PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Quản lý ngân sách nhà nước là nhiệm vụ quan trọng đối với các quốc gia và địa phương. Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động thu, chi, đối nội và đối ngoại của Nhà nước, giúp định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo của mỗi quốc gia và địa phương. Sự phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền, tạo ra những đòn bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Xã là cấp chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết với người dân và là đại diện của người dân. Ngân sách xã đảm bảo hoạt động của chính quyền cấp xã đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay song song với việc đổi mới hoạt động của chính quyền cấp xã việc quản lý ngân sách cấp xã cũng là một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng NSNN lành mạnh và được quản lý thống nhất trên toàn bộ quốc gia, thúc đẩy sử dụng vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, góp phần đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tuy nhiên, quản lý ngân sách xã còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như tình trạng thất thu, nợ đọng thuế; chưa chủ động trong quản lý khai thác các nguồn thu; lãng phí trong chi tiêu công nhất là thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản; ngân sách của xã chủ yếu là từ nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên; hiệu quả quản lý NSX chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngân sách xã là một bộ phận cấu thành của NSNN và là công cụ đề chính quyền cấp xã thực hiện các quyền hạn trong quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Ngân sách xã là một cấp NSNN nên nó mang đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN. Các khoản thu, chi ngân sách được dự toánvà thực hiện trong 1 năm, theo một chu trình. Thu ngân sách bao gồm các 1 khoản thu của NSNN phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện theo quy định của pháp luật do HĐND xã quyết định. Chi ngân sách bao gồm chi đầu tư phát triển và chỉ thường xuyên theo phân cấp quản lý nhà nước cho cấp xã. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, quá trình quản lý ngân sách cấp xã vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu Luật ngân sách nhà nước hiện hành. Đối với huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: trong thời gian qua, quản lý NSX cũng đã có những tiễn bộ và chuyển biến tích cực, công tác quản lý được tăng cường và đi vào chiều sâu, đảm bảo đúng luật. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, thực hiện nghiêm túc các quy định về đầu tư công. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồnvốn đầu tư phát triển, lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác để đẩy nhanh xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Bên cạnh những thành tựu như đã nêu ở trên, quản lý NSX trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình còn có những hạn chế, yếu kém như: chưa có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng thất thu ngân sách; chưa bao quát hết nguồn thu theo phân cấp trên địa bàn; chi ngân sách còn dàn trải, hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra; tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, kéo dài nhưng chưa có giải pháp quyết liệt mang tính khả thi để tạo nguồn vốn sớm thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Huyện Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, huyện có 25 xã và 2 thị trấn, là một huyện thuần khiết đồng bằng, quy mô kinh tế nhỏ, tăng trưởng kinh tế còn thấp so với tiềm năng và lợi thế, thu NSNN không cao nhưng phải đáp ứng nhu cầu chi ngày càng tăng. Thực tế đó cho thấy, cần có những nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống để tìm ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Trước thực trạng đó, tôi chọn đề tài: “Quản lý ngân sách xã trên địa4 bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu Ngân sách nhà nước ở mỗi cấp với ý nghĩa là nội lực tài chính, là động lực của sự phát triển, có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền, đồng thời là công cụ để chính quyền thực hiện quản lý toàn diện mọi hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn, hướng vào chiến lược phát triển chung của đất nước. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách xã đã được đăng tải trên các tạp chí, sách và được công bố rộng rãi. Trong số các công trình đã công bố, có thể kể đến những công trình tiêu biểu, cụ thể như: •Nguyễn Thanh Dương (2001), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước và kiểm soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề tài khoa học cấp ngành. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN qua Kho bạc; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế chủ yếu, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN qua Kho bạc. •Đặng Văn Hiền (2004), Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước quaKho bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ kinh tế, Luận văn đã nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN qua Kho bạc ở Hà Nội; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế chủ yếu gắn với những đặc điểm cụ thể của Hà Nội, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN qua Kho bạc trên địa bàn Hà Nội. •Nguyễn Hữu Hiệp (2005), Nâng cao hiệu quả phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa các cơ quan thuế- hải quan- kho bạc nhà nước. Đây là bài báo được đăng trên tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia số 33- 2005. Bài báo bàn về sự cần thiết phải phối hợp giữa 3 cơ quan thuế, hải quan và kho bạc nhà nước trong thu ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa 3 cơ quan này trong thời gian tới. •Nguyễn Ngọc Thao (2007), Phát huy vai trò của ngân sách nhà nước - góp phần phát triển kinh tế Việt Nam, luận án tiễn sỹ. Luận án đã làm rõ vai trò của ngân sách nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất đổi mới trong việc gắn kết NSNN với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. •Nguyễn Quốc Chiến (2012), Quản lý chỉ vốn đầu tư xây đựng cơ bản thuộc nguôn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề về lý luận; phân tích thực trạng của công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Lâm Đồng (từ việc quản lý nguồn vốn, mở tài khoản cấp phát thanh toán vốn cho chủ đầu tư, nhận thủ tục, hồ sơ tài liệu, chứng từ thanh toán của chủ đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng, đến kế toán, quyết toán vốn đầu tư hàng năm và khi dự án, công trình hoàn thành được phê duyệt quyết toán, tất toán tài khoản cấp phát thanh toán vốn của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước). Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng trong thời gian tới. •Nguyễn Phùng Lưu (2014), Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh: thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về ngân sách nhà nước nói chung, trong đó có ngân sách nhà nước cấp xã. Trên cơ sở đó, luận văn bàn về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã, cả quản lý thu và quản lý chi. Sử dụng khung lý thuyết đó, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. •Lê Thị Khuyên (2014), Quản lý ngân sách xã trên địa bàn trên địa bàn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Kinh tế. trường Đại học Thương Mại Hà Nội. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận quản lý ngân sách xã, phân tích sự cần thiết khách quan phải đổi mới phương pháp quản lý ngân sách xã, làm rõ thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa và đề ra phương hướng giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. •Luận văn về Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (2015). Luận văn đã chỉ ra tầm quan trọng của công tác quản lý ngân sách xã, đánh giá trung thực thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. •Nguyễn Hải Yến (2015), Quản lý tài chính cấp xã ở Hà Tĩnh, luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ việc hệ thống hóa lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã, luận văn bàn về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã, cả quản lý thu và quản lý chi nhằm thực hiện chức năng nhà nước ở cơ sở. Sử dụng khung lý thuyết đó, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. Những công trình nghiên cứu trên có giá trị lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách xã và nêu bật những lý luận cơ bản về quản lý ngân sách xã, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quan trọng cho việc quản lý ngân sách xã. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, luận văn này tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu trực tiếp và hệ thống về quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho định hướng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong những năm tiếp theo. 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp phân tích làm rõ những vẫn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã, luận văn đánh giá thực trạng đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Kim Son, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu •Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách xã. •Khảo cứu kinh nghiệm quản lý ngân sách xã ở một số huyện và rút ra bài học cho việc quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn. •Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân. •Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong những năm tới. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về các hoạt động quản lý NSX trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; luận văn tiếp cận theo tinh thần của Luật NSNN năm 2002, Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý NSNN có hiệu lực thi hành trong giai đoạn năm 2012 - 2017. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát về các hoạt động quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn. 4.3. Thời gian nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quản lý thu, chi NSX trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2017. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế như: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, đánh giá thông qua việc sử dụng các bảng, biểu đồ để minh họa bằng số lượng các kết quả nghiên cứu để hoànthành những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đạt được trong luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý NSNN cấp xã ở Việt Nam trong điều kiện thực hiện đổi mới quản lý NSNN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các giải pháp và kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp của luận văn trực tiếp góp phần hoàn thiện quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu luận văn cũng có ý nghĩa tham khảo đối với thực tiễn quản lý NSNN cấp xã của các địa phương khác ở nước ta có cùng điều kiện tương đồng với huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 7.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, biểu đồ và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cầu theo 3 chương: Chương 1: Lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã. Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Phương hướng phát triển của huyện và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ 10
1.1 Một số khái niệm cơ bản 10
1.1.1 Ngân sách Nhà nước 10
1.1.2 Ngân sách Nhà nước cấp xã 10
1.1.3 Quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã 16
1.2 Nội dung của quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã 18
1.2.1 Quản lý lập dự toán ngân sách cấp xã 18
1.2.2 Quản lý chấp hành dự toán ngân sách cấp xã 20
1.2.3 Quản lý thanh, quyết toán dự toán ngân sách cấp xã 22
1.2.4 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 23
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã 23
1.3.1 Cơ chế chính sách và pháp luật 23
1.3.2 Bộ máy quản lý 24
1.3.3 Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý 25
1.3.4 Cơ sở vật chất 25
1.4 Tiêu chí phản ánh quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã 25
1.4.1 Mức độ hoàn thiện và hiệu lực của bộ máy quản lý 25
1.4.2 Mức độ phù hợp của dự toán ngân sách Nhà nước cấp xã 26
1.4.3 Năng lực tổ chức thực hiện dự toán 26
1.4.4 Hiệu quả công tác quyết toán 27
1.4.5 Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra 27 1.5 Quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã tại một vài địa phương và gợi ý đối với
Trang 3công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn 27
1.5.1 Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 27
1.5.2 Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An 30
1.5.3 Gợi ý đối với công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN,TỈNH NINH BÌNH .36 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội huyện Kim Sơn 36
2.1.1 Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của huyện Kim Sơn 36 2.1.2 Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Kim Sơn 36
2.2 Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn 38
2.2.1 Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã 38
2.2.2 Quản lý lập dự toán ngân sách cấp xã 41
2.2.3 Quản lý chấp hành dự toán ngân sách cấp xã 46
2.2.4 Quản lý thanh, quyết toán dự toán ngân sách cấp xã 50
2.2.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 55
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn 56
2.3.1 Mặt tích cực 56
2.3.2 Những hạn chế 59
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH 65
3.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa
Trang 4bàn huyện Kim Sơn 65
3.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn 65
3.3 Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 66
3.3.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách xã 66
3.3.2 Hoàn thiện quản lý lập dự toán ngân sách cấp xã 69
3.3.3 Hoàn thiện quản lý thực hiện dự toán ngân sách cấp xã 71
3.3.4 Hoàn thiện quản lý quyết toán dự toán ngân sách cấp xã 74
3.3.5 Hoàn thiện quản lý thanh tra, kiểm tra ngân sách cấp xã 76
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 78
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý ngân sách nhà nước là nhiệm vụ quan trọng đối với các quốcgia và địa phương Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọngtrong toàn bộ hoạt động thu, chi, đối nội và đối ngoại của Nhà nước, giúpđịnh hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốcphòng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo của mỗiquốc gia và địa phương
Sự phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với sự phân cấp của
bộ máy chính quyền, tạo ra những đòn bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnhvực kinh tế, văn hóa, xã hội Xã là cấp chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mậtthiết với người dân và là đại diện của người dân Ngân sách xã đảm bảo hoạt độngcủa chính quyền cấp xã đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã thựchiện chức năng nhiệm vụ được giao Trong công cuộc xây dựng và phát triển nôngthôn mới hiện nay song song với việc đổi mới hoạt động của chính quyền cấp xã việcquản lý ngân sách cấp xã cũng là một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựngNSNN lành mạnh và được quản lý thống nhất trên toàn bộ quốc gia, thúc đẩy sửdụng vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả, tăng tích lũy để thực hiện côngnghiệp hóa và hiện đại hóa, góp phần đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh vàđối ngoại Tuy nhiên, quản lý ngân sách xã còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém nhưtình trạng thất thu, nợ đọng thuế; chưa chủ động trong quản lý khai thác các nguồnthu; lãng phí trong chi tiêu công nhất là thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản; ngânsách của xã chủ yếu là từ nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên; hiệu quả quản lýNSX chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địaphương
Trang 7Ngân sách xã là một bộ phận cấu thành của NSNN và là công cụ đề chínhquyền cấp xã thực hiện các quyền hạn trong quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng
an ninh Ngân sách xã là một cấp NSNN nên nó mang đầy đủ những đặc điểmchung của NSNN Các khoản thu, chi ngân sách được dự toánvà thực hiện trong
1 năm, theo một chu trình Thu ngân sách bao gồm các 1 khoản thu củaNSNN phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của các tổchức cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện theo quy định của pháp luật doHĐND xã quyết định Chi ngân sách bao gồm chi đầu tư phát triển và chỉthường xuyên theo phân cấp quản lý nhà nước cho cấp xã Tuy nhiên, thực tếhiện nay cho thấy, quá trình quản lý ngân sách cấp xã vẫn còn những hạn chếnhất định, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu Luật ngân sách nhà nướchiện hành
Đối với huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: trong thời gian qua, quản lýNSX cũng đã có những tiễn bộ và chuyển biến tích cực, công tác quản lýđược tăng cường và đi vào chiều sâu, đảm bảo đúng luật Tăng cường côngtác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, thực hiện nghiêm túc các quy định
về đầu tư công Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồnvốn đầu tư pháttriển, lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chươngtrình mục tiêu khác để đẩy nhanh xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng.Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên
Bên cạnh những thành tựu như đã nêu ở trên, quản lý NSX trên địa bànhuyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình còn có những hạn chế, yếu kém như: chưa cógiải pháp khắc phục triệt để tình trạng thất thu ngân sách; chưa bao quát hếtnguồn thu theo phân cấp trên địa bàn; chi ngân sách còn dàn trải, hiệu quảchưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra; tình trạng nợ đọng xây dựng cơbản lớn, kéo dài nhưng chưa có giải pháp quyết liệt mang tính khả thi để tạonguồn vốn sớm thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản
Trang 8Huyện Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình,huyện có 25 xã và 2 thị trấn, là một huyện thuần khiết đồng bằng, quy môkinh tế nhỏ, tăng trưởng kinh tế còn thấp so với tiềm năng và lợi thế, thuNSNN không cao nhưng phải đáp ứng nhu cầu chi ngày càng tăng Thực tế đócho thấy, cần có những nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống để tìm raphương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bànhuyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội của huyện trong thời gian tới Vì vậy, nghiên cứu vấn đề quản lý ngânsách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn là việc làm rất cần thiết và cấp bách.
Trước thực trạng đó, tôi chọn đề tài: “Quản lý ngân sách xã trên địa4 bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành Quản trị kinh doanh
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngân sách nhà nước ở mỗi cấp với ý nghĩa là nội lực tài chính, là động lựccủa sự phát triển, có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạtđộng của chính quyền, đồng thời là công cụ để chính quyền thực hiện quản lý toàndiện mọi hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn, hướng vào chiến lược phát triểnchung của đất nước Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lýngân sách xã đã được đăng tải trên các tạp chí, sách và được công bố rộng rãi.Trong số các công trình đã công bố, có thể kể đến những công trình tiêu biểu, cụthể như:
• Nguyễn Thanh Dương (2001), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước và kiểm soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề tài
khoa học cấp ngành Đề tài đã nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN qua Khobạc; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế chủ yếu, đồng thời đề xuất các giảipháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN qua Kho bạc
Trang 9• Đặng Văn Hiền (2004), Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước
quaKho bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ kinh tế, Luận
văn đã nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN qua Kho bạc ở Hà Nội; chỉ ranhững ưu điểm và hạn chế chủ yếu gắn với những đặc điểm cụ thể của HàNội, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNNqua Kho bạc trên địa bàn Hà Nội
• Nguyễn Hữu Hiệp (2005), Nâng cao hiệu quả phối hợp thu ngân sách
nhà nước giữa các cơ quan thuế- hải quan- kho bạc nhà nước Đây là bài báo
được đăng trên tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia số 33- 2005 Bài báo bàn
về sự cần thiết phải phối hợp giữa 3 cơ quan thuế, hải quan và kho bạc nhànước trong thu ngân sách nhà nước Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa 3 cơ quan này trong thời gian tới
• Nguyễn Ngọc Thao (2007), Phát huy vai trò của ngân sách nhà nước
- góp phần phát triển kinh tế Việt Nam, luận án tiễn sỹ Luận án đã làm rõ vai
trò của ngân sách nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất đổi mớitrong việc gắn kết NSNN với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
• Nguyễn Quốc Chiến (2012), Quản lý chỉ vốn đầu tư xây đựng cơ bản
thuộc nguôn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng”,
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Luậnvăn đã hệ thống hóa những vấn đề về lý luận; phân tích thực trạng của côngtác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhànước ở Lâm Đồng (từ việc quản lý nguồn vốn, mở tài khoản cấp phát thanhtoán vốn cho chủ đầu tư, nhận thủ tục, hồ sơ tài liệu, chứng từ thanh toán củachủ đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng, đến kếtoán, quyết toán vốn đầu tư hàng năm và khi dự án, công trình hoàn thànhđược phê duyệt quyết toán, tất toán tài khoản cấp phát thanh toán vốn của chủ
Trang 10đầu tư tại Kho bạc Nhà nước) Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốnngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng trong thời gian tới.
• Nguyễn Phùng Lưu (2014), Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh: thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ
Quản lý kinh tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luậnvăn đã hệ thống hóa lý luận về ngân sách nhà nước nói chung, trong đó có ngânsách nhà nước cấp xã Trên cơ sở đó, luận văn bàn về quản lý ngân sách nhànước cấp xã, cả quản lý thu và quản lý chi Sử dụng khung lý thuyết đó, luậnvăn đã phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bànhuyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.Luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn ngân sách nhànước cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới
• Lê Thị Khuyên (2014), Quản lý ngân sách xã trên địa bàn trên địa
bàn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Kinh tế trường
Đại học Thương Mại Hà Nội Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận quản lý ngânsách xã, phân tích sự cần thiết khách quan phải đổi mới phương pháp quản lýngân sách xã, làm rõ thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa và đề ra phươnghướng giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tứ Kỳtỉnh Hải Dương trong thời gian tới
• Luận văn về Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (2015) Luận văn đã chỉ ra tầm quan trọng của
công tác quản lý ngân sách xã, đánh giá trung thực thực trạng quản lý ngân sách
xã trên địa bàn huyện Ba Vì và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiệncông tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
• Nguyễn Hải Yến (2015), Quản lý tài chính cấp xã ở Hà Tĩnh, luận văn
thạc sỹ Quản lý kinh tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 11Từ việc hệ thống hóa lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã, luận vănbàn về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã, cả quản lý thu và quản lý chi nhằmthực hiện chức năng nhà nước ở cơ sở Sử dụng khung lý thuyết đó, luận văn
đã phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân Luận văn cũng đãđưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn ngân sách nhà nước cấp xã trên địabàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới
Những công trình nghiên cứu trên có giá trị lý luận và thực tiễn về côngtác quản lý ngân sách xã và nêu bật những lý luận cơ bản về quản lý ngânsách xã, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quan trọng cho việcquản lý ngân sách xã
Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về quản lý
ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Vì vậy, luậnvăn này tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu trực tiếp và hệ thống về quản lý ngânsách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với mong muốn gópphần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở chođịnh hướng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh NinhBình trong những năm tiếp theo
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp phân tích làm rõ những vẫn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý ngân sách xã, luận văn đánh giá thực trạng đề xuất phương hướng
và các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bànhuyện Kim Son, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách xã
• Khảo cứu kinh nghiệm quản lý ngân sách xã ở một số huyện và rút ra
Trang 12bài học cho việc quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn.
• Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu, chi ngân sách xã trên địabàn huyện Kim Sơn, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân
• Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã trênđịa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong những năm tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về các hoạt động quản lý NSX trên địa bànhuyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; luận văn tiếp cận theo tinh thần của LuậtNSNN năm 2002, Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản pháp lýliên quan đến quản lý NSNN có hiệu lực thi hành trong giai đoạn năm 2012 -2017
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát về các hoạt động quản lýNSNN cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn
4.3 Thời gian nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quản lý thu, chi NSX trên địa bàn huyện KimSơn, tỉnh Ninh Bình trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2017
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử kết hợp với phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế như: Phươngpháp thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, đánh giá thông qua việc sử dụngcác bảng, biểu đồ để minh họa bằng số lượng các kết quả nghiên cứu đểhoànthành những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đạt được trong luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở
Trang 13lý luận về quản lý NSNN cấp xã ở Việt Nam trong điều kiện thực hiện đổimới quản lý NSNN.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp và kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp của luận văntrực tiếp góp phần hoàn thiện quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện KimSơn, tỉnh Ninh Bình Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu luận văn cũng có ýnghĩa tham khảo đối với thực tiễn quản lý NSNN cấp xã của các địa phươngkhác ở nước ta có cùng điều kiện tương đồng với huyện Kim Sơn, tỉnh NinhBình
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,biểu đồ và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cầu theo 3 chương:
Chương 1: Lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn
huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
Chương 3: Phương hướng phát triển của huyện và giải pháp hoàn thiện
quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
xã hội trong điều kiện kinh tế hàng hóa tiền tệ và được sử dụng như một công
cụ thực hiện các chức năng của Nhà nước Sự ra đời và tồn tại của NSNN gắnliền với sản xuất hàng hóa, cũng như gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhànước
Khái niệm NSNN đã được nêu một cách khá đầy đủ trong Luật Ngân
sách Nhà nước (2015) như sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”(Quốc hội, 2015).
Với khái niệm đó, khi nói đến NSNN, người ta đề cập đến các đặc tính
- Phân cấp hệ thống ngân sách Nhà nước
Hệ thống ngân sách Nhà nước bao gồm: “Ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương Trong đó ngân sách địa phương gồm ngân sách của
Trang 16các cấp chính quyền địa phương: Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách cấp xã” (Quốc hội, 2015).
Ngân sách Nhà nước cấp xã (ngân sách xã) là một bộ phận của hệ thốngNSNN, là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý NSNN Các khoản thu, chicủa ngân sách xã là những khoản thu, chi của NSNN giao cho UBND xã xâydựng, tổ chức quản lý, HĐND xã quyết định và giám sát thực hiện theo nhiệm
vụ quyền hạn của Luật NSNN quy định (Quốc hội, 2015)
Ngân sách xã xét về bản chất là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhànước với các chủ thể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sửdụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước xã nhằm phục vụ cho việc thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở
- Nội dung nguồn thu của ngân sách xã
Theo qui định của Luật NSNN, các nội dung nguồn thu của ngân sách
xã bao gồm:
+ Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% là các khoản thu dành cho
xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn ngân sách bảo đảm các nhiệm vụchi thường xuyên, chi đầu tư phát triển: Các khoản phí, lệ phí giao cho xã tổchức thu theo quy định; Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vàongân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Thu từ quỹ đất công ích vàhoa lợi công sản khác do xã quản lý theo quy định của pháp luật; Tiền thu từ
xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật
do cấp xã thực hiện; Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước
do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc xã xử lý theo quy định của pháp luật,sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật; Các khoản huy độngđóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đónggóp theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tựnguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định
Trang 17đưa vào ngân sách xã quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc
tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã;Thu kết dư ngân sách xã năm trước; Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã nămtrước chuyển sang; Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định củapháp luật
+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã,thị trấn với ngân sách cấp trên: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí môn bài thu
từ cá nhân, hộ kinh doanh; Lệ phí trước bạ nhà, đất Căn cứ vào khảnăng thực tế nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, Hội đồng nhân dân cấptỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) đến tối đa là 100% các khoản thunày cho ngân sách xã
Ngoài các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) trên, ngân sách
xã còn có thể được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thêm nguồn thu từcác khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%, các khoản thu phânchia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:Thu bổ sung cânđối ngân sách là mức chênh lệch lớn hơn giữa dự toán chi cân đối theo phâncấp và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp cho ngân sách xã (cáckhoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm), được xácđịnh cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách Các năm trong thời kỳ ổn địnhngân sách địa phương, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, Ủyban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định tăngthêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách
xã so với năm đầu thời kỳ ổn định;Thu bổ sung có mục tiêu là các khoảnthu để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ (như chương trình mục tiêuquốc gia; chương trình mục tiêu của trung ương; chương trình, nhiệm vụ
Trang 18của địa phương) hoặc chế độ, chính sách mới do cấp trên ban hành nhưng
có giao nhiệm vụ cho xã tổ chức thực hiện và dự toán năm đầu thời kỳ ổnđịnh ngân sách địa phương chưa bố trí
- Nhiệm vụ chi của ngân sách xã
Theo qui định của Luật NSNN, ngân sách xã thực hiện các nhiệm vụ chi sau:+ Chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư xây dựng các công trình kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách xã vànguồn huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định củapháp luật
+ Các khoản chi thường xuyên, gồm các khoản chi thực hiện chế độchính sách và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cho các lĩnh vực, baogồm: Chi quốc phòng;Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội; Chi sự nghiệpgiáo dục; Chi nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ (không có nhiệm
vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ); Chi sự nghiệp y tế; Chi hoạt độngvăn hóa, thông tin; Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh; Chi hoạt động thểdục, thể thao; Chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rácthải; Chi các hoạt động kinh tế; Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhànước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động chocác tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp theo quy định của pháp luật ở cấp xã; Chi cho công tác xã hội do
xã quản lý và các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của phápluật
- Vai trò của ngân sách xã
Việc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấpsang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước làm thay đổi cănbản vai trò của NSNN Cũng như NSNN, ngân sách cấp xã là một cấp trong
hệ thống các cấp NSNN, cấp xã là tổ chức chính quyền cơ sở của bộ máy
Trang 19quản lý Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của Nhànước cơ sở, Nhà nước do dân, vì dân, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nướcvới nhân dân Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó chính quyền cấp xã phải có nguồntài chính đủ mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế- xã hội tại
+ Ngân sách xã là công cụ quan trọng để chính quyền xã quản lý toàndiện các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội tại địa phương: Với tư cách là
Trang 20chính quyền cấp cơ sở gắn liền với đời sống nhân dân và thực hiện quản lýtrực tiếp đối với nhân dân Do vậy, chức năng và nhiệm vụ của ngân sách xãphải thực hiện là luôn đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân trên địa bàn.Trực tiếp liên hệ và giải quyết các công việc của dân trên mọi phương diệntheo chính sách chế độ của Nhà nước đặt ra nhằm đáp ứng các nhu cầu,nguyện vọng của nhân dân Để giải quyết được các vấn đề trên hiệu quả chínhquyền xã phải có những công cụ đặc biệt thực hiện yêu cầu này, mà ngân sách
xã là một trong các công cụ đó Thông qua hoạt động thu ngân sách xã mà cácnguồn thu được tạo lập tập trung vào quỹ ngân sách xã, đồng thời giúp chínhquyền cơ sở thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sảnxuất kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác được pháp luật cho phép Việckiểm soát thông qua ngân sách xã được thể hiện qua việc phân loại các ngànhnghề kinh doanh, các chủng loại hàng hoá mà qua đó, chống các hoạt độngkinh tế phi pháp, trốn lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường bên cạnhnhững mặt tích cực thì vẫn tồn tại những hạn chế, thông qua hoạt động thu –chi ngân sách xã đã đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục hạn chế đóbằng việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, cho các chủ thể kinh tế,thông qua đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngăn chặn sự độc quyền trong kinhdoanh Bên cạnh đó với phương trâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” củangân sách xã đã cùng nhân dân giải quyết tốt các vấn đề “Điện, đường,trường, trạm” Nhờ có chính sách điện khí hoá nông thôn, hiện nay hầu hếtcác xã đều đã có điện thắp sáng đến từng thôn xóm, góp phần quan trọng cho
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Bên cạnh đó, việc chi ngân sách xã cho hệ thống giao thông liên thôn,liên xã được nâng cấp và xây dựng mới làm cho hệ thống giao thông đượcthông suốt, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá, qua đó khai thác tiềm năng và lợi
Trang 21thế của từng vùng thúc đẩy xoá bỏ phương thức sản xuất cũ, chuyển đổi cơcấu ngành nghề, phân công lại lao động trên địa bàn nông thôn, từng bướcthực hiện công nghiệp hoá, tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật vào từng làng
xã giúp kinh tế nông thôn thoát khỏi tình trạng độc canh, độc cư, chuyển từnền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế tổng hợp Nông – Công – Thương đápứng nhu cầu của thị trường
Chi ngân sách xã cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế đã góp phầnvào việc nâng cao dân trí, sức khoẻ người dân, đảm bảo nâng cao trình độnhân dân và sức khoẻ người dân, các xã không ngừng nâng cấp và xây dựngmới các công trình cho giáo dục và y tế đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việcgiảng dạy và khám chữa bệnh, giúp người dân yên tâm khi tham gia phát triểnsản xuất tại cơ sở
Từ phân tích trên cho thấy: ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọngcủa Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng và Nhànước ở địa phương Từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn và rút ngắn sựcách biệt giữa thành thị và nông thôn, khắc phục dần tình trạng bội chi xảy ra
ở hầu hết các xã của nước ta hiện nay, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh
tế nước ta phát triển
1.1.3 Quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã
- Khái niệm quản lý ngân sách xã
Quản lý ngân sách xã là hoạt động của chính quyền địa phương sử dụngcác phương pháp và công cụ chuyên ngành để xây dựng dự toán, chấp hành
dự toán, quyết toán và kiểm soát quá trình thu – chi ngân sách xã sao cho cânđối giữa nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu và đảm bảo nguồn lực tàichính để Nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình
- Sự cần thiết của quản lý ngân sách xã
Xuất phát từ đặc điểm nổi bật của ngân sách xã vừa là một cấp ngân
Trang 22sách trong hệ thống NSNN, vừa là một đơn vị dự toán, Ngân sách xã vừa thựchiện nhiệm vụ thu – chi của một cấp ngân sách, vừa là đơn vị nhận bổ sung từngân sách cấp trên mà không phải cấp bổ sung cho một cấp ngân sách nàokhác
Với đặc thù là đơn vị hành chính cấp cơ sở có mối quan hệ trực tiếp vớidân, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, cho nên ngân sách
xã phải đảm bảo nguồn tài chính cho sự tồn tại, hoạt động của bộ máy chínhquyền xã, và là công cụ, phương tiện vật chất bảo đảm thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước của chính quyền cơ sở trong quản lý và điều hành pháttriển kinh tế xã hội ở địa phương, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội,giải quyết toàn bộ các mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân tại địaphương bằng pháp luật
Việc thừa nhận ngân sách cấp xã là một cấp trong hệ thống các cấpngân sách Nhà nước từ năm 1997 đã đánh dấu sự trưởng thành của ngân sáchcấp xã Việc quản lý ngân sách xã theo Luật NSNN là việc làm mới mẻ đốivới các đơn vị hành chính cấp cơ sở Những Quyết định, văn bản, thông tưhướng dẫn nhằm bổ sung, sửa đổi công việc quản lý ngân sách xã cho phùhợp với thực tế, đưa các văn bản, thông tư đi vào cuộc sống hàng ngày tại địaphương là việc làm thường xuyên, liên tục Đứng trước sự phát triển ngàycàng đi lên của đất nước nhằm tiến tới sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đạihoá và từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì công tác quản lýluôn tồn tại những hạn chế là điều khó tránh khỏi
Trong khi đó, thực trạng công tác quản lý ngân sách xã của nước tanhững năm qua thì bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cùng với sự đổimới về cơ chế chính sách tài chính nói chung, công tác quản lý ngân sách xãnói riêng từng bước được củng cố và đạt được nhiều thành tựu quan trọng gópphần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới Công tác
Trang 23quản lý ngân sách xã còn tồn tại những hạn chế nhất định trong các nội dungcủa quá trình quản lý ngân sách xã Dự toán ngân sách xã vẫn chưa bao quáthết các nguồn thu tại xã, cơ cấu chi vẫn chưa hợp lý và vẫn còn tình trạngđiều chỉnh đự toán được duyệt khi thực hiện Thực hiện quản lý còn lỏng lẻo,chi ngân sách xã chưa được quản lý chặt chẽ, chế độ định mức chi chưa thốngnhất nên quyết toán còn thiếu công khai, dân chủ, việc kiểm tra, kiểm soát,hướng dẫn của cơ quan chức năng các cấp còn hạn chế
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên, để đảm bảo cho sựphát triển của đất nước trong điều kiện hiện nay, quá trình quản lý thu chingân sách xã cần có những chính sách, công việc và những quy định cụ thể vềcông tác quản lý NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng để ngân sách xãluôn giữ vững vai trò của mình trong điều kiện hiện nay Vì vậy, đặt ra mộtyêu cầu cần thiết phải tăng cường củng cố công tác quản lý ngân sách xã chophù hợp với nhiệm vụ, tình hình mới hiện nay phù hợp với xu hướng pháttriển chung của đất nước
Như vậy, ngân sách xã ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử gắnvới chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở Với đặc điểm nổi bật vừa
là một cấp ngân sách vừa là một đơn vị dự toán và với vai trò quan trọng củamình đòi hỏi phải có một cơ chế điều hành công tác quản lý tài chính nóichung và công tác quản lý ngân sách xã nói riêng, nhằm đảm bảo cho ngânsách xã thực sự là công cụ, phương tiện vật chất cho chính quyền cơ sở thựchiện chức năng nhiệm vụ của mình
1.2 Nội dung của quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã
1.2.1 Quản lý lập dự toán ngân sách cấp xã
Lập dự toán ngân sách xã là quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng vànhu cầu các nguồn tài chính của ngân sách xã để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu –chi dự kiến có thể đạt được trong kỳ kế hoạch, xác lập các biện pháp chủ yếu về
Trang 24kinh tế tài chính và hành chính để đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu thu –chi
- Yêu cầu lập dự toán ngân sách xã:
Lập dự toán ngân sách xã là khâu mở đầu cho một chu trình ngân sáchnên nó làm cơ sở, nền tảng cho các khâu tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hànhngân sách cho nên khi lập dự toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phải tính toán đầy đủ và chính xác các khoản thu theo đúng quy địnhcủa Nhà nước
+ Bố trí hợp lý các nhu cầu chi tiêu nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ chính quyền cấp xã đồng thời góp phần xây dựng nông thôn phát triển
+ Dự toán phải lập theo đúng mục lục ngân sách và mẫu biểu quy địnhcủa Bộ tài chính
+ Lập dự toán phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại xã
- Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:
+ Chế độ phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã
+ Chế độ quy định về thu ngân sách
+ Chế độ, tiêu chuẩn định mức về chi ngân sách xã
+ Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã
+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do UBND Huyện thông báo.+ Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành
- Trình tự lập dự toán ngân sách xã:
+ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách xã năm trước và ướcthực hiện năm hiện hành
+ Các Ban hoặc tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi, lập dự trù nhu cầu chi
+ Ban tài chính xã phối hợp với đội thuế xã (nếu có) tính toán cáckhoản thu NSNN trên địa bàn
Trang 25+ Ban tài chính xã tính toán, cân đối, lập dự toán thu, chi ngân sách xãtrình UBND xã báo cáo Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND xã để xem xét gửiUBND Huyện và Phòng tài chính huyện.
Trách nhiệm quản lý chủ yếu trong giai đoạn lập dự toán ngân sách xãthuộc về HĐND xã HĐND xã sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý củaban dự toán do UBND xã gửi đến, qua đó quyết định dự toán ngân sách xã vàphân bổ dự toán ngân sách xã; các chủ trương, biện pháp để triển khai thựchiện ngân sách xã và điều chỉnh dự toán ngân sách xã theo quy định của phápluật
Dự toán ngân sách xã sau khi được HĐND xã phê duyệt, sẽ được gửiđến Kho bạc Nhà nước huyện để làm căn cứ cho các khoản thu chi ngân sách
xã sau này
1.2.2 Quản lý chấp hành dự toán ngân sách cấp xã
Chấp hành dự toán ngân sách xã là khâu tiếp theo khâu lập dự toánngân sách của một chu trình ngân sách, là quá trình sử dụng tổng hợp các biệnpháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong
kế hoạch ngân sách năm trở thành hiện thực
Để làm được điều đó cần tiến hành quản lý các khâu sau:
- Quản lý quá trình thu:
+ Ban tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế giám sát,kiểm tra các nguồn thu ngân sách Nhà nước đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịpthời
+ Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách có điều kiện nộp tiền trực tiếpvào NSNN tại Kho bạc Nhà nước, thì căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thuhoặc Ban tài chính xã, đối tượng nộp ngân sách lập giấy nộp tiền và trích tài khoảnhoặc mang tiền mặt tới Kho bạc Nhà nước để nộp trực tiếp vào Ngân sách Nhànước
Trang 26+ Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộptiền trực tiếp vào ngân sách Nhà nước tại KBNN, thì các khoản thu thuộcnhiệm vụ thu của cơ quan nào thì cơ quan đó thu sau đó viết giấy nộp tiềnmang tới KBNN để nộp vào NSNN.
+ Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách
+ Trường hợp phải hoàn trả khoản thu ngân sách xã, KBNN xác nhận
rõ số tiền đã thu vào ngân sách xã để ban tài chính xã làm căn cứ thoái thucho đối tượng được hoàn trả
+ Chứng từ thu phải được luân chuyển theo đúng quy định
+ Đối với số thu bổ sung của ngân sách xã, Phòng tài chính huyện căn
cứ vào dự toán bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chi từng quý của xã
và khả năng cân đối ngân sách huyện, thông báo số bổ sung hàng quý cho xãchủ động điều hành ngân sách Để đảm bảo cho xã có nguồn chi, nhất là chicho bộ máy; Phòng tài chính huyện cấp số bổ sung cho xã theo định kỳ hàngtháng
- Quản lý quá trình chi
+ Nguyên tắc chi:Việc thực hiện chi phải đảm bảo điều kiện: Đã đượcghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, được chủ tịchUBND xã hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi; Cấp phát ngân sách xã chỉdùng hình thức lệnh chi tiền Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt phải kèmtheo giấy đề nghị rút tiền mặt, Kho bạc Nhà nước kiểm tra, nếu đủ điều kiệnthì thực hiện thanh toán; Trong trường hợp thật cần thiết như: Tạm ứng côngtác phí, ứng tiền trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bịhội nghị, tiếp khách, mua sắm nhỏ được tạm ứng để chi khi có đủ chứng từhợp lệ, Ban tài chính xã phải lập bảng kê chứng từ chi và giấy đề nghị thanhtoán tạm ứng gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạmứng sang thực chi ngân sách; Các khoản thanh toán từ ngân sách xã qua Kho
Trang 27bạc Nhà nước cho các đối tượng có tài khoản giao dịch ở Kho bạc Nhà nướchoặc ở ngân hàng phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản; Đối vớicác khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Ban tài chính xã phối hợp vớiKho bạc Nhà nước định kỳ làm thủ tục ghi thu – chi vào ngân sách xã khi làmthủ tục ghi thu – ghi chi phải kèm theo bảng kê chứng từ thu và bảng kê chứng
từ chi
+ Đối với chi thường xuyên:Ưu tiên chi trả sinh hoạt phí, các khoản phụcấp cho cán bộ xã, không để nợ sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp; Các khoảnchi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, tình hình cấp bách củacông việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để thực hiện chi chophù hợp
+ Đối với chi đầu tư phát triển: Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơbản của ngân sách xã thực hiện theo quy định của nhà nước và phân cấp củaTỉnh, việc cấp phát, thanh toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản củangân sách xã thực hiện theo quy định của Bộ tài chính; Đối với dự án đầu tưbằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân phải đảm bảo:
Mở sổ theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngàycông lao động, hiện vật của nhân dân Quá trình thi công, nghiệm thu vàthanh toán phải có sự giám sát của Ban giám sát dự án do nhân dân cử Kếtquả đầu tư và quyết toán dự án phải được thông báo công khai cho nhân dânbiết
1.2.3 Quản lý thanh, quyết toán dự toán ngân sách cấp xã
Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách
Đó là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm, nhằm đánhgiá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra những ưu,nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho những chu trình ngân sách tiếp theo
Do đó, quản lý khâu quyết toán NS xã cần làm những công việc sau:
Trang 28- Ban tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu – chi ngân sách xã hàngnăm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửiPhòng tài chính huyện để tổng hợp Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm choPhòng Tài chính - Kế hoạch huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
- Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thungân sách xã, kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu
và số thực chi ngân sách xã Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyểnvào thu ngân sách năm sau
- Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán đượclập thành 5 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, UBND xã, Phòng tài chínhhuyện (nếu có bổ sung và điều chỉnh); lưu Ban tài chính xã và thông báo côngkhai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết
- Phòng tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu– chi ngân sách xã; trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầuHĐND xã điều chỉnh
1.2.4 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Công tác kiểm tra, thanh tra là một trong những nội dung quan trọngtrong công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý ngân sách xã nói riêng,thực hiện xuyên suốt chu trình ngân sách Đối tượng thanh tra, kiểm tra là các
cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư thực hiện các dự án từnguồn vốn Nhà nước và chính bản thân các cơ quan quản lý ngân sách nhưKBNN, Phòng TC – KH huyện
Hình thức thanh tra:
- Xét theo thời gian tiến hành thanh tra:
+ Thanh tra thường xuyên: đây là hình thức mang tính định kì, đượcbáo trước cho đối tượng bị thanh tra
+ Thanh tra đột xuất: đây là hình thức thanh tra mang tính đột xuất, bất thường
Trang 29- Xét theo phạm vi và nội dung thanh tra:
+ Thanh tra toàn diện: đây là hình thức được tiến hành với tất cả các nộidung thanh tra hoặc tất cả cá đối tượng thanh tra
+ Thanh tra trọng điểm: được tiến hành chỉ với một số nội dung hoặcmột số đối tượng thanh tra
Qua công tác thanh tra, sẽ phát hiện kịp thời những sai phạm trong quản
lý chi ngân sách, thu hồi những khoản chi sai và nộp lại NSNN Bên cạnh đó,công tác thanh tra, kiểm tra còn đảm bảo nâng cao ý thức chấp hành vớikhông chỉ các đơn vị sử dụng ngân sách mà còn cả những cán bộ quản lý chiNSNN
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã
1.3.1 Cơ chế chính sách và pháp luật
Cơ chế chính sách và phát luật quy định:Phạm vi, đối tượng thu – chicủa các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nộidung thu - nhiệm vụ chi, quản lý ngân sách của các cấp chính quyền; quy địnhquy trình,nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; Quy định chứcnăng, nhiệm vụ,thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lýngân sách nói chung và ngân sách xã nói riêng, sử dụng quỹ ngân sách; Thểchế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu
Đây là căn cứ về mặt luật pháp để các cấp chính quyền thực hiện quản
lý ngân sách xã Căn cứ vào các chính sách được thể hiện dưới hình thức vănbản có tính quy phạm pháp luật, cơ quan quản lý tiến hành chu trình quản lýtheo đúng nội dung chính sách đã đề ra Chẳng hạn, Nghị quyết của HĐNDTỉnh về việc “Quy định tỷ lệ phần trăm điều tiết nguồn thu giữa các cấp” làmột căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, từ tỷ lệ đó, cơ quan quản lý làmcăn cứ để xác định nguồn thu và lập dự toán NSNN sát với tình hình thực tếcủa địa phương Chính sách của Nhà nước có đúng đắn thì mới tạo điều kiện
Trang 30cho hoạt động quản lý NSNN được hiệu quả.Ngược lại, nếu chính sách cònnhiều hạn chế, một số quy định chưa được cụ thể, rõ ràng sẽ là nguyên nhândẫn đến sai lệch và thất thoát trong công tác quản lý.
1.3.2 Bộ máy quản lý
Khi nói đến bộ máy quản lý ngân sách, thường đề cập đến quy mô nhân
sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộquản lý ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phậntrong quá trình thực hiện chức năng này Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả
là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mốiquan hệ dọc” Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lýngân sách Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý ngân sáchtheo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữacấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó
Nếu việc quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấphuyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm,hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách xã Nếu bộmáy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lýngân sách xã Do đó, tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trongquá trình tổ chức quản lý ngân sách xã
1.3.3 Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý
Một bộ máy muốn hoạt động hiệu quả và đúng yêu cầu nhiệm vụ thìyếu tố con người là vô cùng quan trọng bởi mọi hoạt động của công tácQLNS đều do con người làm nên
Nếu năng lực cán bộ yếu, xây dựng các chiến lược không phù hợp lànguyên nhân gây ra tình trạng chi vượt quá thu, đầu tư không đúng trọng tâm,manh mún gây lãng phí nguồn ngân sách
Trang 31Ngược lại, nếu cán bộ quản lý có trình độ và năng lực sẽ phân tích đượctình hình của địa phương để xây dựng được các chiến lược thu, chi phù hợp,đồng thời sẽ kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi theo đúng quy định củaNhà nước về quản lý NSNN Vì vậy, cần phải xây dựng lực lượng cán bộquản lý ngân sách đáp ứng đủ các tiêu chí “trong sạch, vững mạnh, đượctrang bị và làm chủ kiến thức, hoạt động có hiệu quả”.
1.3.4 Cơ sở vật chất
Khi cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, CNTT được ứng dụngvào trong công tác quản lý NSNN sẽ giúp cơ quan Nhà nước xử lý công việcnhanh gọn, chính xác hơn, thống nhất về mặt dữ liệu và tiết kiệm thời gian quản
lý
Thông qua dữ liệu liên kết tổng hợp bằng mạng nội bộ giữa các bộ phận
sẽ làm giảm đi tình trạng sai lệch số liệu, lách cách trong thủ tục hành chính,
từ đó, đảm bảo tính hiện đại và hiệu quả
1.4 Tiêu chí phản ánh quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã
1.4.1 Mức độ hoàn thiện và hiệu lực của bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý trong quản lý ngân sách xã bao gồm cơ cấu tổ chức vàchất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
Nếu bộ máy quản lý được tổ chức khoa học, qui định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản
lý ngân sách, quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lýngân sách theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộphận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấpquản lý đó một cách rõ ràng, minh bạc thì đạt được mức độ hoàn thiện cao vàngược lại
Ngoài ra, nếu cán bộ quản lý có trình độ và năng lực sẽ phân tích đượctình hình của địa phương để xây dựng được các chiến lược thu, chi phù hợp,đồng thời sẽ kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi theo đúng quy định của
Trang 32Nhà nước về quản lý ngân sách xã, từ đó đảm bảo tính hiệu lực của bộ máyquản lý và ngược lại.
1.4.2 Mức độ phù hợp của dự toán ngân sách Nhà nước cấp xã
Công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách xã đảm bảo theo đúng luậtNSNN do Chính phủ ban hành; đúng chỉ tiêu, định mức của UBND Tỉnh banhành; đúng thời gian quy định; công khai dự toán
1.4.3 Năng lực tổ chức thực hiện dự toán
- Sự tuân thủ chấp hành theo dự toán ngân sách xã
+ Đối với hoạt động thường xuyên: Khi dự toán ngân sách xã đã đượcHĐND huyện thông qua, các đơn vị cần tuân thủ thực hiện và bám sát theo dựtoán Tỷ lệ phần trăm giữa “số thực hiện và số dự toán” càng gần 100% thìcông tác quản lý của đơn vị đó càng chính xác, chặt chẽ
+ Đối với hoạt động đầu tư phát triển: sau khi các đơn vị xác địnhđược nguồn vốn đã được huyện phân bổ theo các hạng mục công trình thicông trong năm ngân sách, công tác lựa chọn nhà thầu đảm bảo chặt chẽ(đối với những công trình mới), công tác kiểm tra giám sát thi công đảmbảo yêu cầu, tốc độ giải ngân kịp thời khi có đầy đủ hồ sơ thanh quyếttoán theo quy định
- Sự tuân thủ chấp hành theo chính sách pháp luật của Nhà nước
+ Đối với hoạt động thường xuyên: Các nội dung thu và nhiệm vụ chithường xuyên cần phải chấp hành theo đúng Luật NSNN, các chính sách củaChính Phủ và cơ quan có thẩm quyền ban hành
+ Đối với hoạt động đầu tư phát triển: Các dự án, công trình được phân
bổ trong dự toán cần phải được tổ chức thực hiện theo đúng Luật Đầu tưcông, Luật Đấu thầu và các văn bản có liên quan
1.4.4 Hiệu quả công tác quyết toán
- Tính trung thực, chính xác và chi tiết của số liệu quyết toán: ngoài
Trang 33bảng tổng hợp quyết toán những nội dung thu và nhiệm vụ chi NS đã đượcđối chiếu xác nhận với KBNN, báo cáo quyết toán phải có thuyết minh chitiết quyết toán năm so với dự toán, trong đó đánh giá kết quả, hiệu quảthu –chi ngân sách xã gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị
- Tình hình thực hiện báo cáo và công khai quyết toán: Công tác quyếttoán từ các đơn vị dự toán đến Phòng tài chính kế hoạch phải đảm bảo đúngthời gian quy định để báo cáo lên Sở Tài chính và UBND Tỉnh; báo cáo quyếttoán sau khi đã được HĐND thông qua phải được công khai minh bạch trêncác phương tiện thông tin đại chúng
1.4.5 Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra
- Tính kịp thời và nghiêm túc trong thanh tra, kiểm tra: công tác thanhkiểm tra cần đảm bảo kịp thời, chặt chẽ, nghiêm túc
- Xử lý kết quả sau khi thanh tra, kiểm tra: cần xử lý các vi phạm mộtcách triệt để, có tính răn đe Thu hồi những khoản chi sai và nộp lại NSNN
1.5 Quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã tại một vài địa phương và gợi
ý đối với công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn
1.5.1 Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Kết quả quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bìnhgiai đoạn 2013 – 2014 có sự phát triển vượt bậc
Tổng thu NSNN trên địa bàn Tiền Hải năm 2013 ước đạt 847.388 triệuđồng, bằng 195% dự toán tỉnh giao và bằng 134% dự toán HÐND huyện giao,tăng 7% so với năm 2012 Trong đó, thu ngân sách huyện đạt 555.817 triệuđồng, đạt 156% dự toán của huyện Nếu loại trừ các khoản thu chuyển nguồn,thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư và thu ghi thu, ghi chi tiền thuêđất, thì số thu thực tại trên địa bàn có tiến bộ và kết quả vượt trội
Cả năm toàn huyện thu 96,463 tỷ đồng, đạt 118% dự toán phấn đấu củahuyện Trong 7 mục thu, trừ tiền sử dụng đất đạt 100% dự toán (38 tỷ đồng),còn 6 mục thu khác đều đạt từ 115% đến 400% so với dự toán đề ra Là huyện
Trang 34có khu công nghiệp tập trung và 2 cụm công nghiệp, mặc dù năm 2013 là nămcòn chịu nhiều ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, chịu hậu quả của 2 cơnbão (số 8 năm 2012, số 14 năm 2013), Tiền Hải vừa tập trung tháo gỡ khókhăn cho doanh nghiệp, vừa đẩy mạnh chống thất thu thuế nên về phươngdiện thu NSNN qua các bộ luật thuế vẫn bảo đảm được tiến độ thu.
Năm 2013 cũng là năm toàn huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bảnnông thôn mới nên trên địa bàn một số xã có từ 2 - 3 công trình xây dựng Ðểthu được thuế xây dựng cơ bản vãng lai, ngành Tài chính, ngành Thuế, PhòngCông Thương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liênquan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy số thuế ở lĩnh vực này thu vềNSNN cũng đạt cao nhất từ trước tới nay
Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh cũng mang lại con số cao nhất từ trướctới nay (46.208 triệu đồng), đạt 131% dự toán của huyện Các loại thu NSNN từtrước bạ chuyển nhượng, phí lệ phí, tiền thuê đất, thu biện pháp tài chính, ngay từđầu năm huyện đã tập trung chỉ đạo nên số thu cao, tỷ lệ vượt dự toán khá Gópphần vào tổng thu NSNN cấp huyện, 35 xã, thị trấn năm 2013 đạt hơn 291 tỷđồng Trừ nguồn thu lớn nhất là trợ cấp ngân sách từ trên đưa về, các xã đều cốgắng tạo nguồn, quản lý và khai thác triệt để nguồn thu, nên cũng đạt ở mức cao
Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi NSNN ở cả
2 cấp (huyện và xã) đều vượt kế hoạch Toàn huyện chi NSNN năm 2013 đạt817.247 triệu đồng, đạt 129% dự toán huyện và tăng 9% so với năm 2012 TiềnHải tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) vớitổng số gần 198.000 triệu đồng Khoản chi này mặc dù chưa đạt kết quả do cónguyên nhân khách quan, như khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành,nhưng yêu cầu chuyển thanh toán sang liên độ tài chính năm 2014 Các khoảnchi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt dựtoán
Trang 35Nguyên nhân thu, chi NSNN năm 2013 có kết quả nêu trên được huyệnTiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi NSNN tỉnh giao, năm 2013 là nămhuyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây
để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hànhđộng Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu
Phòng Tài chính huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khácthường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ,đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo Huyện còn cung cấpphần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngânsách Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiếnthức thu, chi ngân sách xã Kho bạc thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã
và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các xã
Năm 2014, Tiền Hải xây dựng dự toán thu NSNN cả năm khoảng517.080 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện 322.949 triệu đồng; ngân sách
xã 194.131 triệu đồng) Tổng chi NSNN huyện 517.080 triệu đồng (trong đóchi NSNN huyện 322.949 triệu đồng, còn lại là ngân sách xã) Khó khăn chocông tác thu, chi NSNN năm 2014 ở chỗ: ngành nông nghiệp đang chịu biếnđổi khí hậu khó lường; ngành CN - DV tiếp tục chịu ảnh hưởng suy thoái kinh
tế toàn cầu chưa thoát hẳn; kinh tế biển cũng lắm rủi ro, phụ thuộc nhiều vàothị trường Trung Quốc dẫn tới nhiều chủ vây, chủ đầm lưỡng lự đầu tư… làmcác phát sinh về thuế thấp; năm 2014 chưa có biểu hiện thị trường bất độngsản ấm lại, sẽ ảnh hưởng tới thu NSNN cấp huyện; năng lực quản lý cán bộtài chính xã không đồng đều
Ðể hoàn thành dự toán thu, chi NSNN 2014, Tiền Hải đã xây dựngnhiều giải pháp thực hiện: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biếnpháp luật về các lĩnh vực thuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh Trongthời gian chuẩn bị giao thuế môn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng
Trang 36cường rà soát lại các nguồn thu.
Ðặc biệt chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vùng đất bãi triều, cácdoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Luật quản lý thuế được áp dụng triệt đểtới cơ sở và người sản xuất - kinh doanh Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xãphải chủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính Trong chi dự toán chú trọngvào khoản chi lớn thật sự có khả thi Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xâydựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ
từ tỉnh và các chương trình mục tiêu) Huyện tiếp tục rà soát, phân loại, sắpxếp các công trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên…
Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tácquản lý chi NSNN trên lĩnh vực xây dựng cơ bản Kiên quyết không phêduyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún Trongnăm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi như dồnđiền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng Chỉ đạo các xã công khai toàn bộkhoản thu của dân Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấnphấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương…
độ tăng trưởng giảm nhẹ (giảm 2.040 triệu đồng) so với năm 2011 do ảnh
Trang 37hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản tụt dốc.
Những khoản thu phí và lệ phí: Thị xã Cửa Lò hoàn toàn là từ thu lệ phí
đò, chợ, bến bãi Ở cả hai năm 2010 và 2012 mức thực thu đều cao hơn mức
dự toán, đặc biệt là năm 2012, mức thực thu cao hơn rất nhiều (160%) so với
dự toán Trong khi đó, mức thực thu của năm 2011 lại thấp hơn 3% so với dựtoán Các khoản thu phí, lệ phí, đặc biệt là lệ phí chợ và lệ phí đò đã đượckhai thác triệt để Hầu hết các xã đều dùng phương pháp đấu thầu và khoánthu
Mức thu thực tế từ nguồn thu quỹ đất công ích 5% của cả 3 năm đềucao hơn so với mức dự toán nhưng lại không đồng đều giữa các phường Đặcbiệt là mức thu thực tế của năm 2011 cao hơn đến 35,51% so với mức dựtoán, mức thu thực tế của năm 2010 cao hơn đến 6,45% so với dự toán Sở dĩ,
có sự gia tăng đột biến này là do năm 2011 trên địa bàn phường Nghi Thu,Nghi Hoà có một số nhà máy, trường học được xây dựng tại đây như: Nhàmáy sữa Vinamilk, Nhà máy bánh kẹo Tràng An, trường Cao đẳng nghề và
du lịch Nghệ An (cơ sở 2)… nên phần lớn diện tích đất công ích 5% đã đượcbồi thường cho hai phường này
Thu đóng góp của nhân dân: Theo quy định của luật Ngân sách Nhànước, cấp xã được phép huy động các khoản đóng góp của từ người dân đểđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường, xã Những năm qua cácphường đã huy động được khoản thu chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổngthu 100%, chiếm từ 18 – 20% (không kể thu kết dư ngân sách) Số liệu trêncho thấy, số thu đóng góp tăng lên hằng năm: Năm 2010 thực hiện được 980triệu đồng (đạt 131% kế hoạch), năm 2011 số thu được 1.401 triệu đồng (đạt117% kế hoạch), năm 2012 số thu đạt 1.585 triệu đồng (đạt 132% kế hoạch)
Thu kết dư ngân sách: Khoản thu này trong các năm 2010, năm 2011 vànăm 2012 đã chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu 100% của ngân
Trang 38sách xã Cụ thể: Khoản thu kết dư ngân sách năm 2010 là 5.521 triệu đồng, năm
2011 là 4.165 triệu đồng và năm 2012 lớn hơn rất nhiều so với hai năm trước đó(17.233 triệu đồng) Nguyên nhân là do nguồn thu lớn ở một số phường vàochậm vào cuối năm nên phường không kịp chi Bên cạnh đó, nhiều phường có
số thu kết dư cao nhưng vẫn còn nợ nhiệm vụ chi, đặc biệt là nhiệm vụ chi xâydựng cơ bản
Thu sự nghiệp và thu khác: Các khoản thu sự nghiệp chủ yếu là thu từ
sự nghiệp kinh tế như: sản xuất vật liệu xây dựng, các lò gạch Các khoảnthu khác thường là thu thanh lý tài sản, khoản phạt an ninh, phạt dân số kếhoạch hoá gia đình, các khoản thu hồi nợ đọng hay viện trợ từ các tổ chức và
cá nhân trong và ngoài nước Năm 2010: 1.509 triệu đồng chiếm 3,9% tổngthu ngân sách; Năm 2011: 1.602 triệu đồng chỉ chiếm 2,6% tổng thu ngânsách; Năm 2012: 3392 triệu đồng, chiếm 5,6% tổng thu ngân sách
1.5.3 Gợi ý đối với công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn
Qua kinh nghiệm của các địa phương trên, có thể rút ra một số gợi ý đốivới công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Kim Sơn như sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vựcthuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh
Chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vùng đất bãi triều, các doanhnghiệp kinh doanh có hiệu quả Luật quản lý thuế được áp dụng triệt để tới cơ
sở và người sản xuất - kinh doanh Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã phảichủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính Trong chi dự toán chú trọng vàokhoản chi lớn thật sự có khả thi Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựngnông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ tỉnh
và các chương trình mục tiêu) Huyện tiếp tục rà soát, phân loại, sắp xếp cáccông trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên…
Trang 39Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàntrải, manh mún Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một sốkhoản chi như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng Chỉ đạo các xã côngkhai toàn bộ khoản thu của dân Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã,thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương…
Đối với khoản thu từ quỹ công ích 5%, cần xây dựng quy chế quản lý
sử dụng đất đai, ao hồ, đầm, vườn cây đất trống phù hợp với luật đất đai, banhành quy chế đấu thầu đất công điền Hàng năm, các xã cần bố trí một khoảnkinh phí từ ngân sách xã để cải tạo và nuôi dưỡng nguồn thu từ diện tích đấtcông ích 5% và hoa lợi công sản này, khắc phục tình trạng khoán trắng chongười nhận thầu dễ dẫn đến việc khai thác triệt để, làm giảm chất lượngnguồn thu Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất nông nghiệp và đất ở nông thôn…
Đối với các khoản phí và lệ phí, cần công khai và niêm yết mức thu ởcác nơi thu phí và lệ phí, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng biên lai thutiền theo quy định Thường xuyên rà soát lại các khoản phí lệ phí để điềuchỉnh kịp thời mức thu đối với những loại không còn phù hợp, bổ sung kịpthời đối với các khoản phí và lệ phí mới phát sinh trên địa bàn các xã Tăngcường sự phối hợp hơn nữa giữa đội thuế với Ban Tài chính xã đối với cáckhoản phí, lệ phí chưa được chú trọng như thu khoán hàng quán, bãi đỗ xe,
lệ phí giao thông nông thôn
Đối với khoản thu sự nghiệp, không huy động tràn lan, chỉ huy động và
sử dụng nguồn vốn do nhân dân đóng góp để xây dựng những công trình cólợi ích thiết thực, trực tiếp với người dân như đường giao thông, nhà văn hoákhối xóm, kênh mương
Trang 40TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn vềquản lý ngân sách cấp xã với các nội dung chủ yếu về ngân sách xã, quản lýngân sách xã, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí phản ánh quản lý ngân sáchxã
Ngoài ra, chương 1 đã đưa ra một số kinh nghiệm về quản lý ngân sách
xã của một số địa phương trong một số thời kỳ đã đạt hiệu quả cao, làm cơ sở
để đưa ra một số gợi ý cho huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình về quản lý ngânsách xã
Chương 1 đã cơ bản hệ thống được các nội dung lý luận cần thiết vềquản lý ngân sách xã, làm tiền đề cho việc đi sâu phân tích thực trạng quản lýngân sách xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ở chương 2