Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và tiền đề cần thiết choviệc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.Nâng cao hiệu qu
Trang 1-VŨ MINH THUẬN
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA
VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT
Luận văn thạc sĩ kinh tế
Hà Nội, Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2VŨ MINH THUẬN
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA
VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201
Luận văn thạc sĩ kinh tế
Người hướng dẫn khoa học:
TS CHU THỊ THỦY
Hà Nội, Năm 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Vũ Minh Thuận Sinh ngày: 01/04/1992 Nơi sinh: Nam Định
Là học viên cao học lớp: CH20B Chuyên ngành: Tài chính ngân hàngKhóa: 2014 - 2016 Trường: Đại học Thương mại
Tôi xin cam đoan:
1 Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ
phần Nhựa và Môi trường xanh An phát” là do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS Chu Thị Thủy
2 Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là có thực và do bảnthân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tác giả luận văn
Vũ Minh Thuận
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học cao học và viết luận văn tốt nghiệp, em đã nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý nhiệt tình của các thầy cô giáoTrường Đại học Thương mại
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy, côgiáo Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện tốt nhất cho
em trong quá trình học tập tại trường và thực hiện đề tài này
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Chu Thị Thủy, người đã tận tình vàdành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp emhoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, công nhân viên trongCông ty Cổ phần nhựa và Môi trường xanh An phát đã tận tình giúp đỡ em trongthời gian khảo sát thực tế vừa qua Sự giúp đơn nhiệt tình đó đã tạo điều kiện cho
em có những thông tin, số liệu chuẩn mực về vấn đề nghiên cứu; giúp em cóđược sự nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quan và rút ra được những kinhnghiệm thực tiễn vô cùng quý báu cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghịcho luận văn tốt nghiệp
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân và anh, chị,
em đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian để em có thể hoàn thành Luận vănnày
Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu nên luận văn sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô giáo, cácanh/chị và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Vũ Minh Thuận
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 5
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 5
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh theo vai trò và đặc điểm luân chuyển vốn 9
1.1.3 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.2 NỘI DUNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 13
1.2.1 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 13
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 14
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 20
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 20
1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 22
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 27
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẬN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát 27
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát 29
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát 31
2.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 34
2.2.1 Biến động và cơ cấu tài sản tại Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát 34
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An phát 39
Trang 62.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Nhựa và Môi
trường Xanh An Phát 41
2.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty CP Nhựa và Môi Trường Xanh An Phát 44
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 47
2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 47
2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghệp 48
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 49
2.4.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 49
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 53
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 53
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An phát 53
3.1.2 Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát 54
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 57
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 57
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 59
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Công ty 61
3.2.4 Các giải pháp đồng bộ khác 64
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 67
3.3.1 Đối với Nhà nước 67
3.3.2 Đối với các ngân hàng 68
KẾT LUẬN 70
Trang 7Danh mục tài liệu tham khảo……… 73
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Bảng 2.1 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty 28
Bảng 2.2: Các Công ty con, Công ty liên kết 31
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013 – 2015 32
Bảng 2.4 Biến động và cơ cấu tài sản của Công ty năm 2013 – 2015 35
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty 39
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty 40
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của Công ty 42
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát
……… …30
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCKQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh
EBIT: Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế
ROA: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanhROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và tiền đề cần thiết choviệc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý tàichính Việc xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tăngnhanh tỷ lệ luân chuyển vốn là góp phần gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Namđứng trước nhiều cơ hội và thách thức rất lớn Nền kinh tế không còn hoạtđộng theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp không còn tồntại dựa dẫm vào Nhà nước, hoạt động theo cơ chế xin cho nữa, mà phải tự lựccánh sinh trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khốc liệt Do đó, để tồn tại và pháttriển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếm các giảipháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Vì vậy, nhiệm vụ đặt
ra là các doanh nghiệp phải sử dụng vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả nhấttrên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng và phù hợp với quy định củapháp luật
Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát là một trong nhữngdoanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực bao bì nhựa Việc conngười ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường dẫn tới cácsản phẩm nhựa thân thiện với môi trường ngày càng được quan tâm Các doanhnghiệp trong ngành nhựa bắt buộc phải chuyển mình thay đổi về sản phẩmcũng như công nghệ, máy móc để đáp ứng hàng hóa cho thị trường Điều nàyđòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhân lực cũng như vật lực để đáp ứng choviệc đầu tư sản xuất Việc sử dụng vốn kinh doanh cùa doanh nghiệp từ đócũng phải sử dụng hiệu quả Trong những năm trở lại đây, xuất phát từ tìnhhình thực tế của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát, việc sửdụng vốn kinh doanh của Công ty cũng đã có những biện pháp nhằm nâng cao
Trang 11hiệu quả sử dụng song thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế chưa khai tháchết tiềm năng hiệu quả sử dụng vốn.
Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và vớinhững thực tế tại Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa và
Môi trường Xanh An Phát” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Luận văn thạc sĩ “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổphần Kim khí Bình an “ của tác giả Lê Mai Hoa, trường Đại học Cần Thơ, 2010.Đây được đánh giá là một luận văn có những đánh giá tốt về hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của Công ty cổ phần Tác giả sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá khá phùhợp như cơ cấu tài sản nguồn vốn, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất lợi nhuận trước thuế, sauthuế, thu nhập một cổ phần Tuy nhiên tác giả mới đưa ra được các giả pháp chungchung, chưa có được các giải pháp cụ thể mang tính bứt phá để nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn cho doanh nghiệp
- Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công tyThương mại và Sản xuất Ngọc Diệp” của tác giả Nguyễn Mai Phương , trường Đạihọc Thương Mại Hà Nội, năm 2010 đã đánh giá khá tốt thực trạng nguồn vốn vàhiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của Công ty Ngọc Diệp, tuy nhiên,luận văn chưa đưa ra được những đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn bìnhquân của Công ty, thông qua việc tính toán các chỉ tiêu sinh lời cơ bản như tỷ suấtlợi nhuận vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hằng, năm 2006, với đề tài “ Giảipháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng BaVì” cũng đã tiến hành phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty tương đối đầy
đủ, xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kháhoàn chỉnh Tuy nhiên, tác giả chỉ phân tích riêng lẻ hiệu quả sử dụng vốn lưu động
và vốn cố định, không có sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
để làm cơ sở đánh giá khách quan
Trang 12Thông tin trên các trang website
Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An phát là một trong những Công ty
cổ phần được đánh giá cao trên thị trường hiện nay, với mã cổ phiếu AAA luônđược xếp hạng cao, do đó các thông tin về tình hình hoạt động cũng như hiệu quảsản xuất kinh doanh của Công ty luôn được cập nhật thường xuyên trên các website
uy tín như tapchitaichinh.vn, cophieu68.vn, anphatplastic.com… Đây cũng lànguồn tài liệu tin cậy để em sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn Như vậy cóthể nói, vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những đềtài được doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng như các nhà nghiên cứu khoa học đặcbiệt quan tâm Điều này được thể hiện qua rất nhiều công trình đã được công bố.Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtại Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An phát trong giai đoạn hiện nay
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An phát
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau Nghiên cứu những vấn đề lý luận làm rõ bản chất của vốn kinh doanh
và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để làm cơ sở nềntảng cho việc đi vào phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát
Dựa vào đặc thù kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trườngXanh An Phát, kết hợp với việc tìm hiểu tình hình chung của nền kinh tế đểxem xét, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Từ
đó, chỉ ra được các mặt tích cực đã đạt được, đồng thời đưa ra một số điểm hạnchế cần khắc phục nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Trang 13- Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát, báo cáo tài chính năm 2013,năm 2014, năm 2015 của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát.Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: tại Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát.
- Phạm vi thời gian: 2013 - 2015.
- Phạm vi nội dung: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa
và Môi trường Xanh An Phát
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: cũng giống như các công trình ngiêncứu khoa học khác, luận văn cũng sử dụng các phương pháp như phương phápbiện chứng, phương pháp quy nạp, diễn giải…
- Phương pháp thu thập: Luận văn thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp vềvốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phầnNhựa và Môi trường Xanh An phát qua 3 năm 2012, 2013, 2014 dựa vào cácbáo cáo tài chính đã được công bố trong giai đoạn này
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phươngpháp: so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá … dựa trên số liệu thực tế thu thậpđược nhằm phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phầnNhựa và Môi trường Xanh An phát
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mục lục, danh mục sơ đồ, bảng biểu, danh mục từ viết tắt, mởđầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn gồm 3 chươngchính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa
và Môi trường Xanh An Phát
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Trang 151.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đốitượng lao động và tư liệu lao động Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanhnghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinhdoanh Vậy vấn đề đặt ra ở đây: Vốn là gì? Các doanh nghiệp cần bao nhiêuvốn thì đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình?
Theo lý thuyết kinh tế cổ điển thì vốn là một trong những yếu tố đầu vào để
sử dụng trong kinh doanh Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền được chế tạo để sửdụng kinh doanh như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm… theoquan điểm này vốn được nhìn nhận dưới góc độ hiện vật là chủ yếu
Trong cuốn “ Kinh tế học”, David Begg đã đưa ra 2 định nghĩa về vốn: Vốnhiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp
- Vốn hiện vật là dự trữ của các hàng hóa sản xuất để sản xuất ra hàng hóa
khác
- Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp.
