Thúc đẩy hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 63)

Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược, hình thành từ cuối năm 1964, đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ từ khi Mỹ đưa quân ào ạt vào miền Nam và dùng không quân đánh phá miền Bắc.

Phong trào lan từ các nước xã hội chủ nghĩa tới các nước Tư bản phát triển, các nước dân tộc độc lập khắp các châu lục. Phong tào sôi động và quyết liệt nhất là ở Tây Bắc Âu. Phong trào bao gồm các đoàn thể dân chủ, hòa bình, các tổ chức công đoàn, phụ nữ, thanh niên, sinh viên quốc gia và quốc tế. Nhiều tổ chức tôn giáo, xã hội, từ thiện trước kia ít tham gia hoạt động chính trị, nay cũng hăng hái tham gia phong trào ủng hộ Việt Nam. Nhiều tổ chức ủng hộ Việt Nam, đoàn kết với Việt Nam được thành lập ở các nước. Nhiều nhân vật có tên tuổi và ảnh hưởng quốc tế ở các nước đều bày tỏ ủng hộ Việt Nam, lên án Mỹ. Hội nghị quốc tế Stokholm, tháng 7/1967, quy tụ hàng trăm nhà khoa học, học giả có tên tuổi đại diện cho hơn 300 tổ chức đoàn kết với Việt Nam thực sự tiêu biểu chi việc liên kết rộng rãi các xu hướng chính trị xã hội khắp các lục địa đoàn kết lại ủng hộ Việt Nam.

Các hình thức ủng hộ rất đa dạng, phong phú như: Mít tinh, biểu tình, hội thảo, kí kiến nghị, quyên góp tiền bạc, thuốc men, quần áo, hiến máu ủng hộ Việt Nam. Nhiều thanh niên đăng ký quân tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu. Có những cuộc mít tinh đông hàng trăm người. Cả thế giới đều biết cuộc diễu hành mà nhân dân Thuỵ Điển tổ chức ở Stokholm chống Mỹ giữa năm 1967, do thủ tướng Ôlốp Panmơ cùng với đại sứ Việt Nam Dân chủ cộng Hòa dẫn đầu, một hoạt động khác có ý nghĩa nhân văn và chính trị to lớn là việc tòa án quốc tế Bertrand Russel xử lý tội ác chiến tranh của Mỹ. Tòa án họp hai vòng, vòng đầu ở Stokholm tháng 5/1967, vòng hai ở Copenhagen, Tháng 11/1967. Những kết luận của tòa án là lời phán xét của lương tri nhân loại đối với tội ác chiến tranh của Mỹ. Nó tạo thêm sức mạnh và chỗ dựa chính trị-tinh thần cho phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược đồng thời cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân Việt Nam.

Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược không do một trung tâm tổ chức nào lãnh đạo. Chính cuộc kháng chiến chính nghĩa, anh hùng và thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam ở hai miền là động lực thức tỉnh

lương tri loài người và thúc đẩy phong trào. Ngoại giao nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của mặt trận dân tộc giải phóng đã cùng góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào, hướng phong trào vào các hoạt động và khẩu hiệu ngày càng sát với yêu cầu đấu tranh ngoại giao của Việt nam. Ngoại giao nhân dân của miền Bắc và của mặt trận, mở rộng tiếp xúc, tham gia rộng rãi các diễn đàn quốc tế, cung cấp nhân chứng, tư liệu về tội ác của Mỹ giúp cho phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt nam chống Mỹ xâm lược hoạt động ngày một thiết thực hơn.

Cuộc chiến tranh mở rộng ác liệt và Mỹ ngày càng bị sa lầy ở Việt nam đã phân hóa nội bộ các nước than Mỹ ở Đông Nam Á, thúc đẩy xu hướng hòa bình trung lập ở khu vực phát triển.

