Mục tiêu của đoàn kết quốc tế trong giai đoạn này

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 29)

Chương 2: Đảng chỉ đạo thực hiện đoàn kết quốc tế trong cách mạng Việt Nam (1954-1975)

2.1.2.Mục tiêu của đoàn kết quốc tế trong giai đoạn này

Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử thì hoạt động đoàn kết quốc tế có một mục tiêu nhất định sao cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đó, để đáp ứng được những đòi hỏi mà lịch sử đề ra. Và mục tiêu đó nó quy định toàn bộ nội dung, phương pháp hoạt động của một chính Đảng, một nhà nước.

Và trước những khó khăn, thử thách vô cùng to lớn mà nhân dân hai miền Nam, Bắc phải gánh chịu thì mục tiêu của hoạt động đoàn kết quốc tế trong giai đoạn này (1954-1969) cần đạt được là gì?

Trước tình hình đó, Đảng ta mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những mục tiêu mà đoàn kết quốc tế phải đạt được là:

- Tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đở của tất cả các nước, của các dân tộc trên thế giới để khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam.

- Đồng thời ra sức củng cố dung hòa, tình đoàn kết, hữu nghị trong các nước xã hội chủ nghĩa, mà đặc biệt là góp phần xoa diệu mâu thuẫn giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn Liên Xô và Trung Quốc. Bở vì Liên Xô và Trung Quốc là hai nước viện trợ lớn nhất cho Việt Nam, là thành trì của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Sự chia rẽ trong nội bộ phe chủ nghĩa xã hội chẳng những làm suy yếu đi lực lượng cách mạng thế giới, mà còn làm phức tạp tình hình quan hệ quốc tế, gây bất lợi cho phng trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, đồng thời tình tình hình đó đặc biệt gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam. Mâu thuẫn Xô-Trung đã lập tức được đế quốc Mỹ khai thác, nhằm phá hoại phong trào cộng sản quốc tế. Đồng thời trên cơ sở khoét sâu ngăn cách Trung– Xô, Mỹ hy vọng sẽ hạn chế sự giúp đở của những nước này đối với Việt nam, một nước đang đối đầu với Mỹ.

Như vậy ngẫu nhiên Việt Nam trở thành điểm nóng của thế giới, hơn thế còn là nơi tập trung những mâu thuẫn của hai hệ thống xã hội, đồng thời là đối tác chiến lược liên quan đến quyền lợi và ảnh hưởng của ba cường quốc: Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ. Điều đáng chú ý là, dù không muốn đối đầu trực tiếp với Mỹ, nhưng Liên Xô và Trung Quốc lại muốn tâu tóm lực lượng trong phe xã hội chủ nghĩa và phong trào “không liên kết” về phía Mình.

Đứng trước những khó khăn đó, Đảng ta đề ra mục tiêu cho hoạt động đoàn kết quốc tế trong giai đoạn này là phải làm cho mâu thuẩn của Liên Xô và Trung Quốc dịu đi, vì nếu hai nước này mà tiếp tục bất đồng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam, chúng ta sẽ mất đi một nguồn viện trợ lớn.

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 29)