Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy tổ chức của Công ty

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Trang 57)

XN công trình I

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy tổ chức của Công ty (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty CP Công trình Viettel)

Phòn g tài chính Ban dịch vụ viễn thôn g Các công ty con Phòng kỹ thuật Viettel Peru Viettel Haiti S.A XN xây dựng XN công trình III XN công trình II

2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL

2.2.1. Nhân tố khách quan

Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà Nước

Nhà Nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật và những chính sách tài khóa của mình. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ, chính sách hiện hành đều tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Cụ thể:

- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nuớc để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Năm 2013 - 2014 Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, đặc biệt năm 2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông giảm xuống còn 22% so với các kỳ thuế trước đó là 25% và theo lộ trình đến năm 2016 chỉ còn 20%. Ngoài việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước còn có nhiều chính sách cắt giảm thủ tục hành chính về thuế giúp doanh nghiệp giảm thiểu số giờ làm việc với thuế giúp nâng cao hiệu quả làm việc về thuế của doanh nghiệp; gia hạn thời gian nộp thuế; miễn, giảm số thuế phải nộp cho các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí nhất định. Các chính sách về thuế trên của Nhà nước đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng phần lợi nhuận sau thuế giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để tái đầu tư, mua sắm trang thiết bị, giảm nhẹ việc huy động vốn bên ngoài từ đó giảm chi phí huy động vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

- Chính sách tài khóa, tiền tệ: Năm 2013 - 2014 nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn do tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận

trọng, minh bạch hóa đầu tư công làm giảm một lượng lớn đơn đặt hàng của ngành xây dựng viễn thông của công ty, tác động giảm doanh thu và lợi nhuận gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Môi trường pháp luật

Nhà nước quản lý và điều chỉnh các hoạt động trong xã hội bằng luật pháp, vì vậy để phát triển bền vững và tránh mọi sự cố không đáng có thì công ty phải đưa hoạt động của mình vào các khung điều chỉnh của pháp luật. Công ty Cổ phần Công trình Viettel hoạt động kinh doanh dưới sự điều chỉnh của các bộ luật như: Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, Luật Phá sản 2014, Luật Thương mại,… đều có quy định rõ ràng về việc huy động vốn, sử dụng vốn, phân phối lợi nhuận, những cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố thuộc môi trường pháp luật.

Thị trường cạnh tranh

Các yếu tố thị trường tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thị trường chính là nơi quyết định cuối cùng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được. Từ đó doanh nghiệp sẽ thu được doanh thu và lợi nhuận. Mặt khác, do thị trường luôn luôn thay đổi nên doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đổi mới để thoả mãn nhu cầu của thị trường. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cạnh tranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường do vậy doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm có như vậy doanh nghiệp mới có lợi thế cạnh tranh, bảo vệ và mở rộng thị trường nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có môi trường cạnh tranh cao như điện tử, viễn thông, tin học.

Hiện tại, ngành xây dựng viễn thông đã đi vào giai đoạn bão hòa vì hệ thống hạ tầng viễn thông đã cơ bản được xác lập đồng bộ trên cả nước. Do đó

nhu cầu đầu tư mới khá hạn chế mà chủ yếu là tập trung vào đầu tư thay thế hoặc bảo trì, bảo dưỡng. Tại các thị trường nước ngoài, việc phát triển kinh doanh hạ tầng viễn thông đều có sự tham gia của các nhà cung cấp thiết bị chuyên nghiệp. Những công ty có lợi thế về việc cung cấp dịch vụ trọn gói turn key tạo áp lực cạnh tranh vô cùng lớn cho công ty. Sự bão hòa của ngành xây dựng viễn thông cũng như lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Ngoài các nhân tố trên thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố như: tình hình chính trị văn hóa Xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ, rủi ro kinh doanh,….

