Tình hình trong nước

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 25)

Chương 2: Đảng chỉ đạo thực hiện đoàn kết quốc tế trong cách mạng Việt Nam (1954-1975)

2.1.1.2.Tình hình trong nước

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã dẫn đến thắng lợi của hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương công nhận chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng.

Ở miền Nam, Mỹ đã hất cẳng Pháp hòng chiến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, lập phòng tuyến ngăn chặn làn

sóng cách mạng đang lan xuống Đông - Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, hòng đẩy lùi và đè bẹp chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước chủ nghĩa xã hội khác.

Đất nước bị tạm thời chia cắt làm hai miền, có hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng bước vào thời kỳ quá độ lên tiến lên chủ nghĩa xã hội. Còn ở miền Nam, về cơ bản xã hội miền Nam là thuộc địa kiểu mới.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta. Hiệp định Giơnevơ được ký kết buộc Pháp phải công nhân độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn lãnh thổ của nước Việt Nam. Thắng lợi này, mở đường cho cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới với những điều kiện thuận lợi to lớn và cả những thách thức khó khăn chồng chất đang chờ đợi.

Ở miền Bắc, hậu quả nặng nề do chiến tranh tàn phá đã gây những tổn thất to lớn về cơ sở vật chất kinh tế và làm cho sức dân hao kiệt. Trải qua gần một thế kỷ bị o ép, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, nền sản xuất của miền Bắc, chủ yếu là nông nghiệp (chiếm hơn 90% tỷ trọng) vốn manh mún, nghèo nàn, kỷ thuật canh tác lạc hậu, đã làm cho đời sống nông dân vô cùng thiếu thốn, ngay cả lương thực cũng không đủ ăn (trogn khi có tới hơn 140.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang). [21, tr.7]

Nền công nghiệp yếu kém, sau khi Pháp rút đi chỉ có trên hai mươi xí nghiệp, nhà máy với trang thiết bị cũ kỷ, nhiều cơ sở bị địch tháo dở đem đi hoặc bị phá hoại không sản xuất ngay được. Hệ thống bưu điện, giao thông bị hư hỏng nặng cần phải phục hồi mới hoạt động trở lại, ngân hang trống rỗng…

Trong khi đó, mặc dù hòa bình lập lại, nhưng tình hình an ninh, trật tự còn khá phức tạp do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cài gián điệp, tung biệt kích phá hoại, gây rối. Một số Đảng phái và phần tử tề ngụy của chế độ cũ vẫn lén lút hoạt động tuyên truyền, kích động quần chúng hòng gây bạo loạn, nổi phỉ ở vùng biên giới Tây Bắc, chống phá chính quyền cách mạng.

Sau chiến tranh, nhiều vấn đề xã hội chưa có điều kiện giải quyết, tàn tích của thực dân, phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề trong nhân dân, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, chia rẽ dân tộc, phân biệt tôn giáo…còn tồn tại trong không ít

bộ phận quần chúng và luôn luôn bị kẻ địch lợi dụng phá hoại. Đặc biệt nghiêm trọng là việc kẻ địch xuyên tạc, kích động, cưỡng ép hàng vạn giáo dân di cư vào Nam, gây mất ổn định chính trị và an ninh miềm Bắc.

Xác định nhiệm vụ trước mắt của toàn dân trong thời kỳ này là tập trung lực lượng khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước ổn định tình hình, khôi phục kinh tế và kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, Đảng đã dồn mọi nỗ lực chỉ đạo công cuộc tái thiết đất nước. Song đây là mặt trận mới mẻ, đòi hỏi không chỉ là sự nhiệt tình và ý chí của các bộ Đảng viên, mà còn cần đến tri thức khoa học và những tiền đề vật chất ban đầu. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ cách mạng đa phần còn hạn chế về trình độ nhận thức, thiếu hiểu biết về khoa học kỷ thuật, kém về năng lực quản lý và điều hành xã hội, chưa có kinh nghiệm về tổ chức sản xuất,…Kết quả của cuộc cải cách ruộng đất (1955-1956), đã bộc lộ những sai lầm trong chỉ đạo thực hiện chứng tỏ sự hạn chế về nhận thức và năng lực của đội ngủ cán bộ.

Ở Miền Nam, ngay sau khi hiệp định Giơnevơ vừa được ký kết còn chưa ráo mực, Tổng thống Mỹ Aixenhao (Eixenhower) đã tuyên bố: “Bản thân Hoa Kỳ đã không phải là một bên đương sự trong các quyết định tại hội nghị và không bị các quyết định đó ràng buộc”, [23, tr.8] để biện minh cho hành động của Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam.

Với âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, làm căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, Mỹ đã nhanh chóng hất cẳng Pháp, nhảy vào Đông Dương đưa Ngô Đình Diệm, một phần tử chống cộng cuồng tín về miền Nam đưa lên làm thủ tướng, lập ra chính quyền tai sai của Mỹ.

Để thoái thác vấn đề hiệp thương, tổng tuyển cử sau hai năm đình chiến (được quy định trong hiệp định Giơnevơ), chính quyền Diệm tiến hành trưng cầu dâng ý (10/1955) bước khởi đầu là phế truất Bảo Đại, sau đó tiến hành vận động bầu cử (3/1956), lập ra quốc hội bù nhìn, suy tôn Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (10/1956).

