1. Tính cấp thiết của đề tài Trong Đề án Phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đưa ra nhận định “trong hơn mười năm qua, ngành đào tạo nghề đã phục hồi và đã có một số bước tiến đáng kể, hệ thống đào tạo nghề trên cả nước được thành lập, giáo trình đào tạo được sửa đổi trên cơ sở khung chương trình quốc gia; giáo viên dạy nghề cũng có những bước tiến nhảy vọt cả về số lượng, trình độ, bằng cấp và tay nghề kỹ thuật. Hệ thống quy chuẩn được thiết lập, các chuẩn tay nghề cấp quốc gia cũng được đề ra tạo nền tảng cho việc đào tạo và đánh giá đào tạo nghề”. Đảng và Nhà nước luôn xác định vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề chiến lược, quyết sách hàng đầu. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020, trong đó khẳng định “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhanh, bền vững và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”. Lực lượng lao động có tay nghề cao đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu lao động của Việt Nam. Đào tạo nghề có liên quan đến nhu cầu thực tế sử dụng lao động, giúp tạo việc làm, đóng góp vào quá trình chuyển đổi kinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động và đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Điện Biên là tỉnh miền núi nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh có tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn cao (chiếm 84,9 so với dân số); Tỉnh rất coi công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn bởi lẽ dân số của tỉnh trẻ phần lớn trong tuổi lao động. Năm 2016, tổng số người trong độ tuổi lao động là 325.750 người, (chiếm 58,4% so với dân số), trong đó lao động khu vực nông thôn 275.112 người; lực lượng lao động 311.004 người (chiếm 95,5% so với lao động trong độ tuổi), Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 309.362 người (chiếm 99,5% so với lực lượng lao động), trong đó, lao động làm việc trong nhóm ngành: Công nghiệp – Xây dựng 38.621 người (chiếm 12,48%), Thương mại – Dịch vụ 71.664 người (chiếm 23,17%), Nông nghiệp – Lâm nghiệp và thủy sản 199.077 người (chiếm 64,35% so với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc). Khi tỷ lệ người lao động trẻ tăng nhanh thì nhu cầu đào tạo và giải quyết việc làm cho họ càng trở lên cấp thiết. Mặc dù trong giai đoạn 20102016, mỗi năm bình quân giải quyết việc làm được 8.516 người, nhưng chất lượng lao động nói chung còn thấp, tay nghề chưa cao, thiếu tính ổn định, nhiều người còn làm chưa đúng nghề đào tạo hoặc chưa được đào tạo, thu nhập thực tế của đa số người lao động vẫn rất thấp; lao động ở khu vực nông nghiệp khó tìm được việc làm để tăng thu nhập. Hiện nay, tỉnh Điện Biên đang nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956QĐTTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tuy đã được triển khai thực hiện nhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng với quy mô lớn, chặt chẽ hoặc cũng chỉ xới xáo vấn đề đào tạo ở bề mặt, chưa có những phân tích chuyên sâu cũng như các khuyến nghị cụ thể để giải quyết triệt để khó khăn, thách thức. Từ nhận thức trên đây, em xin chọn đề tài: “Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế và chính sách. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong nhóm ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Vì vậy, trong những năm qua, vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước; trên tinh thần đó các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều công trình khoa học, những đề tài, bài báo khoa học tập trung vào vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như: Năm 2005, bài viết “Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay” của Bùi Thị Thúy, Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động, việc làm, quan niệm về việc làm và những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. Luận văn phân tích thực trạng tạo việc làm ở Hải Dương, chỉ ra xu hướng tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu để tạo việc làm ở Hải Dương trong thời gian tới. Năm 2011, bài viết “Nghiên cứu một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn” của Mạc Tiến Anh đăng trên trang điện tử Trường Cao đẳng nghề Lào Cai đã làm rõ một số vấn đề về nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết đã nêu những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng để xây dựng được các mô hình phù hợp như: cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng nhân lực qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa phương; đồng thời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần thiết phải khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng; đối với nhóm đối tượng nông dân đào tạo để có thể làm nông nghiệp hiện đại, do đặc thù sản xuất nông nghiệp, người nông dân sản xuất theo mùa vụ, nên các kháo đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm việc của người nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của người dân để tổ chức khóa học cho phù hợp; trong quá trình đào tạo nghề cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để họ một mặt tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác có thể tạo cơ hội cho người học tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc được ngay với nghề nghiệp của mình. Phân tích những vấn đề nêu trên, bài viết đưa ra một số mô hình đào tạo nghề cụ thể đối với từng vùng miền, từng đối tượng nhất định như: mô hình đối với lao động trong các vùng chuyên canh; mô hình đối với lao động thuần nông; mô hình đối với lao động trọng các làng nghề; đối với lao động chuyển đổi nghề. Bài viết của PGS.TS Trần Việt Tiến, 2012 “Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện” bài viết đã góp phần làm rõ thực trạng chính sách việc làm ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra định hướng các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm tới năm 2020. Năm 2014, bài viết “kinh nghiệm đào tạo nhân lực của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của Trịnh Xuân Thắng trên trang Tuyên giáo.vn đã giới thiệu một cách khái quát về kinh nghiệm đào tạo nghề ở một số quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh dựa vào nguồn nhân lực có chất lượng trên thế giới như: kinh nghiệm của Mỹ, kinh nghiệm của Đức, kinh nghiệm của Nhật Bản … Qua tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo nghề của các nước, bài viết đã chỉ ra một số bài học tham khảo cho việc đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam như: (1) Giáo dục, đào tạo gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn, với mục đích cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế; (2) Tiến hành phân luồng học sinh sớm, định hướng nghề sớm, đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật lành nghề tương ứng trong cơ cấu nguồnlao động; (3) Trong đào tạo nguồn nhân lực, phải đặc biệt chú ý đến kỹ năng lao động và phẩm chất của người lao động; (4) Huy động sự tham gia của các nguồn lực trong và ngoài nước vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Năm 2014, bài viết “kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực” của Phạm Việt Dũng đăng trên Trang điện tử Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã khẳng định vai trò của nguồn nhân lực có chất lượng đối với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Qua nghiên cứu, bài viết đã làm rõ các vấn đề về chiến lược đầu tư, phát triển giáo dục, đào tạo của Mỹ, kinh nghiệm quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các nước phát triển; kinh nghiệm thu hút nhân tài của một số nước Chấu Á. Bài viết cũng đã chỉ ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình thúc đẩy kinh tế xã phát triển. Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu lên một cách khái quát về kinh nghiệm của một số quốc gia qua khía cạnh quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, bài viết chưa chỉ ra được những thuận lợi, cũng như khó khăn trong quá trình phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các quốc gia đã được đề cập đến để vận dụng, áp dụng vào thực tiễn Việt Nam tạo ra những thuận lợi mới trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập và phát triển. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phân tích thực trạng tạo việc làm ở Hải Dương, chỉ ra xu hướng tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay, đề xuất các giải pháp việc làm chủ yếu để tạo việc làm ở Hải Dương trong thời gian tới; Cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động để xây dựng được các mô hình phù hợp; Đưa ra một số mô hình đào tạo nghề cụ thể đối với từng vùng miền, từng đối tượng nhất định như: mô hình đối với lao động trong các vùng chuyên canh; mô hình đối với lao động thuần nông; mô hình đối với lao động trọng các làng nghề; đối với lao động chuyển đổi nghề; kinh nghiệm của một số quốc gia với khía cạnh quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đánh giá tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 20112016. Do vậy, Tôi quyết định chọn đề tài này nhằm phân tích thực trạng tổ chức, thực thi chính sách từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Điện Biên của chính quyền tỉnh Điện Biên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 3. Mục tiêu nghiên cứu + Xây dựng khung lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh. + Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 – 2016, xác định những ưu điểm, hạn chế và các nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Điện Biên. + Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
