Vận động nhân dân thế giới đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 72)

Cùng với những hoạt động và chỉ đạo công tác đoàn kết quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đở của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, những hoạt động đoàn kết trong giai đoạn này còn nhằm mục đích vận động nhân dân thế giới đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh.

Từ khi Đế quốc Mỹ đưa quân vào xâm lược miền Nam và mở rộng phá hoại ra miền Bắc, dư luận thế giới và dư luận Mỹ đã kịch liệt lên án hành động tội ác, vi phạm luật pháp quốc tế của chúng. Bằng nhiều hình thức phong phú, chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ phong trào phát triển, coi đó là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi trong cuộc đấu tranh yêu nước chính nghĩa của nhân dân ta.

Cùng với những hoạt động ngoại giao Nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhân dân dưới nhiều hình thức. Khi được tin Huân tước Béctơrăng Rutxen, nhà triết học, chiến sĩ hòa bình ở Vương quốc Anh lập “tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam”, Người đã gởi tới Huân tước B. Rutxen bức điện (ngày 19/11/1966), đánh giá đó là sáng kiến “có tầm quan trọng quốc tế về mặt bảo vệ công lý và quyền tự quyết của các dân tộc. Tòa án sẽ góp phần thức tỉnh lương tri của nhân dân các nước chống đế quốc Mỹ, kẻ thù số một của loài người và của hòa bình thế giới” [3, tr.167].

Với sự hỗ trợ của Việt Nam trong việc điều tra, thu thập tài liệu, sau một thời gian chuẩn bị, “tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam” đã họp phiên đầu tiên tại Xtốckhôm, thủ đô Thụy Điển từ ngày 2-13/5/1967. Phiên tòa do nhà triết học Pháp Jăng Pôn Xáctơrơ làm chủ tịch, có 300 nhân vật nổi tiếng của nhiều nước trên thế giới đến dự. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gởi điện đến ngài Béctơrăng Rutxen, đánh giá việc mở phiên tòa là một sự kiện quốc tế rất quan trọng, nhất là vào lúc đề quốc Mỹ đang điên cuồng leo thang chiến tranh đánh phá cảng Hải Phòng và thủ đô Hà Nội. Đồng thời người cũng gởi điện tới ngài Jăng Pôn Xáctơrơ cảm ơn sự ủng hộ của các vị trong tòa án quốc tế đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Người coi tòa án quốc tế là sự cổ vũ mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam và các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập, dân chủ và hòa bình.

Được sự ủng hộ của loài người tiến bộ. Tòa án quốc tế Béctơrăng Rutxen đã kết tội đế quốc Mỹ phạm tội ác chiến tranh, xâm lược Việt Nam, Lào và Campuchia, phạm tội ác diệt chủng, không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà đối với cả loài người. Đó là bản án chính trị, có tác dụng tấn công đế quốc Mỹ, góp phần làm thất bại những mưu đồ xâm lược của chúng. Mặt khác nó còn là tiếng chuông thất tỉnh lương tri của nhân loại trên thế giới nhất là nhân dân Mỹ và thôi

thúc họ tham gia ngày càng đông đảo hơn, mạnh mẽ hơn nhằm ngăn cản bàn tay tội ác của đế quốc Mỹ xâm lược.

Việc chính quyền L.Giônxơn hiếu chiến đưa vũ khí, các phương tiện chiến tranh và binh sĩ Mỹ đến xâm lược Việt Nam chẳng những gây nên vô vàn thảm họa cho nhân dân Việt Nam, mà còn gây cho nước Mỹ và nhân dân Mỹ những tổn thất to lớn về nhiều mặt. Hàng chục ngàn thanh niên Mỹ đã bị đưa đi chết ở Việt Nam, làm cho nhiều gia đình cha mẹ bị mất con, vợ mất chồng. Vì vậy phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh ở Việt nam đã bùng nổ và lan rộng chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.

Ngay từ tháng 2/1965, sinh viên ở bang Caliphóocnia đã biểu tình phản đối máy bay Mỹ ném bom ở miền Bắc.

