1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Tổ chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

113 640 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc tiếp giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc với 265 km đường biên giới, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa chính trị và an ninh quốc phòng. Dân số toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống; trong đó dân tộc La Hủ 9.731 người, chiếm 2,41%; dân tộc Mảng 3.801 người, chiếm 0,94%; dân tộc Cống 1.140 người, chiếm 0,28%. Đây là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước với điều kiện kinh tế xã hội phát triển chậm, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, tỷ lệ hộ đói nghèo cao 32,3%. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án được triển khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng miền núi và đồng bào dân tộc ở những vùng đặc biệt khó khăn, như chương trình 134, 135, 167, các chương trình hỗ trợ về giáo dục, y tế ...v..v... Việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần làm cho diện mạo nông thôn miền núi nơi đây có nhiều đổi thay đáng kể, kinh tế đã có bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân đạt được nhiều tiến bộ, giúp các dân tộc thiểu số hoà nhập nhanh chóng vào sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa và biên giới, do những yếu tố về lịch sử, địa lý tự nhiên khắc nghiệt và phong tục tập quán lạc hậu, cuộc sống du canh du cư, săn bắt, hái lượm, phụ thuộc vào tự nhiên, nên tình hình sản xuất và đời sống của một số đồng bào dân tộc còn rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, điển hình là các dân tộc La Hủ, Mảng, Cống. Những năm qua, mặc dù được thụ hưởng các chính sách đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước nhưng do khó khăn cách trở về giao thông đi lại, do nguồn lực đầu tư còn thiếu, bên cạnh đó việc tổ chức thực thi chính sách của các cấp chính quyền địa phương còn bộc lộ một số hạn chế như sử dụng các nguồn lực đầu tư của Chính phủ chưa hiệu quả, chính quyền tỉnh còn chưa phân công, phân cấp mạnh cho cấp huyện và cơ sở, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền đến người dân còn chưa được chú trọng, các đối tượng được hưởng chính sách không nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình dẫn đến nhân dân chưa nhiệt tình tham gia vào quá trình thực hiện chính sách, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nên hiêu lực và hiệu quả từ các chính sách mang lại chưa cao, chưa xứng với sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước.Tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, từ điều kiện thực tế của tỉnh Lai Châu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát triển kinh tếxã hội vùng các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng” trên địa bàn Tỉnh với mục tiêu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống phát triển sản xuất, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; bảo tồn và phát triển giúp đồng bào hòa nhập và rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền trong cả nước.Từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh trong thời gian vừa qua, tác giả quyết định chọn đề tài “Tổ chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu” làm luận văn Thạc sỹ của mình, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với 3 dân tộc La Hủ, Cống, Mảng của tỉnh Lai Châu đạt kết quả cao hơn.

Trang 2

vừ a tiến

Tổ chức thực thi chính sách của nhà nớc về

hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng

trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs TS đoàn thị thu hà

LỜI CAM ĐOAN

Tụi xin cam đoan đõy là cụng trỡnh nghiờn cứu của riờng tụi Cỏc số liệu, kết quảnờu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cụng bố trong bất kỡ cụng trỡnhnghiờn cứu nào Cỏc thụng tin trớch dẫn trong luận văn đều cú nguồn gốc rừ ràng./

Tỏc giả luận văn

Vừ A Tiến

Trang 3

Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tôi đã đượctruyền đạt và tiếp thu nhiều kiến thức từ các thầy, cô giáo trong trường Để có đượckết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sựgiúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa khoa học quản lý, Việnđào tạo sau Đại học Đặc biệt là sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS TS ĐoànThị Thu Hà là cô giáo hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài vàviết luận văn

Bên cạnh, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo

cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và sự động viên của gia đình đã tạo mọi điều kiện để tôihoàn thành luận văn này

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáocùng toàn thể mọi người đã dành cho tôi những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu trong thờigian qua./

Vừ A Tiến

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH 7 1.1 Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 7

1.1.1 Đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn 71.1.2 Khái niệm chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

81.1.3 Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 91.1.4 Các bộ phận cấu thành của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

đặc biệt khó khăn 111.2.3 Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc

biệt khó khăn 131.2.4 Các điều kiện để tổ chức thực thi chính sách thành công 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MẢNG, LA HỦ, CỐNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH LAI CHÂU 25 2.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của ba dân tộc Mảng,

La Hủ, Cống 25

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, môi trường nơi ba dân tộc sinh sống 25

Trang 5

khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu 34

2.2.1 Mục tiêu chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống được triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu 34

2.2.2 Các bộ phận cấu thành của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống trược triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu 35

2.3 Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu 39

2.3.1 Chuẩn bị triển khai chính sách 39

2.3.2 Thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ dân tộc Mảng, La Hủ, Cống 53

2.3.3 Kiểm soát sự thực hiện chính sách 66

2.4 Đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu 68

2.4.1 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu chính sách 68

2.4.2 Điểm mạnh về tổ chức thực thi chính sách 70

2.4.3 Điểm yếu về tổ chức thực thi chính sách 71

2.4.4 Nguyên nhân của điểm yếu 74

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MẢNG, LA HỦ, CỐNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH LAI CHÂU 76

3.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 76

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu 77

3.2.1 Hoàn thiện chuẩn bị triển khai chính sách 77

3.2.2 Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện chính sách 79

3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách 86

3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp 89

3.3.1 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu 89

3.3.2 Kiến nghị với Ủy ban dân tộc 89

3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ 89

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 7

Sơ đồ 1.1 Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK 12

Sơ đồ 1.2 Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng

bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 13

Sơ đồ 2.1 Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách cấp tỉnh 39

BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp số liệu về trình độ dân trí dân tộc La Hủ, Cống, Mảng 30Bảng 2.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy vùng dân tộc Mảng, La Hủ, Cống

31Bảng 2.3 Cơ sở vật chất Giáo dục vùng dân tộc Mảng, La Hủ, Cống 32Bảng 2.4 Thống kê tình hình dịch bệnh vùng dân tộc Mảng, La Hủ, Cống 33Bảng 2.5 Kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết

yếu phục vụ phát triển cộng đồng khu vực đồng bào Mảng, La Hủ,Cống sinh sống giai đoạn 2011 – 2013 44Bảng 2.6 Kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ hộ gia đình đồng bào Mảng, La

Hủ, Cống đảm bảo điều kiện và nhu cầu thiết yếu cho đời sống giaiđoạn 2011 – 2013 45Bảng 2.7 Kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ đồng bào Mảng, La Hủ, Cống

đảm bảo các điều kiện phát triển sản xuất giai đoạn 2011 – 2013 47Bảng 2.8 Kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ giáo dục cho đồng bào Mảng,

La Hủ, Cống giai đoạn 2011 – 2013 49Bảng 2.9 Kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho

đồng bào Mảng, La Hủ, Cống giai đoạn 2011 – 2013 50Bảng 2.10 Số lượt cán bộ được tham gia tập huấn triển khai chính sách 53Bảng 2.11 Tỷ lệ các bản có dân tộc Mảng, La Hủ, Cống được tiếp cận các phương tiện

truyền thông trên hai địa bàn Huyện Sìn Hồ và Mường Tè 55Bảng 2.12 Số lượng và thành phần tập huấn Chính sách 1672/QĐ-TTg 55Bảng 2.13 Tình hình triển khai kế hoạch hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu

phục vụ phát triển cộng đồng khu vực đồng bào Mảng, La Hủ, Cống

Trang 8

2011- 2013 58Bảng 2.15 Thực tế triển khai kế hoạch hỗ trợ hộ gia đình đồng bào Mảng, La

Hủ, Cống đảm bảo điều kiện và nhu cầu thiết yếu cho đời sống giaiđoạn 2011 – 2013 59Bảng 2.16 Thực tế triển khai kế hoạch hỗ trợ đồng bào Mảng, La Hủ, Cống đảm

bảo các điều kiện phát triển sản xuất giai đoạn 2011 – 2013 60Bảng 2.17 Thực tế triển khai kế hoạch hỗ trợ giáo dục cho đồng bào Mảng, La