Trang 1NGUYỄN THANH SƠN
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Hà Nội - 2017
Trang 2NGUYỄN THANH SƠN
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Hà Nội - 2017
Trang 3Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện vàkhông vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả
Nguyễn Thành Sơn
Trang 4Sau thời gian học tập, nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ
sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà - Trường Đại học Kinh tếquốc dân;
Các thầy, cô giáo Khoa Khoa học Quản lý, Viện Đào tạo sau đại học, cácthầy, cô giáo trong trường Đại học kinh tế quốc dân đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp
đỡ tận tình trong quá trình tôi thực hiện luận văn này
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo tỉnh và các đồng nghiệp trên địa bàn tỉnh đã luônquan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện Do về mặtkiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm khuyết Tôi mongđược sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và mọi người để luận văn hoàn thiện hơn
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả
Nguyễn Thanh Sơn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH 9
1.1 Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 9
1.1.1 Khái niệm chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 9
1.1.2 Mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 9
1.1.3 Nguyên tắc của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 9
1.1.4 Chủ thể và đối tượng của chính sách 10
1.1.5 Các chính sách bộ phận 14
1.2 Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền cấp tỉnh 17
1.2.1 Khái niệm tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 17
1.2.2 Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 17
1.2.3 Quá trình tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 18
1.2.4 Yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 23
1.3 Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Điện Biên 25
1.3.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh về tổ chức thực thi các chính sách 25
1.3.2 Bài học rút ra cho chính quyền tỉnh Điện Biên 28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 30
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Điện Biên có ảnh hưởng tới đào tạo nghề cho lao động nông thôn 30
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 31
Trang 62.2.1 Thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp 33
2.2.2 Kết quả công tác đào tạo nghề giai đoạn 2011-2016 35
2.3 Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Điện Biên 37
2.3.1 Mục tiêu chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai trên địa bàn tỉnh Điện Biên 37
2.3.2 Các chính sách bộ phận đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai trên địa bàn tỉnh Điện Biên 37
2.4 Thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh Điện Biên 39
2.4.1 Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách 39
2.4.2 Thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách 45
2.4.3 Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách 50
2.5 Đánh giá chung thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh Điện Biên 52
2.5.1 Điểm mạnh trong tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh Điện Biên 52
2.5.2 Điểm yếu trong tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh Điện Biên 54
2.5.3 Nguyên nhân của những điểm yếu 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 58
3.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh Điện Biên đến năm 2020 58
3.1.1 Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh Điện Biên đến năm 2020 58
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh Điện Biên đến năm 2020 59
3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh Điện Biên 60
3.2.1 Căn cứ hình thành các giải pháp 60
3.2.2 Nội dung giải pháp 60
3.3 Kiến nghị một số điều kiện thực thi giải pháp 70
KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7Bảng 2.1: Nhịp độ phát triển bình quân thời kỳ 2011-2015 32
Bảng 2.2: Cơ cấu nhóm ngành kinh tế năm 2015 .32
Bảng 2.3: Tổng hợp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 34
Bảng 2.4: Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2016 35
Bảng 2.5: Tỷ lệ lao động qua đào tạo giai đoạn 2011 - 2016 35
Bảng 2.6: Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2016 36
Bảng 2.7: Kế hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 44
Bảng 2.8: Số lượt cán bộ tập huấn 2013-2016 45
Bảng 2.9: Nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2016 48
HÌNH Hình 2.1: Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Điện Biên, đến năm 2020 41
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong Đề án Phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2010 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội đã đưa ra nhận định “trong hơn mười năm qua, ngành đàotạo nghề đã phục hồi và đã có một số bước tiến đáng kể, hệ thống đào tạo nghề trên
cả nước được thành lập, giáo trình đào tạo được sửa đổi trên cơ sở khung chươngtrình quốc gia; giáo viên dạy nghề cũng có những bước tiến nhảy vọt cả về sốlượng, trình độ, bằng cấp và tay nghề kỹ thuật Hệ thống quy chuẩn được thiết lập,các chuẩn tay nghề cấp quốc gia cũng được đề ra tạo nền tảng cho việc đào tạo vàđánh giá đào tạo nghề”
Đảng và Nhà nước luôn xác định vấn đề phát triển và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực là vấn đề chiến lược, quyết sách hàng đầu Theo Nghị quyết Đại hộiĐảng lần thứ XI quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, trong
đó khẳng định “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồnnhân lực có chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩymạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyểnđổi mô hình tăng trưởng nhanh, bền vững và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất,đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.”
Điện Biên là tỉnh miền núi nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh có tỷ lệdân số sống ở khu vực nông thôn cao (chiếm 84,9 so với dân số); Tỉnh rất coi côngtác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thônbởi lẽ dân số của tỉnh trẻ phần lớn trong tuổi lao động Mặc dù trong giai đoạn2010-2016, mỗi năm bình quân giải quyết việc làm được 8.020 người, nhưng chấtlượng lao động nói chung còn thấp, tay nghề chưa cao, thiếu tính ổn định, nhiềungười còn làm chưa đúng nghề đào tạo hoặc chưa được đào tạo, thu nhập thực tếcủa đa số người lao động vẫn rất thấp; lao động ở khu vực nông nghiệp khó tìmđược việc làm để tăng thu nhập
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tuy đã được triển khai thựchiện nhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng với quy mô lớn, chặt chẽ hoặc cũng chỉ
Trang 10xới xáo vấn đề đào tạo ở bề mặt, chưa có những phân tích chuyên sâu cũng như cáckhuyến nghị cụ thể để giải quyết triệt để khó khăn, thách thức Từ nhận thức trên
đây, em xin chọn đề tài: “Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành
quản lý kinh tế và chính sách
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:
Xây dựng khung lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn của chính quyền tỉnh
Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao độngnông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 – 2016, xác định những ưuđiểm, hạn chế và các nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức thực thi chínhsách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Điện Biên
Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sáchđào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Bước 1 Xây dựng khung lý thuyết
Yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức thực thi chính sách gồm: (1) Yếu tố thuộc vềbản thân chính sách (2) Yếu tố thuộc về chủ thể thực thi chính sách (3) Yếu tố thuộc
Bước 2: Thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá của chính quyền tỉnh Điện Biên, kết quả thực hiện chính sách hàng năm; số liệu từ cơ quan thống kê; ngoài ra, luận văn còn tham khảo các Nghị quyết chuyên đề của các cấp, các ngành, các văn bản pháp quy, các nhà nghiên cứu khoa học,
Trang 11- Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập thông qua phỏng vấn 03 cán bộ quản lý
và 05 lãnh đạo các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp, để thu thập số liệu về thựctrạng tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đảmbảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu
Bước 3 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đểtổng hợp, phân tích, đối chiếu; phân tích tình hình; từ đó khái quát thành nhữngluận điểm có căn cứ lý luận và thực tiễn
6 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
Chương 2: Phân tích thực trạng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện đến năm 2020
Trang 12Chương 1 của luận văn đã làm rõ tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghềcho lao động nông thôn; đã đề cập đến các nội dung cơ bản về khái niệm, mục tiêu,quá trình, các yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách đào tạonghề cho lao động nông thôn của một số địa phương.