Dư luận thế giới bắt đầu xúc động sau những đợt ném bom đầu tiên của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam. Ngày 3/33/1965, Tổng thống Nam Tư Tito gởi thư tới tổng thống Johnson đề nghị các cuộc xúc tiến thương lượng không điều kiện về vấn đề Việt Nam.Ngày 8/3/1965, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U.Thant đề nghị triệu tập một hội nghị gồm các nước lớn và hai miền Nam- Bắc Việt Nam để tiến hành các cuộc thương lượng sơ bộ. Ngày 24/4 ông lại đề nghị Mỹ ngừng ném bom ba tháng trong một cố gắng đi tới thương lượng họp tại Belgrade từ ngày 13-15/3, 17 nước không liên kết ra tuyên bố kêu gọi thương lượng không tiên quyết về vấn đề Việt Nam và lên án sự can thiệp của bên ngoài làm cho tình hình nghiêm trọng hơn. Ngày 24/4 Ấn Độ đề nghị đưa quân Á Phi vào giữ khu Phi quân sự. Ngày 2/4, Thủ tướng Cannađa L.Pearson, trong bài diễn văn đọc tại Philadelphia, gợi ý Hoa Kỳ tạm ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam để tạo điều kiện đi tới thương lượng. Từ tháng 8/1963 Tổng thống De Gaulle đã tuyên bố rằng Việt Nam phải độc lập, thống nhất và trung lập. Báo chí quốc tế lên án ngày càng mạnh mẽ việc Mỹ ném bom một nước có chủ quyền; các tổ chức hòa b ình, công đoàn, phụ nữ, thanh niên, hội nhà báo, hội luật gia dân chủ quốc tế đều lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Mỹ ném bom miền Bắc, mở đầu phong trào đoàn kết với Việt Nam ngày càng mạnh mẽ.

Cuối năm 1968, đầu năm 1969 khi Mỹ buộc phải chấm dứt ném bom miền Bắc để mở hội nghị bốn bên ở Pari, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã quyết định phương hướgn đấu tranh trong giai đoạn mới là: Cùng với Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt

Nam “đẩy mạnh chiến tranh trên ba mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi quyết định và mở đường cho một giải pháp bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta mà địch có thể chấp nhận được” [12, tr 250]. Hội nghị Trung ương lần thứ 19 họp tháng 3/1971 quyết định kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ và đề ra chủ trương: “tăng cường khối đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương, làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược.

Để tạo thêm sức ép quốc tế, đẩy Mỹ sâu hơn vào thế thất bại, ngày 16/4/1972, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra lời kêu gọi gởi đến toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, các chính phủ yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới, nhấn mạnh nhân dân Việt Nam quyết cùng nhân dân Campuchia và nhân dân Lào anh em đánh đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi Đông Dương. Chúng tôi tin chắc rằng anh em bầu bạn trên thế giới càng tích cực ủng hộ chúng tôi hơn nữa, kịp thời lên án mạnh mẽ âm mưu và hành động chiến tranh nguy hiểm của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Chúng tôi gọi nhân dân Mỹ hãy vì hòa bình công lý và danh dự của nước Mỹ, kiên quyết chặn đứng mọi hành động leo thang chiến tranh của tập đòn hiếu chiến Nichxơn.

Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ trước mắt của Bộ Chính trị Trung Ương Đảng, tháng 5/1972, nhấn mạnh về đối ngoại: “Phải tập trung cố gắng vận động nhân dân các nước gây một cao trào quốc tế lên án đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam, đòi chấm dứt ném bom, bắn phá và phong tỏa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, phải họp lại hội nghị Pari.

Đỉnh cao của phong trào thế giới ủng hộ Việt nam là tình cảm sâu sắc của nhân dân khắp nơi trên thế giới đối với chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người từ trần. Đây là một cuộc biểu dương lực lượng mạnh mẽ, rộng rãi, xúc động, chứng minh tính chất quốc tế của cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta và sự đúng đắn của đường lối quốc tế của Đảng và nhà nước ta mà chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu biểu.