Hủ, Cống giai đoạn 2011 – 2013 61Bảng 2.18 Thực tế triển khai hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào

Mảng, La Hủ, Cống giai đoạn 2011 – 2013 62Bảng 2.19 Tình hình giải ngân vốn thực hiện Chính sách hỗ trợ dân tộc Mảng,

La Hủ, Cống giai đoạn 2011-2013 63

Trang 9

vừ a tiến

Tổ chức thực thi chính sách của nhà nớc về

hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng

trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

Trang 10

và đồng bào dân tộc ở những vùng đặc biệt khó khăn, như chương trình 134, 135,

167, các chương trình hỗ trợ về giáo dục, y tế v v Việc tổ chức triển khai thựchiện các chính sách trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng gópphần làm cho diện mạo nông thôn miền núi nơi đây có nhiều đổi thay đáng kể, kinh

tế đã có bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bướcđược cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm tăng thu nhập cho người dân đạt được nhiều tiến bộ, giúp các dân tộcthiểu số hoà nhập nhanh chóng vào sự phát triển chung của tỉnh

Tuy nhiên việc tổ chức thực thi chính sách của các cấp chính quyền địaphương còn nhiều hạn chế Tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách dân tộc củaĐảng và Nhà nước, từ điều kiện thực tế của tỉnh Lai Châu, Thủ tướng Chính phủ đãphê duyệt đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng”trên địa bàn Tỉnh với mục tiêu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗtrợ và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống phát triển sản xuất,giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; bảo tồn và phát triển giúp đồngbào hòa nhập và rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền trong cả nước

Từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ đồng bào

dân tộc thiểu số của tỉnh trong thời gian vừa qua, tác giả quyết định chọn đề tài “Tổ

chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu” làm luận văn Thạc sỹ của mình, với mong

Trang 11

muốn đóng góp một phần nhỏ vào hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với 3dân tộc La Hủ, Cống, Mảng của tỉnh Lai Châu đạt kết quả cao hơn.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

 Xác định khung lý thuyết để nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu

 Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc La

Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu Đánh giá kết quả thực hiện, điểmmạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong thực hiện chính sách đó

 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗtrợ đồng bào các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng: Tổ chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào

dân tộc thiểu số La Hủ, Cống, Mảng

Phạm vi:

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗtrợ đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn, trong đó cấp ban hànhchính sách là Trung ương, chủ thể thực thi chính sách là chính quyền tỉnh Lai Châu

Đề tài không đi vào nghiên cứu chính sách giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển nòigiống đối với đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn

- Về không gian: Địa bàn tỉnh Lai Châu, tập trung vào hai huyện Mường Tè

và Sìn Hồ nơi đồng bào La Hủ, Cống, Mảng sinh sống

4 Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH

HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT

KHÓ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH

1.1 Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Trong phần này luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau: (1) Đồngbào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn; (2) Khái niệm chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; (3) Mục tiêu của chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; (4) Các bộ phận cấu thành của chínhsách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là hệ thốngcác chủ trương, giải pháp lớn của Đảng và Nhà nước được cụ thể bằng các chươngtrình, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số cư trú ở những vùng sâu,vùng xa có trình độ phát triển còn thấp kém, lạc hậu, nhằm nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của đồng bào và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc,giữa các vùng miền, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

1.2 Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khókhăn là quá trình biến chính sách chính sách của Đảng, Nhà nước thành hành động

và kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước

từ trung ương, đến tỉnh, huyện và cơ sở nhằm hiện thực hoá những mục tiêu củachính sách đã đề ra

Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặcbiệt khó khăn bao gồm 3 giai đoạn (1) Chuẩn bị triển khai chính sách; (2) Chỉ đạo

Trang 13

thực thi chính sách hỗ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; (3) Kiểm soát

sự thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Các điều kiện để tổ chức thực thi chính sách thành công là phải có chính sáchhợp lý – điều kiện để thực hiện chính sách thành công; phải có nền hành chính công đủmạnh, có khả năng thích ứng cao và trong sạch; phải có sự cam kết của các nhà lãnhđạo cấp cao; phải tạo được niềm tin và sự ủng hộ của đa số quần chúng nhân dân

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MẢNG,

LA HỦ, CỐNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH LAI CHÂU

2.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của ba dân tộc Mảng,

La Hủ 1.919 hộ với 9.731 khẩu, dân tộc Mảng 731 khẩu với 3.801 khẩu, dân tộc Cống

224 hộ với 1.140 khẩu Theo cơ cấu nam, nữ của 3 dân tộc này không đồng đều.Theo số liệu năm 2012, tổng số nam giới là 7.188 người chiếm 48,9%, nữ giới7.484 người chiếm 51,1%

2.2 Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống được triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Mục tiêu chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống được triểnkhai trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2015:

Trang 14

 Giảm tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc La Hủ, Cống Mảng xuống khoảng60%, giảm bình quân 3 - 4%/năm;

 Hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho người dân;

 90% số người dân tộc La Hủ, Cống, Mảng biết chữ;

 Số phòng học tạm còn 34%;

 50% số hộ người dân tộc La Hủ, Cống, Mảng được sử dụng điện sinh hoạt;

 80% số thôn bản được đầu tư công trình nước sinh hoạt;

 100% thôn bản có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm;

 50% trạm y tế xã có bác sỹ, y sỹ sản nhi;

 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 30%

Các bộ phận cấu thành của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặcbiệt khó khăn bao gồm: (1) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triểncộng đồng; (2) Hỗ trợ các hộ gia đình đảm bảo các điều kiện và nhu cầu thiết yếucủa đời sống; (3) Hỗ trợ người dân đảm bảo các điều kiện để phát triển sản xuất; (4)

Hỗ trợ giáo dục; (5) Hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân

2.3 Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu

Luận văn nghiên cứu thực trạng quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn bao gồm 3 giai đoạn:

 Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách với các hoạt động (1) Xây dựng bộmáy tổ chức thực thi chính sách; (2) Lập kế hoạch triển khai; (3) Xây dựng các vănbản hướng dẫn; (4) Tổ chức tập huấn cho các cơ quan, cán bộ thực thi và đối tượngchính sách

 Thực trạng chỉ đạo thực thi chính sách hỗ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệtkhó khăn bao gồm các hoạt động (1) Truyền thông và tư vấn; (2) Phân bổ các nguồnlực để thực hiện kế hoạch; (3) Vận hành các ngân sách; (4) Phối hợp các bên có liênquan; (5) Giải quyết xung đột; (6) Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ

Trang 15

 Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu

số đặc biệt khó khăn bao gồm các hoạt động (1) Xây dựng hệ thống thông tin phảnhồi; (2) Giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách; (3) Điều chỉnh chính sách;(4) Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới

2.4 Đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng,

La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 -2013, Chính quyền tỉnh Lai Châu chưatriển khai thành công chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn Hầu hết các mụctiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạn này đều chưa thực hiện được, thậm chí triển khaivới kết quả rất thấp

 Công tác báo cáo tình hình triển khai Chính sách đã được thực hiện theo định kỳ

 Công tác giám sát đã được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra

Điểm yếu về tổ chức thực thi chính sách

 Trách nhiệm, quyền hạn của các Ủy viên các Sở, Ban ngành trong Ban chỉ đạotriển khai Chính sách còn chung chung, chưa cụ thể hóa trách nhiệm cụ thể là gì

 Các Huyện Sìn Hồ và Mường Tè chưa thành lập được Ban chỉ đạo cấp Huyện

 Đối tượng tập huấn còn bị hạn chế về thành phần và số lượng, nội dung tậphuấn còn chung chung chưa cụ thể cho từng chính sách hỗ trợ Các lớp tập huấn chủyếu tổ chức tại Tỉnh, chưa tổ chức tại địa phương

