Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có nghĩa là nâng caolợi nhuận, chẳng có một lý do nào để doanh nghiệp có thể từ chối việc làm đó.Như vậy, ta có thể nhận thấy nâng cao hiệu quả sử dụng
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả của sự làm việc nghiêm túc, nỗlực nghiên cứu, phân tích của riêng bản thân tôi qua thời gian tìm hiểu và viếtbài vừa qua Mọi thông tin và số liệu trong đề tài đều trung thực và có nguồngốc rõ ràng xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phầnCông trình Viettel
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2015
Tác giả
Phạm Thị Thảo
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Cổ phần Công trình Viettel” bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, Tôi còn nhận
được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của các Thầy Cô giáo trường Đại họcThương mại Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các Thầy Cô giáotrường Đại học Thương mại đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt cho Tôi nhữngkiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt, Tôi xingửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Phan Thế Công đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệpcủa mình
Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi đến các Thầy Cô những lời chúc tốtđẹp nhất!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 4
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 10
3.1 Mục tiêu tổng quát 10
3.2 Mục tiêu cụ thể 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 10
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 11
6 Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu đề tài 12
7 Kết cấu của đề tài 12
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 13
1.1 ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 13
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 13
1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh 20
1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 21
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 23
1.2.1 Một số quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 23
1.2.2 Đặc điểm của công ty cổ phần ảnh hưởng đến việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 24
Trang 41.3 NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 25
1.4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 26
1.5 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 28
1.5.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của vốn kinh doanh 28
1.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 29
cho các loại hình doanh nghiệp 29
1.6 KINH NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP 39
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1 45
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL 46
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL 46
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 46
2.1.2 Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 47
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL 51
2.2.1 Nhân tố khách quan 51
2.2.2 Nhân tố chủ quan 53
2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL 56
2.4 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL 58
2.4.1 Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tổng vốn kinh doanh 58
2.4.2 Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn 61
2.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 64
2.4.4 Kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn bằng mô hình Dupont 76
2.4.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ đông của Công ty 76
Trang 52.5 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL 79
2.5.1 Những kết quả đã đạt được 79
2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 82
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2 84
CHƯƠNG 3 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL 85
3.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL 85
3.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển của công ty 85
3.1.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty 87
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL 87
3.2.1 Nhóm giải pháp về huy động vốn 88
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 90
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 96
3.2.4 Một số giải pháp khác 97
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT KHÁC 100
3.3.1 Đối với Nhà nước 100
3.3.2 Đối với các cơ quan chức năng 101
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3 103
KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Vốn lưu động
Nợ phải trảTài sản lưu động
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Tên sơ đồ, bảng Trang
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy tổ chức của Công ty 51
Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần 58
Bảng 2.2 Phân tích tình hình biến động và cơ cấu vốn kinh doanh 59
Bảng 2.3 Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn 62
Bảng 2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 69
Bảng 2.5 Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động 70
Bảng 2.6 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 73
Bảng 2.7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông 78
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1 Biến động cơ cấu vốn lưu động qua các năm 65Biểu đồ 2.2 Tình hình biến động cơ cấu vốn cố định qua các năm 71Biểu đồ 2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2013 - 2014 của công ty 74
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợinhuận thông qua sản xuất kinh doanh, thành bại của một doanh nghiệp phụthuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là ba yếu tố: khả năng cungứng tích luỹ, đổi mới sử dụng vốn, trình độ quản lý và thị trường Kinh doanh
hiện đại ngày nay là sự tập hợp cả ba thế lực: nhà kinh doanh, bạn hàng
-khách hàng và các nhà khoa học gồm cả nhà làm luật về kinh doanh Một giáo
sư trường Đại Học Harvard cho rằng doanh nghiệp vừa là người bán vừa làngười mua Khi mua họ bị giới hạn bởi nguồn lực tài chính Nguồn lực tàichính bao giờ cũng có giới hạn, do vậy vấn đề cốt yếu là làm sao sử dụngnguồn lực hiệu quả chứ không phải đòi thêm nguồn lực Khi bán ra họ bị giớihạn bởi nhu cầu sức mua, thị hiếu, dẫn tới hàng hóa không bán được, khóbán, khó có khả năng tái tạo nguồn lực tài chính ban đầu Do vậy hoạt độngcủa doanh nghiệp là hoạt động tạo ra và tái tạo lại nguồn lực tài chính
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là một trong những nguyênnhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến quyền lợi, đến mục đích cao nhấtcủa doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có nghĩa là nâng caolợi nhuận, chẳng có một lý do nào để doanh nghiệp có thể từ chối việc làm đó.Như vậy, ta có thể nhận thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinhdoanh là một việc làm thiết yếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào, người takhông thể từ chối thu một khoản lợi nhuận hay doanh thu nhiều hơn trên mộtđồng vốn bỏ ra mà ngược lại họ muốn thu ngày càng nhiều từ việc bỏ ra mộtđồng vốn hoặc cùng một lượng vốn ban đầu của mình hay với cùng mộtlượng tiền thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh như năm trước nhưng nămnay doanh nghiệp phải bỏ ra cho nó một lượng chi phí ít hơn Có thể tổng