P Samuelson có quan niệm về vốn trên một góc độ rộng hơn khi cho rằngvốn là “ hàng hóa” được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là
“ đầu vào” cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp Như vậy vốn kinh doanh
cụ thể tồn tại dưới cả hình thái tiền tệ và hình thái hiện vật như là: máy móc, thiết
bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, hàng hóa trung gian…
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn nhưng đều thể hiển vốn là một yếu
tố cơ bản, là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và hoạt động sản xuất kinh doanhcủa một doanh nghiệp Vốn của một doanh nghiệp bao gồm: Vốn con người, vốn
Trang 16công nghệ, vốn tiền tệ… Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả nghiên cứuvốn tiền tệ.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từhình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái banđầu là tiền Sự vận động của vốn kinh doanh như vậy được gọi là sự tuần hoàn củavốn, thể hiện qua sơ đồ sau:
SLĐ
Quá trình vận động của vốn bắt đầu từ việc nhà sản xuất bỏ vốn tiền tệ đểmua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất Lúc này vốn tiền tệ được chuyển hóathành vốn dưới hình thức vật chất (TLLĐ, ĐTLĐ, SLĐ…) Sau quá trình sản xuất,
số vốn này kết tinh vào sản phẩm Sau quá trình tiêu thụ sản phẩm số vốn này lạiquay lại hình thái ban đầu là vốn tiền tệ
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục nên sựtuần hoàn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳtạo thành sự chu chuyển của vốn kinh doanh
Từ các phân tích ở trên, ta có khái niệm tổng quát về vốn kinh doanh (VKD)như sau: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trịtài sản được huy động, sử dụng đầu tư vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp
nhằm mục đích sinh lời.
1.1.1.2 Đặc trưng vốn kinh doanh
- Vốn đại diện cho một lượng tài sản nhất định
Vốn là biểu hiện bằng tiền cho giá trị của những tài sản hữu hình và vô hìnhnhư: nhà xưởng, đất đai, máy móc, nguyên vật liệu, bằng phát minh sáng chế…Nhưng vốn không đồng nhất với hàng hóa, tiền tệ thông thường Tiền tệ, hàng hóa
là hình thái biểu hiện của vốn nhưng chỉ khi chúng được đưa vào quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời, chúng mới được coi là vốn.Với tư cách là vốn, các tài sản của doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất
Trang 17kinh doanh nhưng nó không bị mất đi mà được thu hồi giá trị Nhận thức được đặctrưng này của vốn, các doanh nghiệp tìm mọi cách để khai thác, sử dụng biến vốntiềm năng thành vốn kinh doanh.
- Vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời
Vốn được biểu hiện bằng tiền, nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Đểtiền biến thành vốn thì đồng tiền đó phải được vận động sinh lời Trong quá trìnhvận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát vàđiểm cuối cùng của tuần hoàn phải là giá trị - là tiền với giá trị lớn hơn (T-H-T’)
Đó là nguyên lý của đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn
- Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát
huy được tác dụng
Để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phải tập trung một lượngvốn đủ lớn nhằm mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất kinhdoanh và chủ động trong các phương án sản xuất kinh doanh Do đó, các doanhnghiệp ngoài việc tự huy động vốn còn phải tìm cách thu hút vốn từ nhiềunguồn khác nhau (như: phát hành cổ phiếu, liên doanh liên kết, phát hành tráiphiếu…) để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh ở một quy mô nhấtđịnh
- Vốn có giá trị về thời gian
Ngoài yếu tố đầu tư sinh lời, giá trị của đồng tiền còn chịu ảnh hưởng củayếu tố cơ hội đầu tư, lạm phát, chính trị… Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đặctrưng này của vốn hầu như không được quan tâm, xem xét kỹ lưỡng Việc Nhà nướcgiao vốn, giao kế hoạch sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, bao tiêu toàn bộ sảnphẩm và vô hình chung đó tạo ra sự ổn định đồng tiền cho nền kinh tế một cách giảtạo Trong nền kinh tế thị trường, giá trị thời gian của vốn ảnh hưởng lớn đến sảnxuất kinh doanh cũng như giá trị của doanh nghiệp Nhận thức đặc trưng này khôngnhững giúp doanh nghiệp so sánh kết quả kinh doanh một cách đơn thuần mà phảitìm biện pháp bảo toàn vốn
Trang 18- Vốn phải gắn với chủ sở hữu
Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải gắn với chủ sở hữu nhấtđịnh Chỉ khi xác định ra chủ sở hữu thì đồng vốn mới được chi tiêu tiết kiệm,hiệu quả Ở đây, cần phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn Tùy theohình thức đầu tư mà người sở hữu hay người sử dụng có thể đồng nhất hay táchrời, song dù trường hợp nào thì người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên, đảm bảoquyền lợi và phải được tôn trọng quyền sở hữu của mình Đây là một nguyêntắc cực kỳ quan trọng trong việc huy động và sử dụng vốn Nó cho phép huyđộng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh, đồng thời quản
lý và sử dụng vốn có hiệu quả
Trong nền kinh tế thị trường, vốn bằng tiền là một hàng hóađặc biệt Nó có giá trị và giá trị sử dụng Việc mua bán vốn bằng tiền (quyền sửdụng vốn) diễn ra trên thị trường tài chính Giá cả của nó do quan hệ cung cầuquyết định Những người thừa vốn có thể đưa vốn đến thị trường, những ngườicần vốn thì đến thị trường để mua hoặc vay vốn, họ phải trả một khoản tiềnnhất định theo một tỷ lệ lãi suất để được sử dụng vốn trong một thời gian nhấtđịnh Quyền sở hữu vốn vẫn thuộc về người chủ nợ (quyền sở hữu và quyền sửdụng tách rời nhau thông qua quan hệ thông qua quan hệ mua bán và vaymượn) Đặc trưng này đã làm phát sinh khái niệm chi phí sử dụng vốn trongnền kinh tế thị trường Nhận thức điều này, các chủ doanh nghiệp cần tìm biệnpháp khai thác nguồn vốn có hiệu quả và chi phí thấp nhất, tận dụng tối đachức năng này của vốn không gây lãng phí
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tài sản hữu hình mà còn bao gồm cả những tài
Trang 191.1.2 Phân loại vốn kinh doanh theo vai trò và đặc điểm luân chuyển vốn.