 Các kế hoạch đầu tư xây dựng CSHT các bản dân tộc La Hủ, Máng, Cốngcòn ít được quan tâm, đặc biệt là các bản mới chia tách

Trang 16

 Truyền thông chủ yếu thông qua ngôn ngữ phổ thông mà chưa chú ý truyềnthông bằng ngôn ngữ dân tộc, trong khi trình độ dân trí của người dân còn thấp vìvậy một bộ phận dân tộc La Hủ, Máng, Cống sau khi được tuyền truyền vẫn chưanhận thức được mục tiêu và nội dung của chính sách

 Chính quyền chưa huy động được sự tham gia của các trưởng thôn, trưởng bản,các đảng viên và người dân vào công tác truyền thông chính sách đối với dân tộc

 Nhiều kế hoạch triển khai chính sách đang thực hiện với tiến độ chậm chạpnhư kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển cộng đồng khuvực đồng bào Mảng, La Hủ, các kế hoạch hỗ trợ các điều kiện và nhu cầu thiết yếucho đời sống, kế hoạch đảm bảo các điều kiện phát triển sản xuất

 Giải ngân các nguồn vốn cho quá trình triển khai các kế hoach giai đạn 2011

- 2013 còn rất chậm

 Việc lấy ý kiến của các hộ dân tộc thiểu số, các trưởng thôn, trưởng bản làm

cơ sở cho những đánh giá và điều chỉnh thực hiện Chính sách, và kiến nghị hoànthiện Chính sách chưa được triển khai

 Tỉnh Lai Châu đã có một số kiến nghị đổi mới chính sách tuy nhiên các kiếnnghị chính sách này còn thiếu hụt như hỗ trợ xây dựng các trung tâm y tế xã nhằmthoát khỏi tình trạng tạm nhờ sang tình trạng bán kiến cố hoặc kiên cố; hay kiếnnghị hỗ trợ xây dựng thêm các tuyến giao thông đến thôn bản

Nguyên nhân của điểm yếu là (1) Chính sách còn nhiều điểm chưa sát vớithực tế; (2) Trình độ cán bộ thực thi chính sách còn non kém về nghiệp vụ; (3) Dotrình độ dân trí còn thấp; (4) Do tập quán canh tác; (5) Do địa bàn rộng lớn, điềukiện tự nhiên không thuận lợi

Trang 17

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MẢNG,

LA HỦ, CỐNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH LAI CHÂU

3.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020

Một là, tăng cường phân cấp cho Ban chỉ đạo thực hiện Chính sách cấp tỉnh

để Ban chỉ đạo có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các khâu từ xây dựng kếhoạch cho từng giai đoạn cũng như khâu tuyên truyền, tổ chức triển khai các chínhsách hỗ trợ

Hai là, kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo thực hiện Chính sách cấp tỉnh, theo đó

hình thành một cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giúp việc và giải quyết cáccông việc thường xuyên cho ban chỉ đạo

Ba là, Xây dựng hệ thống thông tin thường xuyên, liên tục giữa lãnh đạo

tỉnh, ban chỉ đạo đến các ban của huyện và cán bộ xã, bản chuyên trách thực thichương trình hỗ trợ đồng bào

Bốn là, xây dựng quy trình, tiêu chí đánh giá kết quả của chính sách hỗ trợ

theo nhiều tiêu chí khác nhau

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống của chính quyền tỉnh Lai Châu

Luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện ở cả 3 giai đoạn của quá trình tổchức thực thi chính sách là (1) Hoàn thiện chuẩn bị triển khai chính sách; (2) Hoànthiện chỉ đạo chính sách; (3) Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách

 Cần có những quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên là giámđốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Laođộng và Thương binh Xã hội, Sở Y tế trong triển khai chính sách theo các lĩnh vực

Trang 18

ngành được phân công từ trách nhiệm xây dựng các kế hoạch, tư vấn, đôn đốc triểnkhai và kiểm soát triển khai các giải pháp hỗ trợ thuộc ngành quản lý.

 Cần quy định cụ thể sự phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng Tỉnh với các sởngành khác có liên quan để triển khai chính sách trên địa bàn các xã biên giới, vìđây là những địa bàn có dân tộc La Hủ, Cống, Mảng sống rải rác và khó có thể huyđộng đủ nhân lực nếu không có lực lượng Biên phòng

 Đôn đốc UBND các Huyện Sìn Hồ và Mường Tè thành lập Ban chỉ đạo cấpHuyện để đẩy nhanh tiến độ và đạt được kết quả khả quan hơn trong triển khaiChính sách

 Cần tăng cường phân cấp quyền hạn và trách nhiệm trong triển khai Chínhsách cho Chính quyền cấp Huyện Sìn Hồ và Mường Tè để tăng cường tính tự chủ

và linh hoạt trong triển khai Chính sách

 Lập kế hoạch triển khai Chính sách theo từng giai đoạn và hàng năm cầnbám sát thực tế tình hình địa phương

 Tăng cường ban hành các văn chỉ đạo triển khai Chính sách, văn bản về kiểmtra theo dõi, đánh giá thực hiện Chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện Chínhsách theo từng nội dung chính sách hỗ trợ

 Đẩy mạnh công tác tập huấn triển khai Chính sách về đối tượng, nội dung.Ban dân tộc Tỉnh là cơ quan thường trực cần mở rộng đối tượng tập huấn bao gồm

cả các trưởng thôn, bản và các cán bộ Đảng viên

 Đa dạng hóa nhiều hình thức truyền thông ngoài các hình thức truyền thống

là đài, báo, truyền hình Truyền thông cần sử dụng chủ yếu ngôn ngữ dân tộc dotrình độ dân trí của người dân còn thấp nhằm đảm bảo chuyển tải được nội dung cầntruyền thông

 Đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục

vụ phát triển cộng đồng khu vực đồng bào Mảng, La Hủ

 Xây dựng và triển khai hệ thống lấy ý kiến của các hộ dân tộc thiểu số, cáctrưởng thôn, trưởng bản làm cơ sở cho những đánh giá và điều chỉnh thực hiệnChính sách, và kiến nghị hoàn thiện Chính sách

Trang 19

3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp

 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu: Phải bố trí cán bộ chuyêntrách, có đủ năng lực và tâm huyết, trong đó ưu tiên sử dụng cán bộ là người dân tộc

La Hủ, Cống, Mảng để tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với

đồng bào ba dân tộc này.

 Kiến nghị với Ủy ban dân tộc: Ủy ban Dân tộc cần xây dựng các quy trình đểhướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện chínhsách

 Kiến nghị với Chính phủ: Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn địa phươngthực hiện các chính sách hỗ trợ về đời sống, đào tạo nghề, giáo dục, y tế, phát triểnsản xuất và bảo đảm an sinh xã hội theo mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách

-KẾT LUẬN

Chính sách hỗ trợ dân tộc Mảng, La Hủ, Cống đã ban hành được gần 3 nămnhưng Chính sách chưa đi vào thực tiễn cuộc sống, chưa đạt được các mục tiêu cảithiện các điều kiện KT-XH các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng tại các Huyện Mường

Tè và Sìn Hồ Tỉnh Lai Châu Nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế của quátrình tổ chức thực thi chính sách Nghiên cứu của luận văn cho thấy tổ chức thực thichính sách hỗ trợ dân tộc La Hủ, Cống, Mảng của Chính quyền Tỉnh Lai Châu cònkhá nhiều vấn đề bất cập trong quá trình chuẩn bị triển khai chính sách, trong chỉđạo triển khai chính sách cũng như trong kiểm soát sự thực hiện chính sách

