Thúc đẩy hình thành mặt trận ba nước Đông Dương

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 59)

Giúp bạn tức là tự giúp mình”- phương châm chiến lược của Đảng tạo sức mạnh chính trị-tinh thần to lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Thời kỳ 1954-1975, Mỹ xâm lược miền Nam mở rộng chiến tranh ra cả ba nước Đông Dương, tạo “tình thế chiến lược” cho việc phát huy truyền thống đoàn kết chiến đấu trong kháng chiến chống Thực dân Pháp hình thành liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong thời kỳ chống Mỹ, cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với xu hướng chiến tranh cách mạng ba nước; Đồng thời chiến tranh cách mạng ở Lào và Campuchia là mũi tiến công vào kẻ thù chung, vừa là căn cứ địa vừa là hậu phương của ba nước.

Đoàn kết nhân dân ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia là nhiệm vụ chiến lược trong cách mạng Việt Nam cũng như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Việt Nam đoàn kết với Lào và Campuchia, tôn trọng độc lập, tự chủ của hai nước láng giềng.

Đối với Việt Nam, mối liên hệ này liên quan trực tiếp đến việc tổ chức hậu cứ cho lực lượng ở miền Nam và đường tiếp tế từ bắc vào Nam. Việc tiếp tế của

miền Bắc vào miền Nam của cảng Xihanucvin cũng rất quan trọng. Theo Frank Sneep trong quyển Decent Interval, mãi tới năm 1970, CIA mới biết rằng hơn 80 % hậu cần từ miền Bắc đưa vào cho quân giải phóng miền Nam được chuyển qua cảng Xihanucvin.

Đối với Campuchia, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và mặt trận dân tộc giải phóng thúc đẩy quan hệ với chính quyền Xihanuc, ủng hộ quốc trưởng triệu tập và chủ trì Hội nghị nhân dân Đông Dương họp tại Phnôm Pênh, tháng 3/1965. Hội nghị tuyên bố tôn trọng chủ quyền, độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và tránh mọi hành động không phù hợp với mọi nguyên tắc đó. Ngày 9/5/1967, Quốc trưởng Xihanuc lên tiếng đề nghị các nước công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giới hiện tại của Campuchia. Ngày 31/5/1967, Mặt trận dân tộc giải phóng và ngày 8/6/1967, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ vương quốc Campuchia, tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giới hiện tại. Động thái ngoại giao này đưa đến việc chính quyền vương quốc Campchia công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng là đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ngày 20/6/1967, cơ quan đại diện của Mặt trận dân tộc giải phóng được thành lập ở Phnôm Pênh.

Với Lào, trước việc Mỹ thực hiện “chiến tranh đặc biệt” ở mức cao, dùng không quân đánh phá vùng giải phóng Lào, Việt Nam giúp đở toàn diện lực lượng kháng chiến Lào. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. Lực lượng khnág chiến Lào phát triển nhanh, vùng giải phóng Lào mở rộng tạo thuận lợi để phát triển đường tiếp tế của Việt Nam từ Bắc vào Nam.

Năm 1969 mở đầu một giai đoạn mới có nhiều nhân tố trong nước, ở Đông Dương, ở Mỹ, trên thế giới mà tác động qua lại tạo cho cuộc chiến tranh của nhân dân ta những thuận lợi mới và những thách thức mới, một giai đoạn với những diễn biến nhanh chóng.

Trong giai đoạn này, Liên Xô và Trung Quốc vẫn duy trì sự viện trợ cho cách mạng của ta.

Ý đồ của Mỹ là lợi dụng mâu thuẩn Xô-Trung để thúc đẩy hòa hoãn với hai nước, với huy vọng dùng hai nước tác động đến cuộc đàm phán với Việt Nam, giảm viện trợ cho Việt Nam.

Khi Mỹ đưa quân vào Việt Nam (1965), lực lượng thân Mỹ ở Lào làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập Lào, Mỹ Lại đưa quân vào Thái Lan, lập thêm lực lượng đặc biệt do Vàng Pao chỉ huy, ra sức chống lại mặt trận Neo Lào Haksat, đánh phá ác liệt vùng giải phóng Lào, nhất là đường mòn Hồ Chí Minh nhằm ngăn chặn miền Bắc chi viện cho cách mạng ở miền Nam.

