mang tính pháp lý (nghĩa là các chỉ tiêu này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo
thực hiện)
Ba la, dang sau quan hệ thu chỉ NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu chi NSX giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên là các chủ thé kinh tế xã hội
Bốn là, NSX vừa là một cấp ngân sách, lại vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc) Đặc điểm này có ảnh
hưởng chỉ phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết toán NSX
Xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, gắn bó trực
tiếp với người dân và nền kinh tế xã hội Chính vì vậy, nghiên cứu công tác quản lý NSX tuy không phải là công việc mới đặt ra song lại vô cùng cần thiết để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách trong điều kiện hiện nay
Trang 14ngân sách, vừa là đơn vị dự toán, nó không có đơn vị dự toán trực thuộc nào,
nó vừa tạo nguồn thu vừa phải phân bổ nhiệm vụ chi 1.1.1.3 Vai trò của Ngân sách xã
Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, vừa là một cấp ngân
sách cơ sở, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã Để
thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã thì đòi hỏi phải
có chính sách đủ mạnh mẽ để điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng,
góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước Cụ thể:
Thứ nhất, NSX cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở Thông qua thu NSX đã tập trung nguồn lực dé đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu ở cấp xã như chỉ lương, sinh hoạt phi, chi cho quản lý hành chính, mua sắm các trang thiết bị văn phòng
Thứ hai, NSX là công cụ để điều chỉnh, kích thích mọi hoạt động của xã đi đúng hướng, đúng chính sách, chế độ và tăng cường mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, công bằng trên địa bàn xã Bằng việc đề ra hệ thống luật pháp, hệ thống thuế đã kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn xã, chống lại các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn
thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác
Thứ ba, NSX góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hệ thống giao thông liên thôn, liên xã được xây dựng mới và nâng cấp thường xuyên, nhờ
đó các cụm dân cư dần dần được hình thành, tác động đến sự phát triển và
giao lưu kinh tế Kinh tế nông thôn từng bước có sự chuyền dịch từ kinh tế thuần nông sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, bộ mặt của làng xã từng bước
được đổi mới về vật chất và tinh thần, người dân được hưởng lợi ích xã hội lớn hơn từ giáo dục, y tế
Trang 15- Với các khoản chỉ NSX hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao
được quan tâm góp phần nâng cao đời sống văn hóa của người dân ở thôn xã Chi NSX để xây dựng và phát triển hệ thống truyền hình, truyền thông ở xã nhằm mở mang văn hóa nhận thức của con người, loại bỏ những hủ tục, xây dựng nông thôn mới
- Thông qua các khoản chi như : chi thăm hỏi, chi tặng quà những gia đình có công với cách mạng, chỉ trợ cấp cho các gia đình thương binh liệt sỹ, chỉ
cứu tế xã hội được thực hiện thường xuyên và đầy đủ hơn
1.1.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chỉ của Ngân sách xã
1.1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã
Thực chất của sự phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NSX là giải quyết mối quan hệ giữa cấp xã với ngân sách cấp trên từ việc quản lý sử dụng NSNN Một trong những yêu cầu của việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi Ngân sách là phải nhận định rõ ràng, cụ thể, phải phù hợp với chức năng của từng cấp Do vậy việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NSX phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã Tuy nhiên trong mỗi thời
kỳ nguồn thu, nhiệm vụ chỉ cũng có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế Theo luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai (từ ngày 12/11 đến ngày 16/12/2002) thông qua thì cơ cấu nguồn thu cho các xã ở địa phương khác nhau do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định Tuy nhiên, cơ cấu đó phải phù hợp với những chỉ dẫn tại thông tư 60/2003 TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài Chính quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn Trong đó phân định nguồn thu cho NSX như sau:
Các khoản thu Ngân sách xã hưởng 100%
Trang 16
cứ quy mô giữa nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế xã hội và nguyên
tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ thu chỉ thường
xuyên Khi phân cấp nguồn thu HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu sau đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định
- Thu đầu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách theo chế độ quy định
- Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân
- Viện trợ khơng hồn lại do các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp
cho NSX
- Thu kết dư NSX năm trước
- Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật Các khoản thu Ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiữt
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình - Thuế chuyển quyền sử dụng dat
- Thuế nhà đất
- Tiền cấp quyền sử dụng đất
- Lệ phí trước bạ nhà, đất
- Thuế môn bài
Đối với các khoản thu trên, NSX được hưởng tối thiểu 70% Căn cứ vào
nguồn thu và nhiệm vụ chỉ của xã, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ
NSX được hưởng cao hơn, tối đa là 100%
Trang 17Tỷ lệ phần trăm các khoản trên cho NSX do UBND tỉnh quy định và ôn
định từ 3 — 5 năm, phù hợp với tình hình ngân sách địa phương Để giảm bớt khối lượng nghiệp vụ, khuyến khích tăng thu có thể giao chung cho các xã
cùng một tỷ lệ
Thu bỗ sung từ Ngân sách cắp trên
Trong tô chức hệ thống NSNN các cấp có mối quan hệ hữu cơ với nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu chỉ ngân sách Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh
cụ thể nếu cấp ngân sách (hay một bộ phận cấp ngân sách) nào không tự cân
đối được thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm bổ sung vốn cho cấp ngân sách (hay bộ phận cấp ngân sách đó) để đảm bảo cân đối thu chỉ ngay từ khâu xây dựng dự toán Từ đó hình thành khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới Trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân đối được thu chi nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn thu thứ 3 cho NSX Cơ chế xác định số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được quy định như sau:
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chỉ theo các nhiệm vụ được giao và dự toán thu từ các nguồn thu
được phân cấp (các khoản thu hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo
tỷ lệ %) Số bố sung này được xác định từ năm đầu thời kỳ ổn định và được
giao ổn định từ 3 — 5 năm
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu theo từng năm để hỗ trợ xã
thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
Ngoài các khoản thu trên, chính quyền xã không được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật
1.1.2.2 Nhiệm vụ chỉ của Ngân sách xã Chỉ thường xuyên của Ngân sách xã
- Chi cho các hoạt động của cơ quan nhà nước ở cấp xã, bao gồm:
Trang 18+ Sinh hoạt phí đại biểu HĐND
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của pháp luật
+ Chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh
+ Công tác phí
+ Chi về hoạt động, văn phòng như : tiền nhà, điện nước, vật liệu văn
phòng, điện thoại, hội nghị, chỉ tiếp tân, khánh tiết
+ Chi mua sắm, sữa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc
+ Chi khác
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam của xã
- Kinh phí hoạt động của các tô chức chính trị - xã hội của xã
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
khác theo chế độ hiện hành
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội
- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa thông tin, thé dục thé thao
do xã quản lý
- Chi sự nghiệp giáo dục - Chi sự nghiệp y tế
- Chỉ sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, đài tưởng niệm
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế như: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu NSX
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật Chi đầu tư phát triễn
Nhóm chỉ đầu tư phát triển là tập hợp các nội dung chỉ có liên quan đến
việc cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới các công trình thuộc hệ thống cơ sở vật
Trang 19khoản chi này phát triển thể hiện rõ mục đích tích lũy nên cần phải ưu tiên đầu tư vốn cho nó nhiều hơn
Nội dung chi đầu tư phát triển hiện nay của NSX gồm:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cau ha tang kinh tế xã hội của xã, không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của từng xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NSX
quản lý
- Các khoản chỉ đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
1.1.3 Chu trình quản lý Ngân sách xã và sự cần thiết phải hồn thiện
cơng tác quản lý Ngân sách xã
1.1.3.1 Chu trình quản lý Ngân sách xã
Nói chung ở hầu hết các nước trên thế giới, dự toán NSNN đều được xác định cho từng năm Các năm đó goi là “ Năm ngân sách ” Năm ngân sách
được hiểu là khoảng thời gian mà hoạt động thu chỉ NSNN được thực hiện
theo dự toán đã duyệt Dự toán ngân sách gắn chặt với các năm ngân sách Nên khi năm ngân sách này kết thúc có nghĩa là bắt đầu một năm ngân sách mới Do vậy hoạt động ngân sách có tính chu kỳ lặp đi lặp lại, hình thành nên các chu kỳ ngân sách liên tục Như vậy, một chu trình ngân sách gồm có 3 khâu nối tiếp nhau là: lập, chấp hành, quyết toán ngân sách
1.1.3.1.1 Lập dự toán Ngân sách xã
Đây là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách, nó đặt cơ sở nền tảng cho những khâu tiếp theo Nó là quá trình phân tích, đánh giá khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi một cách đúng
đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn; đồng thời trên cơ sở đó có thể xác lập
Trang 20* Yêu cầu của lập dự toán Ngân sách xã
- Dự toán ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và có
tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Dự toán ngân sách phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách Tài chính quốc gia trong thời kỳ và yêu cầu của luật ngân sách
- Phải phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản thu chỉ dự kiến có thể phát sinh năm kế hoạch; sao cho khai thác nguồn thu của xã là tối đa,
đồng thời tính toán phân bổ chỉ tiêu NSX tiết kiệm và hiệu quả
- Lập dự toán NSX phải đảm bảo cân đối theo nguyên tắc chỉ không vượt quá số thu quy định có thể khai thác năm kế hoạch Nghiêm cắm vay hoặc
chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức đề cân đối NSX
* Căn cứ lập dự toán Ngân sách xã
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội của xã
- Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chỉ NSX và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ ngân sách hiện hành
- Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo
- Tình hình thực hiện dự toán NSX các tháng đầu năm và ước thực hiện dự
toán NSX các tháng cuối năm hiện hành Trong thực tế, có thể phát hiện ra tính quy luật của các khoản thu, chi ngân sách
* Trình tự lập dự toán Ngân sách xã
- Ban tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có)
tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý)
Trang 21- Ban Tài chính xã lập dự toán thu chi và cân đối NSX trình UBND xã để
xem xét gửi UBND huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
- Đối với năm đầu thời kỳ ỗn định ngân sách, Phòng TC-KH huyện làm việc với UBND xã về cân đối thu chỉ NSX thời kỳ mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương Đối với các năm tiếp theo của thời
kỳ ổn định, Phòng TC-KH huyện chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự
toán ngân sách khi UBND xã có yêu cầu * Trình duyệt và quyết toán dự toán NSX
- Sau khi hệ thống biểu mẫu dự toán NSX được xây dựng đầy đủ, ban Tài chính xã có trách nhiệm lập bản thuyết minh dự toán nhằm tạo điều kiện cho việc xét duyệt dự toán NSX được nhanh, xác thực Cần phải chỉ rõ căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán; cơ cấu thu chỉ dự kiến năm kế hoạch có phù
hợp với định hướng ôn định và phát triển kinh tế xã hội không? Sự thay đổi
thu chỉ ÑSX dự kiến năm kế hoạch so với năm báo cáo là do đâu
- Trưởng ban Tài chính có trách nhiệm báo cáo với chủ tịch UBND xã xem xét hồ sơ dự toán NSX Nếu cần thiết, chủ tịch UBND xã có thể yêu cầu
ban Tài chính xã sửa đổi bổ sung cho hợp lý Sau khi dự toán đã chỉnh sửa
chính xác và được thông qua thì sẽ được gửi cho Phòng TC-KH huyện để tổng hợp và gửi UBND huyện để báo cáo
1.1.3.1.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã
* Những căn cứ tô chức chấp hành Ngân sách xã
Những căn cứ tổ chức chấp hành thu Ngân sách xã
- Phải dựa vào các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật NSNN, luật
thuế, pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản dưới luật về thu NSNN Các văn
bản pháp luật hiện hành là cơ sở pháp lý đề tố chức chấp hành thu NSX
- Dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển sản
Trang 22hoạch phát triển sản xuất kinh doanh ở xã là căn cứ có tính hiện thực để tính toán số thu dự kiến cho từng đơn vị trên địa bàn xã
Những căn cứ tổ chức chấp hành chỉ Ngân sách xã
- Dựa vào mức chi được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán Có thê nói đây là căn cứ mang tính quyết định nhất trong chấp hành dự toán chi NSX
bởi vì hầu hết các nhu cầu chỉ đã có định mức, tiêu chuẩn đã được cơ quan
quyền lực Nhà nước xét duyệt và thông qua Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý NSNN ngày càng
được hoàn thiện và cụ thể hoá
- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi cho NSX trong mỗi kỳ báo cáo Trong quản lý và điều hành hoạt động NSX cần phải tuân thủ quan điểm “lường thu mà chỉ” Các khoản chỉ của ngân sách luôn bị giới hạn ràng buộc bởi khả năng huy động các nguồn thu, tránh trường hợp “chi chịu” làm cho các khoản nợ của xã kéo dài năm này qua năm khác Do
vậy, mặc đù các khoản chỉ đã được ghi trong dự toán nhưng một khi số thu
không đảm bảo vẫn phải thực hiện cắt giảm một phần nhu cầu chi Đây là một trong những giải pháp thiết lập lại sự cân đối giữa thu và chỉ NSX trong quá
trình chấp hành dự toán NSX
- Dựa vào các chính sách chế độ chỉ NSNN hiện hành Đây là căn cứ mang
tính pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán chỉ NSX Bởi vì tính hợp
lệ của các khoản chỉ ngân sách sẽ được phán xét trên cơ sở chính sách, chế độ chi của Nhà nước hiện đang có hiệu lực thi hành
* Chấp hành thu Ngân sách xã
- Dựa trên cơ sở các chính sách thu NSNN hiện hành; các chỉ tiêu thu nộp đã được duyệt trong dự toán năm, mà trực tiếp là dự toán tháng, quý để tổ
Trang 23mức kế hoạch thu được giao lại vừa thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách
thu ngân sách của Nhà nước
- Thông qua quá trình động viên tập trung nguồn thu mà thực hiện việc
kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế tài chính trên địa bàn nhằm
điều chỉnh các hoạt động này theo đúng chủ trương của Nhà nước Đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những ngành nghề, những cơ sở có nhiều tiềm năng phát triển để vừa thúc đầy kinh tế, xã hội vừa bồi dưỡng nguồn thu cho NSX
- Với mỗi khoản thực tế phát sinh trên địa bàn luôn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN
Các khoản thu NSX đều phải được ghi vào tài khoản NSX tại Kho bạc nhà
nước nơi giao dịch Quá trình chấp hành thu NSX được quản lý chặt chẽ đến từng khoản thu:
* Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100% và phân theo tỷ lệ %
+ Căn cứ vào dự toán thu theo tháng, quý đã báo cáo Chủ tịch UBND xã, trước khi đến thời điểm huy động Ban Tài chính xã báo cáo lại UBND xã đồng thời thông báo rộng rãi công khai cho các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ
nộp chuẩn bị sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ nộp của mình
+ Căn cứ vào đặc điểm hình thành nguồn thu của mỗi khoản thu, Ban tài chính xã lựa chọn thời điểm huy động cho phù hợp
+ Tùy theo phạm vi phát sinh của mỗi khoản thu mà tô chức lực lượng và địa điểm thu nộp cho phù hợp
Trang 24* Đối với các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
+Căn cứ vào số thu bé sung từ ngân sách cấp trên đã thông báo chính thức khi giao nhiệm năm kế hoạch; căn cứ vào số thu bổ sung trong dự toán ngân sách huyện, hàng tháng xã đề nghị phòng TC-KH huyện cấp phát bổ sung cho NSX
+ Căn cứ vào dự toán số cấp bổ sung cho từng xã và khả năng cân đối của ngân sách huyện, phòng TC-KH huyện thông báo số bố sung hàng tháng cho xã chủ động điều hành ngân sách Phòng TC-KH huyện phải cấp ngay cho xã khi xã yêu cầu và cấp đủ số đã thông báo cho xã trong phạm vi tháng đó
Số bổ sung từ ngân sách huyện cho NSX phải được chuyên vào tài khoản
của NSX ở KBNN KBNN sẽ hạch tốn tồn bộ số bổ sung này vào tài khoản thu NSX và quỹ NSX
* Chấp hành chỉ Ngân sách xã
- Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức chấp hành chi NSX
+ Những nhu cầu chỉ nào đã được ghi trong dự toán chỉ và được duyệt phải cố gắng cấp đủ và đúng tiến độ đã xác định trong dự toán chi tháng, quý
+ Quan tâm đúng mức đến hiệu quả sử dụng vốn NSX, đồng thời tích cực kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn NSX sao cho mỗi đồng vốn cấp
ra đều được sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm
+ Tôn trọng quyền kiểm soát chỉ NSX của KBNN Từng bước mở rộng phạm vi thanh toán các khoản chỉ NSX trực tiếp qua KBNN Tổ chức chấp hành chi NSX phải quan tâm cụ thê đến từng mục, tiêu mục Trường hợp cần
điều chỉnh lại một số mục chỉ nào đó phải được phép của cơ quan Nhà nước
có thâm quyền
