Mục tiêu của hoạt động đoàn kết quốc tế trong giai đoạn này được Đảng

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 54)

ta xác là nhằm tố cáo mạnh mẽ hơn nữa những tội ác dã man của bọn xâm lược Mỹ, vạch trần thủ đoạn “hòa bình” bịp bợm của chúng; làm sáng tỏ lập trường chính nghĩa và thế tất thắng của ta; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đở mạnh mẽ hơn nữa của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào giải phóng dân tộc, của nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là nhân dân Mỹ, và mọi lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý

trên thế giới; lập một mặt trận thống nhất của nhân dân thế giới chống đế Mỹ xâm lược.

- Tăng cường đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau đối với phong trào độc lập dân tộc và góp phần tích cực làm giảm bớt sự bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em – lực lượng đồng minh chiến lược của cuộc kháng chiến, và hạn chế những ảnh hưởng xấu đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta, đi đến tạo lập mối quan hệ vững chắc giữa các nước xã hội chủ nghĩa và củng cố đoàn kết giữa các lực lượng này, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc.

- Đồng thời phải tăng cường đoàn kết hơn nữa nhân dân ba nước Đông Dương, thúc đẩy hình thành mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương để chống Mỹ xâm lược.

2.2.3. Những hoạt động đoàn kết quốc tế của Đảng ta giai đoạn (1964-

1975)

2.2.3.1. Tiếp tục tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ và giúpđở của các nước xã hội chủ nghĩa đở của các nước xã hội chủ nghĩa

Khi Mỹ tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam, ngoại giao Việt Nam phối hợp rất tốt việc tấn công cô lập kẻ thù với việc củng cố hậu phương xã hội chủ nghĩa.

Đương đầu trực tiếp với một đế quốc đầu sỏ, có tiềm kinh tế, quân sự đứng đầu thế giới, Việt Nam cần một khối lượng viện trợ vật chất kỷ thuật rất to lớn và sự ủng hộ tinh thần chính trị mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc. Trong tình hình nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có mâu thuẫn sâu sắc, Liên Xô và Trung Quốc đối kháng gay gắt, Đảng lao động Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú ý nghiên cứu, tìm ra điểm tương đồng và điểm khác nhau trong quan hệ giữa mỗi nước với Việt Nam, xác định lợi ích và chính sách của mỗi nước trong vấn đề chiến tranh Việt Nam, tìm ra mẫu số chung là ủng hộ và giúp đở nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ hiếu chiến và xâm lược, làm nghĩa vụ quốc tế đối với một nước xã hội chủ nghĩa – Việt Nam dân chủ cộng hòa và bảo vệ hòa bình thế giới. Trên cơ sở đó, chúng ta tranh thủ tối đa sự ủng hộ và viện trợ của các nước, Đảng, nhà nước Việt Nam xuất phát từ đường

lối độc lập, tự chủ, lấy lợi ích đại cục làm trọng, hiểu rõ lợi ích và các đặc điểm riêng biệt của từng nước anh em để xử lý các mối quan hệ quan trọng này, thực hiện chính sách nhất quán đoàn kết, tranh thủ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong suốt cuộc chiến tranh và trong tình hình quốc tế phức tạp, làm thất bại âm mưu và các hoạt động ngoại giao của chính quyền Mỹ chia rẽ Việt Nam với các đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa.

Về đoàn kết Xô- Trung, chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao trách nhiệm cho ngành ngoại giao chỉ thị cho các đại sứ nước ta ở nước ngoài là khi nói chuyện với các nhà ngoại giao Liên Xô, tuyệt đối không được phát biểu gì ảnh hưởng đến Trung Quốc, khi nói chuyện với các nhà ngoại giao Trung Quốc, cũng tuyệt đối không được phát gì ảnh hưởng đến Liên Xô, mà chỉ được nói những điều góp phần làm tăng cường mối quan hệ Xô-Trung. Thêm nữa khi các đại diện của hai nước nói trên tiếp xúc với đại diện ngoại giao Việt Nam mà có nói gì không lợi cho đoàn kết thì cần giữ thái độ bình tĩnh, không tỏ thái độ đứng về bên này mà chống lại bên kia[3, tr.211].