Căn cứ vào vai trò và đặc điểm luân chuyển của VKD khi tham gia vàoquá trình SXKD thì VKD của doanh nghiệp được phân loại thành vốn cố định
và VLĐ Đây là hình thức phân loại thể hiện rõ ràng, chính xác và hầu hết cácdoanh nghiệp hiện nay đang áp dụng
1.1.2.1 Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản
cố định (TSCĐ) Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trongnhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất đượcTSCĐ về mặt giá trị
Từ định nghĩa trên có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu chu chuyển củavốn cố định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định
chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu
kỳ kinh doanh
Thứ hai, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành
một vòng chu chuyển Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh,TSCĐ bị hao mòn, giá trị của TSCĐ chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm.Theo đó, vốn cố định cũng được tách thành hai phần: một phần sẽ gia nhập vào chiphí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn củaTSCĐ Phần còn lại của vốn cố định được “cố định” trong TSCĐ Trong các chu kỳsản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thì phầnvốn “cố định” lại dần dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng củaTSCĐ Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó là lúc TSCĐ hết thời gian sử dụng vàvốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển
Thứ ba, vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất
được TSCĐ về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ Đặc điểm luân
Trang 20chuyển trên của vốn cố định chi phối việc bảo toàn vốn ở tất cả các khâu từ khâumua sắm đến khâu sử dụng, quản lý TSCĐ trong kinh doanh, trích khấu hao để thuhồi và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản Bởi vậy, yêu cầu của việc quản lý và sử dụngvốn cố định là phải dựa trên hai cơ sở: một là, phải đảm bảo cho TSCĐ của doanhnghiệp được toàn vẹn và nâng cao hiệu quả sử dụng của nó; hai là, phải tính toánchính xác số trích lập quỹ khấu hao, đồng thời phân phối và sử dụng quỹ đó hợp lý
để có kế hoạch trích khấu hao bù lại giá trị hao mòn, thực hiện đổi mới TSCĐ
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh Việc tăngthêm vốn cố định trong các doanh nghiệp nói riêng và trong các ngành nóichung có tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanhnghiệp và nền kinh tế Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nótuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý và áp dụng các biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định được coi là một trọng điểm của côngtác quản lý tài chính doanh nghiệp
1.1.2.2 Vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng ra để hình thành nêncác tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệpđược thực hiện thường xuyên, liên tục VLĐ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộTSLĐ của doanh nghiệp VLĐ thuần của các doanh nghiệp được xác định bằngtổng giá trị TSLĐ của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ ngắn hạn
Theo vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh thì VLĐđược phân bổ ở các khâu như sau:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: gồm giá trị của các khoản nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ lao độngnhỏ, bao bì
- VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển
Trang 21- VLĐ trong khâu lưu thông: gồm các khoản giá trị thành phẩm trong kho chờ
tiêu thụ, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, kýquỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán
Đặc điểm luân chuyển của VLĐ: VLĐ luôn vận động chuyển hóa qua nhiềuhình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tưhàng hóa và cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu của nó Quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng cho nên VLĐcũng tuần hoàn không ngừng, được gọi là quá trình chu chuyển của VLĐ.Trong quá trình sản xuất khác với TSCĐ, TSLĐ luân thay đổi hình thái biểuhiện để tạo ra sản phẩm, vì vậy giá trị của nó cũng được chuyển dịch toàn bộ mộtlần vào giá trị thành phẩm tiêu thụ, đặc điểm này quyết định sự vận động của VLĐ:T-H…sx…H’-T’(T’› T) VLĐ chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất của doanhnghiệp và không còn giữ nguyên hình thái vât chất ban đầu, giá trị của nó được dịchchuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm Vốn này được thu hồi sau một chu kỳsản xuất kinh doanh và tiếp tục được đưa vào chu kỳ sản xuất tiếp theo một cáchliên tục
Từ đặc điểm, phương thức chuyển dịch giá trị và vận động củaVLĐ mà trong công tác quản lý vốn, doanh nghiệp cần quan tâm:
- Phải xác định được VLĐ cần thiết cho chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý vốn, đảm bảo đầy đủ, kịpthời VLĐ cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục tránh ứ đọng vốn
- Tổ chức khai thác các nguồn tài trợ VLĐ cũng như bảo toàn và phát triểnVLĐ để việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn
1.1.3 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quátrình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Không ngừng nâng cao hiệuquả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền sản xuất nào nói chung và mối
Trang 22quan tâm của doanh nghiệp nói riêng Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa là câuhỏi, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể hiệnthị bằng hàm số thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với vốn và laođộng
Q= f (K, L)
Trong đó: K: là vốn; L: là lao động.
Vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có quan hệ hàmvới các yếu tố tài nguyên, vốn, công nghệ … Xét trong tầm vi mô, với một doanhnghiệp trong ngắn hạn thì các nguồn lực đầu vào này bị giới hạn Điều này đòi hỏicác doanh nghiệp phải tìm biện pháp nhằm khai thác và sử dụng vốn, sử dụng tối đacác nguồn lực sẵn có của mình, trên cơ sở đó so sánh và lựa chọn phương án sảnxuất kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp mình
Vậy hiệu quả sử dụng vốn là gì? Để hiểu được ta phải hiểu được hiệu quả làgì?
Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện mốiquan hệ giữa “ kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra”
Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế
xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Ta chỉ thuđược hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào Hiệu quả càng lớn chênhlệch này càng cao
Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế cao biểu hiện sự cố gằng nỗ lực,
trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp, sự gắn bócủa việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu vàmục tiêu chính trị - xã hội
Vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối
Trang 23đa Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khảnăng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn…
Sử dụng vốn hiệu quả sẽ đảm bảo khả năng an toàn của doanh nghiệp, ảnhhưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Qua đó, doanh nghiệp sẽ đảmbảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục được rủi rotrong kinh doanh Mặt khác, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng uy tín,thế lực, thị phần của doanh nghiệp trên thương trường cũng như góp phần hạ giáthành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Trên cơ sở đó, góp phần tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất, nâng caođời sống của cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả đóng góp cho xã hội
1.2 NỘI DUNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.2.1 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Doanh thu thuần trong kỳ
Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoảngiảm trừ doanh thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, các khoảnchiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại
- Thu nhập trước lãi vay và thuế (EIBT)
Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT)là một chỉ tiêu dùng để đánh giákhả năng thu được lợi nhuận của Công ty, và được tính bằng bằng thu nhập trừ
đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền trả lãi (chi phí lãi vay) và thuế thu nhập
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau :
a.Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
Công thức:
Trang 24Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệptrong kỳ, nó phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vònghay mấy lần trong một kỳ Chỉ tiêu này đạt cao hiệu suất sử dụng VKD càng cao
b.Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh
Công thức:
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của mộtđồng VKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp vànguồn gốc của vốn kinh doanh
c Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Công thức:
Ý nghĩa:
Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế với vốnkinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ Nó phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanhbình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
d.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA)
Công thức:
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn kinhdoanh bình quân sử dụng trong kỳ Nó phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bìnhquân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
e Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Công thức:
Trang 25Hiệu quả sử dụng VCSH, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng VKD hayphụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn còn phụ thuộcvào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp
Để đánh giá xác đáng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một doanhnghiệp cần phải xem xét trên cơ sở phân tích tình hình và phối hợp các chỉ tiêu trên
Trang 261.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm đểđánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Hệ số nàylớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại,nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp Cần lưu ý, hàng tồnkho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồnkho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệpbán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanh
Trang 27nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính cógiá trị giảm qua các năm
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa làlượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngộtthì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranhgiành thị phần Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sảnxuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ sốvòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đápứng được nhu cầu khách hàng
Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉtiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận,doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiệnkinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp
b Vòng quay các khoản phải thu:
Công thức:
Ý nghĩa:
Là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trongmột kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó
Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao.Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trảchậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp
c Vòng quay vốn lưu động:
Công thức:
Ý nghĩa:
Trang 28Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trongmột thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sửdụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanhthu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ Số vòng quay vốn lưuđộng trong kỳ càng cao thì càng tốt.