2.2.2. Nhân tố chủ quan

Nguồn lực con người

Con người đóng vai trò trung tâm, là chủ thể chính của mọi hoạt động, quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Con người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có trong tay một đội ngũ cán bộ công nhân có năng lực, trình độ cao giàu kinh nghiệm làm việc, khả năng tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại, có tính sáng tạo,... sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và ngược lại. Bên cạnh đó, với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ năng lực, khả năng, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì với đội ngũ này, doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một phương án kinh doanh tốt nhất, biết tận dụng triệt để nguồn lực sẵn có, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn hàng,... tạo được một ê kíp làm việc từ trên xuống dưới đoàn kết, ăn ý và có hiệu quả. Công ty Cổ phần Công trình Viettel được dẫn dắt bởi một đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiệt huyết có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cao, nhanh nhạy, sáng tạo, hoạch định và điều hành thực thi các phương án sản xuất kinh doanh rất linh hoạt, mềm dẻo giúp cho công ty mở rộng và phát

triển mạnh mẽ. Qua thực tế cho thấy, nhờ công tác quản lý tốt mà trong thời gian qua công ty đã nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh giúp khai thác vốn hiệu quả, huy động được nguồn vốn kịp thời với chi phí sử dụng vốn thấp nên đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty. Với tổng số lao động bình quân năm 2014 là 559 người, chủ yếu là đội ngũ lao động trẻ, năng động, đã được qua đào tạo, có ý thức kỷ luật, hăng say trong công việc nên đã góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Cơ cấu nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn

Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn để tài trợ cho tổng tài sản của nó. Cơ cấu vốn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VKD, có một cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc sử dụng VKD có hiệu quả và ngược lại. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu vốn khác nhau, do đó chi phí vốn sẽ khác nhau. Cơ cấu vốn có liên quan đến việc tính chi phí vốn. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động thì nhà quản trị phải tìm ra một cơ cấu vốn phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Đây là nhân tố ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả sử dụng vốn bởi vì vốn đầu tư vào các tài sản không cần sử dụng chiếm tỷ trọng lớn thì không những nó không phát huy được tác dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn bị hao hụt mất mát dần làm giảm hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây lắp, bảo dưỡng chuyên ngành viễn thông song do ảnh hưởng bởi đặc thù kinh doanh và cơ chế nghiệm thu quyết toán công trình giữa công ty với chủ đầu tư đã làm cho cơ cấu vốn của công ty không tuân theo đặc thù của ngành xây lắp. Theo đó, VLĐ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty luôn có phương án huy động vốn phù hợp, khai thác tối đa nguồn vốn hiện có giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của

công ty. Ngoài việc huy động vốn từ các cổ đông, công ty còn thực hiện huy động nguồn vốn ngắn hạn từ các các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và vay ngắn hạn người lao động để trang trải cho nhu cầu vốn lưu động. Năm 2014 công ty có thực hiện vay ngắn hạn Ngân hàng TMCP Quân đội với hạn mức tín dụng là 100.000 triệu đồng, thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất 6,2%/năm. Chi phí lãi vay sẽ được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nên nếu công ty có phương án sử dụng hiệu quả khoản vay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát huy sức mạnh của đòn bảy tài chính. Nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty không phải do tình trạng mất khả năng thanh toán hay tình hình tài chính xấu vì các khoản nợ phải trả của công ty là nợ ngắn hạn, bao gồm: các khoản chi phí phải trả về thi công công trình và phải trả người bán mang tính chất thường xuyên của công ty.

Lựa chọn phương án đầu tư:

Lựa chọn phương án đầu tư là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể, công ty đã đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài thông qua việc góp vốn thành lập 2 công ty con: Viettel construction Haiti S.A và Viettel Construction Peru với số vốn góp chiếm 98% (2.430USD) và 99% (9.990 USD) vốn điều lệ của hai công ty này. Hiện tại, hai công ty đã đi vào hoạt động và mang lại lợi nhuận cho công ty mẹ. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện đầu tư vào các dự án bất động sản đầu tư là 4 tuyến cống ngầm hóa cáp quang: Láng Hạ - Giảng Võ, Hoàng Diệu, Xuân Thủy

- Cầu Giấy và tuyến Phan Đình Phùng để cho thuê từ năm 2013, mang lại doanh thu cho công ty. Công ty luôn xây dựng và lựa chọn phương án đầu tư tối ưu nhất nhằm mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất cho đơn vị.

Xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác:

Việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh đồng thời làm cho hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thấp. Nếu công ty xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác có thể gây ra tình trạng: thiếu vốn hoặc không huy động được vốn gây mất cơ hội đầu tư hay phải huy động vốn với chi phí cao; huy động vốn quá nhiều nhưng không có phương án đầu tư hợp lý đối với số vốn này gây ứ đọng và lãng phí về vốn. Do đó, việc xác định chính xác nhu cầu vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Trên đây chỉ là một số nhân tố chủ yếu, cơ bản, đặc trưng nhất ảnh hưởng đến việc tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều quan trọng là công ty phải xem xét, nghiên cứu từng nhân tố ảnh hưởng để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra, đồng thời phát huy những tác động tích cực đảm bảo cho công tác tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL

Công ty Cổ phần Công trình Viettel là công ty xây lắp và bảo dưỡng chuyên ngành viễn thông hàng đầu Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Công ty không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực xây lắp các công trình viễn thông ra một số nước như: Haiti, Peru. Trong những năm qua, công ty đã có tốc độ tăng trưởng khá cao về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Viettel năm 2013, 2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 (1) Năm 2014 (2) Chênh lệch (2) - (1) Số tiền Tỷ lệ

(%)

Doanh thu bán hàng và CCDV 1.289.670 1.294.137 4.467 0,35

Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

DTT về bán hàng và CCDV 1.289.670 1.294.137 4.467 0,35 Giá vốn hàng bán 1.175.762 1.139.472 -36.290 -3,09 LN gộp về bán hàng và CCDV 113.908 154.665 40.757 35,78 Doanh thu hoạt động tài chính 552 2.572 2.020 365,94

Chi phí tài chính 934 9.892 8.958 959,1

Trong đó: Chi phí lãi vay 934 3.125 2.191 234,58

Chi phí bán hàng 63 11 -52 -82,54

Chi phí quản lý doanh nghiệp 43.017 68.996 25.979 60,39 LNT từ hoạt động kinh doanh 70.444 78.336 7.892 11,20

Thu nhập khác 17.946 49.121 31.175 173,72

Chi phí khác 47 1.992 1.945 4.138,3

Lợi nhuận khác 17.475 47.129 29.654 169,69

Lợi nhuận trước thuế 87.919 125.466 37.547 42,71 Chi phí thuế thu nhập DN 22.388 33.738 11.350 50,69

Lợi nhuận sau thuế 65.530 91.727 26.197 39,98

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Công trình Viettel 2013, 2014)

Mặc dù kinh tế nước ta trong những năm gần đây còn nhiều khó khăn song công ty đã nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh, đưa ra các quyết sách đúng đắn, kịp thời cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công ty đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra. Công ty luôn chú trọng tới việc tìm kiếm cơ hội phát triển trên các thị trường mới, tạo ra phân khúc thị trường phù hợp với

tình hình kinh tế còn khó khăn là một trong những phương án giúp công ty tăng doanh thu hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường hoạt động. Bên cạnh việc xác định hoạt động xây lắp các công trình viễn thông và bảo dưỡng chuyên ngành là trọng tâm, công ty còn mở rộng các ngành nghề mới như: xây dựng dân dụng, liên danh sản xuất cơ khí, thi công các dự án công nghệ cao,.... Đến nay, công ty đã thực hiện thi công xây lắp nhiều công trình trọng điểm quốc gia trong và ngoài nước, giữ vững tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, năm 2014 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.467 triệu đồng tương ứng tăng 0,35% so với năm 2013, giá vốn bán hàng giảm 36.290 triệu đồng tương ứng giảm 3,09% do công ty đã tiết kiệm được chi phí thi công công trình, chi phí bán hàng giảm 52 triệu đồng tương ứng giảm 82,54%, chi

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w