“Việt Nam –Hồ Chí Minh” trở thành một khẩu hiệu vang vọng khắp năm châu, gắn với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giớivà cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Ngoại trưởng Canađa, phản ánh sự tức giận của dân chúng và chính giới nước này, đã thẳng thắn tuyên bố: “Một lần nữa chúng tôi không do dự khi lên án những cuộc ném bom ở Bắc Việt Nam” [12, tr.260]. Bất bình trước sự ngoan cố của Mỹ ở Việt Nam, Tổng thống Pháp G.Pômpiđu (G. Pompidou) ngày 4/1/1972 nhắc lại chỉ trích của Pháp về việc ném bom miền Bắc và leo thang chiến tranh ở Đông Dưong, cho rằng Mỹ đã “gây trở ngại cho việc xúc tiến rút quân Mỹ và cho cuộc đàm phán hòa bình ở Pari” [12, tr.260]

Hơn một tháng sau, ngày 132/1972, Hội nghị thế giới vì hòa bình và độc lập của nhân dân Đông Dương được tổ chức ở Vecxây (Pháp) với sự tham gia của hàng trăm đại biểu các nước đã lên tiếng tố cáo những âm mưu và tội ác chiến tranh của Mỹ.

Trong năm 1972, nhiều hội nghị quốc tế đã họp và ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và chiến tranh Đông Dương: Hội nghị ủy ban chính trị hiệp thương khối Vacsava (25/1/1972) và Hội nghị ủy ban quốc tế điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương ở Côpenhagen (Đan Mạch, từ ngày 10-16/10/1972); Hội nghị 27 Đảng cộng sản và công nhân châu Âu khai mạc ngày 27/7/1972; Hội nghi Bộ trưởng các nước Bắc Âu (2/9/1972). Tại diễn đàn Đại hội đồng Liên hiệp quốc hàng năm, phần lớn các nước đều lên án mạnh mẽ hành động mở rộng kéo dài chiến tranh bằng “Việt Nam hóa”, đòi Mỹ rút nhanh hết quân khỏi Đông Dương.

Đặc biệt trong thời kỳ ta đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (1971-1972), thế giới ghi nhận sự chuyển hướng mạnh mẽ của các nước độc lập và phong trào giải phóng dân tộc ngày càng tăng cường sự ủng hộ đối với cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Tiêu biểu là hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước không liên kết họp ở Gióocgiơtao (Georgetown), tháng 8/1972, đã nhất trí thông qua nghị quyết kiên quyết lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, Lào và Campuchia, bày tỏ tình đòan kết với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đòi Mỹ đáp ứng lập trường hòa bình mà phía Việt Nam đưa ra ở Pari, đi đến chấm

dứt chiến tranh ở Việt Nam. Tuy với thành phần đa dạng phức tạp, trong quan hệ nhưng các nước thành viên đều đồng tình chấp thuận tư cách thành viên phong trào không liên kết của chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ đoàn kết dân tộc chống đế quốc Mỹ ở Canpuchia.

Từ năm 1973-1975, đây là giai đoạn mà chúng ta giành thắng lợi to lớn trong hiệp địng Pari, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Nhiệm vụ của hoạt động đoàn kết quốc tế trong giai đoạn này là:

- Mở rộng quan hệ, tiếp tục tranh thủ sự đồng tình ủng hộ quốc tế đối với đường lối đấu tranh bảo vệ thành quả của hiệp định hòa bình Pari.