Số vòng quay vốn lưu động còn cho biết mỗi đồng vốn lưu động đem lại chodoanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu
d Kỳ thu tiền bình quân:
Công thức:
Kỳ thu tiền bình quân =
365Vòng quay các khoản phải thu
f, Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Công thức:
Trang 29Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
Ý nghĩa:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một đồng vốn lưuđộng mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế có ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước tạo ra môitrường, điều hành các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng cáchoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải chấphành các chính sách chế độ của Nhà nước Chính vì vậy mà khi có bất kỳ thay đổinào trong chế độ chính sách đều có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, màtrực tiếp và dễ nhận thấy nhất là chính sách thuế Mức thuế suất cao hay thấp sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, từ đó sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Tùy từngthời kỳ phát triển kinh tế cũng như mục tiêu kinh tế vĩ mô được ưu tiên mà Nhànước có thể ban hành các chính sách phù hợp để tạo ra môi trường kinh doanhthuận lợi giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tưphát triển sản phẩm, tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Sự ổn định của nền kinh tế: Đây là một trong những nhân tố mà các nhà
đầu tư rất quan tâm Nền kinh tế ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp pháttriển sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, đảm bảo được hiệu quả sử dụng vốn
kỳ vọng của doanh nghiệp Nền kinh tế bất ổn sẽ gây ra những rủi ro khônglường trước được trong kinh doanh, tạo tâm lý thiếu an toàn cho nhà đầu tư,ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận Vì thế bên cạnh các điều kiện cần thiết choviệc phát triển hoạt động kinh doanh (như: thị trường, nguyên vật liệu, nhân
Trang 30công, chính sách khuyến khích đầu tư), các nhà đầu tư luôn chú ý tìm kiếm môitrường đầu tư có sự ổn định vĩ mô.
Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh: Mỗi ngành
nghề đều có đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng như: tính chất ngành nghề, tínhthời vụ, chu kỳ sản xuất
Tính chất ngành nghề ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua quy mô, cơcấu vốn kinh doanh Quy mô, cơ cấu vốn ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn,phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán do đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợinhuận của doanh nghiệp
Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu vốn và doanh thutiêu thụ sản phẩm Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời
vụ thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn,doanh thu bán hàng không đều, tình hình thanh toán chi trả cũng gặp khó khăn ảnhhưởng tới kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số quay vòng vốn…, do đó nó ảnh hưởng tớihiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuấtkinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn giữa các kỳ trong năm không có biến động lớn,doanh nghiệp thường xuyên thu được tiền bán hàng, thuận lợi trong việc cân đối thuchi, đảm bảo vốn cho kinh doanh, vốn được quay vòng nhiều lần trong năm Ngượclại, những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài thì phải ứng ra một lượng vốn tươngđối lớn, vốn thu hồi chậm, quay vòng ít, đồng thời phải chịu những rủi ro từ cácbiến động của các nhân tố vĩ mô như lạm phát, tỷ giá
Thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt
động mua bán hàng hóa, là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cũng như tiêu thụ cácsản phẩm đầu ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng hàng hóadiễn ra thường xuyên, liên tục Do đó, thị trường sẽ ảnh hưởng đến chi phí và doanhthu của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp
Trang 31Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Nhân tố này ảnh hưởng tới chi
phí đầu tư, chi phí sản xuất kinh doanh, các rủi ro mang tính tự nhiên của doanhnghiệp, từ đó tác động đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp
Các nhân tố khác: Còn rất nhiều nhân tố khách quan khác cả tích cực
(tiến bộ khoa học kỹ thuật) và tiêu cực (như: thiên tai, chiến tranh, khủnghoảng kinh tế,…) ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đòihỏi doanh nghiệp phải tận dụng kịp thời hoặc quan tâm khắc phục để mang lạikhả năng sinh lời cao nhất
Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự tácđộng của rất nhiều nhân tố khách quan mà bản thân doanh nghiệp không có khảnăng tự điều chỉnh mà phải nắm bắt được quy luật của nó và vận dụng được các quyluật này vào thực tiễn hoạt động sao cho mang lại kết quả cao nhất Việc nhìn nhận
và đánh giá đúng thực tiễn khách quan sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được nhữngđiều kiện tốt, khắc phục được các hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giátrị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lời của vốn, do đó nó chịu ảnh hưởngtrực tiếp của các nhân tố sau:
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chiến lược thể hiện phương
hướng quy mô của một tổ chức trong dài hạn, chiến lược sẽ mang lại lợi thếcho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trườngcạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và các nhà đầu tư Một chiếnlược kinh doanh hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nóichung và trong việc sử dụng vốn nói riêng Chiến lược kinh doanh liên quan tớiviệc làm thế nào để một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên mộtthị trường cụ thể Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sảnphẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủkhác, khai thác và tạo ra các cơ hội mới, trên cơ sở đó sẽ góp phần tăng doanh
Trang 32thu, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn.