Qua nghiên cứu tại chương 1 rút ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất là, đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò hết sức quan trọngtrong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo: Người lao động saukhi đào tạo nghề có nhiều điều kiện thuận để tự tạo việc làm, lựa chọn tìm kiếmviệc làm phù hợp với nghề đào tạo, việc làm ổn định, thu nhập ổn định; góp phầnnâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thứ hai là, người lao động được trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc công nghiệp;
từ đó giúp họ tìm kiếm việc làm thông qua các chương trình như xuất khẩu lao động, làmviệc tại các khu, cụm công nghiệp có việc làm ổn định hơn; góp phần chuyển dịch cơ cấulao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản; tăng laođộng trong các nhóm ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ
Thứ ba là, sự thành công của đào tạo nghề cho lao động nông thôn phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố; trong đó, có một số yếu tố quan trọng mang tính quyết định.Các yếu tố ảnh hưởng gồm: nhóm yếu tố thuộc về bản thân của chính sách, nhómyếu tố chủ thể thực thi chính sách và nhóm yếu thuộc về đối tượng chính sách
Các nhóm yếu tố thuộc về bản thân của chính sách việc hoạch định, ban hànhchính sách hợp lý có thể được xem là tiền đề, điều kiện tiên quyết để thực thi có
Trang 13hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Các nhóm yếu tố chủ thể thực thi chính sách đây là điều kiện quyết định thành,bại của công tác thực thi chính sách nói chung và công tác tổ chức thực thi chínhsách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và cũng là điều kiện khókhăn nhất đó là phải có một bộ máy hành chính đủ mạnh, có khả năng thích nghicao và trong sạch
Các nhóm yếu thuộc về đối tượng chính sách Chính sách đào tạo nghề cho laođộng nông thôn đi sâu vào hỗ trợ trực tiếp các hoạt động phục vụ đào tạo nghề, hỗtrợ trực tiếp kinh phí cho người học; việc triển khai chính sách liên quan tới các sở,ban, ngành và chính quyền các cấp Vì vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thônchỉ có thể thành công khi được người lao động, các hộ gia đình, các cơ sở giáo dụcnghề nghiệp, các tổ chức, doanh nghiệp thấu hiểu và thực sự tham gia
Việc nghiên cứu các yếu tố tác động này, nhằm để nhận biết các tác động tíchcực và tiêu cực của từng yếu tố, từ đó có giải pháp khắc phục nhằm thực hiện tốtcông tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Nội dung trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chươngtiếp theo của luận văn
Trang 14CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN
BIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016
Trong Chương 2, luận văn đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng tổ chức thựcthi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giaiđoạn 2011 - 2016 Từ quá trình nghiên cứu đã rút ra một số nhận xét chính như sau:
Thứ nhất là, Điện Biên là tỉnh biên giới, miền núi thuộc vùng Tây Bắc của tổ quốc,
giao thông đi lại khó khăn, dân số phần lớn sống khu vực nông thôn, nhiều vùng nôngthôn vùng sâu, vùng xa; giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộnghòe còn ở mức cao; đây là khó khăn, thách thức đối với công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn
Thứ hai là, trên cơ sở lý luận cơ bản đã trình bày trong Chương 1, nội dung
chương 2 đã phân tích chi tiết thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên
cơ sở các số liệu thu thập được, gồm các nội dung như: thực trạng mạng lưới cơ sởgiáo dục nghề nghiệp, kết quả công tác đào tạo nghề, kết quả công tác giải quyếtviệc làm giai đoạn 2011 – 2016 Đồng thời, chương 2 cũng đã phân tích các nộidung thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thônnhư: thực trạng chuẩn bị chính sách, thực trang lập kế hoạch triển khai chính sách,thực trạng chỉ đạo chính sách, thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách trên địabàn tỉnh Điện Biên trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đã nêu trong Chương 1
Thứ ba là, trên cơ sở phân tích các số liệu thu thập được gắn với các nội
dung, tiêu chí đánh giá tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nôngthôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên, luận văn đã đánh giá một số thành công đạt đượctrong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Đã xây dựng được bộ máy
tổ chức thực thi chính sách từ cấp tỉnh đến cấp huyện; các cấp, các ngành từ tỉnhđến thôn, bản đã xác định rõ trách nhiệm trong việc đào tạo nghề cho lao động nôngthôn; kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn; làm tốt công tác truyên truyền phổbiến, vận động và phát huy vai trò chủ thể của mình tham gia chính sách, công tácphối hợp và kịp thời nắm bắt thông tin phản ánh về những vướng mắc, những khókhăn trong quá trình thực thi chính sách, để có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thờiphù hợp với yêu cầu thực tiễn
Trang 15Bên cạnh đó còn có những hạn chế: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thiếukinh nghiệm trong việc tuyển sinh, đào tạo, liên kết chuỗi đào tạo; một số cán bộchưa năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện chính sách, công tác chỉ đạo chưasát sao; việc thực hiện còn bị động, một số mục tiêu đề ra nhưng chưa đảm bảo cácnguồn lực, chưa có những giải pháp đột phá; một số nghề đào tạo không phù hợpvới mục tiêu, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chưa đáp ứngđược nhu cầu sử dụng của xã hội, doanh nghiệp phải đào tạo bổ sung; một số ngườilao động học nghề không tìm kiếm được việc làm.