Để giải quyết các vấn đề tổ chức thực thi chính sách đã nêu ở trên, tác giảdựa vào cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm đã đề xuất hệ thống các giải pháp hoànthiện tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ dân tộc La Hủ, Cống, Mảng của Chínhquyền Tỉnh Lai Châu bao gồm 3 nhóm giải pháp theo quy trình tổ chức thực thichính sách

Trang 20

vừ a tiến

Tổ chức thực thi chính sách của nhà nớc về

hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng

trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

Ngời hớng dẫn khoa học:

pgs TS đoàn thị thu hà

Trang 21

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc tiếp giáp tỉnh VânNam- Trung Quốc với 265 km đường biên giới, là tỉnh có vị trí quan trọng về địachính trị và an ninh quốc phòng Dân số toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20dân tộc cùng sinh sống; trong đó dân tộc La Hủ 9.731 người, chiếm 2,41%; dân tộcMảng 3.801 người, chiếm 0,94%; dân tộc Cống 1.140 người, chiếm 0,28% Đây làmột trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước với điều kiện kinh tế xã hội pháttriển chậm, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, tỷ lệ hộ đói nghèo cao 32,3% Trong nhữngnăm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án được triểnkhai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng miền núi

và đồng bào dân tộc ở những vùng đặc biệt khó khăn, như chương trình 134, 135,

167, các chương trình hỗ trợ về giáo dục, y tế v v Việc tổ chức triển khai thựchiện các chính sách trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng gópphần làm cho diện mạo nông thôn miền núi nơi đây có nhiều đổi thay đáng kể, kinh

tế đã có bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bướcđược cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm tăng thu nhập cho người dân đạt được nhiều tiến bộ, giúp các dân tộcthiểu số hoà nhập nhanh chóng vào sự phát triển chung của tỉnh

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều nơi, nhất là vùngsâu, vùng xa và biên giới, do những yếu tố về lịch sử, địa lý tự nhiên khắc nghiệt vàphong tục tập quán lạc hậu, cuộc sống du canh - du cư, săn bắt, hái lượm, phụ thuộcvào tự nhiên, nên tình hình sản xuất và đời sống của một số đồng bào dân tộc cònrất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, điển hình là các dân tộc La Hủ, Mảng,Cống Những năm qua, mặc dù được thụ hưởng các chính sách đầu tư và các dịch

vụ hỗ trợ của Nhà nước nhưng do khó khăn cách trở về giao thông đi lại, do nguồnlực đầu tư còn thiếu, bên cạnh đó việc tổ chức thực thi chính sách của các cấp chínhquyền địa phương còn bộc lộ một số hạn chế như sử dụng các nguồn lực đầu tư của

Trang 22

Chính phủ chưa hiệu quả, chính quyền tỉnh còn chưa phân công, phân cấp mạnh chocấp huyện và cơ sở, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, công táctuyên truyền đến người dân còn chưa được chú trọng, các đối tượng được hưởngchính sách không nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình dẫn đến nhândân chưa nhiệt tình tham gia vào quá trình thực hiện chính sách, còn tư tưởng trôngchờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nên hiêu lực và hiệu quả từ các chính sáchmang lại chưa cao, chưa xứng với sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước.

Tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, từđiều kiện thực tế của tỉnh Lai Châu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Pháttriển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng” trên địa bàn Tỉnh vớimục tiêu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ và tạo điều kiệncho đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống phát triển sản xuất, giảm nghèo, nâng caođời sống vật chất, tinh thần; bảo tồn và phát triển giúp đồng bào hòa nhập và rútngắn khoảng cách giữa các vùng, miền trong cả nước

Từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ đồng bào

dân tộc thiểu số của tỉnh trong thời gian vừa qua, tác giả quyết định chọn đề tài “Tổ

chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu” làm luận văn Thạc sỹ của mình, với mong

muốn đóng góp một phần nhỏ vào hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với 3dân tộc La Hủ, Cống, Mảng của tỉnh Lai Châu đạt kết quả cao hơn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài có liên quan:

Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là một trong những nội dung

có ý nghĩa thực tiễn lớn đòi hỏi phải giải quyết một cách khoa học, đúng đắn vàthận trọng Vì thế, trong những năm vừa qua vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhànước đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, qua cácchính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước

Trên tinh thần đó, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều công trình khoa học,những đề tài khoa học tập trung vào vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dântộc của Đảng và Nhà nước ta như:

Trang 23

Sách, báo:

- Bài viết của tác giả Đặng Vũ Liêm trong Tạp chí Quốc phòng toàn dân,

số 2/1999 về “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi,

cải thiện đời sống nhân dân” Trên cơ sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng

và Nhà nước ta, tác giả nêu ra những giải pháp về thực hiện chính sách của Đảng vàNhà nước ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Nguyễn Thị Hoa (2007), “Hiệu quả sự tham gia của người nghèo trong

các dự án xóa đói giảm nghèo”, Sách tham khảo: Đổi mới công tác kế hoạch trong

quá trình hội nhập, NXB Lao động- Xã hội

Một số luận án, luận văn có nghiên cứu đến đề tài luận văn này:

- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộcthiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay của tác giả Ngô Kim Y (2001)

- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc) của tác giả:Nguyễn Thị Phương Thủy (2001)

- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay, tác giảLâm Thị Bích Nguyệt (2005)

- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạnhiện nay, tác giả Vũ Quang Trọng (2006)

- Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh TháiNguyên hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Thúy (2012)

Các công trình, luận án, luận văn nêu trên đã tập trung làm rõ thực trạngchính sách và quá trình tổ chức thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộcmiền núi ở một số tỉnh, vùng miền khác nhau, đồng thời các tác giả đã đề xuất nhiềugiải pháp để thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian tới

Tuy nhiên, chưa thấy có đề tài nào đề cập và nghiên cứu sâu về quá trình tổ chứcthực thi chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên cả nước nóichung và đối với đồng bào dân tộc La Hủ, Cống, Mảng nói riêng Chính vì vậy, tác giảlựa chọn đề tài với mong muốn tiếp tục làm rõ thực trạng, đánh giá việc thực hiện, đồng

Trang 24

thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dântộc La Hủ, Cống, Mảng của chính quyền tỉnh Lai Châu trong thời gian tới.

3 Mục tiêu nghiên cứu:

 Xác định khung lý thuyết để nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu

 Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc La

Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu Đánh giá kết quả thực hiện, điểmmạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong thực hiện chính sách đó

 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗtrợ đồng bào các dân tộc La Hủ, Cống, Mảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng: Tổ chức thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đồng bào

dân tộc thiểu số La Hủ, Cống, Mảng

Phạm vi:

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗtrợ đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn, trong đó cấp ban hànhchính sách là Trung ương, chủ thể thực thi chính sách là chính quyền tỉnh Lai Châu

Đề tài không đi vào nghiên cứu chính sách giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển nòigiống đối với đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, đây là những chính sách lớntrong hệ thống chính sách

- Về không gian: Địa bàn tỉnh Lai Châu, tập trung vào hai huyện Mường Tè

và Sìn Hồ nơi đồng bào La Hủ, Cống, Mảng sinh sống

- Về thời gian: Số liệu thu thập trong khoảng thời gian 3 năm từ 2011 đến

Trang 25

Chuẩn bị triển khai:

- Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi

- Xây dựng các kế hoạch

- Văn bản hướng dẫn

- Tổ chức tập huấn

Chỉ đạo triển khai:

- Truyền thông và tư vấn

Kiểm soát sự thực hiện:

- Giám sát và kiểm tra

- Đánh giá việc thực hiện

- Điều chỉnh

Thực hiện được các mục tiêu của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK

- Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng cao

- Đưa đồng bào hoà nhập vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh

- Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống

- Góp phần củng cố và giữ vững an ninh chính trị vùng biên giới

Trang 26

Quy trình nghiên cứu:

Xác định vấn đề nghiên cứu

Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ dân tộc La Hủ, Mảng, Cống của Chính quyền