Tiếp đó, phong trào đấu tranh liên tiếp bùng nổ ở nhiều thành phố và trường đại học, với sự tham gia ngày càng đông đảo cảu các tầng lớp nhân dân, đưa tới đỉnh cao là cuộc vận động “ngày kháng nghị khắp cả nước” diễn ra trên khắp 60 thành phố lớn, lôi cuốn hơn 10 vạn người Mỹ tham gia. Cũng trong tháng mười năm đó, Chính phủ Mỹ đã phải điều nhiều lực lượng quân đội, cảnh sát tới đàn áp, nhưng không thể dập tắt được phong trào. Nhiều chiến sĩ hòa bình Mỹ đã tự thiêu, nêu tấm gương dũng cảm hy sinh để tỏ thái độ kiên quyết đòi chính phủ Mỹ phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Từ thực tế đó, Đảng ta mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng Mặt trận thống nhất phản đế giữa nhân dân Việt – Mỹ đã hình thành. Nhân dân Mỹ đã thấy rằng nhân dân Việt Nam và họ cùng có một kẻ thù chung là bọn hiếu chiến trong giới cầm quyền Mỹ, muốn giữ gìn quyền lợi chính đáng của mình thì cần phải ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, chủ tịc Hồ Chí Minh coi đó là một nhân tố mới, một lực lượng rất mạnh mẽ trổi dậy từ sự giác ngộ của nhân dân Mỹ và phát triển ngay trong lòng nước Mỹ. Nó hợp lực cùng với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Người nói: “Nhân dân Mỹ sẽ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt- Mỹ nhất định sẽ thắng. Đó sẽ là thắng lợi vẻ vang của Mặt trận thống nhất nhân dân hai nước, mà cũng là thắng lợi chung của loài người yêu chuộng chính nghĩa và hòa bình”. [23, tr.171]

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, việc phát động những phong trào ủng hộ Việt Nam đã trở thành một vấn đề giáo dục, động viên nhân dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Ở những nước khác, các đảng cách mạng lấy vấn đề ủng hộ Việt Nam để tập hợp lực lượng và động viên cuộc đấ tranh của mình.

Ở các nước tư bản, vấn đề Việt Nam trở thành nội dung của đấu tranh chính trị giữa các đảng phái nhằm củng cố vị trí của Đảng. Sự ủng hộ Việt Nam trở thành một tiêu chuẩn cho sự tín nhiệm của nhân dân đối với một Đảng hay một các nhân cầm quyền. Tại phiên họp của hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 18/10/1966, trong tham luận kết thúc có 93 trong số 101 đoàn nói về vấn đề Việt Nam, đòi chấm dứt chiến tranh và đòi đàm phán hòa bình, 20 nước chính thức đòi ngừng ném bom miền bắc, ngoài các nước xã hội chủ nghãi có thêm 5 nước đòi Mỹ cút khỏi Việt Nam.

Tại các nước dân tộc chủ nghĩa, ngay thời kỳ này có 30 tổ chức của 20 nứoc lấy tên là: “ủy ban ủng hộ Việt Nam”, “ủy ban đoàn kết với Việt Nam”. Tổ chức đoàn kết nhân dân Á-Phi đã tổ chức những “tuần lễ ba châu ủng hộ Việt Nam”… Nhân dân Á – Phi - Mỹ latinh có sự phối hợp hành động ủng hộ Việt Nam của “hội đoàn kết nhân dân ba châu”….[3, tr.172]. Có thể nói chính từ sức ép của dư luận tiến bộ, của phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ, cộng với thất bại nặng nề trên chiến trường, đã buộc tổng thống L.Giônxơn phải tuyên bố ngừng ném bom không điều kiện miền Bắc do ta đưa ra. Một cục diện mới “vừa đánh vừa đàm” giữa ta và Mỹ bắt đầu. Đây cũng là thời cơ thuận lợi nhất cho mặt trận đoàn két quốc tế mở rộng vàp hát huy thế vững chắc chuyển sang giai đoạn tấn công, làm thất bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của Mỹ.

Chương 3: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

3.1. Ý nghĩa

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w