+ Mọi nghiệp vụ chỉ NSX đều phải được ghi nhận trên các chứng từ hợp lệ (đúng các mẫu chứng từ do Bộ Tài chính phát hành, đã được ghi đầy
đủ các tiêu thức, đã có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và dấu
Trang 25Những nội dung cơ bản trong quá trình chấp hành chi thường xuyên của NSX:
- Đối với các khoản chỉ lương và phụ cấp cán bộ xã nhất thiết phải được ưu tiên chỉ trả đầy đủ, không được để nợ sang năm sau
- Các khoản chỉ cho hoạt động, chỉ sự nghiệp được thực hiện theo tiến độ
và khả năng nguồn thu của từng xã, cố gắng sắp xếp để số chỉ năm nào được giải quyết ngay trong năm đó Trong trường hợp khoản chỉ đã được bố trí trong dự toán năm nhưng trong năm không chỉ hết thì không được chỉ tiếp
vào năm sau hoặc cộng vào dự toán năm sau
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí để đảm bảo mọi khoản chỉ đều được sử dụng đúng dự toán, đúng mục đích, đúng đối
tượng
Những nội dung cơ bản trong tổ chức chấp hành các khoản chỉ đầu tư phát triển của Ngân sách xã:
- Tất cả các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn NSX nhất thiết phải tổ chức đấu thầu công khai (trừ trường hợp đặc biệt thi công theo hình thức chỉ
định thầu) để có thể lựa chọn được các nhà thầu có đủ khả năng theo đúng
quy định trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng do chính phủ ban hành
- Khi thực hiện chỉ đầu tư xây dựng cơ bản, UBND xã phải thực hiện đầy
đủ những quy định về đầu tư xây dựng do cấp có thâm quyền ban hành - Đối với công tác báo cáo thanh quyết toán vốn đầu tư phải thực hiện đúng chế độ đã quy định
*Cân đối thu chỉ NSX
Đề có thể thiết lập sự cân đối giữa thu và chỉ NSX trong quá trình chấp hành cần phải quan tâm và xử lý tốt các vấn đề sau:
Một là, luôn quán triệt quan điểm “lường thu mà chỉ” trong quá trình tổ chức chấp hành NSX Đây là quan điểm xuyên suốt trong quá trình quản lý
Trang 26tưởng này là phải tích cực quản lý và khai thác mọi nguồn thu và chỉ có trên cơ sở số thu đã tập trung được mà phân phối cho các nhu cầu chỉ tiêu
Hai là, xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến tăng giảm thu chi NSX
Ba là, trong dự toán chỉ NSX có bố trí khoản dự phòng tính từ 2% đến 5%
dự toán chỉ NSX cả năm kế hoạch Khoản dự phòng này được sử dụng khi phát sinh các công viêc đột xuất như khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa và
các nhu cầu chỉ cấp thiết khác Việc sử dụng số dự phòng của NSX do UBND xã quyết định
Bốn là, khi xảy ra thiểu hụt tạm thời do nguồn thu trong kế hoạch chưa tập
trung kịp hoặc có nhiều nhu cầu chỉ phát sinh trong cùng thời điểm dẫn đến mắt cân đối tạm thời về quỹ ngân sách tuỳ từng trường hợp cụ thê để xử lý (có thể vay từ quỹ dự trữ Tài chính của tỉnh theo quyết định của chủ tịch UBND tinh) Sau khi vay phải tích cực tìm nguồn để hoàn trả số vay
Khi tổ chức chấp hành dự toán NSX trong một số trường hợp kế hoạch ngân sách đã được duyệt có thé phải điều chỉnh từng phần (điều chỉnh các chi tiêu thu chỉ nhưng mang tính cục bộ, về căn bản không ảnh hưởng tới tổng thể kế hoạch ngân sách năm như: Nhà nước có thê thay đổi về chính sách chế độ, tình hình kinh tế, xã hội có những biến động nhưng không lớn)
1.1.3.1.3 Quyết toán Ngân sách xã
Quyết toán là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách Đó là việc tổng
kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm Sau khi năm ngân sách kết thúc nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra các ưu điểm, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho những chu trình
ngân sách tiếp theo Các bước tiến hành quyết toán NSX:
Trang 27huyện để tông hợp Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm do phòng TC-KH huyện quy định
- Quyết tốn chỉ NSX khơng được lớn hơn quyết toán thu NSX Kết dư NSX là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và thực chỉ NSX Toàn bộ kết
dư năm trước (nếu có) được chuyền vào thu ngân sách năm sau
- Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập làm 5 bản để gửi HĐND xã, UBND xã, phòng TC-KH huyện, KBNN nơi xã giao dịch, lưu ban Tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết
- Phòng TC-KH huyện có trách nhiệm thâm định báo cáo quyết toán thu chỉ NSX, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh
1.2 SỰ CÂN THIẾT PHÁI HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trong giai đoạn hiện nay công tác đổi mới nhằm hoàn thiện quản lý NSX
là một tất yếu để NSX thực sự là một cấp ngân sách hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, có quyền tự chủ cao; xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của ngân sách xã
- Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở của hệ thống NSNN Tổ chức, bộ máy cấp xã hoạt động tốt là do công tác quản lý NSX hoạt đông tốt tạo
phương tiện vật chất cho chính quyền thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình
và xây dựng con người mới, nông thôn mới, XHCN ở địa phương Thứ hai, xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
- Đảng và Nhà nước ta đang lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất
nước, với mục tiêu “Lấy dân làm gốc” đề phát triển kinh tế nhiều thành phần,
nhằm động viên và khai thác mọi nguồn lực của nhân dân nhưng ruộng đất lại
thuộc quyền sở hữu toàn dân thì vấn đề tăng cường vai trò của Nhà nước cấp xã đang là một trong những yêu cầu cấp thiết, nhằm củng cố Nhà nước Việt
Trang 28Thứ ba, xuất phát từ những tổn tại trong quản lý NSX
- Mặc dù nguồn thu của NSX được khai thác tương đối triệt để nhưng do ảnh hưởng của cơ chế cũ nên vẫn còn dựa nhiều vào số bổ sung từ ngân sách cấp trên Trình độ quản lý của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực
hiện được yêu cầu đặt ra Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm việc trong lĩnh vực tài chính tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự khuyến khích