Trang 10quát một số lý do cơ bản, cụ thể làm nên sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất: Do sự tác động của cơ chế mới, cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước Kinh tế thị trường theo đuổi một mục đích lớn và cốt yếu làlợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao Tiền đề của quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là vốn, đồng vốn sản xuất kinh doanhphải có khả năng sinh lời mới là vấn đề cốt lõi liên quan trực tiếp đến sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp bởi thiếu vốn thì mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị “chết”, bị ngưng trệ bởi bây giờ không còn
có sự cứu trợ của Ngân sách Nhà nước
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Giờ đây người định đoạt số phận của doanh nghiệp chính là thịtrường mà không phải là ai khác, song nhà nước cũng có vai trò nhất định của
nó Nếu sử dụng đồng vốn hiệu quả thì việc đáp ứng nhu cầu thị trường làđiều không khó khăn đối với doanh nghiệp nữa
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là một nội dung cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay thìđiều này càng được khẳng định chắc chắn hơn Doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển được thì điều kiện tiên quyết không thể thiếu được là doanh nghiệpphải xem xét vấn đề chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm và phải quantâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, vấn đề này quyết định lớn đến khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sảnxuất kinh doanh là một yêu cầu chung đối với các doanh nghiệp không riêngtrong giai đoạn hiện nay Việc sử dụng vốn có hiệu quả trở thành một yêu cầukhách quan của cơ chế hạch toán đó là: kinh doanh tiết kiệm, có hiệu quả trên
cơ sở tự chủ về mặt tài chính
Trang 11Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một tất yếu trong cơchế thị trường cạnh tranh gay gắt Nó góp phần nâng cao khả năng hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất,tăng nhanh tốc độ hoạt động của doanh nghiệp nhằm đem lại cho doanh nghiệplợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện này đã vàđang đặt ra rất nhiều cơ hội và cũng không ít những thách thức cho cácdoanh nghiệp trong nước để có thể tồn tại và phát triển Hơn nữa, trong nềnkinh tế thị trường ngày càng mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòihỏi mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, nâng cao hơn nữa khả năngứng biến trước những thay đổi của môi trường kinh doanh Các doanhnghiệp cần phát huy sức mạnh nội tại của mình đồng thời tranh thủ tối đacác nguồn lực bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng vàcủng cố vị thế của mình Để có một nền tảng phát triển bền vững thì doanhnghiệp cần huy động và sử dụng vốn có hiệu quả Doanh nghiệp chỉ có thểđạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao khi giải quyết được các vấn đềliên quan đến vốn như: lấy vốn ở đâu? huy động vốn như thế nào? sử dụngvốn ra sao để có hiệu quả? Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để cácdoanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Tuy nhiên, có vốn mới là điều kiện cần cho sự tồn tại của một doanhnghiệp, để có vốn đã khó thì việc làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quảcàng khó hơn Doanh nghiệp chỉ có thể khẳng định được vị thế của mìnhtrong quá trình cạnh tranh khi có biện pháp để quản lý vốn tốt và sử dụngvốn có hiệu quả trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ pháp luật, đặc biệt là đốivới những công ty cổ phần hay những công ty đã niêm yết trên thị trườngchứng khoán khi mọi thông tin tài chính đều được công khai thì việc sử
Trang 12dụng đồng vốn ra sao sẽ tác động vô cùng lớn đến uy tín cũng như khảnăng huy động vốn của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Công trình Viettel hoạt động theo hình thức công ty
cổ phần vì vậy hiệu quả sử dụng vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với sựphát triển của công ty Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại công ty cho thấyhiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năngcủa công ty Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (VKD) sẽ chỉ
ra được những tồn tại trong việc quản lý và sử dụng vốn giúp các nhà quảntrị đưa ra những quyết định kịp thời để giúp công ty khắc phục những tồn tạinhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vì vậy, phân tích hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh là cấp thiết đối với công ty để có sự phát triển bềnvững Nhận thức rõ được tầm quan trọng vấn đề này, tôi đã chọn đề tài:
“Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình
Viettel” để nghiên cứu Đây là một vấn đề có tính cấp thiết và có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty,
từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của công ty
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
Trong điều kiện kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay, hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đềđược các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà khoa học và hoạt động thực tiễnđặc biệt quan tâm Vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về những chủ đềliên quan đến hiệu quả sử dụng vốn với mức độ và cách tiếp cận khác nhau
Các công trình nghiên cứu trong nước:
Trần Đình Huân (2011) đã có nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-FUJISTU Nghiên cứu đã hệ
Trang 13thống hóa những vấn đề lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trongcác doanh nghiệp, đồng thời làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sửdụng vốn và ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanhnghiệp Từ dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng
sử dụng vốn tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT - Fujitsu Trên
cơ sở phân tích các phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới,nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn của công ty Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thìnghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế như: chưa đưa ra một số quan điểm vềhiệu quả sử dụng vốn, chưa đưa ra kinh nghiệm sử dụng vốn của các doanhnghiệp có cùng đặc thù với đơn vị nghiên cứu, một số giải pháp đưa ra chưadựa trên điều kiện thực tế tại đơn vị nghiên cứu nên không có tính khả thi cao
Với cùng đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, Đỗ Thái Bình(2013) cũng đã nghiên cứu về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của công ty
TNHH các hệ thống viễn thông VNPT - Fujitsu, song nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu thu thập được trong giai đoạn 2011-2013 Nghiên cứu đã
trình bày những cơ sở lý luận chung về vốn kinh doanh, các chỉ tiêu phân tíchhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho tất cả các loại hình doanh nghiệp từ đóphân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn cho doanh nghiệp nghiên cứu So với nghiên cứu trên, ĐỗThái Bình đã vận dụng được kinh nghiệm sử dụng vốn của một số doanh
nghiệp liên doanh - các doanh nghiệp có cùng đặc thù với đơn vị nghiên cứu
vào việc nghiên cứu đề tài Song nghiên cứu chưa đưa ra các bước trong phântích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, chưa áp dụng mô hình phân tíchDupont vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại đơn vị nghiên cứu
do đó chưa có đánh giá về mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp
Trang 14Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn có Mai Hoàng Vĩ(2014) với đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phầnXây dựng số 5 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của đơn vị, nghiên cứu đã khái quát thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