Tỉnh Lai Châu

Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xây dựng khung lý thuyết về tổ chức thực thi chính

sách hỗ trợ dân tộc La Hủ, Mảng, Cống của Chính quyền Tỉnh

Tổng hợp, phân tích số liệu, nghiên cứu định tính và định lượng về thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ dân tộc La Hủ, Mảng, Cống của Chính quyền

6 Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dântộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh

Chương 2: Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc La

Hủ, Cống, Mảng

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bàodân tộc La Hủ, Cống, Mảng của Chính quyền tỉnh Lai Châu đến năm 2015

Trang 27

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH

HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT

KHÓ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH

1.1 Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

1.1.1 Đồng bào dân tộc thiểu số trong nhóm đặc biệt khó khăn

Việt Nam là một quốc gia gồm 54 dân tộc, căn cứ vào dân số của từng dântộc thì dân tộc đa số ở nước ta là dân tộc Kinh (Việt) chiếm khoảng 88% số dân cảnước, còn lại là các dân tộc thiểu số Mỗi dân tộc đều có tiếng nói, phong tục tậpquán, bản sắc riêng, gắn kết nhau trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với chiềudài lịch sử dựng nước và giữ nước, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trongbức tranh dân tộc Việt Nam

Song, do ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử và đặc điểm điều kiện địa lý tựnhiên, phong tục tập quán nên các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú tập trung chủyếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao, 23 tỉnh có miền núi; 7 tỉnh

có tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, 10 tỉnh có tuyến biên giới đất liền ViệtNam - Lào, 10 tỉnh có tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia là nơi có điều kiệnkinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, kém phát triển về mọi mặt và có vị trí quantrọng về an ninh quốc phòng của đất nước Do đó, giữa các vùng, miền và các dântộc đang có khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển tương đối lớn, một số dântộc có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đối cao như dân tộc Tày, Thái…nhưng nhiều dân tộc vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển,sản xuất tự cung tự cấp, cuộc sống du canh du cư, bị ảnh hưởng nặng nề bởi cácphong tục tập quán lạc hậu, đời sống còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên Theo kếtquả Tổng điều tra dân số năm 2009 và theo qui định mức chuẩn nghèo của nước ta,hiện còn 17 dân tộc thuộc diện đặc biệt khó khăn có số dân dưới 10.000 người là: Si

La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo (dưới 1.000 người), Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô,

Trang 28

Cờ Lao, Ngái (dưới 5.000 người), Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha (dưới 8.000 người) vàPhù Lá, La Hủ (dưới 10.000 người) Trong đó, tỉnh Lai Châu có 4 dân tộc nằmtrong diện đặc biệt khó khăn có dân số rất ít đó là: Si La, Mảng, Cống, La Hủ hiệnđang cư trú ở hai huyện biên giới Sìn Hồ và Mường Tè của tỉnh.

1.1.2 Khái niệm chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Hiện nay, ở nước ta trong các văn bản, trên các phương tiện thông tin đạichúng có một thuật ngữ thường được hiểu theo nghĩa tương đương nhau: “Chínhsách dân tộc”, “Chính sách dân tộc và miền núi” Nhưng thật ra là có sự khác nhau.Thuật ngữ “chính sách dân tộc” cần được phân biệt với “chính sách dân tộc và miềnnúi” của Đảng, để từ đó xác định đúng vai trò, vị trí, nội dung, tổ chức bộ máy,phương hướng hoạt động và phương pháp công tác trong tổ chức thực hiện

Chính sách dân tộc của Đảng là một hệ thống các chủ trương, giải pháp lớn,

nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, trong

đó có sự quan tâm đến các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp Chínhsách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo phát huy sức mạnh của cả dân tộc vàbản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân tộc,làm cho các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển

Trong bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng có một định nghĩa rất đầy đủ vềchính sách dân tộc: “Chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách chung củaĐảng và Nhà nước nhằm vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử và giải quyếtvấn đề dân tộc trong cả nước”

Chính sách dân tộc và miền núi thể hiện sự quan tâm đến đặc điểm vùng cư

trú là miền núi (ở nước ta còn được bổ sung thêm: vùng sâu, vùng xa, vùng cao), cónhiều khó khăn về giao thông, điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá do địa hình phứctạp và địa bàn cư trú xa nhau, cắt khúc… Thông thường, đồng bào các dân tộc ítngười cư trú chủ yếu ở vùng núi, nên việc thực hiện chính sách dân tộc và miền núithể hiện sự quan tâm lớn đến các đồng bào dân tộc ít người

Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là một chính

sách trong hệ thống chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước ta Cóthể hiểu khái niệm chính sách này như sau:

Trang 29

“Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là hệ thống

các chủ trương, giải pháp lớn của Đảng và Nhà nước được cụ thể bằng các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số cư trú ở những vùng sâu, vùng xa có trình độ phát triển còn thấp kém, lạc hậu, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, giữa các vùng miền, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia”.

1.1.3 Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Mục tiêu chung của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khókhăn là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào; duy trì và phát triển cácdân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, giữa các vùngmiền; góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

Các mục tiêu cụ thể là:

 Đảm bảo cơ sở hạ tầng thiết yếu

 Đảm bảo các điều kiện và nhu cầu thiết yếu của đời sống

 Đảm bảo các điều kiện để phát triển sản xuất

 Hỗ trợ giáo dục

 Hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân

1.1.4 Các bộ phận cấu thành của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu

số đặc biệt khó khăn

1.1.4.1 Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển cộng đồng

Đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường sá, cung cấp nướcsinh hoạt, trường học, trạm xá, thuỷ lợi, mạng lưới điện sinh hoạt cho bà con dântộc đặc biệt khó khăn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy sản xuất, giaothương hàng hoá, nâng cao trình độ dân trí giúp cho các hộ dân tộc đặc biệt khókhăn hoà nhập với sự phát triển chung của tỉnh và cả nước

1.1.4.2 Hỗ trợ các hộ gia đình đảm bảo các điều kiện và nhu cầu thiết yếu của đời sống

 Hỗ trợ các hộ gia đình về nhà ở nhằm giúp xoá bỏ tình trạng nhà ở dột nát,nhà tạm, đảm bảo tiêu chí 3 cứng: mái cứng, khung cứng và nền cứng nhằm giúp họ

có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động sản xuất không di cư tự do

 Hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt trong thời gian chờ thu hoạch lương thực các vụ

Trang 30

trong năm

 Hướng dẫn và hỗ trợ bà con xây dựng công trình nhà vệ sinh, chuồng trại chongười và gia súc đảm bảo hợp vệ sinh góp phần đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh môitrường, phòng chống rét cho gia súc trong các đợt rét đậm, rét hại của mùa đông

1.1.4.3 Hỗ trợ người dân đảm bảo các điều kiện để phát triển sản xuất

 Thực hiện chính sách hỗ trợ khai hoang cho các hộ gia đình thiếu đất sảnxuất; đồng thời tiếp tục thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng, chuyển đổi nhữngdiện tích đất nương bạc màu sang trồng rừng kinh tế để các hộ gia đình chăm sócbảo vệ, tạo việc làm và tăng thu nhập từ việc trồng, bảo vệ rừng

 Hỗ trợ trực tiếp sản xuất cho hộ gia đình như giống, vật tư sản xuất gắn liềnvới xây dựng các mô hình tư vấn, hướng dẫn sản xuất thực hiện chuyển đổi cơ cấucây trồng vật nuôi, tiến hành chuyển giao khoa học kỹ thuật đưa các giống mới cógiá trị kinh tế và năng suất cao vào sản xuất

 Bước đầu thực hiện chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và chương trìnhcho vay lãi suất bằng 0 đối với đồng bào đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất

1.1.4.4 Hỗ trợ giáo dục

Đầu tư về cơ sở trường lớp học và các trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy

và học tập Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho con em các gia đình dân tộc thiếu sốđặc biệt khó khăn đang học ở các trường, các cấp học, bậc học, ngành học, học sinh

cử tuyển nhằm nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn cán bộ người địa phương; quantâm mở các lớp xoá mù chữ cho người dân tại thôn bản, chú trọng đào tạo nghề cholao động Có chính sách hỗ trợ cho giáo viên dạy học ở đây nhằm động viên cácthầy cô giáo yên tâm công tác gắn bó với nghề, với trường lớp và học sinh dân tộcvùng đặc biệt khó khăn

1.1.4.5 Hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân

Đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, thuốcmen và đảm bảo đủ số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ y, bác sỹ cơ sởnhằm đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người dân

Trang 31

Đồng thời có các chính sách hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh và chế độ phụ cấp ưuđãi cho đội ngũ y, bác sỹ cơ sở.

1.2 Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

1.2.1 Khái niệm tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu

số đặc biệt khó khăn

Tổ chức thực thi chính sách là giai đoạn thứ hai trong quá trình chính sáchsau giai đoạn hoạch định chính sách Quá trình tổ chức thực thi chính sách có ýnghĩa quyết định đối với sự thành bại của chính sách Trên thực tế, chính sách đượcĐảng và Nhà nước đề ra dù có hợp lý, có mục tiêu, ý đồ tốt, nhưng nếu tổ chức thựchiện không tốt thì cũng không thể đạt được mục tiêu mong muốn, hoặc đạt đượcnhưng với mức độ hiệu lực, hiệu quả thấp, thiếu bền vững

Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là quá trình biến chính sách của Đảng, Nhà nước thành hành động và kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước từ trung ương, đến tỉnh, huyện và cơ sở nhằm hiện thực hoá những mục tiêu của chính sách

Nói cách khác mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dântộc thiểu số đặc biệt khó khăn chính là nhằm để thực hiện các mục tiêu của chínhsách này

Trang 32

Sơ đồ 1.1: Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào;

- Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; duy trì nòi giống; nâng cao dân trí

- Góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

- Số tiền đầu tư

cho thủy lợi

- Số tiền đầu tư

- Số tiền hỗ trợ cấp thuốc cho đồng bào.

- Số xe máy được cấp phục vụ hoạt động dân số kế hoạch hóa gia đình

và y tế thôn bản và

số tiền cấp phát.

- Số nhân viên y tế bản được hỗ trợ

và số tiền hỡ trợ

- Số phụ nữ mang thai được hỗ trợ và

số tiền hỗ trợ

- Số trẻ sơ sinh được hỗ trợ dinh dưỡng và số tiền

hỗ trợ

- Số người nhà bệnh nhân đi điều trị tại bệnh viện được hỗ trợ và số tiền hỗ trợ

Hỗ trợ người dân đảm bảo các điều kiện để phát triển sản xuất:

- Số tiền hỗ trợ giao

khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình

- Số tiền hỗ trợ khai hoang cải tạo đất sản xuất

- Số tiền hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ về kỹ thuật, kiến thức tổ chức sản xuất

- Số tiền tổ chức các chuyến tham quan học tập cho cộng đồng

- Số tiền hỗ trợ lần đầu cho các bộ khuyến nông về công tác tại thôn bản

- Số tiền hỗ trợ trực tiếp giống, vật tư sản xuất cho các hộ

- Số tiền hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn cấp thôn bản.

Các mục tiêu cụ thể của chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Hỗ trợ các hộ gia đình đảm bảo các điều kiện và nhu cầu thiết yếu của đời sống:

-Số hộ được

hỗ trợ cấp gao và số tiền hỗ trợ

- Số hộ được

hỗ trợ nhà ở

và số tiền hỗ trợ

- Số hộ được

hỗ ttrợ mắc điện và số tiền hỗ trợ

- Số hộ được

hỗ trợ xây nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi và

số tiền hỗ trợ

Hỗ trợ giáo dục:

- Số lượng người được tham gia học lớp xóa mù chữ

và số tiền hỗ trợ

- Số lượng học sinh được hỗ trợ

và số tiên hỗ trợ

- Số sinh viên được hỗ trợ học

dự bị đại học và số tiền hỗ trợ

- Số lượng thanh niên được hỗ trợ học nghề và số tiền

hỗ trợ

- Số lượng giáo viên thôn bản được

hỗ trợ và số tiền hỗ trợ

- Số tiền hỗ trợ xây dựng bộ công cụ hỗ trợ kỹ năng học tiếng Việt

- Số tiền hỗ trợ in

ấn, cung cấp tài liệu học tập tiếng Việt

Trang 33

1.2.3 Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu

a Truyền thông và tư vấn chính sách

b Phân bổ nguồn lực để thực thi các kế hoạch

c Vận hành các ngân sách

d Phối hợp các cơ quan ban ngành

e Đàm phán và giải quyết xung đột

f Xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ

Giai đoạn 3:

Kiểm soát sự thực

hiện chính sách

a Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi

b Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện

c Điều chỉnh chính sách

d Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới

Sơ đồ 1.2: Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào

dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

(Nguồn: Giáo trình Chính sách kinh tế, ĐH KTQD Hà Nội, năm 2011)1.2.3.1 Chuẩn bị triển khai chính sách

Nhiệm vụ của giai đoạn này là đảm bảo các hình thái cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu

tổ chức và nguồn nhân lực để triển khai chính sách

a) Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách

Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do Chính phủphê duyệt trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Dân tộc và chính quyền cấp tỉnh Chínhsách này được Chính phủ giao cho Uỷ ban Dân tộc là cơ quan thường trực chủ trìphối hợp với các Bộ ngành trung ương cân đối nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện.UBND cấp tỉnh là đơn vị trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện, có trách nhiệm báocáo Chính phủ thông qua cơ quan thường trực là Uỷ ban Dân tộc

Về cơ chế quản lý:

Trang 34

- UBND tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm trước Thủ tướng chính phủ về kết quảtriển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trênđịa bàn tỉnh UBND tỉnh chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo các cấp để tham mưu giúp choUBND tỉnh xây dựng các kế hoạch, nội dung đầu tư, dự toán ngân sách hàng năm và 5năm trình UBND tỉnh tổng hợp báo cáo trình Chính phủ phê duyệt;

- UBND tỉnh phân cấp cho UBND các huyện và xã làm chủ đầu tư và chịutrách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả tổ chức triển khai trên địa bàn huyện

Về cơ cấu tổ chức bộ máy của chương trình:

Trên cơ sở Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn củaUBDT trung ương, UBND tỉnh tiến hành việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện chínhsách hỗ trợ đối với các dân tộc đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh quản lý

b) Lập kế hoạch triển khai

Căn cứ vào mục tiêu của chính sách, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho ban chỉđạo các cấp tiến hành rà soát tổng thể về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các

xã có đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn cư trú để làm cơ sở xây dựng kế hoạchtổng thể nhu cầu cần đầu tư hỗ trợ và các nguồn lực để đảm bảo thực hiện mục tiêucủa chính sách đề ra cho cả giai đoạn và cụ thể thành kế hoạch hàng năm đảm bảođáp ứng được các yêu cầu về tiến độ thời gian và các nguồn lực để thực hiện mụctiêu của chính sách đề ra trình UBND tỉnh báo cáo trình Chính phủ phê duyệt

Để việc lập kế hoạch sát với nhu cầu thực tiễn của đối tượng thụ hưởngchính sách thì nội dung của của kế hoạch cần thể hiện rõ mục tiêu cụ thể, mục đíchyêu cầu, công tác chỉ đạo, nội dung cần thực hiện, kinh phí thực hiện, đặc biệt là tổchức thực hiện theo các giai đoạn, bám sát vào các mục tiêu đề ra, xác định rõnhững vấn đề cần phải tập trung chỉ đạo, lựa chọn những vấn đề, nội dung cần ưutiên thực hiện Việc lập kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình thựchiện, vì vậy để đảm bảo xây dựng được một bản kế hoạch phù hợp với yêu cầu đặt

ra cần phải thực hiện tốt các bước trong quy trình lập kế hoạch Sau khi xây dựng kếhoạch, công tác triển khai được coi là công cụ đặc biệt quan trọng nhằm hướng tớikết quả cuối cùng và tập trung nguồn lực vào những vấn đề cốt lõi nhất của chính