được tâm huyết trong công việc Biên chế tổ chức chưa hợp lý, số lượng tuy nhiều nhưng những người có khả năng đánh giá được sự biến động của thị trường ảnh hưởng tới thu, chỉ như thế nào còn rất ít, chủ yếu làm việc theo thói quen và kinh nghiệm sẵn có Chính quyền cấp xã mặc dù đã được tăng cường tính tự chủ song vẫn còn mang tính hình thức, tâm lý quản lý theo cơ chế cũ, trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên
- Công tác quản lý thu chỉ ngân sách mặc dù đã có những biến chuyển đáng mừng nhưng vẫn chưa tận thu các khoản thu phát sinh trên địa bàn, chỉ ngân sách chưa thực sự hiệu quả Cơ cấu chi chủ yếu là chỉ thường xuyên, những khoản chỉ cho hội họp, tiếp khách còn lớn gây lãng phí Trình tự thực hiện cấp phát chi đầu tư xây dựng cơ bản chưa hoàn toàn tuân theo các bước theo quy định Hệ thống biểu mẫu chưa thống nhất, còn lộn xộn giữa các năm,
số liệu chưa thật chính xác
- Công tác lập dự toán mang tính hình thức, chưa đáp ứng sát sao với thực
tế, chủ yếu lập dự toán trên cơ sở số thực hiện năm trước, hầu như không dựa vào các căn cứ khác như: nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, số
kiểm tra về dự toán do UBND huyện thông báo
Xuất phát từ những tổn tại trên, công tác quản lý NSNN nói chung và NSX
trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng nói riêng bên cạnh những thuận lợi là nhận
Trang 29CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRONG NHỮNG NĂM GÀN ĐÂY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HUNG TINH NAM
ĐỊNH
2.1 VÀI NÉT VẺ ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TE, VAN HOA, XÃ HỘI HUYỆN NGHĨA HƯNG
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Nghĩa Hưng
- Nằm ở phía Nam của tỉnh Nam Định, nằm giữa hai con sông lớn (sông Đáy và sông Ninh Cơ), Nghĩa Hưng là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các khu vực trong vùng Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là
250.500 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 142.900 ha, các loại đất
khác 107.600 ha Huyện có chiều dài gần 60 km, chiều ngang chỗ rộng nhất là
12 km, chỗ hẹp nhất khoảng 700m, có bờ biển dài 12km Toàn huyện có 25
xã, thị trấn, hình thành 338 khu dân cư, dân số trên 20 vạn người, có hai tôn
giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo, đồng bào theo đạo Thiên chúa
giáo chiếm 49 %
- Huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình cả năm
là 23,5°C; độ âm là 82,2% Kiểu khí hậu này tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển Thực thế đã chứng minh huyện Nghĩa Hưng là một trong những vùng trọng điểm lúa của tỉnh Nam Định Nhân dân trong huyện sống bằng nghề trồng lúa là chính, chiếm 68% Ngoài ra còn khai thác tiềm năng kinh tế biển và một số ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp (TTCN) chiếm
14%, dịch vụ chiếm 18% Lực lượng lao động của huyện đổi dào, phần lớn số
lao động có trình độ phô thông, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và
phát triển kinh tế hộ gia đình
- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt về mọi mặt Bộ mặt của huyện
Trang 30dân cùng làm” Có trên 90% hộ dân được dùng nước sạch; 100% các hộ gia
đình có điện sáng, đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã thị trấn, các thôn, đường dong, ngõ xóm được rải đá, nhựa hố và bê tơng hoá 25/25
xã, thị trấn có trường học cao tầng Trạm y tế các xã, thị trấn đều được xây dựng kiên cố, 100% số xã có bác sỹ để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
25/25 xã, thị tran có nhà bưu điện văn hoá Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên
dưới 1% /năm; không có hộ đói, hộ nghèo còn dưới 6%, hộ khá và giầu trên
55%
- Về cơ sở chính trị ở khu dân cư: 100% khu dân cư có tổ chức cơ sở
Đảng, mặt trận và các tổ chức đồn thể Cơng tác quân sự quốc phòng địa
phương thường xuyên được coi trọng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh nông thôn được đảm bảo, nhân dân phấn khởi tin
tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước Từ đó đã tăng cường được khối đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Nghĩa Hưng là huyện có bề dày lịch sử, với truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc quê hương Nhân dân Nghĩa Hưng giàu lòng mến khách, có tinh thần yêu nước quật cường Đến nay huyện đã được nhà nước phong tặng là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ Con em Nghĩa
Hưng có truyền thống hiếu học Các hoạt động văn hoá xã hội, giáo dục, y tế, thé duc thé thao đã được đầu tư đúng mức, từng bước đáp ứng và cải thiện đời
sống văn hod tinh than cho người dân Chính trị 6n định, quốc phòng, an ninh,
trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Nghĩa Hưng
- Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, Nghĩa Hưng có nhiều tiến triển đáng kể trên lĩnh vực nông nghiệp và TTCN Tốc độ phát
triển kinh tế hàng năm tăng từ 9- 10% Dưới sự lãnh đạo của huyện, Đảng bộ
Trang 31nông thôn theo hướng tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp, TTCN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Cụ thể:
+ Ngành nông nghiệp của huyện đã có những chuyển biến rõ rệt, sản xuất đang chuyển dần theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm, đời sống nhân dân
được cải thiện Hộ gia đình nông thôn là đơn vị kinh tế tự chủ, các HTX nông
nghiệp đã dần chuyền sang dịch vụ Trong sản xuất người dân đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều mô hình sản xuất phong phú đa dạng
đã xuất hiện Với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới thì kinh tế hàng
hoá đã từng bước phát triển, đa dạng hoá cây trồng, đây mạnh chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản những năm gần đây đã phát triển mạnh, đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu của huyện Từ đó
đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, giải quyết được việc làm, tăng
thu nhập cho một lượng lao động lớn của địa phương Hiện nay đã có nhiều
hộ nông dân thực hiện mô hình kinh tế vườn- ao-chuồng, xây dựng được một