của công ty giai đoạn 2011 - 2013 trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả sử dụng vốn, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn của công ty Tuy nhiên, công trình này còn một số hạn chế như:chưa chỉ ra đặc điểm của công ty cổ phần ảnh hưởng như thế nào đến phântích hiệu quả sử dụng vốn và hệ thống các chỉ tiêu đặc thù phân tích hiệu quả
sử dụng vốn góp cổ đông trong công ty cổ phần Vì vậy, trong quá trìnhnghiên cứu về hiệu quả sử dụng VKD tại đơn vị, tác giả chưa sử dụng hệthống chỉ tiêu đặc thù này để phân tích, do đó chưa đánh giá được một cáchtoàn diện hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Trần Minh Hạnh (2014) đã có nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệuquả sử sụng vốn tại tổng công ty Quản lý bay Việt Nam Bằng việc đi sâu vàonghiên cứu và phân tích, đề tài đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu “thực trạnghiệu quả sử dụng vốn của công ty?” Từ đó đánh giá những kết quả đã đạtđược, những tồn tại và nguyên nhân để có giải pháp phù hợp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Tuy nhiên, tác giả chỉ mớiphân tích các chỉ tiêu một cách rời rạc mà chưa đặt chúng trong mối quan hệvới nhau, chưa có sự tham chiếu, kết nối các chỉ tiêu trong quá trình phântích Cụ thể như khi phân tích về quy mô và tình hình biến động của cơ cấuvốn, đề tài chưa tham chiếu với tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu vàlợi nhuận của công ty để có nhận xét toàn diện nhất về hiệu quả hoạt độngkinh doanh của đơn vị
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác tập trung vào phân tích và tìmgiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong các
Trang 15ngành khác nhau như: Trần Hồ Lan (2003) với “Những biện pháp chủ yếunhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước ngànhnhựa Việt Nam”; Nguyễn Quỳnh Sang (2008) với luận án “Nghiên cứu một
số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựnggiao thông”; Nguyễn Văn Tạo (2008) với nghiên cứu “Biện pháp nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam’.Dựa trên sự quan tâm và mục đích của nghiên cứu, các nghiên cứu này cónhững phạm vi và đối tượng nghiên cứu khác nhau
Bùi Thị Trâm Anh (2013) đã có nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn ngành sản xuất phim ảnh Nghiên cứu đã phân tích nhữngyếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, thực trạng hiệu quả sử dụng vốncủa ngành sản xuất phim ảnh từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này Songbài viết mới chỉ đề cập đến tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sửdụng vốn và các giải pháp chung cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuấtphim ảnh mà chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu về mộtdoanh nghiệp cụ thể nào trong ngành sản xuất phim ảnh
Các nghiên cứu nước ngoài:
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn
đề vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Một số nội dung của một số côngtrình nghiên cứu được phân tích cụ thể sau đây:
Thapa, Priya Darshini Pun (2013) đã có nghiên cứu ảnh hưởng của việcquản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của ngành công nghiệp thực phẩm và đồuống Nghiên cứu này xem xét việc quản lý vốn lưu động của các tổng công
ty thực phẩm và đồ uống từ Mỹ và Canada trong 10 năm, thời gian nghiêncứu từ năm 2000 đến năm 2009 Thứ nhất, không giống như các nghiên cứutrước đây ủng hộ cho một mối quan hệ tuyến tính giữa việc quản lý vốn lưu
Trang 16động và lợi nhuận, nó điều tra sự tồn tại của một mối quan hệ phi tuyến tính
có thể Thứ hai, hiệu quả quản lý vốn lưu động được kiểm tra bằng cách sửdụng chỉ số hiệu suất, chỉ số sử dụng và chỉ số hiệu quả hơn là sử dụng các tỷ
lệ doanh thu thông thường Thứ ba, sự phân bố các biện pháp về vốn lưu độngtức là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy, tăngtrưởng, kích cỡ, tuổi tác, dòng tiền và các tài sản cố định, tổng tài sản đã đượcnghiên cứu Các kết quả cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ lõm giữa quản lývốn lưu động và lợi nhuận Các kết quả nghiên cứu cũng tiết lộ rằng tập đoàn
đã hoạt động có hiệu quả trong thời gian nghiên cứu Bài viết đã đạt đượcnhững thành công nhất định, tuy nhiên tác giả mới chỉ đi sâu vào nghiên cứumối quan hệ của việc quản lý và sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụngvốn của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Mỹ và Canada mà chưađưa ra các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn để đánh giá hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp từ đó có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốncho các doanh nghiệp thuộc ngành này
Song song với những nghiên cứu liên quan đến hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh, còn có các nghiên cứu về cơ cấu vốn Andrew Atkeson và HaroldL.Cole (2005), tóm lược một số lý thuyết về cấu trúc vốn Theo nghiên cứuthì cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chínhthông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần,phát hành trái phiếu và đi vay Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó,doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất Một cấutrúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉbởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tớidoanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinhdoanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh Cấu trúc vốn tối ưu liênquan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp Tài trợ bằng
Trang 17vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độphân tán các quyết định quản lý Tuy nhiên, tài trợ bằng vay lại tạo ra gánhnặng nợ, tạo áp lực với doanh nghiệp Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tớivận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp Tài trợ từ vốngóp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp Tuy nhiên,các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp Kỳ vọngcao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức épđáng kể cho đội ngũ quản lý Sự phát triển lý thuyết về cấu trúc vốn ghi nhậnhai kết quả nghiên cứu có đóng góp quan trọng Luận điểm của Modigliani vàMiller (viết tắt là M-M), 1958 và 1963, cho rằng với các quyết định đầu tưnhất quán, các đối tác có quyền lợi liên quan nhưng không nằm trong doanhnghiệp phải đại diện cho cấu trúc vốn có tác động tới giá trị doanh nghiệp Dư
nợ tối ưu của doanh nghiệp cần cân bằng khoản thuế được giảm trừ nhờ việcthanh toán lãi vay với chi phí ngoại sinh của khả năng vỡ nợ
Các nghiên cứu trên được thực hiện dựa trên các mục đích nghiên cứukhác khau do đó mà phạm vi nghiên cứu khác nhau Nhìn chung, các nghiêncứu đã giúp các nhà nghiên cứu trả lời được câu hỏi nghiên cứu và đạt đượcnhững thành công nhất định Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có đặc điểmhoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, tính chất và quy mô nguồn vốnkhác nhau do đó phải đi sâu vào tìm hiểu và phân tích tại doanh nghiệp mới
có thể đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó.Song qua tìm hiểu, Tôi được biết chưa có đề tài nghiên cứu nào về “hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Viettel” Vì vậy, vớiđối tượng nghiên cứu là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, Tôi đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Viettel” để phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
Trang 18kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của công ty.