Trình độ quản lý của doanh nghiệp: thể hiện ở trình độ quản lý sản xuất,
quản lý lao động, quản lý tài chính, cụ thể như sau:
Trình độ quản lý sản xuất: Hệ thống quản lý sản xuất hiện đại với việccải tiến công nghệ nhằm đạt tốc độ sản xuất nhanh hơn, đồng thời tạo ra khảnăng phát triển dựa trên sự tiết kiệm tối đa trong sản xuất, giảm thiểu hàng tồnkho, cắt giảm các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả của trang thiết bịmáy móc, sản xuất đúng thời điểm và tự kiểm soát lỗi hiệu quả sẽ giúp doanhnghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu hệ thống quản lý sản xuất trì trệ, lạc hậu sẽdẫn đến giảm hiệu quả sản xuất, thu hẹp lợi nhuận, làm giảm hiệu quả sử dụngvốn
Trình độ quản lý lao động: Một doanh nghiệp sắp xếp số lượng và chấtlượng nhân sự phù hợp với từng công việc cụ thể đồng thời người lao độngcảm thấy được khuyến khích và được tự hào về vị trí và trách nhiệm của họ thìdoanh nghiệp đó có thể tận dụng tối đa trình độ, năng lực của người lao độngphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiệncho việc khai thác và sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả nhất Ngượclại, trình độ quản lý lao động thiếu khoa học của doanh nghiệp sẽ gây ra thấtthoát lãng phí, giảm hiệu quả công việc, từ đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệuquả sử dụng vốn
Trình độ quản lý tài chính: Yêu cầu của việc quản lý tài chính đòi hỏi lậpđược các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn khoa học, hợp lý đồng thời quản lý
có hiệu quả vốn hoạt động thực của Công ty Đây là công việc rất quan trọng đốivới tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mànhà quản lý huy động vốn, sắp xếp cơ cấu vốn, luân chuyển vốn, để thành lập, duytrì và mở rộng công việc kinh doanh Việc quản lý tài chính không hiệu quả thường
là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các Công ty không kể Công ty vừa
Trang 33và nhỏ hay các tập đoàn Công ty lớn Ngược lại, trình độ quản lý tài chính tốt sẽgiúp doanh nghiệp chủ động trong các kế hoạch thu hút, quản lý, sử dụng vốn hiệuquả nhất, tránh tình trạng lãng phí, dư thừa vốn.
Thương hiệu của doanh nghiệp: Thương hiệu là kết quả của cả một quá
trình doanh nghiệp phấn đấu để trở nên có tên tuổi và giữ gín uy tín đó trên thịtrường Thương hiệu mạnh có giá trị lớn trong việc duy trì và mở rộng quan hệlàm ăn với đối tác, đồng thời cũng là một vật đảm bảo trong các quan hệ tíndụng Thông qua đó, doanh nghiệp có các điều kiện thuận lợi để ổn định nguồncung cấp các yếu tố sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệuquả sử dụng vốn
Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh: Khoa học
kỹ thuật ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Tiến bộ khoa học
kỹ thuật là điều kiện để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm,rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất, góp phần hạ giá thànhsản phẩm, tăng vòng quay vốn Các doanh nghiệp nếu kịp thời nắm bắt và ápdụng khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ duy trì và khẳng định được vị trí của mìnhtrên thương trường, tuy nhiên việc này cũng đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn,
vì vậy doanh nghiệp phải có kế hoạch huy động và sử dụng hợp lý vốn đầu tư.Nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn là nhóm cácnhân tố mà doanh nghiệp có khả năng tự điều chỉnh, tự cải thiện nên doanh nghiệpcần phải đặc biệt quan tâm đến nhóm nhân tố này Mỗi doanh nghiệp cần phải lựachọn chiến lược kinh doanh hợp lý, không ngừng nâng cao trình độ quản lý doanhnghiệp, chú trọng áp dụng khoa học công nghệ, tạo dựng uy tín thương hiệu Thựchiện tốt những điều này sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng trong điềukiện thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
Trang 34Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế và có sựcạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề tổ chức huy động và sử dụng vốn cóhiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng Đây là yếu tố có tính chất quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệpkhẳng định và giữ vững vị trí của mình trong cạnh tranh Nâng cao hiệu quả sửdụng vốn trong kinh doanh luôn là vấn đề mà mỗi doanh nghiệp cần đặt lênhàng đầu, xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp:
Vốn đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành thườngxuyên, liên tục Để tiến hành sản xuất kinh doanh phải kết hợp các yếu tố: đốitượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động Muốn vậy doanh nghiệp buộcphải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để mua nguyên vật liệu; mua, thuê vàđổi mới máy móc thiết bị sản xuất, trả công cho người lao động Như vậy, cónhiều hay ít, có sẵn hay phải huy động vốn kinh doanh sẽ quyết định năng lựcsản xuất, xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Song để vốn thừa
ế lại là biểu hiện của sự bế tắc, trì trệ trong hoạt động, nếu không khắc phụcnhanh chóng tình trạng này thì doanh nghiệp tất yếu sẽ thua lỗ, thậm chí phásản
Vốn có vai trò định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, trình độ trang thiết bị, máymóc ngày càng cao, làm cho năng suất lao động cao hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải
có đủ lượng vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, để đổi mới trang thiết bịsản xuất, hiện đại hóa sản xuất Nó không chỉ có ý nghĩa giúp doanh nghiệp chủđộng hơn trong sản xuất kinh doanh, mà còn giúp doanh nghiệp có sẵn tiền đề vậtchất khi chớp được thời cơ, tạo lợi thế trong kinh doanh, nâng cao khả năng huyđộng vốn tài trợ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo
Thứ hai, xuất phát từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trong nền kinh tế
thị trường mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận Các doanh
Trang 35nghiệp có quyền độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm kinh doanh có lãi Muốnthực hiện được điều đó đòi hỏi các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệpphải quản lý vốn tốt ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, thực hiện nghiêncứu thị trường, tổ chức tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳsản xuất kinh doanh, đồng vốn phải được bảo toàn và phát triển; đồng thời phải
có lãi để tái đầu tư mở rộng sản xuất
Thứ tư, ngày nay, do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết
liệt Do vậy, để dành ưu thế trong cạnh tranh, đứng vững trên thị trường thì mộttrong những con đường cơ bản nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Doanhnghiệp nào sử dụng vốn tốt hơn sẽ có hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận cao hơn,
từ đó có khả năng cạnh tranh cao hơn và có điều kiện hơn trong phát triển
Thứ năm, trong nền kinh tế thị trường thì mỗi doanh nghiệp là một đơn vị tự
chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh củamình Do vậy các doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, nếu không
sẽ hoàn toàn lãnh chịu hậu quả làm ăn thua lỗ, thậm chí bị phá sản
Thứ sáu, xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay các doanh nghiệp đều thiếu
vốn nhưng gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn do lãi suất tiền vay cao, cácngân hàng thẩm định chặt chẽ các phương án kinh doanh Nếu doanh nghiệp làm ănkém hiệu quả thì sẽ rất khó được ngân hàng cho tiếp cận các nguồn vốn vay, hoặc
có vay được thì dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ, không có khả năng chi trả
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẬN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát.
Trang 36Khái quát về Công ty.
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH
AN PHÁT
- Tên giao dịch quốc tế: AN PHAT PLASTIC AND GREEN
ENVIRONMENT JOINT STOCK COMPANY
- Trụ sở chính: Lô CN11+ CN12, cụm công nghiệp An Đồng, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam
26 tháng 2 năm 2009 Hiện tại, Công ty đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh lần thứ 20 ngày 20 tháng 10 năm 2015
Các ngành nghề kinh doanh
- Mua bán máy móc, vật tư, nguyên liệu sản phẩm nhựa, bao bì nhựa các loại;
- Sản xuất các sản phẩm nhựa (PP, PE)
- In và các dịch vụ in quảng cáo trên bao bì
- Xây dựng công trình dân dụng
- Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng
- Kinh doanh bất động sản
- Mua bán hàng may mặc
- Mua bán vật liệu xây dựng
- Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế, chuyển giao công nghệ
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa
- Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng ô tô và các hoạt động phụ trợ cho vận tải
- Hoạt động thu gom, xử lý tiêu huỷ rác thải
Trang 37Lĩnh vực kinh
Bao bì nhựa An Phát là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại
Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bao bì nhựa tự phân huỷ.Bên cạnh các dòng sản phẩm truyền thống trong những nămqua, Công ty đã và đang không ngừng nghiên cứu, thínghiệm sản xuất thành công những dòng sản phẩm bao bìchất lương, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của thị trường.Sản phẩm của An Phát được tiêu thụ trên các thị trường lớncủa thế giới như: EU, Mỹ, Châu Phi, Singapo, Nhật…
Hạt nhựa Bên cạnh việc nhập khẩu hạt nhựa cho hoạt động sản xuất
của mình, An Phát cũng chú trọng tới lĩnh vực kinh doanhthương mại hạt nhựa cho các nhà máy của Việt Nam Hàngnăm hoạt động này cũng tạo doanh thu đang kể cho An Phát
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)
Địa bàn kinh doanh: Hiện Công ty xuất khẩu 95% tổng sản lượng ra nướcngoài với các thị trường chủ yếu: Đức, Anh, Pháp, Italy…
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người laođộng, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo pháttriển bền vững
Nhiệm vụ:
Trang 38- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sảnxuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lậpdoanh nghiệp.
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thựchiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh vớikhách hàng
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi
Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát.
Trang 40Cơ cấu bộ máy quản lý: AAA có trụ sở chính tại Lô CN 11 + CN 12, Cụm
CN An Đồng, TT Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và 01 VP Đại
diện tại Hà Nội, 01 Văn phòng đại diện tại Nhật Bản và 01 Văn phòng đại diện
tại Thuỵ Điển
Bảng 2.2: Các Công ty con, Công ty liên kết
STT Tên đơn vị Mối liên hệ Vốn điều lệ
Tỷ lệ góp vốn của
2 Công ty TNHH nhựaThakhek Công tycon 2.500.000 USD 100% Đang hoạt động
3 Công ty Cổ phần Nhựa,Bao bì Vinh Công tyliên kết 29.999.890.000 đồng 33,22% Đang hoạt động
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát.