42 2.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà tại thị trường nội địa ...46 2.4.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở dựa t
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực do tôi tựnghiên cứu, khảo sát và thực hiện
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2015Học viên thực hiện luận văn
Đoàn Thị Thu Huyền
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranhsản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà” tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và doanh nghiệp
Trước hết cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới Nhà trường cũng như các thầy côgiáo khoa Sau đại học trường đại học Thương Mại đã tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong suốt khóa học Thạc sĩ Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáoviên hướng dẫn PGS TS Nguyễn Quốc Thịnh đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôitrong suốt quá trình viết bài luận văn này
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Vănphòng phẩm Hồng Hà đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân còn hạn chế,luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những góp ý bổsung từ phía Quý Thầy Cô giáo trong Hội đồng để hoàn thiện đề tài tốt hơn
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2015Học viên thực hiện luận văn
Đoàn Thị Thu Huyền
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu về đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 7
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 7
1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh 7
1.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh 9
1.1.3 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh 10
1.1.4 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 13
1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và công cụ tạo dựng năng lực cạnh tranh của sản phẩm 14
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm 14
1.2.2 Các công cụ tạo dựng năng lực cạnh tranh của sản phẩm 15
1.3 Các tiêu chí chủ yếu để đo lường năng lực cạnh tranh của sản phẩm 19
1.3.1 Doanh thu, lợi nhuận của công ty trên thị trường 19
1.3.2 Thị phần 19
1.3.3 Uy tín, thương hiệu sản phẩm 19
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm 20
Trang 41.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 20
1.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GIẤY VỞ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 25
2.1 Khái quát thị trường giấy vở Việt Nam hiện nay 25
2.2 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 26
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
2.2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 29
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 33
2.2.4 Các dòng sản phẩm giấy vở của công ty 34
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 37
2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 37
2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 42
2.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà tại thị trường nội địa 46
2.4.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở dựa trên các tiêu chí 46
2.4.2 Thực trạng vận dụng công cụ để tạo dựng năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà tại thị trường nội địa 56
2.5 Nhận xét thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 79
2.5.1 Những thành tựu công ty đã đạt được trong thời gian qua 79
2.5.2 Những hạn chế về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và nguyên nhân 82
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GIẤY VỞ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 87
3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu của công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà trong thời gian tới 87
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty 87
Trang 53.1.2 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 89
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm giấy vở của Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà .90
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường công tác quản lý chất lượng trong toàn hệ thống 90
3.2.2 Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm và hoàn thiện quy trình giao hàng .92
3.2.3 Tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm 93
3.2.4 Tăng cường nghiên cứu thị trường và củng cố hệ thống phân phối 94
3.2.5 Tăng cường hoạt động xúc tiến và truyền thông thương hiệu 96
3.2.6 Một số giải pháp khác 98
3.3 Một số kiến nghị với ngành 102
KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
5 CT CP VPP Hồng Hà Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
8 Hải Tiến Công ty Cổ phần giấy Hải Tiến
12 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
13 PVFI Công ty cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí
17 Vĩnh Thịnh Công ty TNHH Công nghiệp giấy Vĩnh Thình
18 Vĩnh Tiến Công ty Cổ phần Vĩnh Tiến
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.15: Chế độ khuyến mại của Công ty CP VPP Hồng Hà vàmột số đối thủcạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2012- 2014
Sơ đồ 2.2: Hệ thống kênh phân phối của công ty CP VPP Hồng Hà
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nềnsản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường Sản xuấthàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa dịch vụ bán ra càng nhiều thì việc cạnhtranh lại ngày càng gay gắt Cạnh tranh diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộcvào ý kiến chủ quan của riêng ai, nên cạnh tranh trở thành quy luật quan trọng thúcđẩy sự phát triển, nỗ lực của các doanh nghiệp Cạnh tranh trong kinh doanh có thểthắng lợi hoặc thất bại Thắng lợi trong cạnh tranh chính là thành công trong kinhdoanh, nhưng để thắng lợi trong kinh doanh là vấn đề được quan tâm hơn cả vì nókhông những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn liênquan đến sự sống còn của doanh nghiệp Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tếđang mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức Trước tình thế
đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu để các doanh nghiệp Việt Namtồn tại và phát triển
Kinh tế xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, nên nhucầu về các loại hàng hóa cũng từ đó mà tăng theo, đăc biệt trong số đó là nhu cầucủa người tiêu dùng về ngành hàng giấy vở Khách hàng không chỉ quan tâm tớichất lượng và giá cả của sản phẩm mà hình thức, mẫu mã, dịch vụ bán của sảnphẩm cũng là một yếu tố đáng để quan tâm và được đánh giá cao Do hiện nay córất nhiều sản phẩm cùng cạnh tranh cho nên người tiêu dùng đã có nhiều sự lựachọn khi mua các sản phẩm giấy vở trên thị trường Việt Nam Thực tế này đưa đếnnhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực sản xuất giấy vở Trước sức ép của nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp đã phải đầu tư rất nhiều về công nghệ, các hoạt động marketing để khẳngđịnh vị thế của mình trong nhận thức của người tiêu dùng, hướng tới việc nâng caonăng lực cạnh tranh nhằm giúp doanh nghiệp có thể phát triển ổn định và bền vững
Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà là một trong những công tyhàng đầu sản xuất văn phòng phẩm tại Việt Nam Với nhiều sản phẩm đa dạng về
Trang 9mẫu mã, chủng loại cũng như chiến lược marketing và hoạt động kinh doanh hếtsức chuyên nghiệp, công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình cũng nhưthiết lập được hệ thống phân phối trên toàn quốc và xuất khẩu sang các thị trường
Mỹ, Hàn Quốc.Hiện nay, ngành hàng giấy vở là một trong những ngành hàng chủlực của công ty và đem lại tỷ lệ cao trong tổng doanh thu hàng năm của công ty.Tuy nhiên, sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng với sự gia nhập ngày càngnhiều của các công ty giấy vở khác và sức ép cạnh tranh càng trở nên lớn hơn khiViệt Nam gia nhập vào WTO Trước tình hình đó, để giữ vững được thị phần và vịtrí thương hiệu trên thị trường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩmgiấy vở càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà” để nghiên cứu từ
