4 Trịnh Thị Hương 2013 “Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng khănmặt bông xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần đầu tư xuất khẩuArtex” Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại h
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực Các đánh giá, kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
VŨ VĂN THẨM
Học viên: CH19B – QTKD Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Thương Mại
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tớiPGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - người hướng dẫn cho tác giả, đã hướng dẫn và chỉbảo nhiệt tình cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu, khảo sátthực tế và thực hiện luận văn
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo, các cô chú, các anhchị trong công ty cổ phần Misa đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình điều tra,khảo sát thực tế, thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích, tổng hợp số liệu vàviết luận văn
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ khoaSau đại học trường Đại học Thương Mại; bạn bè, người thân đã động viên khích lệ
và chia sẻ với tác giả trong suốt quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
2 Mục đích và nội dung của đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Những đóng góp của luận văn 5
6 Kết cấu của luận văn 5
CHƯƠNG I MỘT VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MISA 6
1.1 Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh 6
1.1.1 Các khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh 6
1.2 Mô hình và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa 9
1.2.1 Mô hình và các chỉ tiêu năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa 9
1.2.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa 11
1.2.2.1 Hệ thống thông tin marketing 11
1.2.2.2 Chiến lược marketing 13
1.2.2.3 Marketing mix 16
1.2.2.4 Tổ chức bộ phận marketing 20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng nâng cao năng lực cạnh tranh marketing 23
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 23
1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành 25
Trang 41.3.3 Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp sản xuất và cung ứng
marketing 28
1.3.4 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về nâng cao năng lực cạnh tranh và bài học rút ra cho công ty cổ phần Misa 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MISA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 32
2.1 Khái quát thị trường và tình hình hoạt động marketing của Công ty Cổ phần Misa 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Misa 32
2.1.2 Khái quát thị trường Hà Nội về sản phẩm phần mềm kế toán Misa 36
2.2 Phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa 39
2.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 39
2.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành 42
2.2.3 Môi trường nội tại của doanh nghiệp 43
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh marketing 48
2.3.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Misa những năm gần đây 48
2.3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa 52
2.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa 52
2.3.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa tại thị trường Hà Nội 53
2.3.2.3 Đánh giá tổng hợp NLCT marketing của công ty cổ phần Misa 73
2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa 75 2.4.1 Những thành công trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh marketing .75
2.4.2 Những hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh marketing 76
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh marketing 76
Trang 5CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MISA TẠI THỊ TRƯỜNG
HÀ NỘI 78
3.1 Dự báo thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh của công ty cổ phần Misa tại Hà Nội 78
3.1.1 Căn cứ vào tình hình thị trường 78
3.1.2 Căn cứ vào doanh nghiệp 78
3.2 Các quan điểm định hướng của công ty cổ phần Misa về năng cao năng lực cạnh tranh marketing 79
3.2.1 Mục tiêu phát triển của công ty cổ phần Misa đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 tại thị trường Hà Nội 79
3.2.2 Quan điểm định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của Công ty Cổ phầm Misa tại thị trường Hà Nội 80
3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của Công ty Cổ phần Misa tại thị trường Hà Nội 81
3.3.1 Đề xuất giải pháp về hệ thống thông tin marketing 81
3.3.2 Đề xuất giải pháp về chiến lược marketing 82
3.3.3 Đề xuất giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh marketing – mix 83
3.3.3.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm 83
3.3.3.2 Nâng cao năng lực canh tranh chính sách giá sản phẩm thu hút khách hàng 83
3.3.3.3 Phát triển chính sách phân phối cho sản phẩm PMKT Misa 84
3.3.3.4 Đề xuất giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu 85
3.3.4 Đề xuất các giải pháp marketing khác 86
3.4 Những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của Công ty Cổ phần Misa tại thị trường Hà Nội ( Văn phòng Misa Hà Nội) 88
KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 65 TT TV HTKH Trung tâm Tư vấn hỗ trợ khách hàng
7 SME Phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ MISA
SME.NET
9 R&D Nghiên cứu và phát triển
11 CRM Phần mềm Quản trị quan hệ khách hàng MISA
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Hệ số quan trọng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 10
marketing của DN 10
Bảng 2.1: Phương án sử dụng lợi nhuận năm 2010 44
Bảng 2.2: Bảng đánh giá một số tiêu chí nổi bật của PMKT 56
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa và đối thủ cạnh tranh chính 74
Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow 17
Hình 1.2: Sơ đồ cách thức tổ chức phòng Marketing theo chức năng 20
Hình 1.3: Sơ đồ cách thức tổ chức phòng Marketing theo nguyên tắc địa lý 21
Hình 1.4: Sơ đồ cách thức tổ chức phòng marketing theo sản phẩm 22
Hình 1.5: Sơ đồ cách thức tổ chức phòng marketing theo mô hình hỗn hợp 22
Hình 1.6 : Mô hình 5 lực lượng của Micheal Porter 26
Hình 2.1: Logo và slogan (Tiếng Việt – Tiếng Anh) của công ty Cổ phần MISA 32
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần MISA 33
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng khách hàng của sản phẩm phần mềm kế toán 38
Hình 2.4: Tỷ trọng doanh số giữa các dòng sản phẩm 39
Hình 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2013 49
Hình 2.6: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011, 2012 và năm 2013 của Misa 50
Hình 2.7: Bảng cơ cấu tỷ lệ sản phẩm PMKT Misa 55
Hình 2.8: Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi 63
Hình 2.9: Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ 63
Hình 2.10: Kênh phân phối các sản phẩm PMKT của Misa 64
Hình 2.11: Nguồn gốc khách hàng biết đến MISA 65
Hình 2.12: Lý do khách hàng lựa chọn MISA 66
Hình 2.13: Tình hình sử dụng DV TVHT 67
Hình 2.14: Tình hình sử dụng sản phẩm PMKT MISA của khách hàng 69
Trang 8Hình 2.15: Lý do Khách hành không sử dụng PMKT MISA 70 Hình 2.16: Doanh thu, lợi nhuận của các đơn vị những năm gần đây 71 Hình 2.17: Thị phần Misa so với đối thủ 72
Trang 9MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một
cơ thể sống của đời sống kinh tế Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trườngbên ngoài – thị trường Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liêntục, với quy mô ngày càng lớn thì cơ thể đó càng khoẻ mạnh và ngược lại
Mặt khác, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có các chức năng: Sản xuất,tài chính, quản trị nhân lực… mà các chức năng này chưa đủ đảm bảo sự thành đạtcủa doanh nghiệp, nếu tách rời khỏi một chức năng khác – chức năng kết nối hoạtđộng của doanh nghiệp với thị trường đó là lĩnh vực quản lý marketing
Như vậy, chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối cáchoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo chohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường –nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyếtđịnh kinh doanh
Công ty cổ phần Misa là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong tronglĩnh vực thiết kế và kinh doanh PMKT, với kinh nghiệm 17 năm hoạt động và đang
là doanh nghiệp đi đầu trong các công ty kinh doanh sản phẩm phần mềm kế toán
Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn trong tổng doanh thu của công ty, công ty đang xâydựng những bước tiếp theo để hoàn thiện những chiến lược kinh doanh trên thịtrường Các sản phẩm PMKT của công ty đang gặp phải sự cạnh tranh lớn trên thịtrường Hà Nội từ các sản phẩm PMKT khác của các công ty như Fast, Dtsoft, LạcViệt… Đây là những công ty có mức độ cạnh tranh cao trong lĩnh vực PMKT Vìvậy doanh thu và kết quả kinh doanh PMKT của công ty cổ phần Misa vẫn còn hạnchế, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty Thiết nghĩ công ty cổ phần Misacần có những giải pháp nâng cao NLCT trên thị trường Hà Nội, cụ thể là nâng cao
cạnh tranh trên lĩnh vực marketing Từ đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng
cao năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận văn cao học của mình.