Luận văn đã nêu được một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chếtrong tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàntỉnh Điện Biên, bao gồm: (1) Nguyên nhân thuộc về bản thân chính sách như: mức
hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh ĐiệnBiên còn ở mức cao, chính sách quy định mức hỗ trợ tiền ăn cho người học cònthấp (2) Nguyên nhân thuộc về chính quyền Tỉnh như: vẫn còn một số việc chỉ đạothực hiện chưa sát với tình hình thực tế, chưa kịp thời; trình độ của một số cán bộcấp xã còn hạn chế, chưa thực sự năng động, sáng tạo, tâm huyết, chưa giành nhiềuthời gian cho nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp đột phá (3) Nguyên nhân thuộc vềcác cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp và người lao động như: Cơ sở vậtchất, trang thiết bị thiếu; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thiếu kinh nghiệm quản
lý, kinh nghiệm giảng dạy; trình độ nhận thức của người học không được đều, nhiềunhóm tuổi trong cùng một lớp học; việc liên kết đào tạo, tìm việc làm cho lao độngsau đào tạo nghề giữa các đơn vị chưa thực sự chặt chẽ, thiếu tính chủ động đã làmảnh hưởng đến tâm lý của người học về chất lượng, hiệu quả đào tạo cũng như việclàm sau đào tạo
Từ việc phân tích chi tiết các nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan, làm
cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp được trình bày trongchương tiếp theo
Trang 16CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trong Chương 3, luận văn chủ yếu đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằmhoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đạtđược mục tiêu,
Trên cơ sở các nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn chế trong tổ chức thực thichính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được trình bày tại chương 2, cácgiải pháp đã được đề cập đến trong chương 3 bao gồm:
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: ràsoát, đánh giá, kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dụcnghề nghiệp cho phù hợp với thực tế; tổng kết, đánh giá các nội dung của chínhsách; bãi bỏ các chính sách không phù hợp; sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp,góp phần giúp việc tổ chức thực thi chính sách mang tính khả thi cao
Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thônnhư: thúc đẩy hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua các hoạtđộng tuyên truyền; mở rộng ngành nghề, các lĩnh vực đào tạo, hình thức dạy nghềphù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương
Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thứcnăng lực quản lý, tổ chức, điều hành, thực thi chính sách
Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền; cách thức tiếp cận thôngtin của các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động; tạo điều kiện cho các đốitượng thực thi chính sách có thể nắm bắt được các chủ trương, cơ chế, chính sáchcủa nhà nước, tạo sự đồng thuận cao
Có cơ chế, giải pháp để huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác từ xãhội như: đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn vốn đầu tư để thực hiện nhiệm vụ tổchức thực thi chính sách (kinh phí của các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồntài trợ, viện trợ,…)
Trang 17Trên cơ sở các nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế trong tổ chức thựcthi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được trình bày tại chương 2,một số kiến nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành liên quan,quan tâm, ưu tiên có các chính sách định hướng như:
Hướng dẫn cụ thể thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác đang và
sẽ triển khai ở địa phương để tập trung nguồn lực hỗ trợ cho người lao động, doanhnghiệp, các tổ chức; tránh tình trạng có quá nhiều chương trình, dự án đang cùngtồn tại nhưng chưa có cơ chế lồng ghép
Có cơ chế đặc thù hỗ trợ nguồn vốn cho tỉnh Điện Biên nói riêng về nguồnlực tài chính nói chung để có đủ nguồn lực hỗ trợ lao động nông thôn học nghề
Hỗ trợ, giới thiệu cho tỉnh các doanh nghiệp đủ mạnh, có trách nhiệm, cótâm huyết trong công tác xóa đói, giảm nghèo để tuyển dụng lao động trên địa bàncủa tỉnh đi xuất khẩu lao động, vào làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệpngoài tỉnh
Hàng năm cần có tổng kết, đánh giá về những kết quả đã đạt được và nhữngkhó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất của các tỉnh, thành phố qua đó nghiêncứu, sửa đổi
Trang 19PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong Đề án Phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2010 của Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội đã đưa ra nhận định “trong hơn mười năm qua, ngành đàotạo nghề đã phục hồi và đã có một số bước tiến đáng kể, hệ thống đào tạo nghề trên
cả nước được thành lập, giáo trình đào tạo được sửa đổi trên cơ sở khung chươngtrình quốc gia; giáo viên dạy nghề cũng có những bước tiến nhảy vọt cả về sốlượng, trình độ, bằng cấp và tay nghề kỹ thuật Hệ thống quy chuẩn được thiết lập,các chuẩn tay nghề cấp quốc gia cũng được đề ra tạo nền tảng cho việc đào tạo vàđánh giá đào tạo nghề”
Đảng và Nhà nước luôn xác định vấn đề phát triển và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực là vấn đề chiến lược, quyết sách hàng đầu Theo Nghị quyết Đại hộiĐảng lần thứ XI quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, trong
đó khẳng định “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồnnhân lực có chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩymạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyểnđổi mô hình tăng trưởng nhanh, bền vững và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất,đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Thực hiện các chương trình,
đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu,mũi nhọn; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực chophát triển kinh tế tri thức”
Lực lượng lao động có tay nghề cao đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu laođộng của Việt Nam Đào tạo nghề có liên quan đến nhu cầu thực tế sử dụng laođộng, giúp tạo việc làm, đóng góp vào quá trình chuyển đổi kinh tế, chuyển đổi cơcấu lao động và đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo
Điện Biên là tỉnh miền núi nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh có tỷ lệdân số sống ở khu vực nông thôn cao (chiếm 84,9 so với dân số); Tỉnh rất coi côngtác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn
Trang 20bởi lẽ dân số của tỉnh trẻ phần lớn trong tuổi lao động Năm 2016, tổng số ngườitrong độ tuổi lao động là 325.750 người, (chiếm 58,4% so với dân số), trong đó laođộng khu vực nông thôn 275.112 người; lực lượng lao động 311.004 người (chiếm95,5% so với lao động trong độ tuổi), Lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế quốc dân 309.362 người (chiếm 99,5% so với lực lượng lao động), trong đó, laođộng làm việc trong nhóm ngành: Công nghiệp – Xây dựng 38.621 người (chiếm12,48%), Thương mại – Dịch vụ 71.664 người (chiếm 23,17%), Nông nghiệp –Lâm nghiệp và thủy sản 199.077 người (chiếm 64,35% so với lao động đang làmviệc trong các ngành kinh tế quốc) Khi tỷ lệ người lao động trẻ tăng nhanh thì nhucầu đào tạo và giải quyết việc làm cho họ càng trở lên cấp thiết
Mặc dù trong giai đoạn 2010-2016, mỗi năm bình quân giải quyết việc làmđược 8.516 người, nhưng chất lượng lao động nói chung còn thấp, tay nghề chưacao, thiếu tính ổn định, nhiều người còn làm chưa đúng nghề đào tạo hoặc chưađược đào tạo, thu nhập thực tế của đa số người lao động vẫn rất thấp; lao động ởkhu vực nông nghiệp khó tìm được việc làm để tăng thu nhập
Hiện nay, tỉnh Điện Biên đang nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề
án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Trước đó,công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tuy đã được triển khai thực hiệnnhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng với quy mô lớn, chặt chẽ hoặc cũng chỉ xớixáo vấn đề đào tạo ở bề mặt, chưa có những phân tích chuyên sâu cũng như cáckhuyến nghị cụ thể để giải quyết triệt để khó khăn, thách thức Từ nhận thức trên
đây, em xin chọn đề tài: “Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành
quản lý kinh tế và chính sách
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là mộttrong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển dịch cơ
Trang 21cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp,tăng tỷ lệ lao động trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch
vụ Vì vậy, trong những năm qua, vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm luônđược lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, cụ thể hóa bằng các nghịquyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước; trên tinhthần đó các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều công trình khoa học, những đề tài, bàibáo khoa học tập trung vào vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn như:
Năm 2005, bài viết “Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiệnnay” của Bùi Thị Thúy, Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh; nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động, việc làm, quanniệm về việc làm và những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm Luận văn phân tíchthực trạng tạo việc làm ở Hải Dương, chỉ ra xu hướng tạo việc làm ở Hải Dươnghiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu để tạo việc làm ở Hải Dươngtrong thời gian tới
Năm 2011, bài viết “Nghiên cứu một số mô hình đào tạo nghề cho lao độngnông thôn” của Mạc Tiến Anh đăng trên trang điện tử Trường Cao đẳng nghề LàoCai đã làm rõ một số vấn đề về nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bài viết đã nêu những cách thức
tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng để xây dựng được các mô hình phù hợpnhư: cần phải triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng nhân lựcqua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế, vùng kinh tế và từng địa phương; đồngthời với việc nắm thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, cần thiết phải khảo sát nhucầu học nghề của đối tượng; đối với nhóm đối tượng nông dân đào tạo để có thể làmnông nghiệp hiện đại, do đặc thù sản xuất nông nghiệp, người nông dân sản xuấttheo mùa vụ, nên các kháo đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm việc củangười nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của người dân để tổ chứckhóa học cho phù hợp; trong quá trình đào tạo nghề cần thiết có sự kết hợp chặt chẽvới các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để họ một mặt tham gia vào
Trang 22quá trình đào tạo; mặt khác có thể tạo cơ hội cho người học tham gia vào quá trìnhsản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làmviệc được ngay với nghề nghiệp của mình Phân tích những vấn đề nêu trên, bài viếtđưa ra một số mô hình đào tạo nghề cụ thể đối với từng vùng miền, từng đối tượngnhất định như: mô hình đối với lao động trong các vùng chuyên canh; mô hình đốivới lao động thuần nông; mô hình đối với lao động trọng các làng nghề; đối với laođộng chuyển đổi nghề.
Bài viết của PGS.TS Trần Việt Tiến, 2012 “Chính sách việc làm ở Việt Nam:Thực trạng và định hướng hoàn thiện” bài viết đã góp phần làm rõ thực trạng chínhsách việc làm ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra định hướng các giải pháp hoàn thiệnchính sách việc làm tới năm 2020
Năm 2014, bài viết “kinh nghiệm đào tạo nhân lực của một số quốc gia trênthế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của Trịnh Xuân Thắng trên trangTuyên giáo.vn đã giới thiệu một cách khái quát về kinh nghiệm đào tạo nghề ở một
số quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh dựa vào nguồn nhân lực có chất lượng trênthế giới như: kinh nghiệm của Mỹ, kinh nghiệm của Đức, kinh nghiệm của NhậtBản … Qua tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo nghề của các nước, bài viết
đã chỉ ra một số bài học tham khảo cho việc đào tạo nguồn nhân lực của Việt Namnhư: (1) Giáo dục, đào tạo gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từnggiai đoạn, với mục đích cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu của sựphát triển kinh tế; (2) Tiến hành phân luồng học sinh sớm, định hướng nghề sớm,đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật lành nghề tương ứng trong cơ cấu nguồnlaođộng; (3) Trong đào tạo nguồn nhân lực, phải đặc biệt chú ý đến kỹ năng lao động
và phẩm chất của người lao động; (4) Huy động sự tham gia của các nguồn lựctrong và ngoài nước vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Năm 2014, bài viết “kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển, quản
lý và sử dụng nguồn nhân lực” của Phạm Việt Dũng đăng trên Trang điện tử BộLao động – Thương binh và Xã hội đã khẳng định vai trò của nguồn nhân lực cóchất lượng đối với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới như
Trang 23Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc Qua nghiên cứu, bài viết đã làm rõ các vấn đề về chiếnlược đầu tư, phát triển giáo dục, đào tạo của Mỹ, kinh nghiệm quản lý và sử dụngnguồn nhân lực của các nước phát triển; kinh nghiệm thu hút nhân tài của một sốnước Chấu Á Bài viết cũng đã chỉ ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho ViệtNam trong quá trình thúc đẩy kinh tế xã phát triển Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu lênmột cách khái quát về kinh nghiệm của một số quốc gia qua khía cạnh quản lý và sửdụng nguồn nhân lực, bài viết chưa chỉ ra được những thuận lợi, cũng như khó khăntrong quá trình phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các quốc gia đãđược đề cập đến để vận dụng, áp dụng vào thực tiễn Việt Nam tạo ra những thuậnlợi mới trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập
và phát triển
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận
cơ bản và thực tiễn về phân tích thực trạng tạo việc làm ở Hải Dương, chỉ ra xu hướngtạo việc làm ở Hải Dương hiện nay, đề xuất các giải pháp việc làm chủ yếu để tạo việclàm ở Hải Dương trong thời gian tới; Cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đốitượng lao động để xây dựng được các mô hình phù hợp; Đưa ra một số mô hình đào tạonghề cụ thể đối với từng vùng miền, từng đối tượng nhất định như: mô hình đối với laođộng trong các vùng chuyên canh; mô hình đối với lao động thuần nông; mô hình đốivới lao động trọng các làng nghề; đối với lao động chuyển đổi nghề; kinh nghiệm củamột số quốc gia với khía cạnh quản lý và sử dụng nguồn nhân lực Tuy nhiên, cho đếnnay chưa có công trình nghiên cứu đánh giá tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2016 Do vậy, Tôi quyếtđịnh chọn đề tài này nhằm phân tích thực trạng tổ chức, thực thi chính sách từ đó đề xuấtmột số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nôngthôn tỉnh Điện Biên của chính quyền tỉnh Điện Biên, góp phần nâng cao chất lượng đàotạo nghề, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
3 Mục tiêu nghiên cứu
+ Xây dựng khung lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn của chính quyền tỉnh
Trang 24+ Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao độngnông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 – 2016, xác định những ưuđiểm, hạn chế và các nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức thực thi chínhsách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Điện Biên
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sáchđào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghềcho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh
+ Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách đào tạonghề cho lao động nông thôn của chính quyền tỉnh theo 3 giai đoạn: (1) chuẩn bịtriển khai chính sách, (2) chỉ đạo triển khai (3) kiểm soát sự thực hiện chính sách
Không gian: Trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Về thời gian: số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2011-2016, số liệu sơ cấpthu thập từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2017, giải pháp đề xuất đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Chuẩn bị triển khai CS
Chỉ đạo triển khai CS Kiểm soát quá trình thực thi CS
Mục tiêu chính sách
-Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của người lao động.
-Chuyển dịch cơ cấu lao động
và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp.
Trang 255.2 Phương pháp thu thập số liệu
5.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá của chính quyềntỉnh Điện Biên, kết quả thực hiện chính sách hàng năm; số liệu từ cơ quan thống kê đểphân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôntheo quyết định 1956 trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 – 2016
Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy,HĐND tỉnh, các văn bản pháp quy của Chính phủ, của các bộ, ngành Trung ương,cacs nhà nghiên cứu khoa học,
5.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Nguồn dữ liệu sơ cấp là nguồn dữ liệu được thu thập từ kết quả phỏng vấntrực tiếp, phỏng vấn các cán bộ quản lý tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanhnghiệp Đây là nguồn dữ liệu phục vụ mục đích kiểm chứng những kết luận rút ra từviệc phân tích số liệu thứ cấp, đồng thời khắc phục một số hạn chế do nguồn dữ liệuthứ cấp chưa đầy đủ, góp phần chuẩn hóa những nhận định của tác giả trong phântích, đánh giá lại thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao độngnông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Phỏng vấn 03 cán bộ quản lý gồm: Trần Thanh Nghị - Giám đốc Sở Laođộng – Thương binh và Xã hội; Hà Văn Quân - Giám đốc Sở Nông nghiệp – Pháttriển nông thôn; Hà Quang Minh - Trưởng phòng quản lý dạy nghề thuộc Sở Laođộng – Thương binh và Xã hội và 05 lãnh đạo các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệpgồm: Đoàn Thanh Quỳnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Điện Biên; KhổngVăn Trọng - Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Nậm Pồ; Vũ Thế Hiệp - Giámđốc Trung tâm dạy nghề Điện Biên Đông; Nguyễn Văn Thịnh - Giám đốc công ty
cổ phần xi măng Điện Biên; Bùi Đức Giang - Giám đốc công ty TNHH xây dựng vàThương mại số 6, để thu thập số liệu về thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào
Trang 26tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2011 –
2016 nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu
Thời gian phỏng vấn; bắt đầu từ ngày 01/02/2017 đến ngày 01/04/2017
5.3 Phương pháp xử lý số liệu
Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh để tổng hợp, phân tích, đối chiếu; phân tích tình hình; từ đókhái quát thành những luận điểm có căn cứ lý luận và thực tiễn Một số nội dungđược tác giả kế thừa các kết quả nghiên cứu có bổ sung và vận dụng số liệu mới,phù hợp kinh tế xã hội địa phương nhằm làm cho đề tài có tính khoa học vàphong phú hơn
6 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực thi chínhsách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền cấp tỉnh
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách đào tạonghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đàotạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020
Trang 27CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
1.1 Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.1 Khái niệm chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chính sách bộ phận củachính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Chính sách phát triển nông nghiệp, nôngthôn là tập hợp các chủ trương, đường lối và hành động của chính phủ nhằm tạo cho
nông thôn phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai,
lao động, vốn, cơ sở hạ tầng…), tác động tới giá đầu vào hay giá đầu ra trong nông thôn,tác động về việc thay đổi tổ chức sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động, tácđộng vào chuyển giao công nghệ
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tổng thể các quan điểm,mục tiêu, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các cánhân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực laođộng nông thôn, tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2 Mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thunhập của người lao động
- Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp
1.1.3 Nguyên tắc của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải tuân thủ các nguyêntắc sau:
Trang 28- Nguyên tắc của chính sách là mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần và chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất.
- Những người lao động đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách kháccủa Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo chính sách đào tạo nghề cho laođộng nông thôn
- Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm donguyên ngân khách quan thì UBND xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định tiếptục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm nhưng không quá 03 lần/người
1.1.4 Chủ thể và đối tượng của chính sách
cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạođiều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Học nghề làquyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăngthu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; Chuyển mạnh đào tạo nghề cho laođộng nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo
Trang 29nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắnđào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cảnước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; đổi mới và phát triển đào tạo nghềcho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạođiều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độhọc vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình; đẩy mạnh công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng,hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêuchuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý vàthành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụcho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
* Chủ thể ban hành chính sách
Chính sách Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chínhsách công của Nhà nước; do đó, chủ thể ban hành chính sách này là các cơ quan nhànước có thẩm quyền như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội Ngoài ra, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cũng ban hành các văn bản phục vụ chohoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong phạm viđịa bàn quản lý, trong đó Quốc hội ban hành Luật dạy nghề; Chính phủ ban hành cácNghị định hướng dẫn thi hành Luật; Đề án hướng dẫn đào tạo nghề và giải quyết việclàm cho lao động nông thôn Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội là cơ quan đóngvai trò chính trong việc tham mưu, tổng hợp và trực tiếp xây dựng chính sách
Quốc hội thông qua Luật Giáo dục vào năm 2005 và Luật Dạy nghề vào năm
2006 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục xây dựng các quy định và chức năngđiều hành của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng nhưtrong phát triển kinh tế xã hội Mục tiêu của Việt Nam là phải tăng tỷ lệ lao động đãqua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên 50% vào năm 2020 Đồng thời công tác đàotạo nghề phải được đa dạng hóa và phát triển thường xuyên để đáp ứng nhu cầu đổimới cơ cấu và trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước và sự hội nhập quốc tế
Trang 30Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2010-2015 được Quốc hội thông qua cũngnêu ra về sự cần thiết phải: “Rà soát lại việc lập kế hoạch phát triển mạng lưới cáctrường cao đẳng, đại học và đào tạo nghề trên cả nước Phát triển mạnh cơ sở dạynghề tại doanh nghiệp, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề phù hợp với các đốitượng học nghề và yêu cầu sản xuất; trong đó chú trọng phát triển các hình thức dạynghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu hiệnđại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Đổi mới và phát triển chươngtrình dạy nghề, đặc biệt chú trọng tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiêntiến quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thị trườnglao động trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc kết quả phân tích nghề vàthường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh,dịch vụ; chương trình dạy nghề liên thông giữa các trình độ đào tạo trong dạy nghề
và liên thông với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân và một sốchương trình dạy nghề có thể liên thông với chương trình dạy nghề tương ứng củanước ngoài.”
Phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo chuyên ngành và tập trung vàođào tạo công nghệ cao để chuyển đổi cơ cấu lao động từ thấp đến cao, lồng ghépcác cơ sở đào tạo nghề tại các doanh nghiệp Đa dạng hóa loại hình đào tạo phù hợpvới các yêu cầu của nghề và đặc điểm sản xuất, trong đó tập trung vào lao độngnông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa sảnxuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; đổi mới và cải thiện chất lượng đàotạo cũng như giáo trình dạy nghề
Để thực hiện các mục tiêu trên, trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa, chất lượng đào tạo nghề cần phải được nâng cao; đào tạo nghề cần gắnkết với nhu cầu của thị trường trong một nền kinh tế chuyển đổi, dịch chuyển cơ cấulao động cả về lượng, chất và cơ cấu nghề nghiệp ở các khu công nghiệp, khu chếxuất, vùng nông thôn và các vùng kinh tế trọng điểm, xuất khẩu lao động
* Chủ thể thực thi chính sách
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chủ trì, phối
Trang 31hợp với các bộ ngành và hướng dẫn các địa phương về tào tạo nghề cho lao độngnông thôn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương trình dạynghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên Bộ Nội
vụ xây dựng văn bản hướng dẫn đánh giá tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ cấp xã Xây dựng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp
xã Bộ Tài chính, xây dựng mục tiêu phân bổ kinh phí cho đào tạo nghề và giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn Hướng dẫn các địa phương thực hiện theoquy định của Luật Ngân sách nhà nước Ngoài ra các Bộ: Giáo dục và Đào tạo,Công thương, Thông tin và Truyền thông thực hiện việc đào tạo nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực và cung cấp thông tin kịp thời cho người lao động Ủy bannhân dân các cấp xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn trên địa bàn quản lý, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt vănbản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên về đào tạo nghề và giải quyết việclàm Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội và các doanh nghiệp đóngtrên địa bàn để giải quyết việc làm cho người lao động
1.1.4.2 Đối tượng thụ hưởng chính sách
* Các trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện
Được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạynghề cho người lao động; xây dựng được khung giáo trình và giáo trình về đào tạonghề Bổ sung giáo viên có trình độ, năng lực tâm huyết với công tác đào tạo nghề
và giải quyết việc làm
* Người lao động
Người lao động được trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc công nghiệp, giúp
họ tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm thông qua các chương trình như xuất khẩu laođộng và làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh góp phần vàoquá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định đờisống cho lao động nông thôn và bảo đảm an sinh xã hội
* Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và các làng nghề
Trang 32Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người lao động cung cấp cho cácdoanh nghiệp nhà nước, tư nhân và các làng nghề (gọi là doanh nghiệp) lực lượng lớnlao động đã được đào tạo bài bản, có kỹ thuật có trình độ sản xuất công nghiệp và đặcbiệt trang bị cho họ tư duy làm việc theo kiểu công nghiệp Các doanh nghiệp khôngchỉ là đối tương thụ hưởng chính sách mà còn là các chủ thể tham gia hoạch định và
tổ chức thực hiện chính sách thông qua việc đề xuất các yêu cầu đào tạo, tham giađào tạo và tuyển dụng lao động
Tại Điều 55 – Luật dạy nghề quy định quyền của doanh nghiệp trong hoạtđộng dạy nghề như: Được thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề,trường cao đẳng nghề để đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp và cho xã hội Được tổ chức dạy nghề cho người lao động để làm việccho doanh nghiệp; được Nhà nước hỗ trợ khi tiếp nhận người tàn tật, khuyết tật vàohọc nghề và làm việc cho doanh nghiệp Được liên doanh, liên kết với cơ sở dạy nghề
để tổ chức dạy nghề cho người lao động; tổ chức nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng,chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật cóliên quan Được cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, cơ sở dạy nghề mời tham giahội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề; giảng dạy, hướng dẫn thực tậpnghề và đánh giá kết quả học tập của người học nghề; tham gia xây dựng tiêu chuẩn
kỹ năng nghề, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với những nghề liên quan đến hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, doanh nghiệp cần cung cấpthông tin về ngành nghề, nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động của doanh nghiệp cho
cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề Tiếp nhận người học nghề đến tham quan,thực tập kỹ năng nghề tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với cơ sở dạy nghề Xâydựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người laođộng của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệtrong sản xuất, kinh doanh
1.1.5 Các chính sách bộ phận
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm các chính sách bộphận chủ yếu sau:
1.1.5.1 Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết
Trang 33định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ hỗ hỗ trợ đối vớicác cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm nội dung sau
- 61 huyện nghèo được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạynghề theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 – 50% mới thành lập trung tâm dạy nghềnăm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá, nhàcông vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị,cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3 -
5 nghề đặc thù của địa phương Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ đồng/trung tâm;
- 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số mới thành lậptrung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá; nhàcông vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị,cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 3 nghề phổ biến và 3 -
4 nghề đặc thù của địa phương; Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm
- 116 huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗtrợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm 09trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 09 tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyềnthống được hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạy nghề với mức đầu tư 25 tỷđồng/trường;
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập huyện được đầu tư giai đoạn
2006 – 2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề Mức
hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm;
- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dụcthường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cholao động nông thôn Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm
1.1.5.2 Chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề
Điều 4, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, ngày 28/9/2015 của Thủ tướngChính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho các cơ sở giáo dục
Trang 34nghề nghiệp, như sau
(1) Người khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học
(2) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo
ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mứctối đa 04 triệu đồng/người/khóa học
(3) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãingười có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thuhồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối
đa 03 triệu đồng/người/khóa học
(4) Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.(5) Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượngquy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này: Mức tối đa 02 triệuđồng/người/khóa học
(6) Riêng ngư dân học các nghề: Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới,
kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng côngsuất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo và thực hiệntheo quy định tại Nghị định của Chính phủ
1.1.5.3 Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động học nghề
a) Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãingười có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đấtkinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạotrình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng
b) Mức hỗ trợ:
- Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học
- Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở
xa nơi cư trú từ 15 km trở lên
- Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộcvùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ:
Trang 35Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi
cư trú từ 5 km trở lên
1.1.5.4 Chính sách hỗ trợ người lao động sau học nghề
- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành vềtín dụng đối với học sinh, sinh viên Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nôngthôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay đểhọc nghề;
- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chínhsách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng150% thu nhập của hộ nghèo các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳngnghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;
- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia vềviệc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm
1.2 Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền cấp tỉnh
1.2.1 Khái niệm tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Tổ chức thực thi chính sách là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn hoạch địnhchính sách, là bước triển khai quan trọng nhằm biến chính sách thành hành động vàtác động đến kết quả cụ thể
Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền cấp tỉnh là quá trình triển khai các nội dung chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của bộ máy chính quyền cấp tỉnh nhằm thực hiện hóa những mục tiêu và giải pháp chính sách đề ra.
1.2.2 Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nôngthôn cấp tỉnh là đạt được các mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho lao độngnông thôn một cách có hiệu quả được triển khai tại địa phương
Trang 36Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nôngthôn của chính quyền cấp tỉnh được cụ thể hóa thông qua các chỉ tiêu sau:
- Số lượng, chất lượng, phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm tạothuận lợi cho lao động nông thôn tham gia đào tạo tạo
- Tổng số lao động nông thôn được đào tạo, theo lĩnh vực đào tạo nghề nôngnghiệp, nghề phi nông nghiệp
- Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo theo từng giai đoạn và theo địnhhướng quy hoạch