Việt Nam và Neo Lào cùng tăng cường đoàn kết khi chiến trường Việt Nam và chiến trường Lào gắn liền với nhau, “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản ở miền Nam Việt Nam và củng bị thất bại ở Lào.

Ở Lào, tháng 8 năm 1969, 8.000 quan ngụy Lào đánh chiếm địa bàn chiến lược cánh đồng Chum Xiêng Khoảng với chủ lực của miền Bắc, làm giảm sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam Việt Nam. Trung tuần tháng 9 liên quân Việt Lào mở chiến dịch tiến công thu hồi cách đồng Chum Xiêng Khoảng Đông xuân năm 1970 đánh dấu một thất bại mới nặng nề của Mỹ.

Phong trào nhân dân nổi dậy chống chính quyền Lon Nol Sirik Matak phát triển mạnh mẽ. Các đơn vị giải phóng quân miền Nam phối hợp với lực lượng vũ trang kháng chiến Khơme tấn công địch vùng căn cứ dọc biên giới. Đến cuối tháng 4 năm 1970, Liên quân Việt Nam – Campuchia làm tan rã hàng vạn quân Lon Nol, bức hàng hàng chục đồn bốt của chúng, mở rộng vùng căn cứ từ phía Bắc tỉnh Ratanakiri đến nam tỉnh Kampot dọc tuyến biên giới và chiều sâu từ 20-40 km. Đây là bước đầu rất cơ bản đối với phong trào cách mạng Campuchia.

Cùng với chiến thắng cách đồng Chum Xiêng Khoảng, cuối tháng 4 năm 1970 Liên quân Lào-Việt lại giải phóng thị xã Attôpơ và vùng phụ cận, tiếp đó giải phóng Saravan.

Đầu năm 1971, Nixon chủ trương cùng một lúc tiến công trên ba hướng và ba nước Đông Dương trên khu vực hành lang chiến lược: đánh vào đường chính Nam Lào, đánh lên Đông Bắc Campuchia, đánh ra vùng ba biên giới. Ý định của tham mưu Mỹ là chiếm giữ đường số 9. (đoạn Lao Đảo –Se Pôn), cắt đôi Đông Dương, đánh phá kho tàng của ta. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 là cuộc tiến quân

chủ yếu với 40.000 quân Ngụy Sài Gòn và 15.000 quân Mỹ, Mỹ hy vọng giành được một thắng lợi có ý nghĩa quyết định tạo ra một bước ngoặt thật sự cho cuộc chiến tranh.

Nhưng sau 43 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ ngày 8/2-23/3/1971) ta và bạn Lào đã giành được thắng lợi hoàn toàn, đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ- Ngụy ở đường 9 Nam Lào, trên chiến trường Campuchia ta tiếp tục phối hợp, giúp đở bạn, phát triển thế tiến công liên tục. Cuộc tiến công của quân dân Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam đã phát triển sang phái Tây sông Mê Công trên các hướng Đông –Nam và Bắc Phnôm Pênh xuống Tận Konpongthom (Bắc Tây Bắc Campuchia) nối liền với các căn cứ miền Đông Campuchia.

Đi đôi với các hoạt động tác chiến, ta đã cùng với các bạn Lào và Campuchia tăng cường phối hợp về chính trị và ngoại giao.

Trong hai ngày 24-25/10/1970, những người đứng đầu ba nước Việt, Lào, Campuchia, họp hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dương để chống lại âm mưu và hành động của Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương. Đoàn Đại biểu chính phủ ta do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu, và Đại biểu Chính Phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam do chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ dẫn đầu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: trên đà thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc của ba nước và trong tình hình rất nghiêm trọng hiện nay do sự can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra. Hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dương lần này là hội nghị tăng cường đoàn kết, xiết chặt hàng ngũ của nhân dân Campuchia, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam để kiên trì đẩy mạnh cuộc chiến đấu ngoan cường và quyết liệt, tiến lên giành thắng lợi hòan toàn.

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 59)