Trang 101 Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Nâng cao năng lực cạnh tranh marketing hiện nay không chỉ là nhu cầu củamột đơn vị, một doanh nghiệp mà là nhu cầu chung của toàn ngành trên đất nước
Do đó, xung quanh vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh marketing đã có nhiềucông trình nghiên cứu khác nhau
(1) GS.TS Nguyễn Bách Khoa, tạp chí khoa học Thương mại số 4+5 năm
2004 về “ Phương pháp luận xác định NLCT và hội nhập kinh tế quốc tế của doanhnghiệp” Bài viết xác lập quan điểm định nghĩa, nội hàm, đưa ra các tiêu chí, chỉtiêu và phương pháp xác định NLCT doanh nghiệp thương mại
(2) Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hoài Dung “Đẩy mạnh công táctiêu thụ sản phẩm phần mềm kế toán Fast Accounting tại công ty Cổ phần phầnmềm quản lý doanh nghiệp Fast” tác giả đã đưa ra một số yếu tố, chỉ tiêu tác độngđến sức tiêu thụ của sản phẩm phần mềm kế toán, từ đó đưa ra một số giải pháp đẩymạnh NLCT phần mềm kế toán trong doanh nghiệp Fast
(3) Phạm Thu Hà (2013) “Nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của tổngcông ty rau quả, nông sản – công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trên thịtrường Nhật Bản” Luận văn thạc sĩ của tác giả đã đưa ra một số yếu tố tác động đếnkhả năng xuất khẩu hàng hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp marketing nhằm nângcao NLCT marketing trên thị trường Nhật Bản
(4) Trịnh Thị Hương (2013) “Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng khănmặt bông xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần đầu tư xuất khẩuArtex” Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương mại
(5) Ngô Đức Giang (2011) “ Năng lực cạnh tranh Marketing của các công tykinh doanh thiết bị điện trên địa bàn Hà Nội” Luận văn thạc sĩ đề cập đến một sốcác nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến NLCT marketing để đưa ra giải pháp nângcao NLCT marketing của doanh nghiệp
Tuy nhiên, việc đánh giá chi tiết năng lực cạnh tranh cũng như đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của Công ty Cổ phần Misahiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu và đưa ra giải pháp một cách khái quát
và đầy đủ nhất
Trang 11Chính vì vậy mà đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của
công ty cổ phần Misa trên địa bàn Hà Nội” có ý nghĩa rất thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán,góp phần giải phóng sức lao động của con người cả trong lĩnh vực trí óc
2 Mục đích và nội dung của đề tài
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về nângcao năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa trên thị trường Hà Nội
* Nội dung
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và nâng cao nănglực cạnh tranh marketing của công ty
- Phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh marketing của công
ty Misa so với marketing của các đối thủ cạnh tranh khác
- Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhmarketing của công ty cổ phần Misa nhằm có khả năng thu hút khách hàng tốt hơn
và vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh, nhờ đó củng cố vị thế kinh doanh của công ty
cổ phần Misa trên thị trường đồng thời nâng cao hiệu quả của công ty cổ phần Misa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranhmarketing, tập trung vào các giải pháp kinh doanh và giải pháp quản trị nhằm nângcao sức cạnh tranh marketing của công ty Misa so với đối thủ canh tranh chủ yếu
*Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về marketing: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn
đề về nâng cao năng lực marketing của công ty cổ phần Misa
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao sức cạnhtranh trên thị trường Hà Nội, nghiên cứu các giải pháp của công ty cổ phần Misa
Phạm vi về thời gian: Trong khoảng thời gian cập nhật số liệu thống kê hoạtđộng kinh doanh của các sản phẩm năm 2010, 2011 và định hướng đến năm 2018
Trang 124 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn cần sử dụng đến phương pháp thu thập và xử lý dữliệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
4.1 Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các phương pháp thống kê và phântích hàng năm của công ty Misa, gồm:
- Báo cáo thường niên hàng năm của công ty
- Bản tin thường niên
- Thu thập thông tin từ các báo cáo khách hàng của Misa: Các doanh nghiệplựa chọn sử dụng dịch vụ của Misa
Hay các dữ liệu thu thập được từ internet, thư viện, tạp trí, sách báo, chuyên
đề hội thảo, một số công trình nghiên cứu và các nguồn tài liệu khác có liên quan
4.3 Phương pháp xử lý
Tổng hợp các kết quả điều tra khách hàng
Phương pháp đối sánh chuẩn: Để đánh giá các trọng số của các nhân tố trong vấn
Trang 135 Những đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của việc nângcao năng lực cạnh tranh marketing nói chung của các công ty kinh doanh
Thông qua số liệu thống kê, khảo sát thực tế tại doanh nghiệp xác định cáctiêu chí và yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh marketing và để đánh giá thựctrạng năng lực cạnh tranh marketing nói chung và năng lực cạnh tranh marketingcủa sản phẩm phần mềm kế toán nói riêng so với các đối thủ cạnh tranh là Fast vàDtsoft
Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh marketingcủa công ty cổ phần Misa trong thời gian tới nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnhtranh marketing công ty Misa trên thị trường
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượcchia làm 3 chương, bao gồm:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MISA
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MISA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MISA TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
Trang 14CHƯƠNG I MỘT VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MISA
1.1 Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh
1.1.1 Các khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh
a Cạnh tranh là gì?
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnhvực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thườngxuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như cácphương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiềugóc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thểnhư sau:
- Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hànhđộng ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các đề xuất, các loài vì mụcđích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, cácphần thưởng hay những thứ khác
- Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữanhững chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuậnlợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi íchnhất cho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêudùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêudùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có nhữngđiều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: Cạnh tranh giá cả (giảm giá,…) hoặc cạnhtranh phi giá cả (quảng cáo,…) Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành,một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và côngbằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi củathị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế
Trang 15Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnhtranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợinhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm
đi (1980)
Kết quả của cạnh tranh là loại bỏ những đơn vị làm ăn kém hiệu quả và sựlớn mạnh của nhưng công ty làm ăn có hiệu quả
b Năng lực cạnh tranh là gì?
Tiếp cận từ góc độ quản trị kinh doanh hiện đại và để nhận dạng, đo lường
và đánh giá NLCT của doanh nghiệp Việt Nam, GS.TS Nguyễn Bách Khoa (trường
Đại học Thương Mại) đã định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là tích hợp với các khả năng và các nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định”.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 báo cáo về khả năng cạnh tranh
toàn cầu thì: “Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà DN có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra”.
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc các khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.
Năng lực cạnh tranh của DN thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của DNđược đo thông qua thị phần, lợi nhuận của DN, thể hiện qua chiến lược kinhdoanh của DN Là tế bào của nền kinh tế, NLCT của DN là cơ sở cho NLCTquốc gia Đồng thời NLCT của DN cũng thể hiện qua NLCT của sản phẩm dịch
vụ mà DN kinh doanh
Trang 16c Năng lực cạnh tranh marketing là gì?