Trang 35

sách Vấn đề này được quan tâm đặc biệt từ khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện, kiểmsoát hành vi theo đúng các qui định của Nhà nước và hướng dẫn của các Bộ, ngànhTrung ương Các kế hoạch gồm có:

 Kế hoạch triển khai tuyên truyền chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu sốđặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh

 Kế hoạch tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức tổchức thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

 Kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộcthiểu số đặc biệt khó khăn

 Kế hoạch hỗ trợ nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất chođồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

 Kế hoạch tài chính và huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đónggóp để tổ chức thực hiện các mục tiêu của chính sách

c) Xây dựng các văn bản hướng dẫn

Các cơ quan tổ chức thực thi từ trung ương cho đến địa phương ban hànhnhững văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể hoá chính sách cho các chủ thể và các đốitượng của chính sách, tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức thực thi chính sách Trên

cơ sở chính sách của Trung ương, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành TW về cơchế quản lý thực hiện chương trình, UBND tỉnh sẽ ban hành văn bản hướng dẫn, chỉđạo cấp ủy, chính quyền các cấp về việc:

 Hướng dẫn thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã và qui định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của ban chỉ đạo;

 Ban hành cơ chế quản lý và điều hành đối với từng hợp phần của chươngtrình Hướng dẫn qui trình rà soát, lập kế hoạch dài hạn và hàng năm đối với cấphuyện và xã

 Chỉ đạo công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng vàđến người dân hiểu về chủ trương, chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước

d) Tổ chức tập huấn cho các cơ quan, cán bộ thực thi và đối tượng chính sách

Trang 36

Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là một chínhsách tổng hợp về phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc tổ chức tập huấn cho các cơquan tổ chức thực thi chính sách và đối tượng hưởng thụ chính sách cần có sự chỉđạo thống nhất và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thành viên ban chỉ đạotrong việc triển khai từng nội dung hợp phần của chính sách có liên quan trực tiếpđến các ngành, các đơn vị Do đó, ban chỉ đạo tỉnh phải có sự phân công nhiệm vụ

và trách nhiệm cho các thành viên trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành mìnhchuẩn bị nội dung tập huấn để triển khai đến cấp huyện, xã và bà con dân tộc thiểu

số thuộc đối tượng của chính sách

Nội dung tập huấn tập trung vào các kiến thức về kỹ năng tham mưu xâydựng kế hoạch và hướng dẫn tổ chức thực hiện; kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền vậnđộng đồng bào tích cực tham gia thực hiện và đóng góp chung tay vào thực hiện cácnội dung của chính sách; tập huấn kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật chuyển đổi

cơ cấu cây trồng vật nuôi cho giá trị kinh tế cao vào trong sản xuất, đồng thời tậphuấn kiến thức sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn vốn vay tín dụng cho côngtác xoá đói giảm nghèo

1.2.3.2 Chỉ đạo thực thi chính sách hỗ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Chỉ đạo thực thi chính sách là việc triển khai chính sách, đưa chính sách vàothực tiễn thông qua các kênh truyền dẫn sau:

a) Truyền thông và tư vấn

Các cơ quan tổ chức thực thi chính sách cần vận hành hệ thống truyền thông,

tư vấn đại chúng và chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn việc thực thi chínhsách, giúp cho mọi người biết về chính sách, hiểu về chính sách, chấp nhận thựchiện chính sách từ đó tham gia ủng hộ và thực hiện chính sách một cách tự nguyện

Để các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được thực thiđạt hiệu lực, hiệu quả cao, các cấp chính quyền cần làm những việc như sau:

- Đối với chính quyền tỉnh: ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các thành viên ban chỉđạo tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình tuyên truyền sâu rộng đến các

tổ chức đảng, chính quyền và nhân dân chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà

Trang 37

nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Đối với cấp huyện: UBND huyện giao cho ban chỉ đạo cấp huyện xây dựng

kế hoạch tổ chức tuyên truyền nội dung chính sách, phân công cho các thành viênban chỉ đạo là Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội phối hợp với cấp ủy,chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở tổ chức tuyên truyền đến các

xã, bản nằm trong phạm vi thực hiện chính sách nắm bắt mục tiêu, nội dung củachính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn Tuyên truyền để bàcon hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào giúpcho đồng bào nâng cao nhận thức, hiểu về quyền lợi và trách nhiệm của mình trongviệc tổ chức thực hiện ở cơ sở; vận động nhân dân phát huy nội lực, tranh thủ cácnguồn lực đầu tư của nhà nước để vươn lên thoát khỏi đói nghèo, từng bước cảithiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân

b) Phân bổ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch

Việc triển khai các kế hoạch nhằm thống nhất trong nhận thức và hành độnghướng tới mục tiêu của chính sách giữa cấp trên và cấp dưới thông qua các hội nghị,tập huấn Các nội dung sẽ được triển khai cụ thể bằng các dự án đầu tư, các chínhsách bộ phận, các kế hoạch cụ thể cho từng hợp phần Để chính sách triển khaithành công, cần thực hiện các kế hoạch tài chính, nguồn nhân lực, kế hoạch tuyêntruyền phổ biến chủ trương chính sách thông qua các kế hoạch 5 năm, 1 năm, kếhoạch quí hoặc các phương án tổng thể được lập của mỗi dự án, kế hoạch kiểm tra,giám sát định kỳ, đột xuất

c) Vận hành các ngân sách

Các chính sách chỉ được thực hiện tốt khi được bố trí đầy đủ các nguồn lực

về tài chính theo yêu cầu như kinh phí để đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng cơ

sở, kinh phí hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu của người dân về đời sống, sản xuất, y tế,giáo dục đây thực chất là quy trình quản lý việc sử dụng kinh phí để thực hiệnchính sách nhằm đảm bảo việc chi tiêu theo đúng các qui định của nhà nước và đạthiệu quả

Nguồn ngân sách thực hiện chính sách được phê duyệt của cơ quan có thẩm

Trang 38

quyền theo phân cấp quản lý Đối với Trung ương là Chính phủ, đối với nguồn ngânsách địa phương là Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ đảm bảo nguồn kinh phí chi chocác nội dung hoạt động của từng hợp phần mà chính sách đề ra

d) Phối hợp các bên có liên quan

Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn chỉ có thể được thựcthi khi đảm bảo có sự phối hợp và qui định rõ trách nhiệm của các cơ quan, banngành trong đó:

 Trách nhiệm của UBND tỉnh:

- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện tổ chức tuyên truyền, quántriệt các chủ trương, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn trên địabàn tỉnh

- Chỉ đạo việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thành phần theo qui định;sắp xếp thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực để thực hiện các dự án và chịutrách nhiệm về kết quả triển khai chính sách trên địa bàn tỉnh

- Ban hành danh mục dự án cụ thể làm căn cứ phê duyệt, triển khai thực hiệntheo tiến độ, mục tiêu của Đề án; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hàng năm gửi Ủyban dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướngChính phủ hỗ trợ có mục tiêu cho Đề án;

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân huyện, xã triển khaithực hiện dự án thành phần; lồng ghép các nguồn kinh phí thuộc các chính sách,chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện; huy động các tổ chức, cá nhân vàđồng bào dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống tham gia tích cực vào việc thực hiện Đề án

- Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án và các dự

án thành phần tại địa phương để UBDT tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ

 Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành tỉnh (thành viên ban chỉ đạo tỉnh)

Căn cứ vào qui chế hoạt động của ban chỉ đạo tỉnh và theo nhiệm vụ đượcphân công Các thành viên ban chỉ đạo của tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ củangành mình chủ động tham mưu cho ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thựchiện các nội dung hợp phần trong chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc

Trang 39

biệt khó khăn đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thường trực với cácngành và các huyện.

 Trách nhiệm của UBND huyện:

- Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền sâu rộng tới cấp uỷ, chính quyền và ngườidân được thụ hưởng chính sách để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong quátrình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn theotrên địa bàn huyện

- Chỉ đạo ban chỉ đạo cấp huyện và các xã rà soát xây dựng kế hoạch 5 năm

và hằng năm tổng hợp báo cáo UBND huyện UBND huyện trình ban chỉ đạo tỉnhtổng hợp báo cáo UBND tỉnh kế hoạch triển khai thực hiện của huyện

- Phối hợp với các cơ quan chức năng là thành viên ban chỉ đạo tỉnh trong việcxây dựng các kế hoạch tổ chức thực hiện để thẩm định trước khi trình UBND tỉnh

- Tổ chức thực hiện khi được UBND tỉnh phê duyệt đối với các dự án hợpphần theo phân cấp chủ đầu tư của tỉnh Đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc tiến

độ thực hiện và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiệntại địa phương

 Trách nhiệm của cấp xã:

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng nhiệt tìnhtrong quá trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ đồngbào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

- Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chuyên môn của huyện trong việctuyên truyền, xây dựng kế hoạch triển khai trên địa bàn xã

- Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan theo sự phân cấp quản lý củahuyện và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai trên địa bàn xã

e) Giải quyết xung đột

Chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số là một chính sách hỗ trợ tương đối toàndiện cho đồng bào dân tộc thiểu số nói trên Tuy nhiên, trong quá triển triển khaichính sách có thể có một số xung đột xảy ra như xung đột giữa đồng bào dân tộcđược hỗ trợ với các dân tộc không được hỗ trợ hoặc hỗ trợ với định mức thấp hơn

Trang 40

Xung đột cũng có thể xảy ra khi quá trình lập kế hoạch không sát thực tế và để sótmột số hộ không được đưa vào diện hỗ trợ Chính quyền tỉnh có thể giải quyết xungđột bằng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền giải thích, thay đổi cách xâydựng kế hoạch hoặc rà soát kỹ trước khi triển khai chính sách.

f) Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ

Việc thực thi chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn là mộtchính sách tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, liên quan đến nhiều lĩnh vực vìvậy ngoài sự chỉ đạo, quản lý từ phía các cơ quan chính quyền của địa phương còn

có sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân vào thực hiện từng nội dung củachính sách Do đó rất cần sự hỗ trợ của các hệ thống dịch vụ từ phía các tổ chứcchuyên ngành như các trung tâm tư vấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật hỗ trợ sảnxuất, dịch vụ tư vấn giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi,dịch vụ tư vấn pháp lý

1.2.3.3 Kiểm soát sự thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

a) Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi

Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK

là vấn đề liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành do đó các cấp chính quyền từ tỉnhđến cơ sở cần có hệ thống thông tin phản hồi để nắm bắt được quá trình tổ chứcthực hiện từ cơ sở để kịp thời chỉ đạo và có giải pháp tháo gỡ những khó khănvướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ, mục tiêu kế hoạch đề

ra Hệ thống thông tin phản hồi có thể thu thấp qua các kênh như: Báo cáo định kỳhàng tháng, quí, năm của chính quyền huyện, xã Các báo cáo đánh giá của các tổchức tư vấn chính sách; qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quanchuyên môn hoặc cơ quan quản lý cấp trên như các cuộc kiểm tra của BCĐ tỉnh đốivới cấp huyện và xã; qua hoạt động giám sát của Đại biểu HĐND tỉnh, huyện.Ngoài ra, còn có thể thu thập thông tin không chính thức bằng cách tổ chức cáccuộc thăm dò ý kiến trực tiếp của người dân thụ hưởng chính sách

b) Giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách

Ngày đăng: 15/05/2015, 10:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu (2012), Báo cáo số 225/BC – BDT năm 2012 về việc bổ sung, giải trình một số nội dung theo ý kiến của HĐND tỉnh Lai Châu, Lai Châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 225/BC – BDT năm 2012 về việc bổsung, giải trình một số nội dung theo ý kiến của HĐND tỉnh Lai Châu
Tác giả: Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu
Năm: 2012
2. Ban quản lý dự án BMECD (2012), Kế hoạch hỗ trợ công tác tuyên truyền về Đề án phát triển kinh tế xã hội cho ba dân tộc Mảng, Cống, La Hủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Lai Châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hỗ trợ công tác tuyên truyền vềĐề án phát triển kinh tế xã hội cho ba dân tộc Mảng, Cống, La Hủ trên địabàn tỉnh Lai Châu
Tác giả: Ban quản lý dự án BMECD
Năm: 2012
3. Quế Lâm Hà (2002), Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiệnnay - thực trạng và giải pháp
Tác giả: Quế Lâm Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2002
4. PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình Chính sách kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Chính sách kinh tế
Tác giả: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2010
5. PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, PGS. TS Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý học
Tác giả: PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, PGS. TS Đỗ Thị Hải Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tếquốc dân
Năm: 2012
6. Nguyễn Thể Huệ (2002), Dân số các dân tộc miền núi và Trung du Bắc Bộ từ sau đổi mới, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số các dân tộc miền núi và Trung du Bắc Bộ từsau đổi mới
Tác giả: Nguyễn Thể Huệ
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa dân tộc
Năm: 2002
7. Giàng Páo Lò (2010), Điều tra, đánh giá tăng trưởng và giảm nghèo ở một số vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, Nhà xuất bản Chính trị-Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá tăng trưởng và giảm nghèo ở một sốvùng dân tộc thiểu số phía Bắc
Tác giả: Giàng Páo Lò
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị-Hành chính
Năm: 2010
8. Phạm Hoàng Ngân và các tác giả khác (2010), Truyền thông nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông nông nghiệp,nông dân và nông thôn
Tác giả: Phạm Hoàng Ngân và các tác giả khác
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 2010
9. Lâm Thị Bích Nguyệt (2005), Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ởtỉnh Yên Bái hiện nay
Tác giả: Lâm Thị Bích Nguyệt
Năm: 2005
10. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1672/QĐ –TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 1672/QĐ –TTg về việc phê duyệt Đềán “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, CờLao”
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2011
11. Nguyễn Thị Thúy (2012), Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyệnĐịnh Hóa tỉnh Thái Nguyên hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy
Năm: 2012
12. Nguyễn Thị Phương Thủy (2001), Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộctrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnhmiền núi phía Bắc)
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thủy
Năm: 2001
13. Vũ Quang Trọng (2006), Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnhĐiện Biên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Vũ Quang Trọng
Năm: 2006
14. Ủy ban dân tộc (2007), Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số - miền núi Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số - miền núiViệt Nam
Tác giả: Ủy ban dân tộc
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa dân tộc
Năm: 2007
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2013), Công văn số 797/UBND-VX năm 2013 về việc giao nhiệm vụ báo cáo đoàn công tác liên Bộ kiểm tra các chính sách dân tộc trên địa bàn, Lai Châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 797/UBND-VX năm 2013về việc giao nhiệm vụ báo cáo đoàn công tác liên Bộ kiểm tra các chính sáchdân tộc trên địa bàn
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
Năm: 2013
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2013), Quyết định số 09/QĐ – UBND về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn bổ sung có mục tiêu sử NSTW và ngân sách nước ngoài năm 2013, Lai Châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 09/QĐ – UBND về việcgiao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn bổ sung có mục tiêu sửNSTW và ngân sách nước ngoài năm 2013
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
Năm: 2013
17. Ngô Kim Y (2001), Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồngbào các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay
Tác giả: Ngô Kim Y
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w