số trang trại ươm cây giống có khả năng cung cấp cho nhân dân địa phương
và các huyện lân cận
+ Công tác quy hoạch, xây dựng cơ bản và quản lý nhà ở tiếp tục có sự
chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và phục vụ đầu tư được
quan tâm phát triển Trên địa bàn huyện có một khu công nghiệp (KCN) Nghĩa Sơn thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho những người dân quanh năm chỉ biết đến cây lúa, đồng thời thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh
- Với địa giới hành chính gồm 3 thị trấn và 22 xã, huyện Nghĩa Hưng đã và đang chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, mở rộng các KCN
để phát triển
Như vậy, Nghĩa Hưng là một huyện có tiềm năng phát triển cả về kinh tế,
Trang 322.2 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY NGAN SACH XA TREN
ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH
Thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của UBND tỉnh, UBND huyện, công tác quản lý NSX trên địa bàn đã được triển
khai thực hiện theo luật NSNN sửa đổi từ 01/01/2004 Việc hình thành ngân sách cấp xã thuộc hệ thống NSNN theo luật dé đảm bảo thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước trong phạm vi chế độ phân cấp là hoàn toàn cần thiết, NSX
đã được đưa vào quản lý thống nhất Thực hiện luật NSNN sửa đổi năm 2002,
cơ chế phân cấp quản lý điều hành ngân sách rõ ràng với xu hướng tăng quyền chủ động cho địa phương, thích ứng linh hoạt với những biến đổi của kinh tế xã hội, phát triển không ngừng như hiện nay Nguyên tắc đảm bảo đúng luật nhưng năng động sáng tạo quyền tự chủ của cấp cơ sở được quán
triệt thực hiện, tạo điều kiện cho công tác quản lý NSX trên địa bàn
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, công tác thực hiện luật NSNN nói chung và NSX trên địa bàn huyện nói riêng đã và đang được hoàn thiện theo chiều hướng tích cực, góp phần cùng với các cấp ngân
sách hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã hội của đất nước và của địa
phương
Sau khi thực hiện luật NSNN sửa đổi, quản lý NSX đã đạt được những
bước phát triển mới và đang dần tự khẳng định tầm quan trọng của mình trong
các hoạt động thu chỉ, biểu hiện:
2.2.1 Công tác quản lý thu Ngân sách xã
Trang 33nhất nguồn lực tài chính vào ngân sách mà phải vừa khuyến khích sự phát
triển của các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn
Trong những năm qua công tác quản lý thu NSX trên địa bàn huyện Nghĩa
Hưng đã được thực hiện khá tốt Tình hình quản lý thu NSX cụ thể trong
những năm vừa qua được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình thu NSX theo xã, thị trấn tại huyện Nghĩa Hưng Đơn vị : 1000 đồng S Nam 2007 Nam 2008 Năm 2009 T Tên xã, thị trân Tỷ Tỷ Tỷ T Thực hiện trọng Thực hiện trọng Thực hiện trọng 1 | Xã Nghĩa Đồng 1.696.205 2,53 1.906.226 2,51 2.942.742 3,23 2_| Xã Nghĩa Thịnh 2.973.487 4,44 1.995.456 2,62 3.795.505 4,17 3 | Xã Nghĩa Minh 2.508.570 3,75 2.627.461 3,45 4.284.774 4,70 4 | Xa Hoang Nam 2.208.989 3,30 3.205.719 4,21 3.100.824 3,40 5 | Xã Nghĩa Châu 3.530.408 5,27 4.204.907 5,53 5.689.494 6,25 6 | Xã Nghĩa Thái 2.428.926 3,63 2.524.573 3,32 3.510.755 3,85 7 | Xã Nghĩa Trung 1.918.806 2,87 1.736.629 2,28 3.487.240 3,83 § | TT Liễu Đề 2.361.050 3,53 3.161.391 4,16 4.761.603 5,23 9 | Xã Nghĩa Sơn 4.229.699 6,32 4.470.606 5,88 6.783.873 1,45 10 | Xã Nghĩa Lạc 3.347.898 5,00 3.607.057 4/74 3.095.368 3,40 11 | Xã Nghĩa Hồng 2.154.957 3,22 2.800.338 3,68 2.771.114 3,04 12 | Xã Nghĩa Phong 3.944.825 5,89 6.673.828 8,77 6.303.790 6,92 13 | Xa Nghia Phi 1.958.607 2,93 2.213.943 2,91 2.675.718 2,94 14 | Xã Nghĩa Bình 1.609.372 2,40 1.804.704 2,37 3.982.854 4,37 15 | Xã Nghĩa Tân 2.305.835 3,44 2.887.229 3,79 2.867.621 3,15 16 | Xã Nghĩa Thành 1.548.935 2,31 3.450.991 4,54 4.636.714 5,09 17 | TT Quy Nhat 3.409.388 5,09 3.964.206 5,21 2.428.615 2,67 18 | Xã Nghĩa Lâm 1.980.963 2,96 2.288.456 3,01 2.881.817 3,16 19 | Xã Nghĩa Hùng 2.363.191 3,53 2.411.191 3,17 2.186.807 2,40 20 | Xã Nghĩa Hải 2.703.667 4,04 3.239.947 4,26 4.761.313 5,23 21 | Xã Nghĩa Lợi 2.067.101 3,09 2.597.368 3,41 3.002.988 3,30 22 | Xã Nghĩa Thắng 6.348.802 9,48 4.311.670 5,67 3.357.931 3,69 23 | Xã Nghĩa Phúc 2.137.152 3,19 2.533.143 3,33 2.754.476 3,02 24 | TT Rạng Đông 2.914.640 4,35 3.079.287 4,05 3.022.406 3,32 25 | Xã Nam Điền 2.290.696 3,42 2.385.228 3,14 2.017.131 2,21 Cong 66.942.169 100 76.081.554 100 91.103.473 100
Nguôn: Phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng
Hoà cùng với sự phát triên chung của toàn huyện trên mọi lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, xây dựng, dịch vụ, văn hố, giáo dục, y tế cơng tác quản lý NSX cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ Thu NSX trên địa bàn ngày càng tăng lên Tổng nguồn thu NSX trong năm 2007
Trang 3491,103,373 tỷ đồng Như vậy chỉ tính trong 3 năm (từ 2007 đến 2009) số thu NSX tăng 26,52% (tương ứng với số tuyệt đối là trên 24 tỷ đồng) từ gần 67 tỷ đồng năm 2007 đến trên 91 tỷ đồng năm 2009 Mặc dù trong năm 2009, nền
kinh tế có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới, nhưng tổng thu vẫn tăng, điều đó càng chứng tỏ hướng đi đúng đắn của công tác quản lý NSX Sự gia tăng đó là minh chứng cho sự phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn đang có dấu hiệu khởi sắc
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ trọng thu ngân sách giữa các xã, thị trấn có
sự chênh lệch đáng kể:
+ Xã có số thu cao nhất là Nghĩa Phong, năm 2007 gần 4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 5,89%; nhưng năm 2008 tăng lên tận gần 6,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 8,77%, nhưng lại giảm vào năm 2009 còn trên 6,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
6,92% Chỉ có 1 năm từ 2008 đến 2009 mà số thu của xã tăng tới 2,7 tỷ đồng (chiếm 40,89% năm 2008) Có số thu cao thế này là do những năm gần đây