Hiệp định Pari đánh dấu bứơc ngoặt thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng nhân dân ta ở hai miền. Nhân dịp này, Đảng lãnh đạo và nhà nước ta đã trịnh trọng bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với các nước anh em trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa và tất cả các quốc gia, chính phủ, các tổ chính phủ, phi chính phủ đã kiên trì ủng hộ, giúp đỡ đầy tình nghĩa đối với công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Từ năm1973-19175, lãnh đạo Đảng và nhà nước ta đã đi thăm hàng loạt nước anh em và nhiều quốc gia khác ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh. Trong không khí hồ hởi với thắng lợi của Việt Nam, ta mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia khác nhau ở các châu lục, đồng thời củng cố một bước quan trọng với các nước xã hội anh em. Sau khi Chính Phủ cách mạng lâm thời Việt Nam tham gia phong trào không liên kết, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sớm trở thành quan sát viên và thành viên chính thức của phong trào này (1974-1975).

Đoàn kết giúp đở cách mạng Lào và Campuchia chống mưu đồ can thiệp của Mỹ và chuẩn bị lực lượng kịp thời nắm bắt thời cơ đánh đuổi chính quyền thân Mỹ, giải phóng đất nước. Thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (10/1973) “phối hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia trên mặt trận ngoại giao” [12, tr.314], hoạt động ngoại giao nước ta cũng hướng tới phối hợp với Lào và Campuchia đấu tranh đòi Mỹ thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Viêng Chăn 921/2/1973) và tạo sức ép quốc tế.

- Bảo đảm điều kiện quốc tế thuận lợi để thuận lợi để tiến công giải phóng hoàn miền Nam Việt Nam.

Tháng 10/1974, trong khi phân tích thời cuộc, Bộ chính trị cho rằng: Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ chúng ta có điều kiện đầy đủ về quân sự, chính trị và ngoại giao như hiện nay. Qua những cuộc họp mở rộng tháng 12/1974 và tháng 1/1975, Bộ Chính trị đã đi đến quyết định chiến lược phát động cuộc tổng tiến công và nổi dậy nhằm nhanh chống làm tan rã ngụy quân, làm sụp đổ hệ thống ngụy quyền từ Trung ương đến địa phương, giành quyền về tay nhân dân ta, giải phóng miền Nam, tạo tiền đề để sớm đi đến thống nhất nước nhà.

Trong thời điểm lịch sử, nhiệm vụ của mặt trận đoàn kết quốc tế là tạo điều kiệ quốc tế thuận lợi cho cuộc tổng công kích, ngăn chặn đối phương tạo những cản trở quốc tế để trì hoãn cuộc tiến công, nhất là ngăn cản khả năng Mỹ can thiệp trở lại bằng quân sự. Điều quan trọng nhất của hoạt động đoàn kết lúc này là giương cao độc lập, hòa bình, Hiệp định Pari để tập hợp lực lượng quốc tế, tạo ra sức ép để cản Mỹ, cô lập Ngụy quyền Thiệu, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc và các nước bè bạn khác.

Bởi vậy, trong giai đoạn này, dù phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự phân liệt, chia cắt mạnh mẽ từ mối quan hệ hết sức căng thẳng Xô-Trung nhưng bằng sự tài tình, khéo léo Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khắc chế được những biến động tiêu cực, đạp tan âm mưu lợi dụng kẻ hở hàng ngũ phe xã hội chủ nghĩa mà Mỹ tìm mọi cách chia rẽ, làm cho Mỹ rơi vào thế cô lập bị động xuống thang chiến tranh. Còn ta tiếp tục nhận sự giúp đở từ đồng minh, trong chiến thăm Hà Nội tháng 2/1965 chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô, A. Côxưghin thể hiện sự điều chỉnh sách lược của Liên Xô đối với Việt Nam, bày tỏ sự ủng hộ đường lối chống Mỹ cứu nước của Đảng, nhà nước ta, Liên Xô bắt đầu viện trợ ngày càng cao, có hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ giải phóng đất nước của nhân dân ta. Phía Liên Xô tuyên bố vẫn tiếp tục sát cánh cùng cách mạng Việt Nam. Song trùng với Liên Xô, Trung quốc cũng đồng tình ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w