Bảng 2.7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Trang 83)

Đơn vị tính: triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh

Số tiền %

1.Lợi nhuận sau thuế 65.530 91.727 26.197 39,98 2.Vốn góp cổ đông bình quân 238.000 238.000 - - 3.Tổng cổ tức được chia 59.500 23.800 -35.700 60 4.Cổ tức cổ phần ưu đãi - - - - 5.Tổng số cổ phần thường đang lưu hành. 23.800.000 23.800.000 - - 6.Cổ tức bình quân mỗi cổ phần thường. (6) = (3 - 4)/(5) 0,0025 0,001 -0,0015 60 7.Lợi nhuận sau thuế bình quân

mỗi cổ phần thường.

(7) = (1)/(5) 0,00275 0,00385 0,0011 40 8.Tỷ lệ sinh lời của 100đ vốn góp

cổ đông. (8) = 4 10− x ) 2 ( ) 1 ( 0,000028 0,000039 0,000011 39,98 9.Cổ tức bq cho 100đ vốn góp cổ đông. (9) = 4 10− * ) 2 ( ) 3 ( 0,000025 0,00001 -0,000015 -60 10.Thu nhập bình quân mỗi cổ

phần thường (10) = ) 5 ( ) 4 ( ) 1 ( − 0,00275 0,00385 0,0011 39,98 11.Tỷ lệ trả lãi cổ phần thường (11) = 100* ) 7 ( ) 6 ( 90,91 % 25,98% - -

Do vốn góp cổ đông của công ty không thay đổi trong 2 năm nên vốn góp cổ đông bình quân không đổi.

23.800 + 23.800

- Vốn góp cổ đông bình quân = = 23.800 triệu đồng 2

- Tổng cổ tức được chia năm 2014 = 10% x 238.000 = 23.800 triệu đồng

Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Tỷ lệ sinh lời của 100 đồng vốn góp cổ đông năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,000011 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 39,98%. Do lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 so với năm 2013 tăng 26.197 triệu đồng, tỷ lệ tăng 39,98% song công ty chưa thực hiện phát hành thêm cổ phiếu nên vốn góp cổ đông trong kỳ không thay đổi làm cho tỷ lệ sinh lời của 100 đồng vốn góp cổ đông tăng.

- Cổ tức bình quân cho 100 đồng vốn góp cổ đông của công ty năm 2014 so với năm 2013 giảm 0,000015 triệu đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 60%. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2014 là tỷ lệ chi trả cổ tức theo kế hoạch kinh doanh do đó chưa thể đánh giá về chính sách chi trả cổ tức của công ty. Đây là chỉ tiêu khá nhạy cảm, vì thế ban quản trị của công ty luôn có chính sách chi trả cổ tức hợp lý vừa đảm bảo quyền lợi của cổ đông vừa đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động trong kỳ kinh doanh kế tiếp. Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2015 - 2020 của công ty sẽ mở rộng hơn nữa quy mô kinh doanh nên việc giữ lại một phần lớn lợi nhuận sau thuế của công ty là nhằm mục đích tái đầu tư. Nếu công ty có kế hoạch sử dụng hợp lý phần lợi nhuận sau thuế giữ lại sẽ góp phần tăng tỷ lệ sinh lời vốn góp cổ đông và tỷ lệ cổ tức của các năm tiếp theo.

- Thu nhập bình quân mỗi cổ phần thường (hay chỉ tiêu EPS) của công ty năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,0011 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 39,98%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 tăng 26.197 triệu đồng, tỷ lệ tăng 39,98% trong khi tổng số cổ phần thường đang lưu hành không thay đổi làm cho EPS tăng. Chỉ tiêu này tăng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông của công ty là cao.

- Tỷ lệ trả lãi cổ phần thường: năm 2013 tỷ lệ trả lãi cổ phần thường là 90,81% phản ánh cứ 100 đồng thu nhập bình quân của mỗi cổ phần thì có

90,81 đồng cổ tức. Việc chi trả cổ tức năm 2013 bằng việc phát hành cổ phiếu mới tăng vốn điều lệ thể hiện mục đích mở rộng quy mô kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Năm 2014 tỷ lệ trả lãi cổ phần thường theo kế hoạch là 25,94% có nghĩa là cứ 100 đồng thu nhập bình quân của mỗi cổ phần thì nhận được 25,94 đồng cổ tức.

Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên giúp công ty có giải pháp để nâng cao hiệu quả vốn góp cổ đông góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng VKD của công ty song vẫn đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông.

2.5. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL

Qua quá trình đi sâu vào tìm hiểu, phân tích tình hình quản lý và sử dụng VKD cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Công trình Viettel, Tôi nhận thấy những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại của công ty như sau:

2.5.1. Những kết quả đã đạt được

- Sau 5 năm cổ phần hóa, Công ty CP Công trình Viettel đã gây dựng được thương hiệu riêng cho mình, tạo dựng được niềm tin với khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước. Công ty luôn tập trung xây dựng tiêu chí “liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng sáng tạo hơn” chính vì vậy mà uy tín của công ty ngày càng được khẳng định.

- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay là rất khả quan, quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng thể hiện qua tổng vốn kinh doanh năm 2014 (963.073 triệu đồng) tăng 19.241 triệu đồng so với năm 2013 (943.832 triệu đồng). Bên cạnh đó, công ty làm ăn liên tục có lãi, tỷ lệ tăng của lợi nhuận năm 2014 so với năm 2013 cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của vốn kinh doanh (42,71% > 0,35%) phản ánh việc kiểm soát tốt chi phí, thu nhập của người lao động trong công ty được nâng cao,

sức cạnh tranh trên thị trường của công ty được nâng lên đáng kể và trở thành một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực xây lắp và bảo dưỡng chuyên ngành viễn thông ở Việt Nam.

- Công ty đã mở rộng được quy mô VKD, huy động được nguồn VKD kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cụ thể: VKD bình quân năm 2014 so với năm 2013 tăng 19.241triệu đồng, tăng 2,04%. Công ty đã xây dựng cơ cấu vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của công ty là tiếp tục xây dựng công ty theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, phát huy thế mạnh đã có thực hiện mục tiêu trở thành công ty xây lắp và bảo dưỡng chuyên ngành viễn thông hàng đầu Việt Nam. Cơ cấu nguồn vốn luôn đảm bảo năng lực tự chủ tài chính tránh tình trạng lạm dụng vốn vay quá mức và có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả.Việc huy động vốn thông qua nhiều kênh: vốn góp của cổ đông, lợi nhuận sau thuế giữ lại để tái đầu tư, vay ngân hàng và các tổ chức,....đảm bảo nguồn vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên qua các năm. Cụ thể: doanh thu năm 2014 (1.294.137 triệu đồng) so với năm 2013 (1.289.670 triệu đồng) tăng 4.467 triệu đồng với tỷ lệ tăng 0,35%, trong khi giá vốn năm 2014 (1.139.472 triệu đồng) giảm 36.290 triệu đồng so với năm 2013, tỷ lệ giảm tương ứng là 3,09%. Qua đây có thể thấy công ty đã thực hiện kiểm soát tốt chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2014 (125.466 triệu đồng) so với năm 2013 (87.919 triệu đồng) tăng 37.547 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 42,71% cho thấy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Tuy tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận chưa tương xứng với tiềm năng của công ty nhưng cũng đã chứng tỏ được năng lực hoạt động kinh doanh và nỗ lực của công ty trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường của công ty.

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán năm 2014 cao hơn năm 2013 phản ánh khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2014 cao hơn năm 2013 thể hiện qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ, phản ánh việc sử dụng vốn cố định một cách khoa học, có hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm và sử dụng đúng mục đích.

- Tỷ lệ sinh lời của vốn tăng qua 2 năm thể hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động cao hơn tốc độ tăng trưởng về vốn, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2014 cao hơn năm 2013.

- Công ty luôn đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, việc chi trả cổ tức năm 2013 bằng cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ nhằm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn thông qua việc góp vốn thành lập 2 công ty con cũng đã mang lại những kết quả khách quan, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty mẹ, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

- Điểm đặc biệt trong thời gian vừa qua là cùng với việc đổi mới phương thức kinh doanh thì công ty còn quan tâm đến công tác xây dựng chiến lược con người, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho 100% cán bộ, công nhân viên ở mỗi khâu công tác.

Công ty có được những kết quả trên là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. Cụ thể, lãnh đạo công ty đã xây dựng đúng định hướng phát triển, xác định mục tiêu hoạt động trước mắt và mục tiêu lâu dài; lực lượng lao động chủ yếu còn trẻ và đều được đào tạo, luôn cống hiến hết mình cho công việc.

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù hoạt động kinh doanh sau cổ phần hoá đang dần ổn định và đạt được một số kết quả trên nhưng những hạn chế về quản lý và sử dụng vốn

trong công ty chưa được khắc phục nên hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế:

- Chỉ tiêu doanh thu trên VKD và doanh thu trên VLĐ của công ty đều biến động theo xu hướng giảm làm cho sức sản xuất, khả năng tạo ra doanh thu của đồng vốn năm 2014 giảm so với năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2014 doanh thu của công ty tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng của VKD và VLĐ.

- Tốc độ chu chuyển của VLĐ năm 2014 giảm so với năm 2013 thể hiện cụ thể là số vòng quay của VLĐ giảm 0,04 vòng (tỷ lệ giảm tương ứng là 2,8%) và số ngày chu chuyển của VLĐ tăng 7,16 ngày (tỷ lệ tăng 2,89%). Vì vậy, năm 2014 công ty đã lãng phí một số VLĐ là 25.733 triệu đồng cho thấy việc quản lý và sử dụng VLĐ của công ty chưa tốt, làm lãng phí một lượng vốn lớn, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và VKD nói chung.

- Các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động, làm cho vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung, thể hiện việc sử dụng vốn lưu động và quản lý hàng tồn kho còn tồn tại nhiều bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng. Công nợ phải thu còn tồn đọng khối lượng lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động, vốn bị chiếm dụng trong khi phải tiếp tục vay nợ ngân hàng và trả lãi vay để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Nợ phải thu khó đòi chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn lưu động, làm giảm chất lượng tài sản của công ty, nguồn vốn bị chiếm dụng không thể thu hồi làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ và VKD của công ty. Nguyên nhân là do công tác thu hồi công nợ chưa được quan tâm đúng mức,

công tác thanh quyết toán các công trình đã hoàn thành bị chậm, công ty chưa có biện pháp để giải quyết triệt để công nợ khó đòi.

- Hàng tồn kho - nguyên vật liệu bị kém về phẩm chất chiếm tỷ trọng cao, làm ứ đọng lại một lượng lớn hàng không thể tiêu thụ, không những đồng vốn mà công ty bỏ ra sẽ không sinh lời mà công ty còn bị thiệt hại về tài sản làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong giá trị hàng tồn kho. Đối với các công trình mà công ty trực tiếp thi công: Khi thi công công trình công ty phải ứng trước một khoản đầu tư vào tài sản lưu động, cung ứng nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc,....phục vụ cho thi công. Nếu công tác thi công đảm bảo tiến độ thì lượng vốn bỏ ra không bị ứ đọng, ngược lại nếu công trình không hoàn thành đúng tiến độ sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng ở công trình, kéo dài thời gian thi công đồng nghĩa với việc tăng chi phí nhân công, khấu hao máy móc,...Đối với các công trình mà công ty thuê nhà thầu thi công thì các công trình đã hoàn thành, nghiệm thu, thanh toán với nhà thầu nhưng chưa được tập đoàn nghiệm thu thì gây ứ đọng vốn do công ty phải ứng trước vốn bằng tiền để thanh toán cho nhà thầu. Đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm số vòng quay vốn lưu động và kéo dài thời gian quay vòng vốn dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng VLĐ không cao.

- Lượng tiền mặt dự trữ là khá lớn, công ty cần xem xét, điều chỉnh để đưa ra các biện pháp, tính toán lượng dự trữ tiền mặt hợp lý, tránh ứ đọng vốn.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2

Trong chương 2 của đề tài đã đề cập đến những vấn đề về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công trình Viettel.

Trong chương này tác giả đã đưa ra được những tổng quan về công ty cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công trình Viettel.

Từ việc so sánh giữa những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã được đề cập trong chương 1 với thực tiễn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công trình Viettel để làm cơ sở, tiền đề cho chương 3 đi sâu phân tích những ưu điểm, hạn chế, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

CHƯƠNG 3

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL

3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL

3.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của công ty

Hiện nay, nền kinh tế thế giới và khu vực đang có những chuyển biến mạnh mẽ, tốc độ phát triển kinh tế ở các nước ngày càng cao, sức cạnh tranh ngày càng lớn. Trước tình hình đó, để tránh nguy cơ tụt hậu và bắt kịp xu thế phát triển của thời đại, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới toàn diện, đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ bản vì nó là nền tảng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cho sự phát triển tương lai của toàn xã hội. Trong những năm qua, công ty CP Công trình Viettel đã có những đóng góp không nhỏ vào tỷ trọng ngành xây dựng trong cơ cấu ngành nghề của nước ta. Công ty cũng đã đạt được những

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Trang 83)