1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh

97 1,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 758,5 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bàocủa nền kinh tế với nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội, từ đó đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp buộc phải có một lượng vốn nhất định. Như vậy vốn là điều kiện không thể thiếu cho việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp, mặt khác trong điều kiện của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang tồn tại trong một môi trường cạnh tranh và hoàn toàn tự chủ thì vấn đề vốn ngày càng trở nên quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường.Trong một nền kinh tế đang nóng như hiện nay, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng là một vấn đề mang tính cấp thiết và đòi hỏi sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp và Nhà nước. Nếu như doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và không đảm bảo được nhu cầu về vốn thì khó có thể tồn tại và phát triển được, ngay cả khi đó là một doanh nghiệp Nhà nước. Ngược lại, khi đã đảm bảo được nhu cầu về vốn rồi thì việc sử dụng làm sao cho hiệu quả cũng không phải là vấn đề đơn giản.Trên thực tế khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường thì có nhiều doanh nghiệp thích nghi được và kinh doanh hiệu quả, song bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp với sức ì lớn đã không có được sự thay đổi kịp thời dẫn đến tình trạng thua lỗ, phá sản. Tuy nhiên một lý do phải kể đến và là một trong những nguyên nhân chính là do công tác quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy vấn đề rất quan trọng đặt ra với các doanh nghiệphiện nay là phải xác định và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về vốn và sử dụng vốn đó sao cho có hiệu quả.

Trang 1

VŨ THỊ THANH HƯƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HẠN TOÀN CẦU KHẢI MINH

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS Phan Duy Minh

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và cónguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thanh Hương

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN KINH

DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

4

1.1.2 Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp 8

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp 14

1.2.1 Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của

doanh nghiệp

14

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

của doanh nghiệp

18

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh trong doanh nghiệp

24

1.2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 31

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

TOÀN CẦU KHẢI MINH

34

2.1 Khái quát về công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 34 2.1.2 Những loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp 35

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của

Công ty

38

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 42

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 52

Trang 5

2.3 Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 62

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH

NHIỆM HỮU HẠN TOÀN CẦU KHẢI MINH

68

3.1.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

của Công ty

68

3.1.2 Định hướng của Công ty thời gian tới 69

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của

Trang 6

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty các năm 2011 – 2013 40

Bảng 2.2: Tình hình tài chính của Công ty 42

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty 2011 - 2013 44

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 2011 – 2013 48

Bảng 2.5: Cơ cấu phân bổ tài sản – nguồn vốn của Công ty 51

Bảng 2.6: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định 54

Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản lưu động giai đoạn 2011 – 2013 57

Bảng 2.8: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động 59

Bảng 2.9: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 62

SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty 39

Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty 41

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 45

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 - 2013 49

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu phân bổ tài sản – nguồn vốn của Công ty 52

Biểu đồ 2.5: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ và TSCĐ 55

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tài sản lưu động giai đoạn 2011 – 2013 57

Biểu đồ 2.7: Hiệu suất sử dụng VLĐ giai đoạn 2011 – 2013 60

Biểu đồ 2.8: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 62

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bàocủa nền kinh tế với nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội, từ đó đạtđược mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình Để tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp buộc phải có một lượng vốn nhấtđịnh Như vậy vốn là điều kiện không thể thiếu cho việc hình thành và pháttriển của doanh nghiệp, mặt khác trong điều kiện của nền kinh tế hiện nay,các doanh nghiệp đang tồn tại trong một môi trường cạnh tranh và hoàn toàn

tự chủ thì vấn đề vốn ngày càng trở nên quan trọng, nó quyết định sự thànhcông hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường

Trong một nền kinh tế đang nóng như hiện nay, nhu cầu về vốn chonền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng là một vấn đề mangtính cấp thiết và đòi hỏi sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp và Nhà nước.Nếu như doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và không đảm bảo được nhucầu về vốn thì khó có thể tồn tại và phát triển được, ngay cả khi đó là mộtdoanh nghiệp Nhà nước Ngược lại, khi đã đảm bảo được nhu cầu về vốn rồithì việc sử dụng làm sao cho hiệu quả cũng không phải là vấn đề đơn giản

Trên thực tế khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường thì có nhiềudoanh nghiệp thích nghi được và kinh doanh hiệu quả, song bên cạnh đónhiều doanh nghiệp với sức ì lớn đã không có được sự thay đổi kịp thời dẫnđến tình trạng thua lỗ, phá sản Tuy nhiên một lý do phải kể đến và là mộttrong những nguyên nhân chính là do công tác quản lý vốn kinh doanh củadoanh nghiệp còn nhiều hạn chế Chính vì vậy vấn đề rất quan trọng đặt ravới các doanh nghiệp

Trang 8

hiện nay là phải xác định và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về vốn và sử dụng vốn đó sao cho có hiệu quả.

Xuất phát từ ý nghĩa to lớn của hiệu quả vốn kinh doanh đối với doanh

nghiệp, tác giả quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh” để nghiên cứu cho luận

văn thạc sỹ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận vốn và hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh, đề xuất giải pháp nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty trong thời gian tới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa, thu thập, tổng hợp, xử lý và sử dụng thông tin, tài liệuphù hợp, kết hợp giữa lý luận, kiến thức khoa học quản lý kinh tế - tài chínhvới thực tiễn để nhằm mục đích đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn phù hợp và có tác dụng thiết thực đối với Công ty TNHHToàn Cầu Khải Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụngvốn

kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

- Phạm vi nghiên cứu là tại Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh giaiđoạn 2011 – 2013

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương phápluận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin để luận giải các vấn đềliên quan; phương pháp thống kê, so sánh kết hợp với phương pháp tổng hợp,

Trang 9

phân tích tình hình thực tiễn, khảo sát thu thập tài liệu thực tế tại Công tyTNHH Toàn Cầu Khải Minh.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính của luận văn bao gồm 3chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công tyTrách nhiệm hữu hạn Toàn Cầu Khải Minh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củaCông ty Trách nhiệm hữu hạn Toàn Cầu Khải Minh

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

1.1 Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản: Sức lao động, đốitượng lao động và tư liệu lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.Tuy nhiên muốn tiến hành được quá trình trên thì bất kỳ doanh nghiệp nàocũng phải có một lượng tư bản nhất định để mua sắm các yếu tố đầu vào cầnthiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, lượng tư bản này được gọi làvốn kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thứckhác nhau trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh Nó có thể làtiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thànhphẩm… khi kết thúc một vòng luân chuyển thì vốn kinh doanh lại trở về hìnhthái tiền tệ Như vậy, với số vốn ban đầu, nó không chỉ được bảo tồn mà cònđược tăng lên do hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi

Như vậy vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm mục đích sinh lời

Doanh nghiệp muốn phát triển được thì số tiền thu được do tiêu thụ cácsản phẩm phải đảm bảo bù đắp được toàn bộ các chi phí bỏ ra và có một phầnlợi nhuận, muốn vậy số tiền bỏ ra ban đầu phải được sử dụng một cách cóhiệu quả

Trang 11

Quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện mộtcách liên tục và không ngừng, tạo ra một vòng tuần hoàn và chu chuyển vốn.K.Mark đã mô tả quá trình chu chuyển của tư bản theo mô hình sau:

T - H…SX…H’- T’

Vòng tuần hoàn của vốn được bắt đầu từ hình thái tiền tệ (T) chuyểnsang hình thái hàng hóa (H) ở các dạng TLLĐ và ĐTLĐ, qua quá trình sảnxuất vốn được biểu hiện dưới hình thái hàng hóa (H’) và cuối cùng lại trở vềhình thái tiền tệ (T’) Do sự luân chuyển không ngừng của vốn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thứckhách nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông nên vốn còn là biểu hiện củanhững tài sản vô hình như: bằng sáng chế, phát minh, bản quyền tác giả, lợithế thương mại

- Đặc trưng của vốn kinh doanh

+ Vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản: Điều này có nghĩa vốn

là sự biểu hiện bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như: Nhàxưởng, máy móc, thiết bị, đất đai, bằng phát minh, sáng chế Với tư cách nàycác tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó không bị mất

đi mà thu hồi được giá trị

+ Vốn luôn vận động để sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền, nhưngtiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để trở thành vốn thì đồng tiền phải đượcđưa vào hoạt động kinh doanh để sinh lời Trong quá trình vận động, vốn cóthể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng củavòng tuần hoàn phải là giá trị - là tiền Đồng vốn đến điểm xuất phát mới vớigiá trị lớn hơn Đó cũng là nguyên tắc đầu tư, sử dụng, bảo toàn và phát triểnvốn Nói một cách khác, vốn kinh doanh trong quá trình tuần hoàn luôn có ởgiai đoạn của quá trình tái sản xuất và thường xuyên chuyển từ dạng này sang

Trang 12

dạng khác Các giai đoạn này được lặp đi lặp lại theo một chu kỳ, mà sau mỗichu kỳ vốn kinh doanh được đầu tư nhiều hơn Chính yếu tố này đã tạo ra sựphát triển của các doanh nghiệp theo quy luật tái sản xuất mở rộng.

+ Trong quá trình vận động vốn không tách rời chủ sở hữu: Mỗi đồngvốn đều có chủ sở hữu nhất định, nghĩa là không có những đồng vốn vô chủ,

ở đâu có đồng vốn vô chủ thì ở đó sẽ có sự chi tiêu, lãng phí, kém hiêu quả Ởđây vẫn có sự phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, đó là hai quyềnnăng khác nhau Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người sở hữu và người sửdụng vốn có thể đồng nhất hay tách rời Song, dù trường hợp nào đi chăngnữa, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và phải được tôntrọng quyền sở hữu vốn của mình Có thể nói đây là một nguyên tắc cực kỳquan trọng trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn Nó cho phép huyđộng được vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh, đồng thời quản

lý và sử dụng vốn có hiệu quả Nhận thức được đặc trưng này sẽ giúp doanhnghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

+ Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thểphát huy tác dụng: Muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn phải được tậptrung thành một lượng đủ lớn để mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệucho sản xuất và chủ động trong các phương án sản xuất kinh doanh Muốnlàm được điều đó, các doanh nghiệp không chỉ khai thác các tiềm năng về vốncủa mình, mà phải tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác như phát hành

cổ phiếu, góp vốn liên doanh liên kết

+ Vốn có giá trị về mặt thời gian: Một đồng hôm nay có giá trị hơn giátrị đồng tiền ngày hôm sau, do giá trị của đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố như: đầu tư, rủi ro, lạm phát, chính trị Trong cơ chế kế hoạch hoá tậptrung, vấn đề này không được xem xét kỹ lưỡng vì nhà nước đã tạo ra sự ổnđịnh của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế Trong điều kiện kinh tế

Trang 13

thị trường cần phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, bởi do ảnhhưởng sự biến động của giá cả thị trường, lạm phát nên sức mua của đồngtiền ở các thời điểm là khác nhau.

+ Vốn là loại hàng hoá đặc biệt: Những người sẵn có vốn có thể đưavốn vào thị trường, còn những người cần vốn thì vay Nghĩa là những người

đi vay được quyền sử dụng vốn của người cho vay Người đi vay phải mấtmột khoản tiền trả cho người vay Đây là một khoản chi phí sử dụng vốn màngười đi vay phải trả cho người cho vay, hay nói cách khác chính là giá củaquyền sử dụng vốn Khác với các loại hàng hoá thông thường khác, “hàng hoávốn” khi bán đi sẽ không mất quyền sử hữu mà chỉ mất quyền sử dụng trongmột thời gian nhất định Việc mua bán này diễn ra trên thị trường tài chính,giá mua bán tuân theo quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường

+ Trong nền kinh tế thị trường, vốn không chỉ được biểu hiện bằng tiềncủa những tài sản hữu hình mà nó còn biểu hiện giá trị của những tài sản vôhình như: Vị trí địa lý kinh doanh, nhãn hiệu thương mại, bản quyền, phátminh sáng chế, bí quyết công nghệ Cùng với sự phát triển của kinh tế thịtrường thì khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ Điều nàylàm cho tài sản vô hình ngày càng đa dạng phong phú, đóng góp một phầnkhông nhỏ trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Từ những đặc trưng trên cho phép ta phân biệt giữa tiền và vốn: một sốquỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp và vốn Vốn kinh doanh được sử dụng chohoạt động sản xuất kinh doanh tức là cho mục đích tích luỹ chứ không phảimục đích tiêu dùng như một số quỹ khác trong doanh nghiệp Vốn kinh doanhđược ứng ra cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh và phải được thu về khi chu

kỳ kinh doanh kết thúc Và lại được ứng cho chu kỳ tiếp theo Vì vậy, kinhdoanh không thể “tiêu dùng” như một số quỹ khác trong doanh nghiệp Mấtvốn kinh doanh đồng nghĩa với nguy cơ phá sản doanh nghiệp Ngoài ra, muốn

Trang 14

có vốn thì phải có tiền song có tiền chưa hẳn là đã có vốn Tiền được coi là vốnphải thoả mãn những điều kiện sau:

- Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định Nói cáchkhác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực

- Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ đểtiến hành sản xuất kinh doanh

- Khi có đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.Điều kiện 1 và 2 được coi là điều kiện ràng buộc, điều kiện cần để trởthành vốn, điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản nhất của vốn Nếu tiềnkhông vận động thì đó là đồng tiền “chết”, còn vận động mà không nhằm mụcđích sinh lời thì cũng không phải là vốn

Từ những phân tích trên có thể nêu khái niệm tổng quát về vốn kinhdoanh như sau:

“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộgiá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm mục đích sinh lời.”

1.1.2 Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, xu thế hội nhập kinh tếquốc tế, vấn đề toàn cầu hoá về phát triển công nghệ, thông tin Việt Nammuốn tham gia vào quá trình toàn cầu hoá thì cũng sẽ phải đối mặt với nhữngvấn đề mà thế giơí đang phải đối mặt Vì vậy, việc các doanh nghiệp ViệtNam có đủ khả năng cạnh tranh và hội nhập hay không còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố như: Yếu tố về vốn, trình độ máy móc thiết bị, công nghệ, nănglực đội ngũ cán bộ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn trong đó, vốn và hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp có vai trò

đặc biệt quan trọng Vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp, là cơ sở

để doanh nghiệp mở rộng quy mô SXKD, tạo công ăn việc làm cho người lao

Trang 15

động, tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất kinh doanh.Nếu thiếu vốn thì qúa trình SXKD của doanh nghiệp sẽ bị ngưng trệ, đồngthời kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác đến bản thân doanh nghiệp

và đời sống của người lao động Vai trò của vốn được thể hiện rõ nét trên cácmặt sau:

- Về mặt pháp lý: Một doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện

đầu tiên là doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định mà lượng vốn nàytối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định, khi đó địa vị pháp lý của doanhnghiệp mới được xác lập Trong trường hợp quá trình SXKD, vốn doanhnghiệp không đạt được điều kiện của pháp luật quy định thì hoạt động SXKD

đó sẽ bị chấm dứt như: phá sản hoặc sáp nhập doanh nghiệp Như vậy, có thểxem vốn là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại tư cáchpháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật

- Về mặt kinh tế: Trong hoạt động SXKD, vốn là một trong những yếu

tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nó không những đảmbảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụcho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động SXKD được diễn rathường xuyên và liên tục Vốn bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanhđược diễn ra liên tục, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trênthị trường, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - một nền kinh tế phát triển theo

xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập Ngoài ra, vốn còn là một trong những điềukiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động,nguồn hàng hoá, mở rộng, phát triển trên thị trường, mở rộng lưu thông vàtiêu thụ hàng hoá, là chất keo dính kết quá trình và quan hệ kinh tế, là dầu bôitrơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động Trong quá trình SXKD, vốn tham gia vàotất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ và cuối cùng nó lại trở về hình tháiban đầu là tiền tệ Như vậy, sự luân chuyển vốn giúp doanh nghiệp thực hiệnđược hoạt động tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng của mình

Trang 16

1.1.3 Phân loại vốn kinh doanh

Trong quá trình SXKD, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư,nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả lương nhân viên Đó là chiphí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh Nhưng vấn đềđặt ra là chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên, liên tục gắn liền vớiquá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp phảinâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách tối đa nhằm đạt mục tiêu kinh doanhlớn nhất Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí,hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí ở từng khâu sản xuất và toàn doanhnghiệp, cần phải tiến hành phân loại vốn Phân loại vốn có tác dụng kiểm tra,phân tích quá trình phát sinh những loại chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra

để tiến hành SXKD Có nhiều cách phân loại vốn, tuỳ thuộc vào mỗi góc độkhác nhau ta có các cách phân loại vốn khác nhau

1.1.3.1 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn

Theo tiêu thức phân loại này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp đượcchia thành hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

- Vốn chủ sở hữu:

Là toàn bộ giá trị vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp Sốvốn này không phải là một khoản nợ và doanh nghiệp không phải cam kếtthanh toán Tùy theo loại hình doanh nghiệp vốn chủ sở hữu được hình thành

từ các nguồn vốn khác nhau Bao gồm:

+ Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp

do pháp luật quy định đối với những ngành cụ thể Đối với doanh nghiệp Nhànước, nguồn vốn này do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngânsách Nhà nước như: các khoản chênh lệch tăng giá, làm tăng giá trị tài sản,tiền vốn trong doanh nghiệp, các khoản phải nộp nhưng được để lại chodoanh nghiệp