đó rút ra các kết luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩmgiấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
2 Tổng quan nghiên cứu về đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên về năng lực cạnh tranh như:
- Micheal E Porter (1988), Chiến lược cạnh tranh: tác giả đã xây dựng chuỗigiá trị bao gồm 9 hoạt động thích hợp về mặt chiến lược tạo ra giá trị và giảm chiphí để đánh giá các năng lực của một công ty trong việc tạo ra lợi thế khác biệt
- Micheal E Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh quốc gia: tác giả đã giới thiệu
Mô hình kim cương gồm bốn yếu tố chính liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên lợi thếcạnh tranh và có thể áp dụng với mọi quốc gia và ngành công nghiệp
- A Thompson, A Strickland (2001) khi đánh giá năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp đã đưa ra 2 khái niệm: năng lực cốt lõi và năng lực khác biệt Ở đây,năng lực cốt lõi là năng lực nguồn mà doanh nghiệp vận dụng nó tương đối tốt vớicác hoạt động bên trong khác của doanh nghiệp Đây là nguồn lực có giá trị cao củadoanh nghiệp Khái niệm này được sử dụng để phân biệt với năng lực khác biệt vàđược hiểu là một tích hợp khả năng cạnh tranh và nguồn lực xác định mà doanh
Trang 10nghiệp vận dụng nó tương đối tốt so với đối thủ cạnh tranh Điều đó có nghĩa: nănglực khác biệt chính là nguồn ưu thế cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp và nóđược thể hiện chủ yếu trong thực tiễn hoạt động kinh doanh
2.2 Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, liên quan đến vấn đề nâng cao nănglực cạnh tranh sản phẩm, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực sảnphẩm khác nhau như:
- Định Việt Đông (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên thị trường Việt Nam – luận văn
nghiên cứu thực trạng kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần bánhkẹo Hải Hà, đưa ra những biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của công ty nói chung và sản phẩm bánh kẹo nói riêng
- Tô Vân Anh (2011), Chiến lược Marketing cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty Cổ phẩn Vina Acecook – luận văn nghiên cứu, phân tích và
đánh giá thực trạng chiến lược marketing cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảotrong thời gian qua tại Công ty Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lượcmarketing cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của Vina Acecook
- Đỗ Thị Mai (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của làng nghề Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội –
luận văn nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu củacác doanh nghiệp làng nghề Chàng Sơn, rút ra những tồn tại và khó khăn để từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm đồ gỗ xuất khẩusang thị trường Nhật Bản
- Dương Thị Thu Hương (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty Acecook Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Thương Mại – luận văn nghiên cứu và phát triển sâu hơn cơ sở lí thuyếtcạnh tranh, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và thông qua số liệu thống kê, khảosát thực tế tại doanh nghiệp để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm mì
ăn liền Hảo Hảo, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh
Trang 11tranh sản phẩm mì Hảo Hảo của Vina Acecook trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế.
- Đỗ Thị Phương (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm phân bón của công ty TNHH Baconno trên thị trường nội địa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Thương Mại – luận văn phân tích đánh giá thực trạng sản phẩm phân bón củacông ty TNHH Baconco trên thị trường nội địa trong thời gian từ năm 2009- 2013,đưa ra những tồn tại khó khăn của công ty để từ đó đề xuất những giải pháp nhằmtăng sức cạnh tranh cho sản phẩm phân bón trên thị trường nội địa trong thời giantới
Các công trình nghiên cứu trên đề cập tới góc độ năng lực cạnh tranh của cácsản phẩm ở những công ty khác nhau Nhìn chung, cho đến nay chưa có nghiên cứu
nào tìm hiểu về vấn đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà” Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là
cần thiết, có giá trị khoa học, không trùng lặp với các công trình đã được công bố
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
Từ đó, nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
- Hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh nói chung vànăng lực cạnh tranh của sản phẩm nói riêng
- Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, tìm hiểu đánh giá thực trạng nănglực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
- Đưa ra những đề xuất, những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh sản phẩm giấy vở của công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về năng lựccạnh tranh cho các sản phẩm nói chung và sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phầnVăn phòng phẩm Hồng Hà nói riêng tại thị trường nội địa
Trang 124.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích thực trạng lấy từ năm 2012 - 2014
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại thị trường giấy vở nội địa
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn thứ cấp:
- Thu thập tài liệu, số liệu từ các phòng ban chuyên môn của công ty: phònghành chính nhân sự, phòng tài chính kế toán, phòng kĩ thuât, phòng thị trường,phòng vật tư
- Các thông tin từ mạng Internet, website, facebook của công ty
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh định kì tại công ty
- Các đề tài nghiên cứu khác có liên quan
Nguồn sơ cấp:
Thu thập thông qua các mẫu phiếu khảo sát Thiết kế phiếu với nội dung baogồm các câu hỏi xoay quanh hành vi tiêu dùng của khách hàng về sản phẩm giấy vởtrong tương quan với đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó, tìm hiểu mức độ sử dụng sảnphẩm giấy vở, nguồn thông tin của người tiêu dùng Phiếu khảo sát dành cho 2 đốitượng:
* Đối tượng người tiêu dùng:
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, đứng ở các siêu thị bán sảnphẩm của công ty, phỏng vấn khách hàng sau khi họ mua sắm
- Quy mô: 130 mẫu
Trang 13* Đối tượng các đại lý phân phối:
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn các nhà quản lýsiêu thị và chủ các cửa hàng tạp hóa
- Quy mô: 50 mẫu
5.2 Phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu
Để thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng một số phương pháp: thống kê, sosánh, tổng hợp từ những tài liệu thu thập được sau đó sử dụng phần mềm excel để
xử lí và phân tích dữ liệu
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chínhcủa luận văn được kết cấu bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổphần Văn phòng phẩm Hồng Hà
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩmgiấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
SẢN PHẨM 1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnhvực như: kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thườngxuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như cácphương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiềugóc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thểnhư sau:
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành độngganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giànhđược sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phầnthưởng hay những thứ khác
Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tưbản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủnghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa K.Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản củacạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua
đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luật này dựa trên những chênh lệchgiữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hóa dưới giá trị của nónhưng vẫn thu được lợi nhuận