NLCT marketing của DN là khả năng kết hợp các nguồn lực marketing của
DN với nhau và khả năng thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực này một cách hiệuquả trên thị trường trong việc đáp ứng nhu cầu KH của DN
NLCT marketing là nguồn nội lực quan trọng hình thành nên NLCT nóichung của DN vì nó tạo ra giá trị gia tăng cho KH và tạo ra sự khác biệt rõ nét trongmối tương quan với đối thủ cạnh tranh của DN Đánh giá NLCT marketing của DN
là việc xem xét cách thức marketing được quản trị trong DN và hiệu suất thực hiệnmarketing trên thị trường mục tiêu của nó
d Nâng cao năng lực cạnh tranh marketing là gì?
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tiến trình toàn cầu hóanền kinh tế thì vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên quan trọng, làm thế nào để cóthể nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, nănglực cạnh tranh marketing là vấn đề đau đầu của nhiều nhà kinh tế
Xét dưới góc độ lý luận đã có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ kinh tế nghiên cứu vềkhía cạnh này Điển hình có thể kể đến giáo sư Michael Porter với những cuốn sáchnổi tiếng như ‘‘Chiến lược cạnh tranh’’, trong các cuốn sách của mình ông đã chỉ rõcác vấn đề lý luận liên quan tới cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh của doanh nghiệpthương mại và bàn đến các vấn đề giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp này
Ở đây, nâng cao NLCT marketing của DN được hiểu là việc tạo lập, duy trì
và thay đổi các tác nhân, lực lượng marketing góp phần tạo lập lợi thế cạnh tranhcủa DN nhằm thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh để DN có đượcnăng lực và ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh
Thực chất nâng cao NLCT marketing là nâng cao các yếu tố cấu thành nênNLCT marketing bao gồm : Hệ thống thông tin marketing, chiến lược marketing,marketing mix, tổ chức bộ phận marketing
1.1.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh marketing
Nền kinh tế thị trường ngày càng mở cửa, môi trường cạnh tranh ngày càng
Trang 17gay gắt và khốc liệt, các đối thủ có thể tiêu diệt lẫn nhau vì sự tồn tại sống còn củamình chính vì vậy doanh nghiệp đó buộc phải cạnh tranh giành lấy chỗ đứng trênthị trường Và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm kế toán không nằmngoài vòng xoáy của sự sống Không những thế các sản phẩm phần mềm lại càngcạnh tranh khốc liệt hơn vì đôi khi rất khó để tạo sự khác biệt.
Để đáp ứng được yêu cầu khách quan cạnh tranh vì sự sống còn Cạnh tranhmarketing có giá trị rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Nâng cao NLCT marketing góp phần giúp cho các doanh nghiệp khẳngđịnh sức mạnh chính, tăng doanh thu, lợi nhuận Một khi không làm được điều đó,doanh nghiệp sẽ bị loại ngay ra khỏi thị trường bởi không đáp ứng đươc nhu cầungày càng tăng của khách hàng
Như vậy, muốn cho hàng hóa dịch vụ của mình có khả năng đáp ứng nhu cầucủa khách hàng cao hơn so với các đối thủ thì các nhà sản xuất phải đảm bảo saocho chúng có được ưu thế vượt trội Những yếu tố tạo ra ưu thế vượt trội hay nóicách khác tạo nên sức cạnh tranh cao cho sản phẩm hàng hóa là: Mức chất lượng,giá cả, điều kiện, hình thức thanh toán, môi trường cạnh tranh, vị thế so sánh…
Từ các yêu cầu trên nhận thấy sự cần thiết buộc phải nâng cao NTCTmarketing đảm bảo sự sống sót tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của thị trườngnhư hiện nay
1.2 Mô hình và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh marketing của công
Trang 18Bảng 1.1: Hệ số quan trọng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
marketing của DN
STT Các chỉ tiêu đánh giá năng lực
cạnh tranh marketing (i) Hệ số quan trọng (Ki)
4 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động marketing 0,07
8 Năng lực xúc tiến và truyền thông kinh doanh 0,05
9 Các năng lực khác đáp ứng nhu cầu thị trường 0,11
Phương pháp xác định chỉ số NLCT marketing của DN:
Từ bảng tham số trên, vận dụng phương pháp chuẩn đối sánh với kỹ thuật thangđiểm 5 (trong đó 5: Rất tốt; 4: Tốt; 3: Trung bình; 2: Kém; 1: Rất kém) để đánh giáNLCT marketing của DN ta dùng công thức sau:
- Năng lực cạnh tranh của DN:
- Trong đó: DNLCT : Điểm đánh giá NLCT của DN
- Pi : Điểm bình quân tham số i của tập mẫu đánh giá
- Ki : Hệ số quan trọng của tham số i
- Trên cơ sở xác định NLCT tuyệt đối của phần mềm kế toán các đơn vị, xácđịnh NLCT tương đối của các đơn vị khác nhau dựa vào công thức:
- Trong đó: Dss : Điểm đánh giá NLCT tương đối của sản phẩm
- DcĐS : Điểm đánh giá của doanh nghiệp đối sánh
Trang 19Qua mức điểm của từng tham số, tác giả có thể xác định được những nhân tốquan trọng nhất, ảnh hưởng mạnh đến quyết định mua của khách hàng và từ đó đưa
ra các giải pháp nâng cao năng lực từng yếu tố nhằm nâng cao NLCT một cách toàndiện nhất
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chọn công ty cổ phần phần mềm Quản lýDoanh nghiệp Fast và công ty phát triển và chuyển giao phần mềm DTSoft để làmđối sánh cho công ty cổ phần Misa
1.2.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh marketing của công ty cổ phần Misa 1.2.2.1 Hệ thống thông tin marketing
Hệ thống thông tin marketing bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lạiđảm nhận những vai trò và có sự ảnh hưởng nhất định đến toàn bộ hệ thống.Việc tìm hiểu những bộ phận trong hệ thống thông tin marketing mang cái nhìntích cực và cần thiết khi nghiên cứu marketing Hệ thống thông tin marketingbao gồm 4 bộ phận:
a) Hệ thống báo cáo nội bộ
Ở bất kỳ công ty nào cũng có sự thuyết trình bên trong thông qua chế độ báocáo nội bộ, phản ánh các chỉ tiêu về lượng tiêu thụ thường xuyên, tổng số chiphí, khối lượng dự trữ vật tư, sự chung chuyển tiền mặt Ngày nay nhờ hệ thốngnày đã được trang bị máy vi tính, người quản lý có thể nhận biết được nhiềuthông tin đã được sắp xếp xử lý theo yêu cầu của quản trị marketing trong mộtthời gian ngắn Và chính điều này là yếu tố cạnh tranh giữa các công ty Công tynào càng xử lý thông tin nội bộ chi tiết theo yêu cầu của nhà quản trị marketingthì càng giúp họ ứng phó kịp thời với sự biến đổi của môi trường, do đó có cơhội thành công càng lớn
b) Hệ thống thu thập thông tin makerting thường xuyên bên ngoài
Hệ thống này cung cấp cho người lãnh đạo thông tin về các loại sự kiện mớinhất diễn ra trên thương trường Thông tin loại này có thể thu thập từ sách, báo, các
ấn phẩm chuyên ngành, nói chuyện với khách hàng, với các nhà cung cấp, các tổchức tài chính, các cộng sự của công ty, các trung gian marketing, theo dõi các
