Thực trạng công tác kiểm tra thuế trên địa bàn thuế trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra người nộp thuế trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 45)

2.3.1. Về tổ chức bộ máy kiểm tra thuế :

Căn cứ văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài Chính, Chi cục Thuế huyện Na Hang được thành lập đội kiểm tra biên chế gồm có 5 cán bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá đồng đều, có kinh nghiệm trong thực tế. Đội kiểm tra của Chi cục Thuế có nhiệm vụ kiểm tra việc nộp thuế và các khoản thu khác của người nộp thuế, kiểm tra việc chấp hành các Luật thuế của người nộp thuế.

Từ ngày 01/7/2007 khi toàn quốc áp dụng Luật quản lý thuế nhằm khắc phục những tồn tại của các Luật thuế cũ. Trước những yêu cầu mới đặt ra đòi hỏi ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế Na Hang nói riêng cần phải tăng cường hơn nữa cho công tác kiểm tra thuế để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra đó là: nâng cao hiệu lực pháp lý trong quá trình thực hiện các Luật thuế mới. Để thực hiện tốt mục tiêu này đòi hỏi công tác kiểm tra thuế cần có đội ngũ cán bộ phải am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về tư tưởng chính trị có phẩm chất đạo đức tốt để đảm nhiệm công tác kiểm tra thuế.

2.3.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế

Thực hiện chương trình cải cách hệ thống thuế nói chung và công tác Thanh tra kiểm tra giai đoạn 2008 - 2010 nói riêng. Chi cục Thuế huyện Na Hang đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ thuế trực tiếp làm công tác kiểm tra thuế có chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, có tâm với nghề nghiệp để thực hiện công tác Kiểm tra Người

nộp thuế và kiểm tra nội bộ ngành thuế. Với biên chế 05 cán bộ, trong đó 01 đội trưởng với trình độ Đại học 03 đồng chí bằng 60% còn lại trình độ trung cấp đảm nhiện công tác kiểm tra việc tuân thủ Pháp Luật thuế của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế. Kiểm tra nội bộ, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân...

Thực hiện Quyết định số: 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế. Quyết định số: 898/QĐ-TCT ngày 10/7/2007 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thuế về việc ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ cơ quan thuế. Quyết định số 43/QĐ-BTC ngày 04/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về quy chế tiếp công dân và gải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại các cơ quan đơn vị trong ngành tài chính.

2.2.1. Kiểm tra việc đăng ký thuế:

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước theo các quy định của Pháp Luật.

Như vậy việc kiểm tra đăng ký kê khai thuế giúp cơ quan thuế nắm được tổng số các đối tượng đang kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời quản lý chặt chẽ người nộp thuế ngay từ khâu ban đầu.

Công tác kiểm tra tra việc đăng ký thuế cần phải phối hợp với cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh và chính quyền địa phương để rà soát, kiểm tra số người có kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, không nộp thuế từ đó có kế hoạch, biện pháp xử lý theo quy định.

2.2.2. Kiểm tra tình hình kê khai và nộp thuế:

Kể từ ngày 01/7/2007 Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành ngành thuế đã xoá bỏ chế độ chuyên quản việc nộp hồ sơ khai thuế, nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước được giao quyền chủ động cho người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp số tiền thuế vào

Ngân sách và tự chịu trách nhiệm trước Pháp Luật. Do vậy công tác kiểm tra thuế thực hiện theo mô hình chức năng dựa trên hồ sơ khai thuế của Người nộp thuế và cơ sở dữ liệu về thuế của người nộp thuế để tiến hành kiểm tra theo các bước sau.

Theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật Quản lý thuế, các hồ sơ thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm mục đích đánh giá sự tuân thủ Pháp Luật về thuế của người nộp thuế.

Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.

*/ Bước 1: Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

+ Công chức thuế thực hiện việc kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan về người nộp thuế, so sánh với dữ liệu của người nộp thuế cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế.

Sau khi kiểm tra, công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ thuế theo một trong các trường hợp:

- Đối với hồ sơ khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ và bảo đảm tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế, không có dấu hiệu vi phạm thì chấp nhận;

- Trường hợp phát hiện trong hồ sơ chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Đối với trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn trực tiếp cho người nộp hồ sơ. Đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử, cơ quan thuế phải ra thông báo bằng văn bản trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Đối với hồ sơ cần được làm rõ thì ghi rõ nội dung để kiểm tra tiếp. + Kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế:

- Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan thuế ra Thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu trong hồ sơ khai thuế.

Thời gian giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế không quá mười ngày. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.

Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì phải lập Biên bản làm việc.

- Sau khi người nộp thuế đã giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế:

- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thuế và chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận.

- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung. Thời hạn khai bổ sung là năm ngày kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo yêu cầu khai bổ sung.

- Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế:

- Ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho người nộp thuế biết để thực hiện nộp số thuế theo ấn định.

- Ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nếu không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*/ Bước 2: Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế + Các trường hợp kiểm tra tại cơ sở người nộp thuế:

- Trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.

- Trường hợp kiểm tra trước khi hoàn thuế theo quy định bao gồm:

Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu.

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 2 năm tính từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước.

Người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định. Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

- Cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra thuế đối với trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Người nộp thuế có quyền từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế.

Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban hành.

Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải có những nội dung cơ bản sau đây:

- Căn cứ pháp lý để kiểm tra;

- Đối tượng kiểm tra (trường hợp đối tượng kiểm tra là người nộp thuế có các đơn vị thành viên thì nội dung Quyết định kiểm tra phải ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên thuộc đối tượng kiểm tra theo Quyết định);

- Nội dung, phạm vi kiểm tra; - Thời gian tiến hành kiểm tra;

- Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên khác của đoàn kiểm tra. - Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.

Hiện tại Chi cục Thuế có 102 tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế theo kê khai hàng tháng phải nộp hồ sơ khai thuế đến cơ quan thuế bao gồm:

- Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh: 52 đơn vị

- Hợp tác xã: 20 đơn vị

- Hộ kinh doanh cá thể: 30 hộ

- Ngoài ra, Chi cục Thuế còn quản lý hơn 650 hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định hàng tháng, hơn 10 nghìn hộ nộp thuế nhà đất và các cá nhân kinh doanh vãng lai.

Căn cứ quy trình nghiệp vụ Đội đã triến hành phân công cho cán bộ làm công tác kiểm tra thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế đã nộp trên cơ sở so sánh với hệ thống cơ sở dữ liệu để phân tích đánh giá mức độ tuân thủ Pháp Luật của người nộp thuế thông qua hồ sơ khai thuế. Qua đó để tiến hành các bước kiểm tra tại trụ sở nếu có nghi vấn.

Tuy nhiên thực tế cho thấy việc kiểm tra hồ sơ khai thuế còn có nhiều bất cập các chế tài chưa rõ ràng do vậy đã làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra như hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT hay trực tiếp trên Doanh thu Người nộp thuế chỉ nộp tờ khai thuế theo mẫu 03/GTGT và mẫu 05/GTGT không có bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào hay bán ra do vậy việc kiểm tra không đạt hiệu quả. Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế, nộp thuế đã từng bước đi vào nề nếp đặc biệt người nộp thuế đã tuân thủ thời gian nộp hồ sơ thuế cho cơ quan thuế nhưng việc nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước còn chậm dây dưa kéo dài. Mức xử phạt đối với các hành vi nộp chậm tiền thuế còn thấp 0,05% trên ngày nộp chậm nên chưa đủ sức để răn đe hành vi nộp chậm tiền thuế do vậy vẫn còn các đơn vị, cá nhân nợ đọng thuế.

2.2.3. Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn tính thuế

Việc kiểm tra chấp hành chế độ kế toán, sổ sách chứng từ hóa đơn được thực hiện cùng với Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Qua kiểm tra thực tế cho thấy đa số các doanh nghiệp đã thực hiện tương đối tốt chế dộ kết toán. Tuy nhiên khu vực hộ cá thể việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ chưa nghiêm túc, việc mua bán hàng hóa dịch vụ không thực hiện đúng quy định về hóa đơn chứng từ. Các Doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn không phải do Cơ quan thuế quản lý, phát hành, các hành vi này đã làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn hoặc được khấu trừ. Qua công tác kiểm tra đã xử lý theo quy định về chế độ kế toán, truy thu và xử lý vi phạm nộp Ngân sách Nhà nước.

Căn cứ và phương thức kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán phải căn cứ vào Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán đã được ban hành. Quá trình kiểm tra phải tuân thủ các quy định của nhà nước trong quá trình kiểm tra. Từ đó đối chiếu với các quy định

nhằm phát hiện các hành vi gian lận trong quá trình hạch toán kế toán, sử dụng chứng từ kế toán bất hợp phát để làm tăng chi phí nhằm mực đích trốn lậu thuế hoặc đề nghị hoàn thuế.

Việc kiểm tra chấp hành chế độ kế toán đặc biệt là kiểm tra sử dụng chứng từ kế toán cần phải lưu ý các quy định về chứng từ, hóa đơn. Các hóa đơn có nghi vấn phải phối hợp xác minh tính hợp pháp để có biện pháp xử lý theo quy định.

Một số tồn tại: Theo quy định việc tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế chỉ được 5 ngày trực tiếp làm việc. Do vậy công tác kiểm tra không được sâu rộng, toàn diện mà chỉ tiến hành kiểm tra theo mục tiêu đã được đánh giá, phân tích ở bước 1 do đó kết quả không được cao các hành vi thủ đoạn sử dụng hóa đơn chứng từ không được xử lý triệt để dẫn đến sai phạm kéo dài.

2.2.4. Kiểm tra tình hình quyết toán thuế

- Việc kiểm tra Quyết toán thuế được tiến hành theo 2 bước: */ Bước 1 kiểm tra quyết toán tại cơ quan thuế:

Căn cứ báo cáo quyết toán thuế và báo cáo Tài chính của đơn vị gửi cơ quan thuế theo quy định là sau 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính đơn vị phải nộp hồ sơ quyết toán thuế và báo cáo tài chính đến cơ quan thuế. Trên cơ sở đó cơ quan thuế (Đội kiểm tra) thực hiện kiểm tra, phân tích trên hệ thống phần mềm ứng dụng để phân tích báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán là cơ sở để xác định, đánh giá độ chính xác, độ tin cậy và chất lượng của báo cáo. Đồng thời xác định mức độ tuân thủ Pháp Luật thuế của đơn vị. Từ đó tiến hành thu nhập thông tin trong và ngoài ngành để phân loại mức độ vi phạm làm cơ sở để lập kế hoạch thanh tra hay kiểm tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra người nộp thuế trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 45)