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là làm rõ thực trạng tình hình quản lý và
sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công trình Viettel để đề xuấtnhững giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh, hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh, nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công trình Viettel để từ đó chỉ rõ nhữngkết quả đã đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân của những mặt tồn tạitrong quá trình quản lý và sử dụng VKD của công ty
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại công ty đề xuất những giải pháp
nhằm giúp Công ty Cổ phần Công trình Viettel nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của công ty
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về vốn kinh doanh
và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Công
trình Viettel
- Thời gian: Đề tài tiến hành khảo sát, nghiên cứu, thu thập số liệu, dữ
liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Công trình
Trang 19Viettel trong giai đoạn 2012 - 2014 và đưa ra phương hướng, mục tiêu đến
năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu của công ty, bao gồm: Báo
cáo tài chính các năm 2012 - 2014; bản cáo bạch, sổ kế toán các tài khoản liên
quan; quá trình hình thành và phát triển của công ty,… để từ đó có đượcnhững số liệu cần thiết phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tạicông ty Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu các giáo trình, sách chuyên khảo;các chính sách của Nhà nước điều chỉnh VKD và sử dụng VKD của cácdoanh nghiệp; các đề tài nghiên cứu có liên quan để có được những dữ liệutổng quát về VKD và hiệu quả sử dụng VKD
- Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào số liệu thứ cấp (số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo kiểmtoán, báo cáo quản trị, ) làm cơ sở cho các phân tích và nhận xét về thựctrạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Thông qua việc xây dựng các bảngbiểu, đồ thị và hình vẽ bằng phần mềm excel, đề tài đưa ra các so sánh, đốichiếu số liệu qua các năm nhằm rút ra các nhận xét cần thiết làm sáng tỏ thựctrạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Công trình Viettel
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản, giúp nhận thức được cáchiện tượng kinh tế phát sinh nhằm mục đích thấy được sự giống nhau và khácnhau giữa các sự vật, hiện tượng Đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh để:
+ So sánh giữa các chỉ tiêu vốn trên bảng cân đối kế toán năm 2014 sovới năm 2013 để thấy được sự biến động tăng giảm và xác định nguyên nhân
Trang 20+ So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng khoản mụctrong tổng vốn kinh doanh, vốn cố định và vốn lưu động.
+ So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động về số tương đối
và số tuyệt đối của từng khoản mục vốn qua các năm
- Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont để phân tích mốiquan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD với hiệu suất sửdụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận toàn bộ vốn, các mối quan hệ tương tácvới tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phântích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số lợi nhuận trên VKD
6 Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu đề tài
Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích được lấy từ bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh, bản cáo bạch và báo cáo quản trị các năm giai
đoạn 2012 - 2014 của công ty.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tàiliệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh trong doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Cổ phần Công trình Viettel
Chương 3 : Các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Trang 21CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
Khái niệm vốn kinh doanh :
Vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn:
Theo quan điểm của Mác: Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng
dư, là đầu vào của quá trình sản xuất Định nghĩa của Mác về vốn có tầm
khái quát lớn vì nó bao hàm đầy đủ bản chất và vai trò của vốn Bản chất củavốn là giá trị, mặc dù nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tàisản cố định, nguyên vật liệu và tiền công
Theo David Begg, trong cuốn “Kinh tế học” ông đã đưa ra hai định
nghĩa về vốn là: vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp Vốn hiện vật
là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác Vốn tài chính là các giấy tờ có giá trị và tiền mặt của doanh nghiệp.
Theo Đinh Văn Sơn (2013) thì căn cứ vào vai trò của vốn đối với quá
trình kinh doanh, vốn được hiểu như sau: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
là toàn bộ lượng tiền cần thiết để bắt đầu và duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hay có thể nói: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp
Phân loại vốn kinh doanh:
Có nhiều cách phân loại vốn, tùy thuộc vào những góc độ khác nhau
mà ta có các cách phân loại vốn khác nhau:
Trang 22 Phân loại VKD căn cứ vào thời gian luân chuyển của vốn:
Phân loại theo tiêu thức này thì vốn kinh doanh bao gồm 2 loại: Vốn cốđịnh và vốn lưu động
- Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản dài hạn Kết cấu vốn
cố định (VCĐ) gồm: giá trị của tài sản cố định (TSCĐ), bất động sản đầu tư,đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác Đây là bộ phận vốn góp phầntạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết sử dụng trong dài hạn cho doanhnghiệp VCĐ có đặc điểm là thời gian luân chuyển kéo dài từ một năm trởlên Sự luân chuyển này phụ thuộc vào chính quá trình khai thác, sử dụng vàbảo quản các tài sản dài hạn cũng như các chính sách tài chính có liên quancủa doanh nghiệp
- Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động (TSLĐ).
Đây là bộ phận vốn góp phần tạo ra những yếu tố tài sản ngắn hạn phục vụthường xuyên cho kinh doanh của doanh nghiệp Vốn lưu động (VLĐ) có đặcđiểm là thời hạn luân chuyển thường là trong vòng một năm hay một chu kỳkinh doanh của doanh nghiệp Sự luân chuyển này phụ thuộc vào quá trìnhkhai thác, sử dụng và bảo quản từng bộ phận tài sản ngắn hạn cũng như cácchính sách tài chính có liên quan của doanh nghiệp
Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì TSLĐ gồm 2 loại: TSLĐsản xuất và TSLĐ lưu thông TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên vậtliệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sảnxuất hoặc chế biến Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩmchờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền,vốn trong thanh toán
TSLĐ nằm trong quá trình sản xuất và TSLĐ nằm trong quá trình lưuthông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau đảm bảo cho quá trìnhsản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục
Trang 23Khác với TSCĐ, TSLĐ luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo rasản phẩm Đặc điểm của VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh là luânchuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn saumỗi chu kỳ sản xuất, nó được coi là điều kiện vật chất không thể thiếu được
của quá trình sản xuất Đặc điểm này đã quyết định sự vận động của VLĐ
-hình thái giá trị của TSLĐ
Khởi đầu của vòng tuần hoàn, doanh nghiệp dùng tiền để mua hànghoá, nguyên vật liệu nhằm dự trữ sản xuất kinh doanh Lúc này VLĐ chuyển
từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư hàng hoá (T - H).
Giai đoạn II: Là giai đoạn sản xuất: Hàng hoá, nguyên vật liệu trải quaquá trình bảo quản sơ chế được đưa vào dây chuyền công nghệ Trong quátrình này, vốn chuyển từ hình thái hàng hoá, vật tư dự trữ sang hình thái sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm (H - SX - H').
Giai đoạn III: Doanh nghiệp bán hàng thu được tiền Vốn được chuyển
từ hình thái thành phẩm sang hình thái tiền tệ tức là trở về hình thái ban đầu
(H' - T') Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên liên
tục nên cùng một thời điểm VLĐ thường tồn tại dưới nhiều hình thái khácnhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các giai đoạn vận động của vốnđược đan xen vào nhau và các chu kỳ sản xuất được lặp đi lặp lại Sau mỗichu kỳ sản xuất VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn
Ý nghĩa của việc phân loại theo tiêu thức này: giúp doanh nghiệp thấyđược tỷ trọng, cơ cấu của từng loại vốn trong tổng vốn kinh doanh của doanhnghiệp mình từ đó có thể lựa chọn một cơ cấu vốn phù hợp với đặc điểm sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phân loại vốn kinh doanh theo nguồn hình thành của vốn:
Theo cách phân loại này thì VKD gồm: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Nợ phải trả: là số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thể khác mà
Trang 24doanh nghiệp được quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định Nợ phải trả
là sự thể hiện bằng tiền của những nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp cótrách nhiệm thanh toán cho các chủ thể kinh tế khác Khác với vốn chủ sởhữu, nợ phải trả luôn có thời hạn nhất định gồm: nợ dài hạn và nợ ngắn hạn
+ Nợ ngắn hạn thường được hình thành từ các nguồn:
Nợ phải trả có tính chất chu kỳ: tiền lương, tiền công phải trả người lao
động nhưng chưa đến kỳ trả, các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp nhưngchưa đến kỳ nộp, phải trả người lao động…Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốnnày không phải trả tiền lãi tuy nhiên, nguồn vốn này thường có quy mô nhỏ,thời gian sử dụng ngắn
Tín dụng nhà cung cấp: là nguồn vốn nảy sinh do việc doanh nghiệp
tiến hành mua chịu vật tư, hàng hóa của nhà cung cấp vật tư, thiết bị Nguồnvốn này có hạn chế là quy mô thường không lớn, việc huy động vốn phụthuộc vào tình hình tiêu thụ hàng hóa, mối quan hệ và tình hình chấp hành kỷluật thanh toán của doanh nghiệp
Tín dụng ngân hàng: gồm các khoản vay ngắn hạn (thời gian vay dưới
12 tháng) của ngân hàng Doanh nghiệp được lợi về thuế khi sử dụng nguồnvốn này do lãi tiền vay được khấu trừ khi xác định thu nhập tính thuế thunhập doanh nghiệp Tuy nhiên, để vay được nguồn vốn ngắn hạn từ Ngânhàng, các doanh nghiệp cần chấp hành đầy đủ các nguyên tắc quy định hiệnhành về tín dụng thương mại của từng ngân hàng
+ Nợ dài hạn thường được hình thành từ các nguồn:
Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính - tín dụng khác Các
khoản vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ một năm trở lên Lợi thếcủa vay dài hạn so với các hình thức tài trợ dài hạn khác là chi phí tài trợ thấp
và tính linh hoạt cao hơn
Trang 25Trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay
vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanhnghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định chongười nắm giữ trái phiếu Lợi thế của vay dài hạn bằng trái phiếu là doanhnghiệp có thể thực hiện vay vốn trung và dài hạn thông qua thị trường với mộtkhối lượng lớn
Thuê tài chính: là phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn không
thể hủy ngang Lợi thế của huy động vốn bằng thuê tài chính là doanh nghiệp
có quyền sử dụng tài sản cố định mà không phải bỏ toàn bộ chi phí đầu tư banđầu Tuy nhiên, doanh nghiệp đi thuê phải chịu chi phí sử dụng vốn ở mức
tương đối cao so với tín dụng thông thường
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn VKD được đầu tư từ các chủ doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động sử dụngvào mục đích kinh doanh, không phải thanh toán, hoàn trả như nguồn vốn nợphải trả (trừ khi có quyết định rút vốn của chủ sở hữu) Đặc điểm của vốn chủ
sở hữu là nguồn vốn có tính chất dài hạn và thường không phải trả lợi tức cốđịnh cho chủ sở hữu vốn
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả
Để đảm bảo nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, thông thường doanhnghiệp phải phối hợp cả hai nguồn trên Sự kết hợp này phụ thuộc vào đặcđiểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động cũng như quyết định của nhàquản lý doanh nghiệp trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tế vàtình hình thực tế của doanh nghiệp Cách phân loại này chủ yếu giúp cho việcxem xét tính hợp lý của cơ cấu huy động nguồn vốn để có một cơ cấu vốn phùhợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ vào thời gian huy động vốn:
Theo cách phân loại này thì nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm:
Trang 26nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài
hạn Đây là nguồn vốn mang tính ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể
sử dụng để đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận tài sản lưu động thườngxuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, phát sinhtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: các khoản vayngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác
Việc phân loại theo tiêu thức này giúp cho người quản lý doanh nghiệpxem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng,đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng caohiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp, hình thành các kế hoạch về tổ chứccác nguồn vốn trên cơ sở xác định quy mô vốn cần thiết, lựa chọn nguồn vốn
và qui mô thích hợp cho từng nguồn vốn nhằm tổ chức sử dụng hợp lý và cóhiệu quả
1.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các
lợi ích kinh tế - xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh Hiệu quả
kinh doanh bao gồm: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quảkinh tế có vai trò, ý nghĩa quyết định
- Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích mà các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp đóng góp cho xã hội như: cung ứng hàng hóa thỏa mãn nhucầu xã hội, góp phần cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường, là việc giảiquyết công ăn việc làm cho người lao động, bảo vệ môi trường, tăng thu nhậpquốc dân,…
Trang 27- Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật
lực để đạt được kết quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất
Nâng cao hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng với doanhnghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng lợinhuận và sức cạnh tranh trên thị trường Để nâng cao hiệu quả kinh doanh đòihỏi doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quátrình hoạt động kinh doanh, trong đó có hiệu quả sử dụng vốn
Khái niệm về hiệu quả sử dụng VKD:
Hiệu quả sử dụng VKD là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ
so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu VKD mà doanhnghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh Hay nói cách khác hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sửdụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêucuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của vốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng VKD được xác định bằng công thức sau:
Kết quả từ hoạt động kinh doanhHiệu quả sử dụng = ——————————————
vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
Theo Nguyễn Năng Phúc (2006) thì: Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêuphản ánh kết quả tổng hợp nhất của quá trình sử dụng các loại vốn Đó chính
là sự tối thiểu hóa số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả trong một giới hạn
về nguồn nhân tài vật lực phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung
1.1.1.3 Khái niệm công ty cổ phần
Theo điều 110 luật 68/2014/QH13 luật doanh nghiệp ngày 26 tháng
11 năm 2014, công ty cổ phần được định nghĩa như sau:
1 Công ty cổ phẩn là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Trang 28b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba
và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình chongười khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84của luật này
2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấychứng nhận kinh doanh
3 Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huyđộng vốn”
Như vậy, ngoài những đặc điểm của doanh nghiệp thông thường thì công ty
cổ phần còn có những đặc trưng riêng về: vốn điều lệ, quyền và nghĩa vụ củathành viên góp vốn cũng như sự đa dạng của các kênh huy động vốn
1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh
Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ta phải nhận thức đầy đủ
về những đặc trưng cơ bản sau của vốn:
Thứ nhất, vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản Điều này có
nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vôhình như: nhà cửa, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế, Cùng với sự pháttriển của nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thìnhững tài sản vô hình ngày càng phong phú, đa dạng và giữ vai trò quan trọngtrong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Thứ hai, vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản
lý chặt chẽ Nếu không xác định chủ sở hữu thì việc sử dụng vốn và tài sản sẽlãng phí và kém hiệu quả
Trang 29Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá đặc biệt Sở
dĩ ta nói vốn là một hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng như mọi hànghoá khác Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời Tuy nhiên, vốn lại khácnhững hàng hoá khác, đó là quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn có thểgắn với nhau nhưng cũng có thể tách rời nhau
Thứ tư, vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới
có thể phát huy được tác dụng Do vậy, các doanh nghiệp không chỉ có nhiệm
vụ khai thác tiềm năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn
Thứ năm, vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này rất có ý nghĩa khi bỏ
vốn ra đầu tư và tính hiệu quả của đồng vốn mang lại
1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, xu thế hội nhập nềnkinh tế, vấn đề toàn cầu hoá về phát triển công nghệ, thông tin, Việt Nammuốn tham gia vào quá trình toàn cầu hoá thì cũng sẽ phải đối mặt với nhữngvấn đề mà thế giới đang phải đối mặt Vì vậy, việc các doanh nghiệp ViệtNam có đủ khả năng cạnh tranh và hội nhập hay không còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố như: yếu tố về vốn, trình độ máy móc thiết bị, công nghệ, nănglực đội ngũ cán bộ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, trong đó, một trong nhữngyếu tố quan trọng là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Vốn là tiền đềcho sự ra đời của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy môsản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiến hành đầu
tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất kinh doanh Nếu thiếu vốn thìquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ngưng trệ, đồng thờikéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác đến bản thân doanh nghiệp vàđời sống của người lao động Vai trò của vốn được thể hiện rõ nét qua cácmặt sau:
Trang 30Về mặt pháp lý: Một doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu
tiên là doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, đối với một số ngànhnghề kinh doanh đặc thù thì lượng vốn này tối thiểu phải bằng lượng vốnpháp định, khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập Trongquá trình hoạt động kinh doanh, nếu vốn của doanh nghiệp không đạt đượcđiều kiện mà luật pháp quy định thì hoạt động kinh doanh đó sẽ bị chấm dứthoạt động như: phá sản hoặc sáp nhập doanh nghiệp Như vậy, có thể xemvốn là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại tư cách phápnhân của một doanh nghiệp trước pháp luật
Về mặt kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong
những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nó khôngnhững đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ
để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuấtkinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục Vốn đảm bảo cho quá trìnhsản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, giúp doanh nghiệp nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - một nền
kinh tế phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập Ngoài ra, vốn còn làmột trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có về sức laođộng, nguồn hàng hoá, mở rộng, phát triển trên thị trường, mở rộng lưu thông
và tiêu thụ hàng hoá, là chất keo dính kết quá trình sản xuất kinh doanh vàquan hệ kinh tế, là dầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động Trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, vốn tham gia vào tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ
và cuối cùng nó lại trở về hình thái ban đầu là tiền tệ Như vậy, sự luânchuyển vốn giúp doanh nghiệp thực hiện được hoạt động tái sản xuất và táisản xuất mở rộng của mình
Như vậy, vốn là điều kiện vật chất đầu tiên và cần thiết để thành lậpmột doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến
Trang 31hành bất cứ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng cầnphải có vốn
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.2.1 Một số quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Có thể nói một trong những biện pháp chủ yếu để bảo toàn và phát triểnVKD là quản lý và sử dụng có hiệu quả Từ các góc độ nhìn nhận khác nhau,quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD cũng có những biểu hiện riêng Nhưngnói chung, việc sử dụng vốn có hiệu quả là phải nhằm đạt được kết quả caonhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí sản xuất thấp nhất
Hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp đứng từ góc độ kinh tế là tối đahóa lợi nhuận Như vậy, có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định bỏ vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho nguồn vốnkhông ngừng sinh sôi nảy nở, tức hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trên hai mặt: bảotoàn được vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặcbiệt là kết quả về sức sinh lời của vốn
Nếu xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp thì ngoài mục tiêu lợinhuận, sử dụng VKD có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh vềmặt tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cả trước mắt
và lâu dài
Dù đứng trên quan điểm nào, thì bản chất của hiệu quả sử dụng vốn làchỉ tiêu biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp đểđạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ
ra thấp nhất
Trang 321.2.2 Đặc điểm của công ty cổ phần ảnh hưởng đến việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Đặc điểm của công ty cổ phần (CTCP):
Công ty cổ phần là một doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, có tư cáchpháp nhân, được thành lập theo pháp luật, được Nhà Nước phê duyệt điều lệhoạt động, có con dấu riêng, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổchức và cá nhân khác trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật
về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
CTCP được ấn định mục tiêu và xác định các phương tiện sử dụng đểthực hiện các mục tiêu đó Các công ty này được tự do phát triển mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh theo pháp luật quy định, đa dạng hóa hay thay đổi,thậm chí đình chỉ hoạt động theo ý của công ty mà không phải tham khảo bất
cứ một thẩm quyền nào
Vốn trong CTCP được hình thành từ những nguồn mang đặc điểm riêngbiệt, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự có, vốn vay Cơ cấu lãnh đạo của công ty gồm
ba bộ phận: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Trong trường hợp công tykhông đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ cho khách hàng thì cổ đôngkhông chịu trách nhiệm về các khoản nợ này
Chức năng kinh tế của CTCP là sản xuất sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
để bán trên thị trường bằng cách sử dụng các phương tiện vật chất, tài chính
và nhân sự nhằm mục đích thu lợi nhuận
Đặc điểm của công ty cổ phần ảnh hưởng đến việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Vốn trong CTCP được hình thành từ những nguồn mang đặc điểmriêng biệt, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự có, vốn vay
Trang 33Vốn điều lệ trong các CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phiếu Cổ đông dùng tiền hoặc tài sản của mình để góp vốn vào công tydưới hình thức mua cổ phiếu Vốn góp cổ phần không phải là một khoản nợcủa công ty Vốn góp cổ phần của các cổ đông là căn cứ để công ty chia lợinhuận cho các cổ đông
Các cổ đông không được quyền rút vốn ra khỏi công ty trong thời giancông ty đang hoạt động Tuy nhiên các cổ đông có quyền bán lại cổ phiếu củamình cho người khác Mọi hoạt động chuyển nhượng cổ phần này diễn ra với
tư cách là giao dịch cá nhân nên không ảnh hưởng đến vốn điều lệ và hoạtđộng của công ty
Do đặc điểm vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằngnhau gọi là cổ phiếu, các CTCP sẽ căn cứ vào số lượng cổ phiếu của các cổđông để chia lợi nhuận Vì vậy, để phân tích được hiệu quả sử dụng VKDtrong các CTCP, ngoài các chỉ tiêu phân tích được dùng trong các doanhnghiệp nói chung như: các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VCĐ, hiệu quả sửdụng VLĐ, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VKD, thì cần sử dụng thêm cácchỉ tiêu đặc thù phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông trong công ty
CP, gồm 12 chỉ tiêu sẽ được nghiên cứu cụ thể ở phần 1.5.2.2
1.3 NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
Nguồn thông tin trong doanh nghiệp được sử dụng trong quá trình phântích VKD gồm: nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp và nguồn thông tinbên ngoài doanh nghiệp
Nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp
- Bảng cân đối kế toán: là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá
một cách toàn diện tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn vànhững triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp
Trang 34- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: căn cứ vào số liệu của báo
cáo này mà người ta có thể sử dụng thông tin đó để kiểm tra, phân tích,đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh
số liệu với các kỳ trước hay các đơn vị khác để thấy được kết quả của quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ra sao và xu hướngphát triển sẽ như thế nào để đưa ra quyết định chính xác
- Các chỉ tiêu kế hoạch tài chính của doanh nghiệp: căn cứ vào các chỉ tiêu
này có thể đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đãđặt ra trong năm tài chính để từ đó nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch phùhợp trong các kỳ kinh doanh tới
Ngoài các tài liệu trên, trong quá trình phân tích VKD trong doanhnghiệp còn sử dụng một số tài liệu như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo
về tình hình biến động cơ cấu vốn, báo cáo quản trị của doanh nghiệp
Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp
- Các chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành: đây là nhân tố có
ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp như: các ngành được Nhà nước khuyến khích hoạt động, cácngành bị cấm kinh doanh hay do Nhà nước kiểm soát…
- Ngoài ra, còn sử dụng một số tài liệu khác như: các số liệu bình quân
ngành, số liệu của các đối thủ cạnh tranh, các chế độ về quản lý tài chính củaNhà nước, thông tin kinh tế thị trường trong và ngoài nước… để xác định đượcnhu cầu về vốn trong kỳ, đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpmình, có định hướng phát triển đúng đắn
1.4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Để phân tích hiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp, người ta vậndụng kết hợp nhiều phương pháp nhằm đảm bảo kết quả phân tích là đầy đủ,
Trang 35khách quan và trung thực nhất Một số phương pháp thường được sử dụngtrong phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản, giúp nhận thức được cáchiện tượng kinh tế phát sinh nhằm mục đích thấy được sự giống nhau và khácnhau giữa các sự vật, hiện tượng
- So sánh giữa các chỉ tiêu vốn trên bảng cân đối kế toán năm 2013 so
với năm 2014 để thấy được sự biến động tăng giảm và xác định nguyên nhân
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng khoản mục
trong tổng VKD, VCĐ, VLĐ
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động về số tương đối và
số tuyệt đối của từng khoản mục vốn qua các năm
Phương pháp tính chỉ tiêu tỷ suất, hệ số
Phương pháp này được sử dụng để tính toán, phân tích sự biến động tănggiảm và mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu nhằm đánhgiá hiệu quả quản lý và sử dụng VKD của công ty
Phương pháp biểu mẫu
Tất cả số liệu phân tích phải được thực hiện trên biểu mẫu để phảnánh trực quan có hệ thống tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra và so sánh.Biểu mẫu có thể là biểu so sánh hoặc biểu phân tích các nhân tố ảnhhưởng Đề tài đã sử dụng một số bảng biểu để phân tích tình hình sử dụng
và quản lý VKD của công ty
Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont để phân tích mốiquan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD với hiệu suất sửdụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận toàn bộ vốn, các mối quan hệ tương tácvới tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
Trang 36Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến hệ số lợi nhuận trên VKD.
1.5 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.5.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của vốn kinh doanh
Phân tích khái quát tình hình biến động của tổng VKD
- Mục đích phân tích: Phân tích cơ cấu phân bổ và sự biến động vốn có
liên hệ với doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh nhằm đánh giá cơ cấuphân bổ các loại vốn để thấy được sự phân bổ đó có hợp lý hay không, đánhgiá sự biến động về vốn để thấy được quy mô kinh doanh Và so sánh sự biếnđộng vốn trong mối liên hệ với doanh thu, lợi nhuận để thấy được hiệu quả sửdụng vốn
- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so
sánh trên cơ sở sử dụng các số liệu tổng hợp của tài sản trên bảng cân đối vàcác chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích tình hình biến động và cơ cấu vốn cố định (VCĐ)
Vốn cố định bao gồm: TSCĐ, các khoản phải thu dài hạn, bất động sảnđầu tư, các khoản phải thu tài chính dài hạn và VCĐ khác
- Mục đích phân tích: Phân tích tình hình biến động và cơ cấu VCĐ
nhằm mục đích nhận thức, đánh giá được tình hình tăng giảm và nguyên nhântăng giảm, đánh giá cơ cấu phân bổ VCĐ của doanh nghiệp có hợp lý haykhông, qua đó cũng đánh giá được chính sách đầu tư của doanh nghiệp
- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so
sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm, so sánh tỷ trọng của từng khoản mục trêntổng VCĐ
Trang 37 Phân tích tình hình biến động và cơ cấu vốn lưu động (VLĐ)
- Mục đích phân tích: Phân tích tình hình biến động và cơ cấu VLĐ nhằm
mục đích nhận thức, đánh giá được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tănggiảm, đánh giá cơ cấu phân bổ VLĐ của doanh nghiệp có hợp lý hay không
- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so
sánh trên cơ sở tính toán tỷ trọng các thành phần của VLĐ bao gồm: tiền vàtương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, vốn lưuđộng khác và số liệu tổng vốn qua các năm
1.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.5.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp
Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VKD
Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh
Ta có công thức: HMVKD =
M VKD
Trong đó:
HMVKD : Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh
M : Doanh thu bán hàng trong kỳ
VKD : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh phản ánh sức sản xuất,khả năng tạo ra doanh thu của đồng vốn (nó cho biết một đồng vốn mà doanhnghiệp bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng doanh thu)
Theo công thức trên, HVKD càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sảnxuất kinh doanh càng cao Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Khai thác các nguồn lực một cách triệt để, nghĩa là không để nguồn
vốn nhàn rỗi, không sinh lời
Trang 38- Sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm.
- Quản lý vốn một cách chặt chẽ, nghĩa là không để vốn bị sử dụng sai
mục đích, không để vốn thất thoát do buông lỏng quản lý
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VKD vận động liên tục và cónhững đặc điểm rất khác nhau Việc đồng vốn được bảo toàn và phát triển haykhông là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Vì vậy, tổ chức sử dụngvốn có hiệu quả hiện nay đang là yêu cầu khách quan và tất yếu trong điềukiện nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt hiện nay Việc nâng caohiệu quả sử dụng vốn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản
lý tài chính của doanh nghiệp, quyết định đến sự sống còn và tương lai pháttriển của mỗi doanh nghiệp
Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Ta có công thức: HPVKD =
P VKD Trong đó:
HPVKD : Hệ số lợi nhuận trên VKD
P : Lợi nhuận kinh doanh đạt được trong kỳVới:
VKDĐK + VKDCK VKDBQ =
2Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh phản ánh sức sinh lời củađồng vốn Phân tích các chỉ tiêu trên nếu hệ số doanh thu và lợi nhuận trênvốn kinh doanh tăng tức hiệu quả sử dụng VKD tăng và ngược lại
Mặt khác, VKD được hình thành từ nhiều nguồn vốn trong đó có cảvốn vay, vì thế hiệu quả sử dụng VKD theo chỉ tiêu lợi nhuận sẽ phải tínhthêm ảnh hưởng của hai yếu tố là: chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanhnghiệp, nên chỉ tiêu lợi nhuận ở đây bao gồm: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuậntrước thuế và lãi vay, lợi nhuận sau thuế nhằm đánh giá được hiệu quả sử
Trang 39dụng VKD khi chưa chịu chi phối của nguồn hình thành và thuế.
Phân tích hiệu quả sử dụng VKD bình quân được thực hiện bằngphương pháp so sánh giữa các chỉ tiêu kỳ báo cáo với kỳ trước Để đánhgiá hiệu quả sử dụng VKD đòi hỏi cả hai chỉ tiêu đều phải tăng lên so với
kỳ trước Ngoài ra, để đánh giá sâu sắc hơn nguyên nhân tăng giảm hiệuquả sử dụng VKD ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng phươngpháp thay thế liên hoàn căn cứ vào các công thức trên hoặc khai triển cáccông thức trên thành các công thức mở rộng
P VKD =(2)
M VKD x
P M
Từ công thức (2) ta thấy rằng: muốn tăng hệ số lợi nhuận trên VKD đòihỏi phải tăng hệ số doanh thu trên VKD (nâng cao năng lực sản xuất của vốn)
và tăng hệ số lợi nhuận trên doanh thu bán hàng (giảm chi phí kinh doanh)
Từ công thức (2) ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng như sau:
Gọi gốc so sánh là:
0 PVKD
H =
M0VKD 0
M1VKD 1 x
P0
M0 -
M0VKD 0 x
P1
M1 -
M1VKD 1
P
M ) = HP1VKD - HP0VKD
Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng VLĐ cũng được xác định bằng hai chỉ tiêu:
Trang 40 Hệ số doanh thu trên vốn lưu động
Công thức : HMVLĐ =
M VLĐ
Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động
Công thức: HPVLĐ =
P VLĐ
Trong đó: + HMVLĐ : Hệ số doanh thu trên VLĐ
+ HPVLĐ : Hệ số lợi nhuận trên VLĐ+ VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Đối với chỉ tiêu này cũng thực hiện tính với lợi nhuận sau thuế, lợinhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Phân tích các chỉ tiêu trên đây: nếu hệ số doanh thu và lợi nhuận trênVLĐ bình quân tăng thì hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại Ngoài ra,
để nâng cao mức doanh thu đạt được trên một đồng VLĐ ta phải đẩy mạnh,tăng nhanh tốc độ lưu chuyển của VLĐ bằng cách tăng hệ số quay vòng vàgiảm số ngày lưu chuyển của đồng VLĐ
Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
Là thời gian trung bình cần thiết để VLĐ chu chuyển được một vònghay là số vòng mà VLĐ chu chuyển được trong một kỳ (thường là một năm).Tốc độ chu chuyển của VLĐ được thể hiện qua hai chỉ tiêu: số vòng chuchuyển và số ngày chu chuyển của VLĐ
Số vòng chu chuyển của VLĐ trong kỳ: là số vòng (số lần) mà VLĐ quay
được trong một thời kỳ nhất định
LVLĐ =
M VLĐ
Trong đó: + M: Mức tiêu thụ tính theo doanh thu bán hàng trong kỳ
+ LVLĐ : Số lần chu chuyển vốn lưu động