Miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 31)

Nông nghiệp

Chính quyền tập trung việc phục hồi nông nghiệp. Bản chất nông nghiệp miền Bắc vẫn lạc hậu do thiếu vốn và máy móc. Tuy vậy, việc hợp tác hóa tạo ra những tổ chức kinh tế nông nghiệp lớn cấp làng xã, tạo điều kiện tập trung các nguồn lực và phát triển thủy lợi, áp dụng kỹ thuật mới. Lúc đó, các hợp tác xã nông nghiệp chưa bị đình đốn như sau này, có thể thấy những tranh ảnh hồi đó miêu tả hàng đoàn người dàn hàng ngang tát nước cứu lúa, điều không thể thực hiện được trước đây. Phân hóa học nhanh chóng được sử dụng rộng rãi, dù trước đó còn xa lạ với đại bộ phận nông dân. Hệ thống thủy lợi cấp xã huyện ngày nay về cơ bản đã được hình thành thời kỳ này. Các công trình thủy lợi lớn thời cổ như Kênh nhà Lê (đời Lê), Kênh Thái Sư (đời Trần)được nạo vét và đào thêm các kênh nhánh. Xây dựng rất nhiều các công trình hồ đập nhỏ và vừa như Cấm Sơn, Quan Thần. Công trình lớn Đại thủy nông Bắc Hưng Hải đảm bảo nước tưới cho Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên được xây dựng chủ yếu bằng sức người, đến nay vẫn có vai trò sống còn với nông nghiệp ở đó. Đê điều được củng cố, thời kỳ này các đê xung yếu sông Hồng như Đê điều được đắp cao rộng gấp đôi trước đây, toàn bộ các điếm canh đê thời cổ được xây lại kiên cố.

Ngay năm 1955, nạn đói cơ bản đã được giải quyết, sau đó là những năm được mùa liên tiếp cho đến vụ chiêm 1960 mất mùa. Hết thời kỳ này, miền Bắc đã bắt đầu thu hoạch các cây công nghiệp, sau đó sản lượng tăng cao trong thời kỳ 1960-1964, phục vụ công nghiệp mới và xuất khẩu. Nếu như năm 1955 được gọi là “năm rách”, dân chúng phải lột cả vải sơn trên xác máy bay để mặc, thì đến năm 1960 mỗi người dân đã có vài bộ quần áo một năm, hơn thời trước chiến tranh.

Giao thông

Sau chiến tranh, hầu như các cầu nhỏ và vừa bị phá hủy, đường sắt bị lột ray, đường bộ bị đào bới cản phá xe địch. Thời kỳ này, công nghiệp phát triển chậm vì phải đợi phục hồi giao thông. Các công ty công trình giao thông lớn ngày nay hầu hết được thành lập thời đó. Trung Quốc đã giúp đỡ nhiều trong việc này (tại đầu cầu Việt Trì cũ vẫn còn bia tưởng niệm liệt sỹ Trung Quốc hy sinh trong khi xây dựng cầu này). Đường giao thông lớn được phục hồi và chuyển từ 6 mét trước chiến tranh

thành 8 mét và hơn nữa. Thiết bị được nhập khẩu số lượng lớn. Tiêu chuẩn giao thông thời kỳ này rất nhỏ so với ngày nay, nên toàn bộ các cầu đường xây dựng ngày đó nay đã làm lại.

Các phương tiện giao thông bộ hết sức khan hiếm, đáng kể nhất là số xe tải thu được của Pháp trong chiến tranh và số xe tải có được do viện trợ. Việc tổ chức sản xuất xe đạp, xe máy, máy kéo... mới trên kế hoạch. Các nhà máy đóng tầu thuyền ít và hoạt động chậm. Nhà nước thành lập các hợp tác xã đóng tầu thuyền, chủ yếu là thủ công khắc phục dần.

Cảng Hải Phòng được lắp thiết bị mới. Rất nhiều cảng bí mật như Mũi Chùa, Cái Lân được xây dựng phục vụ chiến tranh. (Cảng Mũi Chùa ở Tiên Yên Quảng Ninh có kho nằm trong lòng núi, nay đã bị bịt kín. Cảng Cái Lân nay trở thành khu công nghiệp lớn). Các cảng bí mật này đảm bảo nhập hàng hóa và chuyển vũ khí vào Nam khi Mỹ đánh phá ách liệt. Một số cảng dân sự lớn được nạo vét như Hạ Long, Cửa Ông, Cảng nổi Bái Tử Long, Bến Thủy, mực nước sâu, luồng lạch tốt hơn cảng Hải Phòng -cảng duy nhất trước chiến tranh.

Khai khoáng

Các mỏ lớn dễ phục hồi hơn vùng nông thôn, do các công nhân có kỹ luật và các cơ sở công nghiệp xa những vùng có chiến sự. Tuy vậy, giao thông bị phá hủy cản trở tốc độ xây dựng lại các mỏ. Việc mất khách hàng truyền thống tiêu thụ than đá cũng làm chậm sản lượng than và thiếu vốn đầu tư. Tuy vậy, hết thời kỳ này than đá đã sản xuất gần đạt mức trước chiến tranh, năm 1938.

Nhà nước xây dựng đội ngũ trí thức trắc điạ và địa chất quy mô có nhiệt tình lao động. Nhờ đó, một số mỏ lớn được phát hiện như mỏ Apatit Lào Cai, các mỏ sắt, mangan cho công nghiệp. Tuy nhiên, phát triển địa chất chỉ mạnh mẽ sau thời này, khi những nhà địa chất mới học xong về nước làm việc.

Các mỏ mới được xây dựng phục vụ kế hoạch phát triển thời kỳ 1960-1965, như các mỏ sắt, mangan, thiếc, than mỡ ở Đông Bắc Bộ phục vụ cho "thành phố gang thép" Thái Nguyên đang xây dựng.

Xây dựng nền móng công nghiệp

Trước chiến tranh (1938), công nghiệp miền Bắc rất lạc hậu và nhỏ bé. Thời kỳ này, một kế hoạch đồng bộ xây dựng công nghiệp mới rất lớn được vạch ra và

tiến hành. Song song với việc phục hồi giao thông là tổ chức các nông trường, mỏ khoáng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sẽ xây trong kế hoạch. Đến cuối thời kỳ này, một vài nhà máy mới đã đi vào hoạt động, nhưng phần lớn đang được xây dựng. Ví dụ: khu công nghiệp Thượng Đình, Nhà máy Trần Hưng Đạo, Trung Qui Mô, Dệt Nam Định. Những khu công nghiệp lớn chưa từng thấy được động thổ, như thành phố gang thép Thái Nguyên hay liên hợp các nhà máy dệt Nam Định.

Nhìn chung, việc phát triển công nghiệp mới gặp thuận lợi vì đây là thời kỳ thịnh trị của chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên Xô đang chứng minh tính ưu việt của mình bằng ngành công nghiệp khổng lồ và hiện đại, Trung Quốc chưa rơi vào tình trạng đấu đá trong Cách mạng Văn hóa.

Thời kỳ này công nghiệp chưa phát triển nhưng đã giúp người dân sau chiến tranh đỡ cơ cực, các kế hoạch thời này về sau trở thành xương sống của công nghiệp Việt Nam. Việc phục hồi kinh tế với tốc độ cao và các kế hoạch đúng đắn đã làm tốc độ phát triển năm 1960-1964 cao vọt, đến năm 1964, công nghiệp miền Bắc đã vượt hàng chục lần trước chiến tranh (1938).

Thương mại

Lúc này, nội thương vẫn trong tay những cửa hàng cá nhân buôn bán nhỏ lẻ, hoạt động chủ yếu trong các chợ như thời cổ. Các chính sách cải tạo vì thế ít ảnh hưởng đến nội thương cho đến khi xuất hiện các hợp tác xã mua bán và công ty thương nghiệp của nhà nước với nguồn hàng dồi dào hơn các cá nhân. Việc xuất hiện các tổ chức thương nghiệp này cùng chính sách phân phối hạn chế chặt chẽ thương nghiệp. Thực chất, người dân cầm phiếu mua hàng được phân bổ đến các cửa hàng. Chính sách này thực chất là một hình thức phân phối theo đầu người của thời chiến. Chỉ có những hàng hóa bình dân tối cần thiết được sản xuất và mua bán. Các hàng hóa được coi là xa xỉ bị cấm đoán.

Tuy thắt chặt nội thương, nhưng lượng hàng hóa tăng cùng với phát triển kinh tế vẫn làm dân chúng dễ chịu hơn những năm tháng trước chiến tranh và chiến tranh. Các cơ sở thương mại này sau năm 1975 bị tha hóa và biết mất sau năm 1985. Ngoại thương phát triển nhảy vọt do nhu cầu nhập khẩu thiết bị. Tuy nhiên, giao thông chưa được phục hồi không cho phép số lượng hàng hóa lớn. Chủ yếu các hàng nhập lúc này là phương tiện và vật liệu cho các công trình và giao thông. Một

số hàng nhập khẩu là thiết bị nông nghiệp, công nghiệp cho các cơ sở cung cấp nguyên liệu, dành cho các nhà máy sắp được xây dựng trong kế hoạch. Nguồn thanh toán chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. Chính quyền đã sớm nhìn ra những lợi thế ngoại thương. Cuối giai đoạn này, một số hàng xuất khẩu đã xuất hiện, như hoa quả nhiệt đới, cao su... nhưng còn rất ít.

Y tế, giáo dục

Trong Kháng chiến chống Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành lập Việt Nam Học Hiệu ở gần biên giới, bên trong lãnh thổ Trung Quốc để duy trì ngành giáo dục.

Đến những năm 1954-1960, một kế hoạch khổng lồ cho phát triển y tế và giáo dục được xây dựng, bắt đầu được tiến hành và hoàn thành khoảng đầu những năm 1970. Kết quả: số lượng giáo viên, y bác sỹ, trường học, bệnh viện, số giường bệnh và chỗ ngồi học tăng 30-50 lần. Giáo dục toàn dân từ một tỷ lệ lớn mù chữ đến phổ cập giáo dục cấp 3 (11 năm).

Khẩu hiệu của Hồ Chí Minh là: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Khẩu hiệu này đã động viên dân chúng tham gia vào dạy và học, kể cả trong hoàn cảnh thời đó nhiều gia đình nông dân lúc đó không muốn cho con cái đi học mà để chúng ở nhà làm việc, họ chưa từng biết chữ và chưa nhận thấy giá trị của kiến thức.

Các trường Đại học Sư phạm, Đại học Bách Khoa, Đại học Tổng hợp, Đại học Y, Đại học Dược được thành lập và mở rộng. Việc học hoàn toàn miễn phí, hình thức tuyển chọn là cử tuyển. Những học sinh giỏi nhất được cử đi học ở nước ngoài từ trong Kháng chiến chống Pháp. Điều này giải phóng một nguồn lực tri thức lớn trong nông dân. Những trí thức trưởng thành giai đoạn này về sau là lực lượng lãnh đạo kinh tế-kỹ thuật của Việt Nam. Với người lớn, phong trào Bình dân học vụ và các lớp bổ túc, xóa nạn mù chữ mở rộng khắp, hết thời kỳ này về cơ bản đã xóa được nạn mù chữ.

Một phần của tài liệu Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng việt nam (1954 1975) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w