Theo Giáo trình: “Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin” thì “Cạnh tranh là sự ganhđua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằmgiành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, để thu lợi nhuậncao nhất”
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơchế thị trường được định nghĩa là “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các
Trang 15nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phíamình”.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vẫn là điều kiện và yếu tốkích thích kinh doanh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăngnăng suất lao động và sự phát triển của xã hội nói chung
Tóm lại, có thể hiểu: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng ”
Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh đều là lạnh mạnh, hoànhảo và nó giúp cho các chủ thế tham gia đạt được tất cả những gì mình mong muốn.Trên thực tế, đã có nhiều chủ thể đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lànhmạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình Cạnh tranh khôngmang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhưng kết quả của cạnh tranh mang lại là hoàntoàn trái ngược
Giống như bất kỳ sự vật hiện tượng nào khác, cạnh tranh cũng luôn tồn tạihai mặt của một vấn đề: mặt tích cực và mặt tiêu cực Ở khía cạnh tích cực, cạnhtranh là nhân tố quan trọng góp phần phân bổ các nguồn lực có hạn của xã hội mộtcách hợp lý, trên cơ sở đó giúp nền kinh tế tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và hoạtđộng có hiệu quả Bên cạnh đó, cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoahọc công nghệ, dẫn đến gia tăng năng suất sản xuất xã hội, sử dụng hiệu quả cácyếu tố sản xuất đầu vào nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu xã hội thông qua các sảnphẩm, dịch vụ chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đa dạng…Ở góc độ tiêu cực,nếu cạnh tranh chỉ nhằm mục đích chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả thì songsong với lợi nhuận được tạo ra, có thể xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hộinhư môi trường sinh thái bị hủy hoại, nguy hại cho sức khỏe con người, đạo đức xãhội bị xuống cấp, nhân cách con người bị tha hóa Nếu xảy ra tình trạng này, nềnkinh tế quốc gia sẽ phát triển một cách lệch lạc và không vì lợi ích của số đông
Trang 171.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rỗng rãi nhưngđến nay vẫn là khái niệm chung chung và khó đo lường Dưới đây là một số quanniệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý
Theo từ điển Thuật ngữ chính sách thương mại (1997), theo đó, năng lựccạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại
về năng lực kinh tế” Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chấtđịnh tính, khó có thể định lượng
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu
tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điềukiện cạnh tranh quốc tế
Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp thời hội nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đobằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trongmôi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm Thị trường, chiến lược,
cơ cấu nêu lên tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh củadoanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạtđược, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình
Ngoài ra không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vớinăng lực kinh doanh Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫnchưa được hiểu thống nhất Từ những quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững”.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh tếkhách quan và do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh để cạnh tranh trên thị
Trang 18trường luôn được đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhậpkinh tế sâu rộng như hiện nay Nâng cao năng lực cạnh tranh là đánh giá thực tếnăng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ đó thông quacác tiêu chí để có những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm có đủ sức cạnhtranh trên thị trường.
Như vậy, năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau nhưnăng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp
và năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
1.1.3 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
a Năng lực cạnh tranh quốc gia:
Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu Có rất nhiều cách hiểu
về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
Theo Asia Development Outlook 2003, “Năng lực cạnh tranh quốc gia là khảnăng cạnh tranh của một nước để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đượcthử thách của thị trường quốc tế Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực
tế của công dân nước đó Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khảnăng của một nước để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch
vụ trong thương mại quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ nguồn lựccủa nó”
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), thì năng lực cạnh tranh quốc gia đượchiểu là “sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô, đó là năng lực của một nềnkinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổnđịnh kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định các chính sách,thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” Như vậy năng lực cạnhtranh cấp quốc gia có thể hiểu rằng là việc xây dựng một môi trường cạnh tranhkinh tế chung, đảm bảo phân bổ có hiệu quả các nguồn lực và duy trì mức tăngtrưởng cao, bền vững Năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vữngcần thu hút được đầu tư, đảm bảo kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân
Trang 19Nói tới khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế của một quốc gia phải xem xét trên
3 mặt: khả năng cạnh tranh của từng ngành, từng mặt hàng và loại hình dịch vụ; khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp; khả năng cạnh tranh của cả quốc gia Ba mặttrên gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, không thể thiếu mặt nào
b Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp:
Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanhnghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của kháchhàng để thu lợi ngày càng cao hơn Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệptrước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu tố nội hàmcủa mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tàichính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánhgiá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong cùng một lĩnh vực, cùng mộtthị trường Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanhnghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đốitác cạnh tranh
Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhờ có cạnh tranh màcác doanh nghiệp này đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnhvực, từ việc giảm thiểu chi phí cho đến thực hiện các mục tiêu chung Chính điềunày đã là động lực giúp doanh nghiệp vươn lên trong quá trình tồn tại Hơn nữa,cạnh tranh còn là công cụ giúp các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh
và cũng nhờ có cạnh tranh sẽ tạo cho doanh nghiệp những thách thức và cơ hộitrong kinh doanh
Tuy nhiên trên thực tế, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãnđầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế vềmặt này và có hạn chế về mặt khác Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biếtđược điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đápứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng Những điểm mạnh và điểm yếu bêntrong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
Trang 20của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị,
hệ thống thông tin…
c Năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