- Tỷ lệ lao động nông thôn sau học nghề có việc làm và việc làm có thu nhậpcao hơn trước khi tham gia học nghề
1.2.3 Quá trình tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quá trình tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôncủa chính quyền tỉnh là một quá trình liên tục bao gồm các giai đoạn: (1) chuẩn bịtriển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chỉnh quyền tỉnh; (2)chỉ đạo triển khai chính sách và (3) kiểm soát sự thực hiện chính sách đào tạo nghềcho lao động nông thôn của chỉnh quyền tỉnh
1.2.3.1 Chuẩn bị triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a) Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao độngnông thôn
Bộ máy tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn củachính quyền cấp tỉnh bao gồm các cơ quan: Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quanchuyên môn thuộc UBND tỉnh; sau đây gọi chung là Ban chỉ đạo tổ chức thực hiệnchính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Ban chỉ đạo) Cơquan thường trực Ban chỉ đạo thực thi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao độngnông thôn (gọi tắt là Cơ quan Thường trực) gồm 01 Lãnh đạo của cơ quan chuyên môn
và Lãnh đạo các cơ quan khác
b) Lập kế hoạch triển khai chính sách
Trang 37Các cơ quan trong bộ máy tổ chức thực thi chính sách cần lập các kế hoạchtriển khai chính sách trên địa bàn Các kế hoạch cần lập bao gồm: (1) Kế hoạchtriển khai xây dựng mô hình điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (2) Kếhoạch tuyên truyền và tập huấn về chế độ, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho laođộng nông thôn; (3) Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và phát triển tổ chức đánh giá
sự phù hợp; (4) Kế hoạch tuyên truyền các nội dung chính sách đến tận các cá nhân,
hộ gia đình, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức, doanh nghiệp; (5) Kếhoạch phân bổ nguồn vốn thực hiện chính sách cả giai đoạn, 5 năm và hàng năm;(6) Kế hoạch kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chính sách cả giai đoạn, 5 năm vàhàng năm
Ngoài ra, UBND tỉnh có thể chỉ đạo các cơ quan liên quan điều chỉnh các kếhoạch từng năm để triển khai thực hiện chính sách hoặc có thể sửa đổi, bổ sungchính sách để đảm bảo với tình hình thực tế ở địa phương
c) Ban hành các văn bản hướng dẫn
Để tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào thựctiễn của tỉnh cần phải có một số loại văn bản hướng dẫn, gồm: (1) Nghị quyết củaHĐND tỉnh nhằm khẳng định sự cần thiết phải tổ chức thực thi chính sách trên địabàn tỉnh; cụ thể hóa chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địaphương; quy định các chỉ tiêu và giải pháp thực thi chính sách; (2) Quyết định của
Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh; (3) Hướngdẫn của các cơ quan chuyên môn và của các cơ quan chức năng khác về cơ chế tổchức thực thi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn
d) Tổ chức tập huấn triển khai chính sách
- Quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao độngnông thôn cần phải tổ chức tập huấn cho các cán bộ của các sở, ban, ngành có liên quan,UBND các huyện, thị xã, thành phố Nội dung tập huấn bao gồm phải Quán triệt các vănbản liên quan đến chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội đồngnhân dân tỉnh, các kế hoạch triển khai của Ủy ban nhân dân tỉnh, đối tượng, nội dung hỗtrợ của chính sách, các chính sách bộ phận như chính sách xây dựng mô hình điểm,
Trang 38chính sách tuyên truyền, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…
- Các lớp tập huấn cần được triển khai hàng năm hoặc đột xuất khi cần thiết.Đồng thời cần xuất bản các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ… để cán bộ có cơ sở triểnkhai thực hiện Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần phân công chức năng nhiệm vụ đốivới từng cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp, cơ quanliên quan trong các hoạt động tập huấn nói trên
1.2.3.2 Chỉ đạo thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a) Truyền thông và tư vấn về chính sách
Các cơ quan tổ chức thực thi chính sách cần vận hành hệ thống truyềnthông đại chúng và tư vấn chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn việc thực thichính sách, giúp người lao động, hộ gia đình, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,các tổ chức, doanh nghiệp biết về chính sách, hiểu về chính sách và chấp nhậnchính sách từ đó ủng hộ và tham gia chính sách một cách tự nguyện
b) Tổ chức thực thi các kế hoạch triển khai chính sách
Ở gian đoạn tổ chức thực thi chính sách các cơ quan liên quan chịu tráchnhiệm triển khai các kế hoạch đã được lập như: Kế hoạch triển khai chính sách hỗtrợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Ủy ban nhân dân tỉnh cả giai đoạn 5năm và hàng năm; Kế hoạch tuyên truyền các nội dung của chính sách hỗ trợ đàotạo nghề cho lao động nông thôn; kế hoạch phân bổ vốn thực hiện chính sách trongsuốt giai đoạn, 5 năm và hàng năm; Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nănglực cho cán bộ làm công tác thi hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao độngnông thôn ở tỉnh; Kế hoạch kiểm tra, giám sát, kết quả việc thực hiện
c) Nguồn vốn để thực hiện chính sách
Để đảm thực hiện thành công chính sách, phải huy động vốn từ nhiều nguồnkhác nhau; trong đó, có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương,ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện) trực tiếp được phân bổ cho chính sách hỗ trợđào tạo nghề cho lao động nông thôn; ngoài ra còn huy động từ các doanh nghiệp,các tổ chức, cá nhân, các nguồn vốn tín dụng, vốn vay, vốn hợp tác quốc tế và
Trang 39nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh.
d) Phối hợp hoạt động giữa các bên có liên quan
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai trên địa bàntỉnh do Ban chỉ đạo tỉnh làm đầu mối thực hiện; cơ quan này là đầu mối chỉ đạo,điều hành và phối hợp thực thi chính sách Ban chỉ đạo tỉnh cần phối hợp với các
tổ chức cơ quan, đơn vị như: Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận; các tổ chức chính trị
- xã hội; các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên; cácTrung tâm khuyến công; các Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật; các cơ quanthông tin đại chúng
1.2.3.3 Kiểm soát sự thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện tốt cần
có các hoạt động kiểm soát thực hiện chính sách Mỗi chủ thể sẽ thực hiện phạm
vi nhất định nhằm thực hiện mục tiêu chính sách một cách tốt nhất
Các chủ thể kiểm soát bao gồm: Hội đồng nhân dân tỉnh (Chủ tịch, Phó Chủtịch, hoặc các Ban của HĐND), UBND (Chủ tịch, Phó Chủ tịch), Ban chỉ đạo, cơquan thường trực, các sở, ban, ngành Ngoài ra khuyến kích các tổ chức chính trị -
xã hội, các hội tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện chính sách
HĐND, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo và các sở, ban, ngành cấp tỉnh cần xâydựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên kết quả thực hiện vềcác nội dung thuộc chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàngquý, 6 tháng, hàng năm và các kế hoạch giám sát chuyên đề cụ thể Thông qua giámsát để đảm bảo cho chính sách thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, tiến độ và qua
đó để có chỉ đạo, điều chỉnh phù hợp
a) Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông tin thực hiện chính sách.Thông tin về sự thực hiện chính sách có được nhờ hệ thống thông tin phảnhồi với các kênh thông tin chính thức như:
- Báo cáo của Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo
Trang 40- Báo cáo, phản ảnh của các tổ chức, danh nghiệp tham gia thực hiện chính sách.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra của HĐND, UBND tỉnh và các cơ quanchuyên môn thuộc UBND tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện, các tổ chứcchính trị - xã hội
- Qua phản ánh của các cơ quan truyền thông
b) Giám sát và đánh giá sự thực hiện chính sách
- Giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nôngthôn, bao gồm:
+ Giám sát tình hình phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện hỗ trợ đào tạonghề cho lao động nông thôn
+ Giám sát việc thực hiện các kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ đào tạonghề cho lao động nông thôn
+ Giám sát kết quả thực hiện chính sách hàng năm
- Chế độ báo cáo: hàng tháng, quý, 6 tháng, năm các sở, ban, ngành, UBNDcấp huyện, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp tham gia thực hiệnchính sách báo cáo về cơ quan thường trực Ban chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh
- Đánh giá thực hiện chính sách: Đánh giá việc tổ chức thực thi chính sách củachính quyền cấp tỉnh có nhiều tiêu chí như tính hiệu lực, tính công bằng và tính bềnvững của chính sách Các cơ quan tham gia đánh giá gồm HĐND, UBND cấp tỉnh,Ban chỉ đạo, các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện…
c) Đưa ra các sáng kiến điều chỉnh, hoàn thiện, đổi mới chính sách đào tạonghề cho lao động nông thôn
Qua quá trình đánh giá việc thực hiện chính sách, có thể phát hiện những vấn
đề trong bản thân chính sách hoặc quá trình tổ chức thực thi tại địa phương, khi đócần phải tiến hành điều chỉnh việc tổ chức thực hiện chính sách một cách kịp thời
Việc điều chỉnh có thể đưa ra ở một số nội dung sau:
- Điều chỉnh mục tiêu cần đạt được của chính sách
- Điều chỉnh giải pháp và công cụ thực hiện chính sách
- Điều chỉnh việc tổ chức thực thi: tiến độ triển khai, điều chỉnh về cơ quan