Thúc đẩy phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 69)

Bên cạnh những hoạt động đoàn kết quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ, tập hợp sức mạnh quốc tế thì công tác đoàn kết quốc tế nhằm vào công dân chính quốc, phân hóa bạn thù rõ ràng, kẻ thù của chúng ta là đế quốc Mỹ còn nhân dân Mỹ là

bạn, là đồng minh của chúng ta. Với sách lược này Đảng ta đã phối hợp hết sức nhịp nhàng với phong trào phản chiến của nhân dân chính quốc. Và một khi nhân dân Mỹ đã thấy được tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, một khi làn sóng của lòng căm phẫn nổi dậy thì chính là cơ hội tốt để nhân dân ta đánh từ ngoài đánh vào tạo thành gộng kiềm, một sức chiến đấu mạnh mẽ thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua.

Phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh cũng phát triển nhanh và mạnh, sớm mở ra quy mô toàn quốc và thống nhất hành động. Mùa thu năm 1965, lúc Mỹ vừa đưa một số đơn vị quân chiến đấu đầu tiên vào miền Nam, các tổ chức chống chiến tranh đã thành lập “ủy ban phối hợp toàn quốc” đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Uỷ ban này liên tiếp phát động hai đợt đấu tranh lớn, đợt thứ nhất từ ngày 15-17/10/1965, đợt thứ hai từ ngày 15-25/3/1966. Hai đợt mở đầu này lôi cuốn trên nửa triệu người Mỹ ở hơn 100 thành phố tham gia. Trong phong trào này, vai trò các giáo sư, các nhà khoa học, giới tu hành và sinh viên nổi bật. Cuối năm 1965, những cuộc tự thiêu của một vài người Mỹ chống chiến tranh như anh Morison đã gây chấn động sâu sắc trong xã hội Mỹ và có tiếng vang trên thế giới. Mỹ càng thất bại và sa lầy ở Việt Nam, phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ càng phát triển mạnh. Đợt đấu tranh mùa xuân năm 1967 (từ ngày 8-15/4/1967) lôi cuốn hàng triệu người. Đợt đấu tranh mùa thu (từ ngày 15-21/16/1967) lôi cuốn tới 3,7 triệu người tại hàng trăm thành phố tham gia [3, tr.215]. Trong năm 1967, 1968 diễn ra các “mùa hè nóng bỏng”, với các cuộc biểu tình, diễu hành diễn ra cùng một lúc tại 120 thành phố của nước Mỹ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi “mặt trận số một chống đế Mỹ là Việt Nam, và mặt trận số hai ở ngay tại nước Mỹ”. Mặt trận số hai này gồm những cuộc đấu tranh của người da đen Mỹ chống “phân biệt chủng tộc”, chống chiến tranh xâm lược Việt Nam kết hợp với phong trào nhân dân Mỹ da trắng chống chiến tranh. Vào thời điểm mà chính quyền Mỹ bắt đầu thực hiện “chiến lược chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam và leo thang chiến tranh không quân, hải quân chống Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Về tinh thần, mặt trận thống nhất phản đế đã hình thành giữa nhân dân việt nam và nhân dân Mỹ… Nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào. Hai bên giáp công

mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt Nam – Mỹ nhất định sẽ thắng” [3, tr.216]

Phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh đã tác động lớn đến thái độ của chính giới Mỹ. Số nghị sĩ Mỹ chống chiến tranh ngày càng tăng. Nhiều nghị sĩ đòi chấm dứt ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đòi thương lượng với sự tham gia của mặt trận giải phóng. Để góp phần thúc đẩy phong tròa nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược, các lực lượng đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và mặt trận dân tộc giải phóng cố gắng tổ chức nhiều cuộc gặp gở tiếp xúc với phong trào, cung cấp thêm cho họ hình ảnh tư liệu, chứng cứ phục vụ đấu tranh, đồng thời trình bày giải đáp những điều mà người Mỹ yêu hòa bình còn thắc mắc hoặc chưa hiểu hết quan điểm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và mặt trận dân tộc giải phóng. Hai phong trào - của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược và của nhân dân Mỹ chống chiến tranh – ngày càng phát triển, cổ vũ nhân dân Việt Nam ở hai miền, gây sức ép mạnh đối với chính quyền Johnson.