Năng lực cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp lại được thể hiện thông quanăng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đi kèm của nó Đây cũng là cái thể hiện
rõ nhất năng lực cạnh tranh của các chủ thể nói chung
Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 317, tháng 10 năm 2004 của Tiến sỹNguyễn Văn Thanh: “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả năng sảnphẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnhtranh”
Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hóa cùng loại Hay có thể hiểu là khảnăng mà sản phẩm đó bán được nhiều và nhanh chóng trên thị trường có sản phẩmtương tự Khả năng đó được phản ánh qua các tiêu chí: giá cả, chất lượng, mẫu mã,kiểu dáng cũng như sự độc đáo…
Một hàng hóa, dịch vụ được coi là có sức mạnh cạnh tranh cao khi chúng cóchất lượng vượt trội so với các hàng hóa cùng loại, cùng một mặt bằng giá hoặc cóchất lượng vượt trội độc đáo riêng có Nói cách khác, bí quyết tạo nên chất lượngriêng của sản phẩm luôn tạo cho sản phẩm, dịch vụ những khách hàng ưa chuộngriêng và do đó chiếm được sự “độc quyền lành mạnh” ở một nước nhất định Ngượclại tiêu chí giá cả của hàng hóa ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu
do chi phí sản xuất quyết định Nếu mặt bằng chất lượng như nhau thì chỉ có doanhnghiệp quản lý tốt, sử dụng công nghệ tiên tiến, lao động có tay nghề và khả năngsáng tạo cao… mới có thể làm cho chi phí sản xuất trong đơn vị sản phẩm thấp, từ
đó kéo giá xuống làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh Ngoài ra, hình thức nhãnmác hấp dẫn, hợp thị hiếu, quy cách sản phẩm thuận tiện cho tiêu dùng… cũng làmtăng sức cạnh tranh của sản phẩm Tuy nhiên, do sự chi phối bởi lợi nhuận thu về từsản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ nên chủ hàng hóa có thể coi chất lượng và chi phíchỉ là phương tiện để họ đạt tới giá trị thặng dư, nên nếu không có sự kiểm tra, kiểm
Trang 21soát của người tiêu dùng và sự bảo hộ của Nhà nước cho các quyền sở hữu thànhquả lao động, cố gắng hoặc tài năng dưới hình thức quyền sở hữu nhãn mác, bằngphát minh sáng chế… thì trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, các chủ thểkinh tế có thể cạnh tranh không chính đáng bằng cacshc ăn cắp công nghệ, sao chép
“nhái” mẫu mã của người khác, làm cho người làm ăn đàng hoàng bị thiệt hoặckhông khuyến khích họ đầu tư cho nghiên cứu, phát minh sáng chế Như vậy, nănglực cạnh tranh của hàng hóa có thể nói là cấp độ cạnh tranh rõ ràng, minh bạch nhất
Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh này tuy đứng độc lập nhưng có mốiquan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau Cạnh tranh sản phẩm là cấp cơ bảnnhất thể hiện năng lực cạnh tranh về sản phẩm của một doanh nghiệp hay của mộtquốc gia, là yếu tố cơ bản và cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh ngành và năng lựccạnh tranh quốc gia Ngược lại năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ tạo điều kiện nângcao năng lực cạnh tranh ngành, và chính năng lực cạnh tranh ngành cao sẽ tạo độnglực phát triển sản phẩm, dịch vụ hay nói cách khác là nâng cao năng lực cạnh tranhsản phẩm
1.1.4 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh tếkhách quan và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh để cạnh tranh trên thịtrường luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhậpkinh tế sâu rộng như hiện nay Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi trên thị trườngngày càng xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với tiềm lực mạnh vềtài chính, công nghệ, quản lý và có sức mạnh thị trường Nâng cao năng lực cạnhtranh cho doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranhmột cách lành mạnh và hợp pháp trên thương trường
Không những thế, với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, việcnâng cao năng lực cạnh tranh ở các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng vàquyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp Bởi lẽ suy cho cùng, mục đích cuốicùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mang lại càng nhiều lợi
Trang 22nhuận, khi đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp được xem như làmột chiến lược không thể thiếu trong định hướng phát triển và nó góp phần vào việchoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ nhằm mục đích là đem lại lợi íchcho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành và cả quốc gia
1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và công cụ tạo dựng năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là toàn bộ những lợi thế củachính sản phẩm đó như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm; cácdịch vụ kèm theo và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm màdoanh nghiệp có thể duy trì vị trí của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh
Sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải cónhững vị trí nhất định, phải chiếm lĩnh được một thị phần nhất định Đây là điềukiện duy nhất bảo đảm sự tồn tại của doanh nghiệp trong thị trường Để tồn tại,doanh nghiệp luôn phải vận động, thích nghi và có những chính sách về sản phẩmvượt trội hơn so với đối thủ Do hầu hết các thị trường được quốc tế hóa cho nênsản phẩm của doanh nghiệp không những chỉ phải cạnh tranh với sản phẩm của cácdoanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với sản phẩm của các doanhnghiệp, đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, còn nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh sản phẩm củadoanh nghiệp Có quan niệm gắn năng lực cạnh tranh sản phẩm với ưu thế của sảnphẩm mà doanh nghiệp tung ra thị trường, nhưng có một số doanh nghiệp lại gắn nănglực cạnh tranh sản phẩm với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Có thể nói nănglực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện sự so sánh với sản phẩm của cácđối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu được lợiích ngày càng cao cho doanh nghiệp
Trang 231.2.2 Các công cụ tạo dựng năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.2.2.1 Chất lượng sản phẩm
Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế cótính quyết định trong cạnh tranh, công ty cạnh tranh về sản phẩm thường thể hiệnchủ yếu qua những mặt sau:
- Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là tổng thể cácchỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện ở mức độ thỏa mãn nhu cầu trongnhững điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm.Đây là tiêu chí cốt lõi mang tính quyết định trong cạnh tranh Theo ngôn ngữmarketing thì doanh nghiệp bán cái thị trường cần chứ không bán cái doanh nghiệp
có Do đó, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm bởi nó chính là công cụtạo ra sức hấp dẫn thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp Tùy theo từng sảnphẩm khác nhau với các đặc điểm khác nhau để ta lựa chọn chỉ tiêu phản ánh chấtlượng sản phẩm khác nhau Nếu tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩmcàng có nhiều cơ hội giành thắng lợi cạnh tranh trên thị trường
- Cạnh tranh về bao bì sản phẩm: cùng với việc thiết kế bao bì cho phù hợp,doanh nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm cho phù hợp Lựa chọn cơ cấuhàng hóa và cơ cấu chủng loại hợp lý Điều đó có nghĩa là trong việc đa dạng hóa
và cơ cấu chủng loại và sản phẩm nhất thiết phải dựa vào một số sản phẩm chủ yếu
Cơ cấu thường thay đổi theo sự thay đổi của thị trường
- Cạnh tranh về mẫu mã, kiểu dáng và sự đa dạng của sản phẩm: Mẫu mã củasản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranhcủa sản phẩm trên thị trường Thực tế cho thấy rằng nếu sản phẩm có cùng chấtlượng giá cả thì những sản phẩm nào có mẫu mã đẹp sẽ được tiêu thụ nhiều hơn Để
có mẫu mã đẹp, phù hợp thì các doanh nghiệp cần đầu tư thêm về phần nghiên cứuthị trường để tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng Hiện nay, thu nhập củangười dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu của họ về mẫu mã, kiểu dáng và sự
đa dạng ngày càng tăng lên do đó các doanh nghiệp cần phải thực sự chú ý tới điềunày
Trang 24- Cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường yếu tố nổibật nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp đó là nhãn hiệusản phẩm Một nhãn hiệu sản phẩm hay và ấn tượng góp phần không nhỏ vào sựthành công của sản phẩm, nó giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủcạnh tranh khác và là công cụ để doanh nghiệp định vị sản phẩm trên thị trườngmục tiêu Khi thiết kế nhãn hiệu doanh nghiệp phải xem xét đến các thành phầngồm: đặt tên sản phẩm, xây dựng biểu tượng, khẩu hiệu và hình ảnh cho nhãn hiệu.Đồng thời phải có chiến lược về nhãn hiệu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Cạnh tranh về nét nổi trội và khác biệt của sản phẩm: Hiện nay, các doanhnghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt, do đó nếu sản phẩm không có gìkhác biệt và nổi trội thì rất khó có thể cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, nét nổi trội
và sự khác biệt của sản phẩm là một tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh chodoanh nghiệp Sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị sử dụng cho người tiêudùng hoặc nâng cáo tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm, lợi thế này cho phép thịtrường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ
1.2.2.2 Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cungcầu về sản phẩm đó Người bán và người mua sẽ thỏa thuận và đi đến một mức giáhợp lý cho cả hai bên Giá là công cụ cạnh tranh đặc biệt quan trọng, nhất là đối vớiloại sản phẩm mới trên thị trường vì nó quyết định đến việc mua hay không muacủa khách hàng Bởi người tiêu dùng luôn tìm cách để tối đa hóa lợi ích của mình
Để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và sản phẩm chiếm được ưu thếtrong cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn chính sách giá cho phù hợpvới từng loại sản phẩm, từng phân đoạn thị trường của sản phẩm, cũng như từnggiai đoạn của chu kì sống của sản phẩm Nếu chính sách giá không phù hợp sẽkhông những không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn có thể phản tácdụng, vô tình hạ thấp giá trị sản phẩm Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uytín sản phẩm trên thị trường và làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Trang 25Trong dài hạn, cạnh tranh bằng giá không phải là công cụ tối ưu vì giá cả ảnhhưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Công cụ cạnh tranh bằng giá cầnđược kết hợp với các công cụ cạnh tranh khác và cần được áp dụng vào những thờiđiểm thích hợp thì doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả cạnh tranh tối ưu.
1.2.2.3 Phân phối sản phẩm
Thực tế cho thấy, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản
lý điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để sản xuấtcủa doanh nghiệp tiếp cận với thị trường Khách hàng bao giờ cũng muốn mua hàng
ở những nơi mà hình thức mua bán, thanh toán và vận chuyển tiện lợi nhất Cómạng lưới hệ thống kênh phân phối tốt góp phần làm cho sản phẩm của doanhnghiệp tiếp cận được một cách kịp thời
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua hệ thống kênh phânphối thông thường người ta hay đề cập đến số lượng kênh phân phối, địa điểm đặtcác kênh phân phối, mức độ trung thành của các trung gian phân phối với công ty
và khả năng liên kết giữa các kênh phân phối với nhau
là doanh nghiệp cần tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất khi thanh toán, cung cấpcho khách hàng những dịch vụ vận chuyển, bảo hành, lắp đặt sửa chữa… nhằm tạo
sự tin tưởng và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng
1.2.2.5 Xúc tiến hỗn hợp
Xúc tiến hỗn hợp chính là hoạt động truyền thông tin sản phẩm đến kháchhàng thuyết phục họ mua hàng bằng nhiều cách khác nhau Xúc tiến hỗn hợp gồm
Trang 26có 5 công cụ đó là: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng cá nhân, marketing và quan hệcông chúng.
Quảng cáo: Quảng cáo là một công cụ marketing và phương tiện thúc đẩy
bán hàng quan trọng, nó có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và to lớn trong hoạt động kinhdoanh Nhờ quảng cáo mà khối lượng hàng hóa tiêu thụ được của doanh nghiệptăng lên Quảng cáo là một cách thức truyền tin nhằm gửi thông điệp của nhà sảnxuất đến khách hàng nhằm định hướng và kích thích tiêu thụ hàng hóa dịch vụ.Quảng cáo được thực hiện thông qua các phương tiện chủ yếu nhu: báo chí, radio,truyền hình, quảng cáo ngoài trời, thư trực tiếp, email…Do vậy hình thức quảngcáo, phương tiện quảng cáo, thời gian và kinh phí cho quảng cáo sẽ là những tiêuchí để đánh giá về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Khuyến mại: Là những khích lệ có tính ngắn hạn nhằm khuyến khích người
tiêu dùng hoặc trung gian dùng thử hoặc mua nhiều hơn nhờ cung cấp những lợi ích
bổ sung cho khách hàng Các biện pháp khuyến mại chủ yếu là giảm giá , quà tặng,hay kèm theo những voucher mua hàng giảm giá cho đợt sau
Quan hệ công chúng và tuyên truyền: bao gồm các hoạt dộng nhằm xây dựng
và duy trì các mối quan hệ tôt đẹp với các tầng lớp công chúng nhằm tranh thủ sựủng hộ của họ để nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Bán hàng cá nhân: Là hoạt động truyền thông trực tiếp nhằm giới thiệu,
thuyết phục khách hàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng và khách hàngmục tiêu Hiệu quả của hoạt động này được thể hiện thông qua phản hồi của kháchhàng
Marketing trực tiếp: Marketing trực tiếp là phương thức truyền thông trực
tiếp mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu dưới các hình thứcnhư chào hàng, phiếu đặt hàng, mua hàng, gửi phiếu thông qua thư tín, phone,email… mong muốn nhận được sự đáp ứng kịp thời Hoạt động này giúp các doanhnghiệp khá nhiều trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nó được đo lường bởiphản hồi mua hàng của khách hàng
Trang 271.3 Các tiêu chí chủ yếu để đo lường năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.3.1 Doanh thu, lợi nhuận của công ty trên thị trường
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hóa hoặc dịch
vụ Lợi nhuận là khoản tiền thu về sau khi đã trừ đi chi phí Bởi vậy mà doanh thu
và lợi nhuận có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh Căn cứvào chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có thể đánhgiá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hayxấu Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại được hiệu quảhay không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó Nếudoanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăngcủa doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tốchi phí
1.3.2 Thị phần
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị phần là một chỉtiêu thường hay được sử dụng Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanhnghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường
Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càngrộng Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạtđộng của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanh nghiệp có một mảngthị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vịtrí ưu thế trên thị trường Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thìchỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi cácđối thủ cạnh tranh Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khảnăng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành
1.3.3 Uy tín, thương hiệu sản phẩm
Uy tín của doanh nghiệp được hình thành từ sự tin tưởng của khách hàng vàosản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Uy tín của một doanh nghiệp được hình
Trang 28thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và là một tài sản vô hình màmỗi doanh nghiệp cần phải biết giữ gìn và làm giàu thêm cho tài sản đó Chính lòngtrung thành của khách hàng sẽ đem lại cho doanh nghiệp được lợi nhuận lớn, đồngthời bảo vệ doanh nghiệp khỏi sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh.
Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giánăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạnhàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn Mục tiêu củacác doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận…Nhưng để đạt được mục tiêu
đó, doanh nghiệp phải tạo ra được uy tín của mình trên thị trường, phải tạo được vịthế của mình trong con mắt của khách hàng Cơ sở tiền đề để tạo được uy tín củadoanh nghiệp đó là doanh nghiệp phải có một nguồn vốn đảm bảo để duy trì và pháttriển hoạt động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng để đáp ứngđầy đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh Và một yếu tố vô cũng quan trọng để tạo
uy tín của doanh nghiệp đó là “con người trong doanh nghiệp” tức là doanh nghiệp
đó phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội ngũ nhânviên giỏi về tay nghề và kỹ năng làm việc, họ là những con người có trách nhiệm vànhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhu cầu của khách hàng
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế:
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng nhất, quyết định đối với việc hìnhthành và hoàn thiện môi trường kinh doanh Đồng thời các yếu tố này cũng có vaitrò ảnh hưởng to lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Các nhân tốkinh tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: tốc độ tăngtrưởng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay ngân hàng, các chính sáchkinh tế của nhà nước
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế tăng trưởng với tốc độcao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng, khi thu nhập tăng
Trang 29người dân sẽ nghĩ đến việc chi tiêu nhiều hơn và nhu cầu của khách hàng về chấtlượng và mẫu mà sản phẩm cũng đòi hỏi cao hơn, cầu về sản phẩm hàng hóa trênthị trường ngày càng tăng, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhiều hơn khi tham giavào thị trường Nếu nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tếthấp làm cho đời sống của người dân khó khăn thì mức tiêu dùng của người dân sẽgiảm và công việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn, các doanh nghiệp phải cạnh tranhvới nhau mãnh liệt hơn.
Các chính sách kinh tế của Nhà nước ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Khi Nhà nước có một chính sách kinh tế hợp lý sẽ tạo điều kiện lớncho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, ngược lại nó sẽ kìmhãm sự phát triển của các ngành kinh doanh
Yếu tố chính trị, pháp luật
Các yếu tố Chính phủ và Chính trị ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến cáchoạt động của doanh nghiệp Sự ổn định chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, tạođiều kiện môi trường thuận lợi cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp Việc thihành luật pháp nghiêm minh hay chưa triệt để có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ chomôi trường kinh doanh Đây chỉ là yếu tố gián tiếp tác động nhưng lại ảnh hưởng rấtlớn đến doanh nghiệp
Môi trường văn hóa, xã hội
Bao gồm các yếu tố như hành vi xã hội, tôn giáo, trình độ nhận thức, dân số,tuổi tác, phân bố địa lý, ảnh hưởng phẩm chất đời sống và thái độ mua sắm củakhách hàng Những yếu tố trên thay đổi đều ảnh hưởng đến hoạt động của doanhnghiệp Các yếu tố này thay đổi hoặc tiến triển chậm khó nhận ra nên doanh nghiệpphải phân tích dự đoán để có chiến lược phù hợp
Môi trường công nghệ
Các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công nghệ và kỹthuật Trong tương lai, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra các cơ hội cũng nhưnguy cơ đối với doanh nghiệp Công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của doanhnghiệp bị lạc hậu một cách gián tiếp hoặc trực tiếp Các doanh nghiệp lớn dễ áp
Trang 30dụng thành tựu công nghệ mới hơn do với doanh nghiệp ở giai đoạn ban đầu do lợithế về vốn và kinh nghiệm
Yếu tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa
lý về việc phân bổ vị trí địa lý của các tổ chức kinh doanh Vị trí địa lý thuận lợi sẽtạo điều kiện khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm các chi phí thươngmại phục vụ cho hoạt động kinh doanh Với nhân tố tự nhiên là điều kiện tài nguyênthiên nhiên, nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi chodoanh nghiệp chủ động trong công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất hànghóa vật chất đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp
1.4.1.2 Các yếu tố môi trường ngành
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chức năng tương đương vàsẵn sàng thay thế nên tìm hiểu những tổ chức này là rất quan trọng Các tổ chứccạnh tranh xác định bản chất và mức độ cạnh tranh trong kinh doanh hay dùngnhững thủ đoạn để giữ vững vị trí Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranhhiện tại phụ thuộc vào số lượng đối thủ cạnh tranh, quy mô của đối thủ, tốc độ tăngtrưởng của sản phẩm và tính khác biệt của sản phẩm Sự phát triển của khoa học kỹthuật đã cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu mới có tính ưu việt phục vụ cho hoạtđộng sản xuất với mục đích tạo ra các sản phẩm mới với nhiều ưu điểm hơn Doanhnghiệp nào tìm được nhiều nguồn cung cấp mới sẽ có cơ hội gia tăng chất lượng sảnphẩm, giá thành giảm và giành được ưu thế so với đối thủ Cần phải thường xuyênphân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để xác định vị thế củamình qua đó xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp
Các đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là đối thủ có khả năng tham gia thị trường ngành trong tươnglai để hình thành đối thủ cạnh tranh mới, giành thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh,làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Đối thủ mới này sẽ đem lại cho ngành các
Trang 31năng lực sản xuất mới, thúc ép các công ty hiện có trong ngành phải trở nên hiệuquả hơn Việc xâm nhập ngành phụ thuộc vào rào cản thể hiện qua phản ứng củađối thủ cạnh tranh hiện tại Việc tìm hiểu đối thủ này và có những biện pháp phùhợp để đối phó là cách các doanh nghiệp giữ vững và phát triển thị phần của mình.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảocho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch.Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thờigian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả Mỗi sự sai lệch trong quan hệ vớinhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽlàm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các doanhnghiệp phải biết tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với phươngchâm là đa dạng hóa các nguồn cung cấp Mặt khác, trong quan hệ này doanhnghiệp nên tìm cho mình một nhà cung cấp chính có đủ sự tin cậy, nhưng phải luôntránh sự lệ thuộc, cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình Như vậy, doanhnghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để họ cung cấpđầy đủ về số lượng
1.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực
Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo được nguồn sángtạo trong mọi tổ chức Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của cáccấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng vănhóa của mọi thành viên trong doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực sẽ tạo ra cácsản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phẩm,mẫu mã, chất lượng…và từ đố uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăngcao, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường vàtrong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững
Trang 32 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp với đốithủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai thác trong quá trìnhhoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Trình độ máy móc, thiết bị và côngnghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp.Một doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại thì cácsản phẩm của doanh nghiệp nhất định sẽ được bảo toàn về chất lượng khi đến tayngười tiêu dùng Có hệ thống máy móc hiện đại sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụhàng hóa, tăng nhanh vòng quay về vốn, giảm bớt được khâu kiểm tra về chất lượnghàng hóa có được bảo đảm hay không Ngày nay do tác động của cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp đang trở thành cuộc cạnhtranh về trí tuệ, về trình độ công nghệ Công nghệ tiên tiến không những đảm bảonăng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ mà còn có thể xác lậptiêu chuẩn mới cho từng ngành sản cuất kỹ thuật Mặt khác, khi mà việc bảo vệ môitrường như hiện nay đang trở thành một vấn đề của toàn cầu thì doanh nghiệp nào
có trình độ công nghệ cao, thiết bị máy móc nhất định sẽ giành được ưu thế cạnhtranh
Khả năng tài chính
Năng lực về tài chính luôn luôn là yếu tố quyết định đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh nói riêng của mỗi doanhnghiệp
Một doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu
tư, đổi mới máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năngcạnh tranh Doanh nghiệp có khó khăn về vốn sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì vànâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM GIẤY VỞ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 2.1 Khái quát thị trường giấy vở Việt Nam hiện nay
Ngành giấy là một ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam và là mộttrong những mặt hàng trọng yếu đối với người tiêu dùng Thị trường giấy nói chungcũng như thị trường giấy vở nói riêng tại Việt Nam, trong những năm gần đây đãgặp phải nhiều khó khăn và đặc biệt bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế vàonăm 2009 Trong bối cảnh khó khăn chung đó, giấy vở là ngành phục vụ cho vănhóa, giáo dục, truyền thống và công nghiệp nên đã gặp rất nhiều khó khăn trongviệc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển Theo đánh giá chung, vềtiêu dùng giấy vở bình quân theo đầu người ở Việt Nam cũng thấp so với bình quânthế giới (khoảng trên 50% bình quân của thế giới)
Trước đây, giấy vở tiêu thụ chủ yếu ở Việt Nam là của các công ty sản xuất
và kinh doanh trong nước, vì vậy việc cạnh tranh giữa các công ty còn ít và thoánghơn, nhiều công ty còn dè dặt và chưa có nhiều bứt phá Song năm 2013, WTO đã
mở cửa mặt hàng giấy vở hoàn toàn với thuế suất gần như bằng 0% và các doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh giấy vở phải đóng thêm thuế môi trường Thời điểmnày, lượng giấy vở do các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam chỉchiếm 60%, và 40% còn lại là giấy vở của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
và chủ yếu là Indonesia Vì vậy, cho đến thời điểm này, các công ty sản xuất giấy
vở trong nước đang rất hoang mang khi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về việccạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài cũng nhưviêc phải đóng thuế để sản xuất và kinh doanh mặt hàng giấy vở
Theo đánh giá của Hiệp hội Giấy, việc này tác động đến ngành giấy gây ranhiều khó khăn song chính vì vậy, ngành giấy nói chung cũng như ngành giấy vởnói riêng sẽ có nhiều kinh nghiệm để cải tiến hơn trong quá trình quản lý trong sảnxuất và đẩy mạnh kinh doanh Hiệp hội Giấy cũng đưa ra những giải pháp đồnghành để cạnh tranh với sản phẩm của nhà nhập khẩu phục vụ người tiêu dùng tốthơn Để vừa bảo đảm sản xuất, vừa giữ vững được thị trường tiêu thụ trong cuộc
Trang 34cạnh tranh, trước tiên các doanh nghiệp sản xuất cần phải rà soát lại hệ thống phânphối bán lẻ của mình, nhằm bảo vệ lợi ích của mình cũng như người tiêu dùng Bêncạnh đó, họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm để có giá bán cạnh tranh, cách thứcphục vụ cũng phải tốt hơn, nhưng quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy về thịtrường DN nào không nâng cao được khả năng cạnh tranh tất yếu sẽ mất thị phần.Hiện nay, các công ty sản xuất và kinh doanh giấy vở đang rà soát lại để hệ thốngphân phối để hoạt động có hiệu quả hơn Họ đã xây dựng được những đại lý tin cậy,tuân thủ những yêu cầu của nhà sản xuất về giá bán để bảo đảm quyền lợi cho ngườitiêu dùng Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà tuy đã tạo dựng đượcthương hiệu với người tiêu dùng trong nước từ nhiều năm nay, nhưng vẫn tiếp tục
có những biện pháp khẳng định uy tín của mình trong thời gian tới để giữ được lòngtin về chất lượng và giá cả
Ngoài ra, thị trường giấy vở thời kì cao điểm thường vào tháng 8, tháng 9, đóchính là khoảng thời gian bắt đầu năm học mới của học sinh, sinh viên, cho nênmức tiêu thụ trong thời gian này cao hơn so với thời điểm trung bình trong năm.Năm 2014, lượng giấy vở bán ra vẫn tăng đều, nhưng không có sự đột biến như mọinăm do người dân tiết kiệm trong mua sắm Họ thường tính toán số lượng vừa đủ,mua lẻ từng thứ thay vì mua thoải mái như trước đây cho nên các công ty sản xuấtgiấy vở lại càng lo lắng hơn trong cuộc cạnh tranh này
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được nhận xét là thị trường tiêu thụ giấy vở khátốt Chính vì vây, các công ty sản xuất và kinh doanh giấy vở nói chung cũng nhưCông ty Văn phòng phẩm Hồng Hà nói riêng cần tìm ra cho mình hướng đi thậtđúng đắn, cạnh tranh lành mạnh để đạt được mục tiêu đề ra trong việc sản xuất,kinh doanh và tiêu thụ mặt hàng giấy vở
2.2 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà được thành lập vào ngày01/10/1959, trước đây là nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà, nhà máy sản xuất đồdùng văn phòng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập theo
Trang 35Quyết định số 2406/BCN/TC ngày 21/10/1959 của Bộ Công nghiệp Theo Quyếtđịnh số 1014QĐ/TCLĐ ngày 28/07/1995 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Côngthương), Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà đổi thành Công ty Văn phòng phẩmHồng Hà Ngày 02/08/1995, Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà chính thức gianhập Tổng Công ty Giấy Việt Nam Từ đây, Công ty có điều kiện hội nhập vớingành Giấy, mở ra hướng phát triển mới cho công ty Tháng 01/2006, Công tychính thức đổi tên thành “Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà”.
Trải qua 55 năm thành lập và phát triển, thương hiệu Hồng Hà đã trở thànhthương hiệu văn phòng phẩm hàng đầu tại Việt Nam Với chiến lược marketing,hoạt động và kinh doanh hết sức chuyên nghiệp, công ty đã thiết lập được hệ thốngphân phối trên toàn quốc và xuất khẩu sang các thị trường như: Mỹ, Hàn Quốc…Hiện nay, số lượng sản phẩm kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩmHồng Hà đã lên tới con số hàng nghìn sản phẩm và các sản phẩm sản xuất và kinhdoanh chính của công ty bao gồm 5 nhóm ngành hàng:
Nhóm ngành hàng Bút và Dụng cụ học sinh:
Bút máy, bút bi, bút dạ, bút sáp màu, eke, thước kẻ, compa, mực, bút chì …
Nhóm ngành hàng Giấy vở:
Vở ô ly, vở kẻ ngang, sổ lò xo, sổ lịch, sổ công tác…
Nhóm ngành hàng Ba lô túi xách và đồng phục học sinh
Ba lô mẫu giáo, cặp học sinh, ba lô du lịch, va li, cặp công tác…
Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các ngành hàng như sau:
- Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh;
- Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu già quyền sử dụng đất;
Trang 36- Bán buôn chuyên doanh khác;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụnghoặc đi thuê;
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép;
- May trang phục (trừ trang phục từ da long thú);
- Bán buôn máy móc, thiết bị, và phụ tùng máy khác;
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;
- Hoạt động vui chơi, giải trí khác;
- Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Vận tải hành khách bằng đường bộ khác;
- Bán buôn đồ uống;
- Bán sản phẩm thuốc là, thuốc lào;
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;
- Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại;
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;
- In ấn;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác (chi tiết: nhập khẩu vật tư, nguyênliệu, thành phẩm, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng công ty,Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa công ty kinh doanh)
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (chi tiết: bán buôn sách báo, tạp chí,văn phòng phẩm, bán buôn va- li, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác)
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ
Tên tiếng anh: HONG HA STATIONERY JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HONG HA JSC
Trụ sở chính: 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Địa điểm 2: 672 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội, ViệtNam
Trang 37Mã số thuế: 0100100216.
ĐT: (04) 8250 628
Fax: (04) 5260 359
Vốn điều lệ: 58.961.000.000 đồng
2.2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Văn Phòng Phẩm Hồng Hà đã trở thành một công ty cổ phần, do đóphương thức quản lý của công ty đã chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cánhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, lãnhđạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông
Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà được tổ chức và hoạt động theoLuật doanh nghiệp số 60/2005QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các hoạt động của công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp,các Luật khác có liên quan và Điều lệ của công ty
Đại hội đồng cổ đông :
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền caonhất của Công ty, quyết định những vấn đề về Luật pháp và Điều lệ Công ty quyđịnh Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) sẽ thông qua các Báo cáo tài chính hàng nămcủa công ty đã được kiểm toán và ngân sách Tài chính cho năm tiếp theo
Ban kiểm soát :
Là cơ quan do Đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát (BKS) có nhiệm vụkiểm qua tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính củaCông ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và quản lý điều hànhCông ty Đến 31/12/2013, danh sách Ban kiểm soát gồm có:
Ông Trần Đăng Khánh Trưởng ban
Bà Nguyễn Ngọc Lan Thành viênÔng Bùi Tuấn Hải Thành viên
Hội đồng quản trị :
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết địnhmọi vấn dề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộcthẩm quyền của Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị (HĐQT) có trách nhiệm giám
Trang 38sát Tổng Giám Đốc (TGĐ) và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ củaHĐQT do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ công ty và nghị quyếtĐHĐCĐ quy định Đến 21/12/2013, HĐQT của công ty có 06 thành viên:
Ông Trương Quang Luyến Chủ Tịch
Ông Nông Văn Quyết Thành viên ( trúng cử từ 29/4/2013)
Bà Đào Thị Mai Hạnh Thành Viên
Tồng giám đốc Công ty: Ông Trương Quang Luyến
Phó tổng giám đốc:
Các phó tổng giám đốc Công ty giúp việc cho Tổng giám đốc và điều hànhhoạt động tại các lĩnh vực trong công ty theo sự phân công và ủy quyền của Tổnggiám đốc Các phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trướcpháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền Đến 01/07/2014, Công ty có 3phó tổng giám đốc phụ trách các mảng: sản xuất, tài chính, kinh doanh:
Bà Đào Thị Mai Hạnh Phó Tổng Giám Đốc Kế Hoạch và sản xuất
Bà Phạm Thị Tuyết Lan Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính
Ông Hoàng Mạnh Ánh Phó Tổng Giám Đốc Kinh Doanh
Ban điều hành:
Ban điều hành (BĐH) là cơ quan điều hành mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như hoạt động hằng ngày khác của công ty Chịu trách nhiệm trướcHĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.Đến 31/12/2013, Ban điều hành công ty gồm 6 thành viên
Ông Trương Quang Luyến Chủ Tịch
Trang 39Ông Bùi Kỳ Phát Phó Chủ Tịch
Bà Đào Thị Mai Hạnh Phó Tổng Giám Đốc Kế Hoạch và sản xuất
Bà Phạm Thị Tuyết Lan Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính
Ông Trương Quang Luyến Phó Tổng Giám Đốc Kinh Doanh
Bà Ngô Thị Minh Luận Kế Toán Trưởng
Trang 40Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý của CT CP VPP Hồng Hà
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Để có những nhận định tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn2012- 2014 của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà, sau đây là bảng thống