Trang 20thông tin quảng cáo, thậm trí nói chuyện với các đối thủ cạnh tranh, tham quan gianhàng của họ, tham dự các cuộc khai trường mở cửa
Ngoài ra, để có thông tin bên ngoài thường xuyên và kịp thời, các doanhnghiệp còn huấn luyện và khuyến khích những người bán hàng ghi chép và cungcấp các sự kiện đang xảy ra, khuyến khích các nhà phân phối bán lẻ thông báonhững tin tức quan trọng khác Công ty cổ phần Misa là doanh nghiệp tự tổ chức bộphận thu phát thông tin hàng ngày, thậm trí công ty có thể mua thông tin của các bộphận, tổ chức, cá nhân chuyên cung cấp dịch vụ thông tin marketing
c) Hệ thống nghiên cứu marketing
Trong nhiều trường hợp người quản lý marketing cần phải tiến hành nhữngnghiên cứu tỉ mỉ Ví dụ: Nghiên cứu thu nhập, trình độ học vấn, lối sống, tiềm năngthị trường ở một vài thành phố để xác định hệ thống phân phối và bán hàng Cáchthức thu thập thông tin như vậy là một dạng nghiên cứu marketing
Các công ty lớn thường có phòng nghiên cứu marketing riêng với khoảng 10 –
15 người, bao gồm các nhân viên về kế hoạch nghiên cứu, thống kê, xã hội học, tâm
lý học, các chuyên gia về tạo mẫu Những nghiên cứu có thể nói là toàn bộ hoặcmột khía cạnh của:
- Môi trường marketing vĩ mô
- Môi trường marketing vi mô
- Thị trường - khách hàng;
- Các yếu tố marketing hỗn hợp của công ty hoặc của đối thủ cạnh tranh Nhiều người nhẫm lần nghiên cứu marketing với nghiên cứu thị trường, thực ranghiên cứu thị trường chỉ là một nội dung của nghiên cứu marketing Theo quanniệm marketing, nghiên cứu thị trường chỉ là nghiên cứu khách hàng
d) Hệ thống phân tích thông tin marketing
Hệ thống phân tích thông tin marketing là tập hợp các phương pháp phântích, hoàn thiện tài liệu và các vấn đề marketing được thực hiện Nó bao gồm ngânhàng thống kê và ngân hàng mô hình
+ Ngân hàng thống kê: là tổng hợp những phương pháp hiện đại của việc xử lý
Trang 21thống kê các thông tin, cho phép khám phá một cách đầy đủ nhất sự phụ thuộc lẫnnhau trong phạm vi tài liệu lựa chọn và xác lập mức độ tin cậy thống kế của chúng + Ngân hàng mô hình: là tập hợp những mô hình toán học giúp cho nhà quảntrị thông qua các quyết định marketing tối ưu hơn
1.2.2.2 Chiến lược marketing
Năng lực hoạch định chiến lược marketing đòi hỏi DN khả năng lập và xâydựng kế hoạch marketing ngắn hạn (kế hoạch tác nghiệp) hoặc dài hạn (kế hoạchchiến lược) nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và trong các kế hoạchnày doanh nghiệp phải cụ thể hóa từng bước của kế hoạch đã được xây dựng đểgiúp DN từng bước có lợi thế hơn so với đối thủ trong việc đáp ứng nhu cầu thịtrường nhằm có lợi thế tốt hơn trên thị trường và trong tâm trí KH
Năng lực hoạch định chiến lược marketing thể hiện ở quy trình hoạch định,
tổ chức hoạch định, chiến lược phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vịthị trường
Năng lực hoạch định chiến lược marketing thể hiện khả năng đưa ra kế hoạchmarketing nhằm mục đích đáp ứng một chiến lược thị trường của DN Ở cấp phòngbán, hay cấp sản phẩm kế hoạch này nhằm mục đích chuyển một khái niệm sảnphẩm hay dịch vụ thành việc cung cấp thành công Đáp ứng được nhu cầu KH mụctiêu và nguyện vọng về doanh thu, thị phần… của DN tại thị trường Kế hoạch nàyxác định cụ thể những gì DN sẽ thực hiện khi tung sản phẩm mới ra thị trường và
hỗ trợ các sản phẩm đã marketing từ lâu Kế hoạch marketing còn tính toán thờigian cho các hoạt động bán hàng và quảng cáo các chiến lược về giá cả và nỗ lựcphân phối Kế hoạch này cũng đề cập đến cách thức kiểm soát và đánh giá kết quả.Chiến lược marketing phải chỉ ra được định hướng phát triển lâu dài và dựa trênnguồn lực sẵn có của DN và tạo ra điểm khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự vàhình ảnh so với đối thủ cạnh tranh nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của KH, gây ấntượng trong tâm trí họ
Năng lực tạo ra sự khác biệt
- Sự khác biệt về sản phẩm: Dựa trên những yếu tố chủ yếu như tính chất công
Trang 22dụng, mức độ đồng đều, độ bền, độ tin cậy, khả năng sửa chữa được, kiểu dáng vàkết cấu.
- Tính chất: Là những đặc trưng bổ sung cho hoạt động cơ bản của sản phẩm,mỗi tính chất đều có khả năng tranh thủ thị hiếu của người mua vì vậy các công tysản xuất cần bổ sung thêm nhiều tính chất cho sản phẩm và cần cân nhắc tính chấtnào là tiêu chuẩn và những tính chất nào là để KH lựa chọn
- Công dụng: Được hiểu là tính năng cơ bản của sản phẩm, nhà sản xuất cầnphải thiết kế một công dụng phù hợp với thị trường mục tiêu và mức công dụng củađối thủ cạnh tranh
- Mức độ đồng đều: Phản ánh các đơn vị sản phẩm khác nhau được là ra đồngđều và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
- Độ bền: Là số đo tuổi thọ dự kiến của sản phẩm, KH sẽ chấp nhận giá trảcao hơn cho những sản phẩm có độ bền cao hơn tuy nhiên với sản phẩm có tínhchất và công dụng thay đổi nhanh thì độ bền chưa phải là yếu tố duy nhất tạo lập
sự cạnh tranh
- Độ tin cậy: Là số đo xác suất để sản phẩm đó không bị trục trặc hay hư hỏngtrong thời kỳ nhất định KH sẵn sàng trả thêm tiền để mua những sản phẩm có độtin cậy cao
- Kiểu dáng: Là hình thức và dáng vẻ bên ngoài mà người mua cảm nhậnđược, để tạo ra sự khác biệt về kiểu dáng thì bao bì là yếu tố rất quan trọng nhất làđối với những mặt hàng thực phẩm, đồ gia dụng nhỏ
- Sự khác biệt về dịch vụ: Là những yếu tố tạo đặc điểm khác biệt chính chodịch vụ như giao hàng tận nơi, lắp đặt, huấn luyện KH sử dụng, dịch vụ tư vấn, sửachữa các dịch vụ khác Giao hàng tận nơi gồm tốc độ, độ chính xác, sự cẩn thậntrong quá trình giao hàng, dịch vụ tư vấn là hệ thống dữ liệu, thông tin mà ngườibán cung cấp miễn phí hay có thu tiền của người mua, dịch vụ thay thế sản phẩm.Với những công ty cung cấp cho KH dịch vụ sửa chữa nhanh chóng, kịp thời vàđảm bảo chất lượng tốt hơn sẽ dành ưu thế cạnh tranh, công ty có thể cung cấp thêmnhững dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán, bảo hành với điều kiện tốt hơn, thuận
Trang 23lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Sự khác biệt về nhân sự: Con người là yếu tố quyết định sự thành bại củamột tổ chức, doanh nghiệp Nhân sự được huấn luyện tốt phải đảm bảo các tiêuchuẩn như năng lực, nhã nhặn, tín nhiệm, lòng trung thành của nhân viên, nhiệt tình,biết giao thiệp
- Sự khác biệt về hình ảnh: Là những gì đọng lại trong tâm trí KH, để tạo sựkhác biệt về hình ảnh công ty có thể dựa vào các thành tố như Tên, Logo, Biểutượng, Bầu không khí, Tổ chức các sự kiện Để tạo hình ảnh sâu sắc ấn tượngtrong tâm trí KH các doanh nghiệp cần phải có sự sáng tạo, nỗ lực rất lớn trongthời gian dài
Xây dựng chiến lược định vị
Việc định vị đòi hỏi công ty phải khuếch trương bao nhiêu điểm khác biệt vànhững điểm khác biệt nào dành cho KH mục tiêu Khi xây dựng chiến lược định vị,các công ty cần phải:
- Phát hiện ra những điểm khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hìnhảnh có thể tạo ra được để phân biệt với đối thủ cạnh tranh
- Áp dụng tiêu chuẩn để lựa chọn những điểm khác biệt
- Tạo được những tín hiệu có hiệu quả để thị trường mục tiêu có thể phân biệtđược mình với các đối thủ cạnh tranh
Truyền bá hình ảnh của công ty đến với KH
Ngoài việc xây dựng chiến lược, định vị phù hợp và rõ ràng thì các công tycần phải truyền bá một cách có hiệu quả làm sao để thị trường mục tiêu hiểu được
và đánh giá cao những gì công ty đại diện so với đối thủ cạnh tranh
Trang 241.2.2.3 Marketing mix
a, Yếu tố sản phẩm
Nền kinh tế thị trường ngày càng mở cửa, môi trường cạnh tranh ngày cànggay gắt và khốc liệt, các đối thủ có thể tiêu diệt lẫn nhau vì sự tồn tại sống còn củamình chính vì vậy doanh nghiệp đó buộc phải cạnh tranh giành lấy chỗ đứng trênthị trường Và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm kế toán không nằmngoài vòng xoáy của sự sống Không những thế các sản phẩm phần mềm lại càngcạnh tranh khốc liệt hơn vì đôi khi rất khó để tạo sự khác biệt
Để đáp ứng được yêu cầu khách quan cạnh tranh vì sự sống còn Cạnh tranhsản phẩm có giá trị cốt lõi trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Nâng cao NLCT sản phẩm góp phần giúp cho các doanh nghiệp khẳng địnhsức mạnh chính, tăng doanh thu, lợi nhuận Một khi không làm được điều đó, doanhnghiệp sẽ bị loại ngay ra khỏi thị trường bởi không đáp ứng đươc nhu cầu ngàycàng tăng của khách hàng
Như vậy, muốn cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình có khả năng đápứng nhu cầu của khách hàng cao hơn so với các đối thủ thì các nhà sản xuất phảiđảm bảo sao cho chúng có được ưu thế vượt trội Những yếu tố tạo ra ưu thế vượttrội hay nói cách khác tạo nên sức cạnh tranh cao cho sản phẩm hàng hóa là: mứcchất lượng, giá cả, điều kiện, hình thức thanh toán, môi trường cạnh tranh, vị thế sosánh…
b, Yếu tố giá
Phần mềm là công cụ và phương tiện làm việc hiệu quả của khách hàng và phảiphục vụ cho lợi ích của khách hàng Vì vậy, để thu hút được khách hàng, để giànhđược lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì phải tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ
Mỗi một khách hàng có một đặc điểm riêng, điều kiện làm việc riêng chonên phải điều chỉnh sao cho phù hợp với những gì khách hàng mong muốn, pháthuy tối đa lợi ích của khách hàng
Nhìn vào nấc thang nhu cầu của Maslow có thể thấy ngay được điều đó Vớitừng bậc nhu cầu luôn luôn tăng lên
Trang 25Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow
Khi đã được thỏa mãn nhu cầu, ngay lập tức nhu cầu mới nảy sinh Chính vìvây, để thỏa mãn được nhu cầu khách hàng là vấn đề hết sức khó khăn Do đó, khảnăng đáp ứng nhu cầu khách hàng là một trong những năng lực cạnh tranh có tácđộng lớn đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Song nhu cầu có được thỏa mãn tối đa nhất hay không lại phụ thuộc và yếu
tố không nhỏ đó là điều kiện hiện tại của các đơn vị Nhu cầu nảy sinh nhưng điềukiện không cho phép cũng là một trở ngại đến sức cạnh tranh của sản phẩm Vì vậy,sản phẩm phần mềm cần đáp ứng được nhu cầu song phải phù hợp với điều kiện củakhách hàng
Và điều kiện quan tâm và quan trọng nhất của khách hàng khi đã thỏa mãnnhu cầu là giá cả của sản phẩm và dịch vụ cung ứng
Trước đây khi nền kinh tế khó khăn giá luôn là yếu tố được quan tâm chútrọng hàng đầu trong quyết định mua bất kể hàng hóa dịch vụ nào Đi xa thêm mộtchút, khi mà nền kinh tế phát triển hơn chút, yếu tố giá đã giảm dần không còn giữ
vị trí quan trọng tiên quyết trong việc ra quyết định mua của người tiêu dùng màthay vào đó là những dịch vụ đi kèm Khi đó, chúng ta không chỉ bán sản phẩm màbán cả dịch vụ chăm sóc khách hàng Ngày nay, khi dịch vụ vẫn luôn luôn là yếu tố
đi đầu, nhưng có một số thay đổi, cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt hơn Việcđấu đá trên thị trường khốc liệt thì lúc này yếu tố giá cả hay dịch vụ lại trở lại thành
Trang 262 yếu tố cơ bản quyết định hành vi mua tiêu dùng của khách hàng Nhất là vàonhững thời điểm tình hình kinh tế suy thoái như lúc này Giá lại một lần nữa khẳngđịnh vai trò to lớn của mình.
Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm phần mềm để thu hút khách hàng như:
- Quy mô và khả năng chi trả của khách hàng
- Các điều kiện phân biệt giá cho khách hàng mua lần đầu, khách hàng mualần 2 và nhiều lần kế tiếp
- Các dịch vụ sau bán được tính giá như thế nào
- Với các điều chỉnh theo mong muốn của khách hàng
c, Yếu tố phân phối
Hệ thống kênh phân phối chính là các đại lý, cộng tác viên ở khắp mọi nơi,
đó chính là mức độ bao phủ, là khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng phân bốrộng khắp Mức độ bao phủ càng dày chứng tỏ sản phẩm rất được quan tâm, ưachuộng Sự hiện diện của sản phẩm ở mỗi nơi là minh chứng cho sự phát triển vàbiết đến của sản phẩm
Mức độ bao phủ cho thấy sự lớn mạnh của sản phẩm trên phạm vi diện rộng,phạm vi địa lý Mức độ bao phủ bao giờ cũng đi liền với hệ thống kênh phân phốinhằm hỗ trợ một cách kịp thời nhất khi khách hàng gặp khó khăn vướng mắc haycần trợ giúp tìm hiểu sản phẩm Đó cũng chính là một lợi thế để trở thành năng lựccạnh tranh của sản phẩm Nó được thể hiện ở chỗ từ đâu mà khách hàng biết và tìmđến sản phẩm đó chính là Kênh khách hàng biết đến và Số lượng khách hàng sửdụng sản phẩm
d, Yếu tố xúc tiến hỗn hợp
- Dịch vụ trước khi bán hàng
Dịch vụ trước bán hàng mang đến cho khách hàng cảm nhận về sự tận tìnhchu đáo của nhân viên khi đem đến và cung ứng sản phẩm cũng như dịch vụ đếnvới khách hàng Thái độ của nhân viên đánh giá được lòng nhiệt huyết, sự quan tâm
và mang tính chất quyết định đến việc lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm “Ấn tượngđầu tiên là quan trọng nhất”
Trang 27Dịch vụ trước bán hàng của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phần mềmbao gồm việc chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị con người một cách tốt nhất về giọng nói,trang phục, tác phong nó đánh giá được sự chuyên nghiệp và ăn điểm trong mắtkhách hàng.
- Dịch vụ trong khi bán hàng
Dịch vụ bán hàng thể hiện ở việc nhân viên cung cấp các dịch vụ tư vấn chokhách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với loại hình doanh nghiệp, nhu cầucủa doanh nghiệp
Cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng một cách tiện lợi và nhanhchóng nhất như thỏa thuận điều khoản thanh toán và thời hạn chuyển giao chokhách hàng theo nhiều cách sao cho hợp lý nhất Có thể theo khu vực địa lý, theoquy mô… Song thỏa thuận phải linh hoạt không nên quá cứng nhắc lúc nào cũngtheo quy định, gây mất thiện cảm với khách hàng
- Dịch vụ sau bán (dịch vụ chăm sóc khách hàng)
Thương mại hiện đại không còn tồn tại những tình trạng mua đứt bán đoạn,đem con bỏ chợ, bán xong là hết nhiệm vụ mặc khách hàng muốn sử dụng như thếnào thì sử dụng Thay vào đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua, dịch vụ hỗtrợ kịp thời giải quyết những vướng mắc của khách hàng Đó là cách làm giữ chânkhách hàng lâu dài và gắn bó với doanh nghiệp mình Đồng thời phát huy tối đakênh chào hàng truyền miệng, qua chính nhận xét của người tiêu dùng Điều này,hiệu quả hơn rất nhiều so với các kênh quảng cáo truyền thông công chúng vô cùngtốn kém mà mang lại hiệu quả không cao
Đối với sản phẩm phần mềm, dịch vụ này lại vô cùng quan trọng Sau khitriển khai phần mềm, khách hàng đòi hỏi sự chuyển giao công nghệ để có thể ứngdụng trong doanh nghiệp Nó bao gồm:
- Huấn luyện, đào tạo khách hàng cách thức sử dụng phần mềm
- Sửa chữa, giải quyết các vấn đề phát sinh sau bán
- Thay đổi bổ sung một số yêu cầu của khách hàng
Do vậy, dịch vụ chăm sóc khách hàng cần được quan tâm chú trọng để bổsung thêm khách hàng mới, luôn luôn làm hài lòng va giữ chân khách hàng cũ
Và để đánh giá được dịch vụ cung ứng cho khách hàng đã được tốt hay chưa,
Trang 28đã làm hài lòng khách hàng khi sử dụng dịch vụ chưa Tiêu chí Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ cho ta thấy sản phẩm dịch vụ của mình cung ứng đã tốt chưa.
Mức độ hài lòng càng lớn, càng chứng tỏ mức độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu của sảnphẩm khi vận dụng vào trong doanh nghiệp càng cao Một khi đã làm hài lòngkhách hàng, doanh nghiệp có ngay một chỗ đứng trên thị trường
1.2.2.4 Tổ chức bộ phận marketing
Năng lực về tổ chức marketing phải đảm bảo tính hiệu quả hợp lý, phù hợpvới điều kiện môi trường, thị trường và khách hàng của DN, tạo hiệu quả cho DNtrong việc đáp ứng như cầu KH Trước hết, việc đánh giá NLCT marketing là xácđịnh phạm vi ra quyết định marketing và các hoạt động marketing được thực hiện rasao Tiếp theo là đánh giá cách thức tổ chức phòng Marketing có đảm bảo sự tậptrung tối ưu vào việc sáng tạo giá trị cho KH và đối phó với đối thủ cạnh tranhkhông? Có được cung cấp đầy đủ các thông tin từ các đơn vị kinh doanh hay thịtrường không?
Hiện nay phòng Marketing hiện đại có nhiều hình thức tổ chức, tất cả các cách tổchức marketing đều phải dựa theo các khía cạnh khác nhau như chức năng, địa bàn,sản phẩm, thị trường khách hàng
Cách thức tổ chức phòng marketing theo chức năng là cách thức tổ chức baogồm các chuyên gia phụ trách các chức năng marketing như: Chuyên gia quản lýhành chính marketing, chuyên gia quản lý quảng cáo và kích thích tiêu thụ hànghóa, chuyên gia quản lý nghiên cứu marketing, chuyên gia quản lý sản phẩm mới
Hình 1.2: Sơ đồ cách thức tổ chức phòng Marketing theo chức năng
Giám đốc phụ trách Marketing
Chuyên gia quản
lý hành chính
marketing
Chuyên gia quản lý quảng cáo và kích thích tiêu thụ hàng hóa
Chuyên gia nghiên cứu thị trường marketing
Chuyên gia quản lý sản phẩm mới
Trang 29 Cách thức tổ chức phòng Marketing theo nguyên tắc địa lý
Là cách thức tổ chức trong đó người quản lý đứng đầu chia thị trường thành các khuvực khác nhau và phân chia cho mỗi người phụ trách quản lý một khu vực thịtrường đó
Hình 1.3: Sơ đồ cách thức tổ chức phòng Marketing theo nguyên tắc địa lý
Với những công ty có thị trường rộng lớn thì cách thức tổ chức này giúpcho công ty có thể khai thác được chiều sâu của thị trường và năng suất bán hàng
- Hoạch định chiến lược dài lâu và chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm
- Chuẩn bị kế hoạch marketing hàng năm và dự báo mức tiêu thụ
- Kích thích lực lượng bán và những người hỗ trợ phân phối sản phẩm
- Thường xuyên thu thập thông tin dữ liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, thái
độ của KH
- Chủ động cải tiến sản phẩm và đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của thịtrường Tổ chức quản lý sản phẩm chỉ có ý nghĩa khi các sản phẩm hoàn toàn khácnhau hay số sản phẩm vượt quá khả năng quản lý của một tổ chức marketing theochức năng
Giám đốc phụ trách Marketing
Người quản lý
khu vực 1 Người quản lý khu vực 2 Người quản lý khu vực 3 Người quản lý khu vực 4
Trang 30Hình 1.4: Sơ đồ cách thức tổ chức phòng marketing theo sản phẩm
Cách thức tổ chức phòng Marketing theo mô hình hỗn hợp
Là cách tổ chức phòng marketing thông qua việc kết hợp giữa các dạng tổ chức
Ví dụ có thể kết hợp giữa cách thức tổ chức phòng Marketing theo sản phẩm và khu vựcđịa lý để tận dụng cả hướng chuyên môn hóa theo sản phẩm và tiết kiệm chi phí
Hình 1.5: Sơ đồ cách thức tổ chức phòng marketing theo mô hình hỗn hợp
Giám đốc phụ trách Marketing
Người quản lý
mặt hàng A
Người quản lý mặt hàng B
Người quản lý mặt hàng C
Người quản lý mặt hàng D
Giám đốc phụ trách Marketing
Quản lý khu vực 1
Quản lý khu vực 2
Quản lý khu vực 3
Mặt hàng A Mặt hàng A Mặt hàng AQuản lý
mặt hàng A
Quản lý
mặt hàng B
Trang 311.3 Các nhân tố ảnh hưởng nâng cao năng lực cạnh tranh marketing
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
a Kinh tế
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế,sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái tất cả các yếu tốnày đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhữngbiến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức vớidoanh nghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động
về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từngyếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụthể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng,các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kìtrước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn
Về mặt người tiêu dùng, yếu tố kinh tế tác động mạnh đến nhu cầu sử dụngcác sản phẩm phầm mềm kế toán, hiện tại nó quan trọng song vẫn là nhu cầu bổsung, khi chưa thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn ở, đi lại, khi màchi tiêu bị thắt chặt thì nhu cầu sử dụng phần mềm là rất khó khăn Nên việc sửdụng phần mềm phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế
b Khoa học – Công nghệ
Kỹ thuật - Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanhnghiệp Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩthuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềmứng dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng cácthành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằmphát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Tuy vậy, nó cũng mang lại chodoanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp khôngđổi mới công nghệ kịp thời
Trang 32Vì vậy, nó là yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm phần mềm kếtoán – một sản phẩm công nghệ thông tin Liệu sản phẩm cung ứng ra thị trường vớinền công nghệ đặc biệt, hiện đại có phải là lợi thế cạnh tranh Sản phẩm muốn cólợi thế, phải là sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại song công nghệ đó phải làcông nghệ phổ biến tương thích với hầu hết các nền công nghệ mà khách hàng đangcài đặt trên máy tính của họ Không thể bắt khách hàng mua máy mới, hay cài đặtlại chương trình để chạy sản phẩm phần mềm của mình điều này làm cho sản phẩmgiảm tính cạnh tranh và gây cảm giác phiền phức cho khách hàng.
c Văn hóa – Xã hội
Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanhnghiệp Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhậnbiết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra Mỗi một sự thay đổi của các lực lượngvăn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi mộtngành kinh doanh
Xã hội hiện nay tồn tại nhiều tầng lớp mỗi tầng lớp có những khuynh hướng
xử sự khác nhau Tạo ra nhiều thái cực, xu hướng khác nhau vì vậy ảnh hưởng trựctiếp đến hành vi mua, khả năng tiêu thụ sản phẩm của mỗi giai tầng là khách nhau.Người làm kinh doanh căn cứ vào yếu tố này để xác định thị trường mục tiêu cụ thể
Hiện nay, tầng lớp trí thức đang được đầu tư và gia tăng trong xã hội Do vây,sản phẩm mang tính trí tuệ sẽ hấp dẫn người tiêu dùng hơn và sản phẩm kế toán nóiriêng có khả năng thu hút và phát triển bền vững trong những năm tiếp theo
d Tự nhiên
Cơ sở hạ tầng: Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt
là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên Song với cácdoanh nghiệp sản xuất và cung ứng phần mềm cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ Đểchủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tínhđến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo củabản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn Các biện pháp
Trang 33thường được doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biệnpháp khác Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm CNTT chịu sự tác động của cơ
sở hạ tầng đáng kể như hệ thống đường đi, hệ thống điện cung cấp để có thể tạo rasản phẩm phần mềm kế toán Mọi hoạt động từ nghiên cứu, kiểm tra vận hành đềuphải có nguồn điện ổn định
e Chính trị, luật pháp
Chính trị - Pháp luật: Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xuhướng chính trị các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động củadoanh nghiệp Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn
là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữachính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiệntrong các quan hệ quốc tế Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trịdoanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giaiđoạn phát triển
Khung pháp lý, thể chế trong ngành CNTT có ảnh hưởng đến năng lực pháttriển cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng nhưvới các doanh nghiệp nước ngoài Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm
kế toán cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của thể chế pháp lý này
f Môi trường toàn cầu
Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế các nước khuvực và nó có ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình chi tiêu và tình hình mua sắm trongnước Nhất là sản phẩm phần mềm Sẽ không nhận được sự quan tâm nếu các nhucầu cơ bản đang bị thắt chặt
1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành
Ta sử dụng mô hình 5 nguồn lực cạnh tranh quyết định khả năng sinh lợitrong ngành của Michael Porter để phân tích các nhân tố trong mô hình này tácđộng tới sức cạnh tranh sản phẩm của công ty kinh doanh phần mềm
Trang 34Hình 1.6 : Mô hình 5 lực lượng của Micheal Porter
a Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Năng lực cạnh tranh marketing của công ty tỷ lệ nghịch với số lượng ĐTCThiện tại Có nhiều ĐTCT có nghĩa các đặc điểm nổi trội của marketing càng bị chia
sẻ Các đối thủ càng nhiều thì nâng cao NLCT marketing sản phẩm càng trở nên cấpthiết Các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thường cạnh tranh về cơ cấu ngành,thực trạng về cầu của ngành…Do vậy, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếmthông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của mỗi đối thủ để có chiến lượchiệu quả
b Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn rất khó xác định Hiện nay, với sự gia tăng vàphát triển vượt bậc của các công ty kinh doanh phần mềm trong những năm quakhiến các doanh nghiệp không khỏi thèm khát Do đó, không tránh khỏi tình trạngcác công ty mới, các công ty cung ứng phần mềm gia nhập thị trường phần mềm kếtoán Do vậy, điều cần thiết xây dựng cho mình một rào cản lớn, ngăn cản tối đa sựgia nhập mới vào thị trường phần mềm
Doanh nghiệp phải nắm bắt tình hình và dự báo được khả năng gia nhập mớicủa các doanh nghiệp để có định hướng phát triển hợp lý
Trang 35c Sức ép của khách hàng
Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh.Khách hàng luôn là yếu tố chủ chốt quyết định mọi thành công hay thất bại củadoanh nghiệp Bởi doanh nghiệp có tồn tại được hay không là phải xem doanhnghiệp đó có đáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng khách hàng không ? Như vậy,sức ép của khách hàng gây ra cho doanh nghiệp là rất lớn Doanh nghiệp phải làmsao hài hòa được lợi ích của khách hàng nhận được và khoản chi phí mà họ phải bỏ
ra Doanh nghiệp buộc phải làm chủ có ưu thế trong mối tương quan này, thiết lậpmối quan hệ tốt với khách hàng để giữ chân khách hàng
d Sức ép của nhà cung ứng
Nhà cung ứng là người cung cấp NVL đầu vào cho doanh nghiệp quyết địnhviệc cung ứng marketing của doanh nghiệp đó ra thị trường Như vậy, cần có mốiquan hệ tốt với nhà cung ứng để việc cung ứng không bị gián đoạn đáp ứng nhu cầuthị trường Và nhà cung ứng có thể làm trễ nải việc cung ứng nguồn đầu vào chodoanh nghiệp Vì vậy, sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nhà cung ứng là rất lớncho nên cần phải xây dựng mối quan hệ tốt, thể chế chặt chẽ gắn kết điều khoản củahai bên tránh sức ép quá đà
e Sản phẩm thay thế
Một sản phẩm dù có sức mạnh tới đâu thì cũng không thể tồn tại vĩnh viễntrên thị trường Nó sẽ được thay thế bởi sản phẩm mới hoặc bị thay thế một phầntrên thị trường người tiêu dùng Sự thay thế này là một tất yếu nhằm đáp ứng sựbiến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và caocấp hơn
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm cùng thỏa mãn một nhu cầu nào đó.Hiện nay, sản phẩm phần mềm kế toán đang là sản phẩm công nghệ thông tin đápứng nhu cầu về kế toán cho các doanh nghiệp Do vậy, mức độ thay thế hiện tại củaphần mềm kế toán là thấp Bởi lẽ hiện tại chưa có sản phẩm nào thay thế được côngtác kế toán ngoài phần mềm kế toán
Trang 361.3.3 Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp sản xuất và cung ứng marketing
a Khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D)
Bao gồm cân nhắc về các thành tựu đổi mới để triển khai các sản phẩm mới,quá trình mới, về nghiên cứu và triển khai được tổ chức ra sao (theo định hướng thịtrường hay định hướng công nghệ), ngân quỹ dành cho R&D và vị thế nói chungcủa bộ phận R&D của doanh nghiệp trong ngà
nh kinh doanh R&D hữu hiệu cho phép doanh nghiệp có được sức mạnh đổimới công nghệ, có ưu thế trội trong việc giới thiệu sản phẩm mới thành công, cảitiến và cập nhật liên tục các sản phẩm hiện hữu Ngược lại một doanh nghiệp có thể
sẽ tụt hậu năng lực cạnh tranh trong ngành bởi yếu kém trong R&D
b Nguồn lực tài chính
Khả năng tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường Khả năng tài chính được biểu hiện là quy mô tài chính của doanhnghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn,khả năng thanh toán Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả nănghuy động vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuấtkinh doanh, đổi mới công nghệ, máy mọc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tácđầu tư về liên doanh, liên kết Khả năng tài chính sẽ quyết định sức chạy đua cùngđối thủ Ai càng mạnh sức chạy càng dài thì khả năng đứng vững trên thị trườngcàng cao
c Nguồn nhân lực
Viêc phân tích tác nhân này bao hàm những cân nhắc về trình độ lực lượnglao động và năng suất công việc, những yêu cầu về kỹ năng, đào tạo, các kế hoạchtuyển dụng, ảnh hưởng tới tổ chức công đoàn, khả năng hiện tại và tương lai của độingũ nhân sự, điều kiện làm việc và tinh thần của lực lượng lao động kể cả việc đánhgiá văn hóa doanh nghiệp Điểm hạn chế điển hình về năng lực cạnh tranh trong lĩnhvực này của các doanh nghiệp Việt Nam là sự yếu kém về kỹ năng nghề nghiệp, thiếutinh thần doanh nhân, bộ máy cồng kềnh và thiếu năng động của tổ chức công đoàn
Trang 37Trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, con người lại càng là yếu tố quyết địnhđến ưu thế cạnh tranh, đặc biệt là việc cung ứng các dịch vụ cho khách hàng hiệu quả.Những tác nhân như sự thân mật, sự đáp ứng kịp thời, sự nhanh chóng trong thủ tục xử
lý các đơn đặt hàng, sự thanh toán thành thạo, khả năng duy trì tuyến vận hành, khảnăng biểu cảm, sự nhiệt tình và bình tĩnh của bộ máy nhân sự là chìa khóa cho thànhcông của doanh nghiệp dịch vụ trong cạnh tranh
1.3.4 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về nâng cao năng lực cạnh tranh và bài học rút ra cho công ty cổ phần Misa
Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần May Nhà Bè
Công ty cổ phần may Nhà Bè được thành lập từ năm 1975, sau 30 năm hình thành
và phát triển, công ty đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước vềnăng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng đội ngũ nguồn nhânlực vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn Tháng 5/2005, Công
ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phầnMay Nhà Bè Cũng trong giai đoạn này Công ty đã triển khai những kế hoạch đầu
tư theo chiều sâu về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ công nhân.Mục tiêu hình thành nên những dòng sản phẩm chủ lực như bộ veston, sơ mi caocấp, có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh và nhắm đến 22 những thịtrường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU Đến nay, Công ty CP May Nhà Bè đượckhách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston Công ty
đã xây dựng các tiêu chí sau: xây dựng thương hiệu dựa vào nguồn lực bên trongbao gồm máy móc thiết bị, đội ngũ lao động có trình độ cao, tạo nên những sảnphẩm tốt nhất và khác biệt hóa so với các đối thủ cùng ngành và phục vụ kháchhàng với hoạt động marketing chuyên nghiệp, hệ thống phân phối rộng khắp cảnước, phát triển toàn diện, có trọng tâm với dòng sản phẩm chủ lực nhằm hướngđến thị trường mục tiêu, không ngừng sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm.Công ty đã đạt được những thành công nhất định như: Doanh thu ngày càng giatăng, nhận được nhiều huân chương khen thưởng cấp nhà nước, nằm trong số mộttrong 30 doanh nghiệp đầu tiên được lựa chọn của chương trình Thương hiệu quốc
Trang 38gia do Bộ Công thương chủ trì, Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May – Dagiày Việt Nam, Sao Vàng Đất Việt nhiều năm liền, Hàng Việt Nam chất lượngcao, Ngày nay, Công ty cổ phần May Nhà Bè là một trong những doanh nghiệpmạnh trong ngành May mặc Việt Nam
Bài học về vấn đề thương hiệu
Hãng điện tử Samsung không chỉ thành công khi chọn biện pháp cách tân vàđổi mới công nghệ để cạnh tranh, họ còn đang theo đuổi chiến lược đưa thương hiệuSamsung trở thành một trong những thương hiệu danh tiếng, chinh phục cả hànhtinh Đây là một cuộc chiến lâu dài do đó Chủ tịch tập đoàn Jung Yong Yun yêu cầu75.000 nhân viên của mình bằng mọi giá phải chiến thắng, xây dựng được mộtthương hiệu Samsung nổi tiếng thế giới Ngân sách hàng năm cho tiếp thị bằng 5%tổng doanh thu của cả tập đoàn, khoảng 2,5 tỷ đô la Đường lối đúng đắn xây dựngthương hiệu đã giúp Samsung vươn lên vị trí thứ 25 năm 2003 so với vị trí thứ 34năm 2002, vượt qua cả Nike, Kodak, Dell trong bảng xếp hạng 100 thương hiệudanh giá nhất thế giới do InterBrand phối hợp với tạp chí Business Week tổ chứcđánh giá
Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh rút ra cho Công ty
- Xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, đa năng, sáng tạo, có khảnăng phối hợp, giải quyết, xử lý công việc
- Đề cao sáng kiến cải tiến, xây dựng và phát triển thương hiệu dựa trên nềntảng sáng kiến cải tiến nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm
Trang 39- Tập trung ở bộ phận nghiên cứu và phát triển và khâu phân phối sản phẩm,sáng tạo tìm ra các sản phẩm khác biệt hóa sản phẩm: sản phẩm phải chất lượnghoặc phải có dịch vụ tốt, khác biệt với sản phẩm của đối thủ; chi phí thấp (giá cảtốt): sản phẩm phải dẫn đầu về chi phí; khai thác thị trường ngách
Trang 40CHƯƠNG 2: THỰC TRANG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MISA TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
2.1 Khái quát thị trường và tình hình hoạt động marketing của Công ty Cổ phần Misa
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Misa
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần MISA (Tên giao dịch: MISA Joint StockCompany, tên viết tắt MISA JSC), thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 1994
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 8-9, Tòa nhà TSB, Lô B1D, Cụm sản xuất Tiểu thủcông nghiệp và Công nghiệp nhỏ, đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
MISA là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực phần mềm Công ty Cổ phầnMISA là Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong Hoạt động Tin học hoá công tácquản lý tại nhiều Bộ, ngành và tại nhiều tỉnh thành
(Nguồn: Công ty Cổ phần MISA – Phòng PR)
Hình 2.1: Logo và slogan (Tiếng Việt – Tiếng Anh) của công ty Cổ phần MISA