Nghĩa Phong có nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đi vào sản xuất,
kinh doanh; kéo theo đó là những hoạt động dịch vụ rất phát triển nên đã tạo
nguồn thu đáng kể cho NSX
+ Xã Nghĩa Đồng có số thu thấp nhất; thu được gần 1,7 tỷ đồng năm 2007 chiếm tỷ trọng 2,53%; năm 2008 thu được trên 1,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
2,51%, sang đến năm 2009 thu được gần 3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3,23% Sở
dĩ như vậy là do xã có vị trí địa lý không thuận lợi, tiềm năng phát triển kinh tế chưa được khai thác hợp lý, và do công tác quản lý thu Ngân sách trên địa bàn xã chưa thật sự hợp lý
Trang 35đông dân cư, số người hoạt động trong khu vực ngoài quốc doanh nhiều,
UBND huyện đặt trụ sở tại xã nên được quan tâm đặc biêt, có điều kiện thuận
lợi phát triển kinh tế vùng Thị trấn Liễu Đề là trung tâm thương mại của huyện với chợ Liễu Đề - nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động mua bán, mặt khác ở đây tập trung số lượng các hộ kinh doanh cá thể tạo nguồn thu ngân sách rất dồi dào Hay như xã Nghĩa Sơn, được đầu tư xây dựng KCN, do
đó số thu NSX tăng đáng kẻ
Tuy thu ngân sách có tăng lên nhưng số tăng vẫn chưa tương xứng với khả năng khai thác các nguồn thu Một mặt là luật NSNN sửa đổi mới được đưa vào áp dụng nên không thể tránh khỏi những lúng túng, vướng mắc trong thực
hiện Mặt khác, trong năm 2009 không chỉ trên địa bàn huyện mà nền kinh tế
của cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu Để nhìn nhận một cách chỉ tiết những kết quả đạt được và những tồn tại
cần phải khắc phục ta có thê đi vào chi tiết một số khoản thu cấu thành trong cơ cầu thu NSX nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải pháp để tiến tới hoàn thiện công tác quản lý NSX
Bảng 2.2: Tình hình thu NSX trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng theo nội dung nguồn thu Đơn vị: 1000 đồng Nam 2008 Nam 2009 Nam 2010 Ước thực
Nội dung thu hiên 6
Dự toán Thực hiện | TH/DT Dự toán Thực hiện | TH/DT Dự toán tháng đầu | ƯUTH/DT (%) (%) năm (%) Thu NSX hưởng 100% 30.957.610 | 41.493.703 134 | 38.509.000 | 40.302.391 105 37.506.500 | 20.913.436 56 Thu NSX hưởng tỷ lệ% | 13.158.020 | 11.061.892 84 23.698.000 | 26.972.419 114 25.950.500 | 12.061.892 46 Thu bé sung từ NS cấp trên | 18.203.100 | 23.525.959 | 129 _| 21.857.500 | 23.828.663 109 17.550.672 | 9.950.000 57 Tổng cộng 62.318.730 | 76.081.554 | 122 | 84.064.500 | 91.103.473 108 81.007.672 | 42.925.328 53
Nguôn: Phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng
Trang 36ngân sách cấp trên Khoản thu NSX hưởng 100% tăng từ gần 32,1 tỷ đồng (năm 2007) đến gần 41,5 tỷ đồng (năm 2008), nhưng lại giảm xuống chỉ còn
trên 40,3 tỷ đồng (năm 2009), khoản thu NSX phân chia theo tỷ lệ giảm từ
trên 13,8 tỷ đồng (năm 2007) xuống dưới 11,1 tỷ đồng (năm 2008), nhưng lại
tăng mạnh vào năm 2009 tới trên 26,9 tỷ đồng Đây là hướng chuyên dịch tích cực, đảm bảo NSX dần tiến tới tự cân đối ngân sách cấp mình Riêng khoản thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên lại giảm; từ trên 31,1% năm 2007 xuống
30,9% năm 2008 và còn dưới 26,2% năm 2009 Nhưng số thu Ngân sách cấp trên năm 2009 là gần 24 tỷ đồng Đó là do huyện chủ động đầu tư về XDCB
và phát triển kết cấu hạ tầng nên cần thêm nguồn vốn bổ sung từ ngân sách
cấp trên
Ta thấy hầu hết các khoản thu đều đạt vượt kế hoạch (hầu hết đều trên
105%) Điều đó thể hiện công tác thực hiện thu NSX đang đi đúng hướng, các
xã đã khai thác hợp lý nguồn thu trên địa bàn Tuy nhiên, trong năm 2008 có
khoản thu vượt kế hoạch tới 34% Nó thể hiện công tác lập dự toán chưa hiệu quả Cán bộ thực hiện mới chỉ biết dựa trên cơ sở số năm trước để đưa ra dự
toán mà chưa phân tích đầy đủ tình hình biến động kinh tế - xã hội và các hoạt
động phát sinh trên địa bàn, do đó dự tốn đơi khi chỉ là những con số, không có giá trị trong việc lập kế hoạch thực hiện thu Hơn nữa đó là một phương
thức để tăng thu bổ sung ngân sách từ cấp trên Bên cạnh đó có số thu NSX
phân chia theo tỷ lệ trong năm 2008 là 11,061892 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng
84%) Nguyên nhân do không biết khai thác triệt để các nguồn thu như thuế
tiêu thụ đặc biệt đối với hàng sản xuất trong nước, thuế VAT, thuế thu nhập
doanh nghiệp
Dự toán năm 2010 có xu hướng tăng các khoản thu NSX hưởng lên, giảm số thu bổ sung từ cấp trên Đó là hướng đi tích cực mà Phòng TC-KH huyện
Trang 37% chiếm 32%, thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên là 22% trong tổng số thu
ngân sách dự kiến năm 2010 Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2010 đạt trên 45% so với dự toán Con số này chưa phản ánh hết được nội lực của địa phương So với số thực hiện của các năm trước đó thì ước số thu 6 tháng đầu
năm 2010 là tương đối thấp; cụ thể: so với cùng kỳ năm 2009 thì khoản thu NSX hưởng 100% ước tính 6 tháng đầu năm 2010 đạt 102%, khoản thu phân chia theo tỷ lệ đạt 90%, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đạt 88% Nguyên nhân một phần là do trách nhiệm của cán bộ quản lý NSX, đã chưa biết cách khai thác triệt để các nguồn thu Thứ nữa là do sự thay đổi trong cơ chế và thành phần kinh tế của địa phương Tổng số ước thu 6 tháng đầu năm 2010
đạt 53% dự toán năm, và đạt 47% so với số thực hiện năm 2009 Con số này chưa thể hiện được mặt tích cực của công tác quản lý thu NSX Để có thể
hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đã giao thì công tác quản lý
NSX cần phải thực hiện nghiêm chỉnh, tận thu được tất cả các khoản phát
sinh
2.2.1.1 Các khoản thu Ngân sách xã hưởng 100%
Khoản thu NSX được hưởng 100% là một khoản thu vô cùng quan trọng đối với NSX không chỉ bởi lẽ khoản thu này phát sinh ngay trên địa bàn do UBND xã trực tiếp tổ chức quản lý, xây dựng và khai thác mà còn do yếu tố sở hữu đối với khoản thu này Nghĩa là nếu như khoản thu này được khai thác nhiều thì NSX được hưởng nhiều và ngược lại Nguồn thu của nó chủ yếu phát sinh dựa vào tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với các nhiệm vụ về quản lý mà chính quyền cấp xã được phân công Kết quả trong 3 năm
