Giữa những năm 50, sau khi cuộc chiến tran hở Triều Tiên và Việt Nam chấm dứt, tinh hình thế giới đã bớt căng thẳng, song những mầm mống của sự phức

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 51)

- Viện trợ nước ngoà

Giữa những năm 50, sau khi cuộc chiến tran hở Triều Tiên và Việt Nam chấm dứt, tinh hình thế giới đã bớt căng thẳng, song những mầm mống của sự phức

chấm dứt, tinh hình thế giới đã bớt căng thẳng, song những mầm mống của sự phức tạp mới đã nảy mầm. Lực lượng xã hội chủ nghĩa thế giới vẫn trên đà phát triển. Liên Xô đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quốc phòng. Năm 1957, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo của trái đất và thử thành công tên lửa vượt đại châu, một thành tựu có ý nghĩa quan trọng về chiến lược.

Tuy nhiên trong đường lối đối nội và đối ngoại của Liên Xô lúc bấy giờ có nhiều sai lầm nghiêm trọng. Việc đấu tranh chống “ tệ sùng bái cá nhân” đã đi quá xa trong việc phê phán Stalin làm giảm uy tín cảu Liên Xô trên trường quốc tế. Do nhận định chủ quan về chủ nghĩa Cộng Sản ở Liên Xô đã “thắng lợi hoàn toàn”,

“chắc chắn” và “bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản” đã dẫn đến việc “duy ý chí”, muốn “đốt cháy” giai đoạn không thực tế và thiếu khoa học. Về đối ngoại, bên cạnh việc đấu tranh loại trừ nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình và an ninh chung, phản đối chạy đua vũ trang, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước, mở rộng và củng cố sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng, Chính phủ Liên Xô cũng có những biểu hiện hữu khuynh trong việc “chung sống hòa bình” với các nước tư bản đế quốc, vi phạm những nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của các dân tộc, sự bình đẳng giữa các nước. Những sai lầm này đã ảnh hưởng đến vai trò và uy tín quốc tế của Liên Xô và thắng lợi cho phong trào cách mạng thế giới.

Trung Quốc là nước lớn thứ hai trong phe xã hội chủ nghĩa. Vào nửa cuối thập kỷ 50, nước này có bước tiến bộ rõ rệt trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội. Trong những năm này, Đảng Cộng Sản và chính phủ Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn, góp phần củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. Địa vị cuả Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế.

Ở khu vực Mỹ-Latinh, năm 1959, Cách mạng Cuba thành công. Cuba trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc và là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Tây bán cầu; nhưng lại ở xa các nước anh em ở châu Âu, châu Á nên Cuba bị các nước đế quốc bao vây, cô lập.

Sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng được mở rộng. Các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ giữa Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa được ký kết. Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV-tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới) được thành lập năm 1949 và kết nạp thêm những thành viên mới. Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va ra đời tháng 5-1955, giữ thế cân bằng quân sự với khối NATO. Hệ thống xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ trở thành một lực lượng có tiềm lực kinh tế, quốc phòng đủ khả năng ngăn chặn âm mưu gây chiến và hành động xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ có hiệu quả phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc đại ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ la-tinh. Từ năm 1957, đã xuất hiện sự bất đồng quan điểm và đường lối chính trị giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt, giữa những người lãnh đạo hai nước xã hội chủ nghĩa lớn Liên Xô và Trung Quốc. Sự bất đồng

thể hiện từ chỗ ngấm ngầm trở thành công khai và ngày càng gay gắt. Điều đó gây tổn thất lớn cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, dẫn đến sự phân liệt trong lực lượng cách mạng thế giới.

Trong khi đó phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ la- tinh. Năm 1960, hàng loạt các nước ở châu Phi giành được độc lập. Hệ thống thuộc đại cũ của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảnh lớn. Đa số những nước mới độc lập chọn con đường trung lập, không liên kết. Giới lãnh đạo nhiều nước dân tộc chủ nghĩa có thiện cảm với chủ nghĩa xã hội, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội. Trước tình hình so sánh lực lượng trên thế giới không có lợi cho chủ nghĩa đế quốc và những khó khăn trong nước, một số nước đế quốc lớn như: Anh, Pháp tuyên bố chấm dứt sự chiếm đóng thuộc địa, tập trung vào củng cố kinh tế của nước mình. Chỉ có Mỹ, với tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh mẽ, đứng ra đóng vai trò “sen đầm” quốc tế, thay thế vị trí các nước đế quốc khác đã rút lui. Mỹ đã triển khai lực lượng quân sự khắp thế giới, xác lập sự khống chế đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa, thực hiện chiến lược “ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”.

Để đối phó với phong trào giải phóng dân tộc, với cuộc đấu tranh chống chính sách thực dân mới của Mỹ, năm 1954, Mỹ đưa ra thuyết “đôminô”. Theo thuyết này nếu để cách mạng nổ ra và phát triển thắng lợi ở một nơi thì lập tức sẽ làm cho cả khu vực đi theo cách mạng. Thuyết này đã biện hộ cho việc đế quốc Mỹ can thiệp vào các nước khác chống lại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 1960, đế quốc Mỹ thay thế chiến lược “trả đũa ồ ạt” bằng chiến lược “ phản ứng linh hoạt”.

Mỹ ngày càng quan tâm đến khu vực Đông Nam Á, coi đây cũng là một vị trí chiến lược quan trọng. Khi Anh và Pháp bị đánh bật ra khỏi các nước Đông Nam Á, Mỹ đã tìm cách thay chân ở khu vực này. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, Mỹ coi đó là nguy cơ của “thế giới tự do”- chủ nghĩa cộng sản sẽ lan tràn khắp các khu vực. Vì vậy, Mỹ quyết định phải ngăn chặn ngay sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản mà quan trọng nhất là tiêu diệt phong trào cách mạng ở Việt Nam. Bởi vì, theo các nhà chiến lược Mỹ, chủ nghĩa cộng sản thắng lợi ở Việt Nam sẽ làm cho “làn sóng đỏ” nhanh chóng tràn ngập vùng này.

2.2.1.2. Tình hình trong nước

Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân Mỹ và quân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc “chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn, đồng thời dùng không quân và hải quân hùng hổ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Trước tình đó, Đảng ta đã phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.

Thuận lợi: Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Ở miền Bắc kế hoạch năm năm lần thứ nhất đã đạt và vượt qua mục tiêu về kinh tế, văn hóa, sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được thúc đẩy cả theo đường bộ và đường biển.

Ở miền nam, vượt qua những khó khăn trong những năm 1961-1962, từ 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba công cụ của “chiến tranh đặc biệt” là : ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị đều bị quân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất cơ bản đã bị phá sản.

Về khó khăn: Sự bất đồng giữa liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gây gắt và không có lợi cho cách mạng Việt Nam. Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta.

Tình hình đó, đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lựợc, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.

2.2.2. Mục tiêu của đoàn kết quốc tế trong giai đoạn này

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 51)