Việc Lầu Năm Góc chủ mưu giật dây cho Ngô Đình Diệm phá hoại hiệp định Giơnevơ được thể hiện rõ ràng qua bức thư điện mật của Bộ trưởng ngoại giao Đalét (Dulles), gởi cho người đại diện của Mỹ tại Giơnevơ là Oantơ Biđôn Simít (Walter Bedell Smith): “vì chắc chắn là tuyển cử thì có nghĩa là cuối cùng thống

nhất nước Việt Nam dưới quyền ông Hồ Chí Minh, nên điều quan trọng hơn hết là trì hoãn tuyển cử càng lâu càng tốt sau khi ký hiệp định đình chiến là chỉ tuyển cử trngn điều kiện không có sự đe dọa để tạo cho các phần tử dân chủ có cơ hội tốt nhất”. [21,tr. 9]

Thực hiện mưu đồ xây dựng một phòng tuyến chống cộng, tạo ra “một con đê ngăn chặn làn sóng đỏ” ở khu vực Đông Nam châu Á. Theo kế hoạch chiến lược này, Mỹ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự, giúp Ngô Đình Diệm xây dựng đội quân đánh thuê (ngụy binh) gồm nhiều sư đoàn chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại. Trước mắt lấy lực lượng quân quân đội làm chỗ dựa chỗ dựa chủ yếu cho chính quyền Ngô Đình Diệm, còn về lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu “chiến lược vành đai” của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái bình Dương.

Với một số lượng viện trợ quân sự khổng lồ, lại được các cố vấn Mỹ trực tiếp huấn luyện, chỉ trong thời gian một năm (1955), đội quân tay sai của Mỹ-Diệm đã tăng từ sư đoàn lên tới 10 sư đoàn chính quy và nhiều đơn vị đặc biệt biên chế theo các quân chủng, binh chủng độc lập như: Không quân, hải quân, thiết giáp, pháo binh… Quân số của quân đội Sài Gòn ở thời điểm cuối năm 1955 đã có tới 20 vạn người, tất cả đều được Mỹ trả lương hàng tháng, riêng các cấp chỉ huy từ đại đội trở lên đều do cố vấn Mỹ trực tiếp tuyển chọn và bổ nhiệm.

Dựa vào sự ủng hộ của Oasinhtơn, từ đầu năm 1955 chính quyền Ngô Đình Diệm tập trung lực lượng tấn công tiêu diệt các phe phái chống đối. Chỉ trong thời gian ngắn Diệm đã thanh toán xong các lực lượng của Bình Xuyên và các giáo phái Cao đài, hòa hảo, bắt đầu quay sang trả thù những người kháng chiến cũ.

Chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành liên tục các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, trong thời gian 5 năm (từ 1955 đến 1960), chúng đã tàn sát dã man hàng chục ngàn cán bộ nhân dân miền Nam. Chỉ tính riên tháng 7/1955 đến tháng 2/1956, số đảng viên, cán bộ cách mạng bị Mỹ- Diệm bắt bớ lên tới hơn 800.000 người, trong đó số người bị giết chết là 93.362 người. Các nhà tù, trại giam, trại tập trung đầy những người vô tội, họ bị hành hạ, đánh đập dã man.

Cùng với những thủ đoạn khủng bố đàn áp, bắt bớ đánh phá phong trào cách mạng, Mỹ - Diệm ra sức củng cố bộ máy chính quyền tề ngụy từ Trung Ương đến cơ sở, tất cả đều dập khuôn theo mô hình Mỹ chỉ đạo.

Tóm lại, dưới sự điều khiển của Mỹ, một chính quyền tay sai điển hình của chủ nghĩa thực dân mới đã được thiết lập ở miền Nam: “Nó được thực hiện không phải bằng hệ thống cai trị trực tiếp của bọn đế quốc mà thông qua một chính quyền tay sai đại biểu cho quyền lợi của giai cấp đại chủ phong kiến và tư bản mại bản khoác áo “dân tộc dân chủ giả hiệu”. [21, tr. 11]

Xây dựng bộ máy kìm kẹp nhiều tầng, nhiều lớp, đặc biệt là ở vùng nông thôn, Mỹ -Diệm hy vọng sẽ phá được “thành trì cộng sản” bằng quốc sách số 1: lập “khu trù mật, “ấp tân sinh”, mà thực chất là dồn dân vào các trại tập trung, thực hiện chính sách “tát nước bắt cá”, triệt để dánh phá các căn cứ cách mạng ở khu vực nông thôn. Có thể nói không khí của xã hội miền Nam dưới ách cai trị của chế độ phát xít Mỹ - Diệm là vô cùng ngột ngạt đầy máu và nước mắt.

Trước những khó khăn chồng chất của thời kỳ hậu chiến tranh ở miền Bắc, cùng với những tổn thất to lớn về lực lượng của phong trào cách mạng miền Nam, Trung Ương Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh không khỏi có những mối lo ngại sâu sắc. Yêu cầu cấp thiết trong lúc này là phải tìm được hướng đi thích hợp để đưa miền Bắc thoát khỏi tình trạng kiệt quệ về kinh tế, khôi phục sản xuát, đáp ứng vai trò hậu thuẫn cho miền Nam, để một mặt hạn chế bớt những tổn thất do kẻ địch gây ra, mặt khác giữ gìn và tiếp tục xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh không tránh khỏi. Tuy nhiên, muốn hoạch định được một chiến lược cách mạng có thể đáp ứng với tình hình, nhiệm vụ mới, thì ngoài việc phân tích, xem xét tình hình trong nước, còn phải xem đến các diễn biến tương quan trên chính trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 25)