2007, 2008, 2009 đã khẳng định được vị trí và tiềm năng đa dạng về nguồn
thu để đáp ứng các yêu cầu đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã Cụ thể được phản ánh trong bảng số liệu
Trang 38Bảng 2.3: Tình hình các khoản thu đơn vị được hưởng 100% trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng Đơn vị: 1000 đồng Tổng số 3 năm Trong đó S | Nội dụng các Khoản thụ Năm 2007 Năm 2008 Nam 2009 T ngân sách xã hưởng T 100% Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % 1 | Phí lệ phí 4.172.406 3,66 1.370.127 427 1.336.762 3,22 1.465.517 3,64
Thu tir quy dat céng va
2 | hoa lợi công sản 57290.244 | 5032 | 16747950 | 5223 | 22804771 5496 | 17737523 44,01
Thu từ hoạt động kinh 3 | té va sự nghiệp 62.473 0,05 39.501 0,12 22.972 0,06 Huy động đóng góp của 4 | nhân dân 16347431 | 1436 7.051.095 21,99 4.424.215 10,66 4.872.121 12,09 5 | Thu kết dư năm trước 16.836.731 | 14.79 2.714.638 8,65 7.480.437 18,03 6.581.656 16,33 6 | Thu khác 19.152.567 | 16,82 4.082.447 12/73 5.424.546 13,07 9.645.574 23.93 Tổng cộng 113.861.852 | 100 32.065.758 100 41.493.703 100 40.302.391 100
Nguôn: Phòng TC-KH huyện Nghĩa Hưng
Có thê thây sô thu NSX được hưởng 100% có xu hướng tăng hàng năm, đó
là dấu hiệu khả quan trong công tác tổ chức thu NSX Tổng số thu 3 năm là 113,861852 tỷ đồng Nhìn vào thực tế có thê thấy trong những năm qua khoản
thu này có sự gia tăng đáng kẻ, từ trên 32 tỷ đồng (năm 2007) lên tới gần 41,5 tỷ đồng (năm 2008) tăng gần 9,5 tỷ đồng (khoảng 22,7%), nhưng lại giảm
vào năm 2009 còn là trên 40,3 tỷ đồng Sở dĩ các khoản thu này (phí, lệ phí,
thu từ quỹ đất công & hoa lợi công sản, thu từ hoạt động kinh té sw nghiép, thu đóng góp của nhân dân ) được để lại toàn bộ cho NSX là vì chúng đã
Trang 39hưởng 100%) Tỷ trọng số phí, lệ phí thu được tương đối cao không chỉ dựa
vào thế mạnh là các khoản thu từ phí, lệ phí phát sinh ngay trên địa bàn mà
phải nói đến công tác thu được phối hợp thực hiện chặt chẽ, khai thác triệt để
các hoạt động phải đóng phí, lệ phí bằng việc gắn trách nhiệm của người quản lý thu với các khoản thu
+ Một khoản thu không nhỏ đối với NSX là lệ phí chợ Khoản thu này phát sinh trên các xã, thị trấn như Liễu Đề, Nghĩa Trung, Nghĩa Sơn, Rạng Đông Đây là những nơi tập trung buôn bán lớn của huyện Khoản thu từ lệ
phí chợ là khoản thu phát sinh đều đặn, và được thực hiện theo biện pháp giao
khoán số thu cho các ban quản lý trong thời kỳ ổn định Hình thức này vừa có tác dụng khuyến khích công tác quản lý, vừa huy động tối đa nguồn tài chính cho ngân sách Chính vì vậy cần thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng nguồn thu như: xây dựng, cải tạo chợ, lán giữ xe nhằm tận thu và tăng cường các khoản trên Tuy nhiên một điều đáng nói là số giao khoán được thực hiện trong khoảng từ 3-5 năm, các ban quản lý nộp tiền vào ngân sách một lần, vì vậy dẫn đến thu ngân sách trong những năm này thường lớn và được sử dụng ngay trong năm đó, nhưng trong những năm tiếp theo nguồn thu này lại không có Các khoản chỉ phát sinh hàng năm cần phải có những khoản thu thường xuyên tương ứng để trang trải trong năm đó Chính vì vậy cơng tác giao khốn trong thời gian 3-5 năm và thu ngân sách một lần là không phù hợp
Để khoản thu này thực hiên tốt nhiệm vụ của mình là góp I phần bù đắp
chỉ phí cần thiết cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của xã hoặc tái đầu tư
các công trình phúc lợi trên địa bàn xã quản lý thì yêu cầu chính quyền cấp xã phải quan tâm hơn nữa để công tác thu thực sự hiệu quả Cần phải đôn đốc
kiểm tra, quản lý để địa phương có thể khai thác hết thế mạnh của mình
- Đối với các khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản: Khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn trong số các khoản thu NSX được hưởng 100%
Trang 40biến nên hầu hết các xã ở ven biển đều khai thác tốt từ việc nuôi đưỡng đánh
bắt thủy hải sản Nguồn thu của các xã này rất lớn, hình thức phát triển kinh tế của họ là đấu thầu đầm bãi, ao hồ để nuôi trồng thủy hải sản như: thả vạng, tôm, cua, cá cho nên nguồn thu từ hoạt động này đạt được những kết quả
nhất định (năm 2007 đạt trên 16,7 tỷ (chiếm 52,23% trong tổng thu NSX
hưởng 100%); năm 2008 đạt trên 22,8 tỷ đồng (chiếm 54,96%); năm 2009
giảm xuống còn khoảng 17,7 tỷ đồng (chiếm 44,01%)
+ Nhìn chung, thu từ quỹ ĐC&HLCS trong những năm gần đây thực hiện
khá tốt Số thu trong 3 năm 2007, 2008, 2009 đều hoàn thành vượt dự toán được giao Đặc biệt là năm 2008 số thu từ quỹ ĐC&HLCS cao đáng kể so với
năm 2007, 2009 Đóng góp trong số đó phải kế đến các xã có số thu lớn như:
Năm 2007 xã Nghĩa Thắng có số thu là trên 5 tỷ đồng (chiếm 31,32%), xã
Nghĩa Phong là gần 2,5 tỷ đồng; Năm 2008 số thu nhiều xã tăng đột biến, xã Nghĩa Phong có số thu cao nhất lên tới gần 5 tỷ đồng (chiếm 21,45%), một số xã khác cũng có số thu cao như xã Nghĩa Thắng: gần 3,5 tỷ đồng, Nghĩa Sơn: gần 2,5 tỷ đồng; Năm 2009 số thu nhìn chung giảm, tuy nhiên vẫn có những xã có số thu cao, điển hình là thị trấn Liễu Đề và xã Nghĩa Sơn có số thu trên 1 tỷ đồng Đạt được những kết quả đáng mừng như vậy là do chính quyền cấp
xã đã thực hiện triệt để khoán thu theo mùa vụ thông qua đấu thầu, khai thác
toàn diện các khoản thu như quỹ ĐC&HLCS từ trồng cây Mặt khác trong
những năm qua tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở huyện luôn đạt mức cao và
có xu hướng ngày càng mở rộng Đặc biệt là xã Nghĩa Sơn diện tích đất đang
được mở rộng sử dụng, KCN được xây dựng tạo nên một nguồn thu lớn cho
xã, minh chứng là năm 2008 số thu tăng 13,7% so với năm 2007, năm 2009 con số này là 19,7% so với năm 2008
+ Bên cạnh đó, có một vài xã có sô thu thấp như Nghĩa Phúc, thị tran Rạng Đông; số thu của năm chưa đến 200 triệu đồng Nguyên nhân là do việc