Việt Nam không yêu cầu Liên Xô cử bộ đội phòng không và sĩ quan điều khiển tên lửa giúp Việt Nam cũng như đưa quân tình nguyện và đặt cố vấn Liên Xô bên cạnh mặt trận dân tộc giải phóng. Do Trung Quốc không chấp nhận cùng thống nhất hành động với Liên Xô, Việt Nam bàn với Liên Xô tạm gác kế hoạch hành động, gác việc lập căn cứ quân sự của Liên Xô ở Hoa Nam để giúp Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam cũng không tham gia hội nghị 75 Đảng cộng sản và công nhân quốc tế do Liên Xô triệu tập năm 1970 mà không có Đảng cộng sản Trung Quốc tham dự. [3, tr.212]

Việt Nam nhận bộ đội phòng không và công binh làm đường của Trung Quốc sang giúp mấy tỉnh biên giới của miền Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc; còn vận tải vào miền Nam thì do Việt Nam đảm nhiệm. Về cuộc “cách mạng văn hóa của Trung Quốc”, Việt Nam coi đó là công việc nội bộ của Trung Quốc.

Hàng năm, Việt Nam đều cử đoàn cấp cao do một ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng làm trưởng đoàn đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa, thông báo tình hình tranh thủ viện trợ quân sự và kinh tế.

Việt Nam tận dụng vai trò quan trọng của Liên Xô trên trường quốc tế đặc biệt đối với các nước Đông Âu, các tổ chức dân chủ hòa bình quốc tế, với phong trào giải phóng dân tộc. Việt Nam tranh thủ vai trò to lớn của Trung Quốc là hậu phương trực tiếp của Việt Nam đảm bảo việc đào tạo cán bộ, xây dựng lực lượng, cumg cấp hậu cần đảm bảo vận chuyển.

Đoàn kết quốc tế đã tích cực đóng góp trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại liên quan đến việc tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác viện trợ không hoàn lại, cho vay không tính lãi đối với nhiều chương trình quân sự, thương mại, lương thực, ngoại tệ.

Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác vẫn tiếp tục viện trợ cho chúng ta với số lượng khá lớn:

Giai đoạn 1965-1968: tổng số 517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần, 411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 226.969 tấn, Trung Quốc: 170.798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119.626 tấn.

Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô 143.793 tấn, Trung Quốc 761.001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn.

Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn, Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38.557 tấn.

Như thế trong giai đọan cuối của cuộc chiến tranh Liên Xô và Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt trong quân viện cho Việt Nam, có thể thống kê như sau:

Về súng bộ binh tổng số là 3,609,863 khẩu, trong đó Liên Xô chiếm 12%, Trung Quốc 62%, các nước khác 26%.

Về súng chống tăng tổng cộng 65,590 khẩu, Liên Xô chiếm gần 9%, Trung Quốc 66%, các nước khác 25%

Về súng cối tổng cộng có 27,969 khẩu, Liên Xô chiếm 4%, Trung Quốc 86%, các nước khác chiếm 10%.

Máy bay chiến đấu tổng cộng 458 chiếc, Liên Xô chiếm 69%, Trung Quốc 31%.

tăng nhiều nhưng giai đoạn (1965-1968) hàng viện trợ tăng vọt lên, về vũ khí tăng lên gấp 6 lần, cùng năm 1965 Mỹ bắt đầu cho đổ quân leo thang chiến tranh .

Giai đoạn (1969-1972) về vũ khí chỉ tăng 66%, giai đoạn chót (1973-1975) hàng vũ khí vẫn như cũ, hàng hậu cần giảm 4 lần. Sau ngày 30-4-1975, tại miền Nam Việt Nam, trên báo Sài Gòn Giải Phóng Cộng Sản Bắc Việt tiết lộ: vũ khí, đạn dược của họ trong năm 1975 coi như gấp 3 lần năm 1972. Như trên chúng ta thấy viện trợ vũ khí trong hai giai đoạn 1969-72 và 1973-75 tương đương nhưng giai đoạn 1975 họ mang vào Nam được nhiều hơn. Trong giai đoạn 1969-1972 đường Trường Sơn bị máy bay chiến lược, chiến thuật của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà oanh kích nên cuộc vận chuyển tiếp liệu gặp nhiều khó khăn, số lượng hàng vũ khí mang vào bị giới hạn. Trái lại giai đoạn 1973-75 họ mang vào được nhiều hơn vì sau ngày ký Hiệp Ðịnh Ba Lê, các tuyến đường xâm nhập gần như bỏ ngỏ, BV đã xử dụng 16 ngàn xe vận tải chuyên chở vũ khí đạn dược vào Nam thoải mái.

Sau khi ký Hiệp định Paris, Hà Nội cho khởi công xây tuyến đường xa lộ Ðông Trường Sơn hay hành lang 613, song song với đường mòn Hồ Chí Minh nhưng nằm trong địa phận Việt Nam Cộng Hoà từ Ðồng Hới cho tới Lộc Ninh, đến đầu 1975 thì công trình hoàn thành dài 1,200 km. Dọc theo Ðông Trường Sơn là hệ thống dẫn dầu từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh. Bắc Việt huy động hàng nghìn xe máy ủi, hàng vạn bộ đội, công nhân, thanh niên xung phong, dân công .. ngày đêm phá núi san đèo, xây cống, lắp đường, dựng cầu.. đường rộng 8 m.. xe vận tải cỡ lớn chạy hai chiều được, ngày đêm chở hàng trăm nghìn tấn đạn dược quân nhu cho chiến trường. Họ đã xử dụng 16 ngàn xe vận tải để chuyên chở binh khí, kỹ thuật, đạn dược, lương thực… chuẩn bị cho chiến trường miền Nam trong hai năm 1973 và 1974. Chiều dài toàn bộ hệ thống chiến lược Trường Sơn tới 1975 là 16 ngàn km gồm 5 hệ thống đường trục dài 5,500 km, 21 đường trục ngang dài 1,020 km, một đường hệ thống dẫn dầu dài 5,000 km.

Như vậy chúng ta đã thấy Cộng Sản quốc tế Nga, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác viện trợ cho Bắc Việt tăng nhanh từ năm 1965, cho tới giai đoạn chót 1975 họ vẫn giữ mức độ viện trợ vũ khí đạn dược ở mức cao 649,246 ngàn tấn nhưng Hoa Kỳ đã giảm viện trợ, quân phí cho miền Nam dần dần từ những năm đầu thập niên 70. Rõ ràng nhất là kể từ sau khi ký Hiệp Ðịnh Paris đầu năm

1973, kể từ đó viện trợ giảm dần cho tới mức chỉ còn 2% năm 1975, 700 triệu đô la so với quân phí năm 1969 là 29 tỷ. Ðường biểu diễn trên đồ thị của viện trợ quân sự khối Cộng Sản Quốc tế là một đường thẳng đi lên trong khi đường biểu diễn của quân phí và quân viện Hoa Kỳ là một đường Parabole, đỉnh của nó là 29 tỷ đô la (1969), hai chân của nó là 644 triệu đô (1965) và 700 triệu đô (1975).

Trong khi Nga, Trung Cộng viện trợ vũ khí đạn dược cho Bắc Việt từ đầu chí cuối, Hoa Kỳ đã viện trợ nhỏ giọt cho miền Nam nhất là vào lúc tàn của cuộc chiến và như vậy miền Nam nếu tồn tại được chỉ nhờ phép lạ. Ngoài ra năm 1968 trong trận Mậu Thân, Cộng Sản quốc tế đã viện trợ cho BV nhiều vũ khí cá nhân tối tân, Cộng quân đã xử dụng ngoài chiến trường toàn những thứ ác ôn như AK, B-40, B-41…Quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi ấy trừ một số binh chủng tinh nhuệ như Dù, Thủy quân lục chiến… được trang bị M-16, còn lại vẫn xử dụng súng từ thế chiến thứ hai như Carbine, Garand M-1… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.2. Thúc đẩy hình thành mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương.

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 54)