Những phong trào phản đối tăng cường chiến tranh ở Việt Nam phát triển cùng với sự lên án của dư luận quốc tế về những thất bại đầu tiên của lục quân và không quân Mỹ, những tốn kém của cuộc chiến tranh. Hai nhân tố được phát triển cùng với sự phản đối chiến tranh: Việc buôn trôi kế hoạch xây dựng xã hội vĩ đại và tình hình người da đen. Khi vận động tranh cử tổng thống, Johnson đã hứa nếu trúng cử sẽ xây dựng xã hội vĩ đại nhằm động viên cả nước vào cuộc chiến tranh chống nghèo khổ, bảo đảm điều kiện học tập cho trẻ em, thuốc men cho người già, giữ nguồn nước uống và không khí tốt lành, xây dựng nhà ở, nhờ đó mà Johnson được tiếng là vị tổng thống của giáo dục và y tế. Tiền chỉ cho cơ quan của cơ hội kinh tế (về cải cách trong nước) chỉ có 800 triệu đôla năm 1964-1965, 1,5 tỷ đôla năm 1965-1966. Cũng trong lúc đó chiến tranh Việt Nam tốn 4,7 tỷ đôla năm 1965- 1966 và hơn 30 tỷ đôla năm 1967. Tiến sĩ Luther King, người sáng lập hội nghị lãnh đạo Đạo thiên chúa giáo Miền Nam Mỹ, đã nói rất đúng: Tôi lo ngại là với việc leo thang chiến tranh sẽ có sự cắt giảm và thiệt hại cho các chương trình xã hội ở đây. Chúng ta thích chiến tranh nghèo khổ hay chúng ta thích chiến tranh ở Việt

Nam. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam ảnh hưởng đến nhân dân Mỹ nói chung mà nhất là đến đời sống và dân quyền của người da đen

Nhạy cảm nhất là cộng đồng các trường đại học. Khi Johnson quyết định ném bom miền Bắc Việt Nam hang trăm sinh viên và nhân viên các trường đại học đã ký một bức thư ngỏ gởi tổng thống Johnson yêu cầu thương lượng về cuộc khủng hoảng Việt Nam. Nhưng khi chính quyền bắt đầu tuyển sinh viên sang chiến đấu ở Việt Nam, phản ứng của các trường đại học rất mãnh liệt, thoạt đầu dưới hình thức “hội thảo”. Cuộc hội thảo đầu tên do các giáo sư trường đại học Michigan tổ chức thu hút hơn 3.000 sinh viên. Sáng kiến đó nhanh chóng lan ra các trường đại học Colombia, Wisconsin, Oregon. Giữa năm 1965, Johnson quyết định mở rộng và tăng cường chiến tranh. Lập tức 20.000 người phản đối, và điều hành từ đài kỷ niệm Washington đến nhà trắng, sau đó ngày 8/6, 18.000 ở New York họp lại và quyết định kêu gọi ai chống chiến tranh thống nhất lại trong một tổ chức mới: Uỷ ban phối hợp toàn quốc nhằm chấm dứt chiến chiến tranh ở Việt Nam, nghe theo lời kêu gọi của ủy ban, tại Orleans, California, hàng nghìn người kéo về nơi tuyển quân nhưng bị cảnh sát đẩy lùi. Tại New York, quần chúng diễu hành trên đại lộ số 5. Tại một trung tâm tuyển quân, David Miller thẻ quân dịch để phản đối chiến tranh trước đám đông.

Trong năm 1966 và 1967, cảm thấy bị lừa gạt và lợi dụng, người da đen đã nổi dậy, gây hàng trăm vụ cháy và phá hoại tài sản lúc đầu ở Los Angeles sau lan ra New York, Jersey, Ditroit.

Kết quả lớn nhất mà phong trào hoạt động đoàn kết quốc tế trong thời kỳ này mang lại là đã đánh trúng vào chỗ yếu về chính trị và pháp lý quốc tế của Mỹ, dồn Mỹ vào thế bị động lúng túng khi phải đói phó cùng lúc ba trận tuyến: chiến trường Việt Nam, trên thế giới và ở nước Mỹ.

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 69)