Trang 17

+ Vốn bổ sung: là vốn chủ yếu do doanh nghiệp được lấy một phần từ

lợi nhuận để lại doanh nghiệp Nó được thực hiện dưới hình thức lấy mộtphần từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính Ngoài ra đối với doanhnghiệp Nhà nước, còn được để lại toàn bộ số khấu hao cơ bản tài sản cố định

để đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định Đây là nguồn tự tài trợ cho nhucầu vốn của doanh nghiệp

- Nợ phải trả:

Là khoản vốn đầu tư được hình thành từ nguồn vốn vay, chiếm dụng từcác đơn vị cá nhân, sau một thời gian nhất định Doanh nghiệp phải hoàn trảcho người cho vay cả gốc lẫn lãi Vốn vay có thể sử dụng hai nguồn chính:Vay của các tổ chức tài chính và phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay thì mức độ rủi ro càng cao,nhưng để phục vụ SXKD thì đây là một nguồn vốn cần thiết, mức độ huyđộng tuỳ thuộc vào khả năng thế chấp và tình hình kinh doanh của doanhnghiệp

Thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn trên

để đảm bảo cho nhu cầu Vốn kinh doanh của doanh nghiệp, để kết hợp hainguồn vốn này phụ thuộc vào ngành mà doanh nghiệp hoạt động cũng nhưquyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh

tế cũng như tình hình thực tế tại doanh nghiệp

1.1.3.2 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn

Theo căn cứ này vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn lưuđộng và vốn cố định

- Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, TSCĐ dùng trong

kinh doanh, tham gia hoàn toàn vào quá trình SXKD nhưng về mặt giá trị thìchỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ SXKD

Trang 18

VCĐ biểu hiện dưới hai hình thái:

+ Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ TSCĐ dùng trong SXKD của các

doanh nghiệp Nó bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ

+ Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu

hao khi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận VCĐ đã hoàn thànhvòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu

- Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh

nghiệp VLĐ tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trởlại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá Nó là bộ phậncủa vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu , tiền lương Nhữnggiá trị này được hoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệp sau khi đã bán hànghoá.Trong quá trình sản xuất, bộ phận giá trị SLĐ biểu hiện dưới hình thứctiền lương đã bị người lao động hao phí nhưng được tái hiện trong giá trị mớicủa sản phẩm, còn giá trị nguyên, nhiên vật liệu được chuyển toàn bộ vào sảnphẩm trong chu kỳ SXKD đó Vốn lưu động ứng với loại hình doanh nghiệpkhác nhau thì khác nhau Đối với doanh nghiệp thương mại thì VLĐ baogồm: VLĐ định mức và VLĐ không định mức Trong đó:

+ VLĐ định mức: Là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động SXKD

của các doanh nghiệp trong kỳ, nó bao gồm vốn dự trữ vật tư hàng hóa và vốnphi hàng hoá để phục vụ cho hoạt động kinh doanh

+ VLĐ không định mức: Là số VLĐ có thể phát sinh trong quá trình

kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính toán định mức được như tiền gửingân hàng, thanh toán tạm ứng Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ baogồm: giá trị vật tư, nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ là đầu vào choquá trình SXKD của doanh nghiệp

Không những thế, tỷ trọng, thành phần, cơ cấu của các loại vốn nàytrong các doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau Nếu như trong doanh

Trang 19

nghiệp thương mại tỷ trọng của loại vốn này chiếm chủ yếu trong nguồn vốnkinh doanh thì trong doanh nghiệp sản xuất tỷ trọng VCĐ lại chiếm chủ yếu.Trong hai loại vốn này, VCĐ có đặc điểm chu chuyển chậm hơn VLĐ Trongkhi VCĐ chu chuyển được một vòng thì VLĐ đã chu chuyển được nhiều vòng.

Việc phân chia theo cách thức này giúp cho các doanh nghiệp thấyđược tỷ trọng, cơ cấu từng loại vốn Từ đó, doanh nghiệp chọn cho mình một

cơ cấu vốn phù hợp

1.1.3.3 Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Theo tiêu thức này, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hainguồn: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

+ Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn mang tính chất lâu dài và ổn

định mà doanh nghiệp có thể sử dụng, nguồn này được dùng cho việc hìnhthành tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp, nguồn vốnthường xuyên bao gồm nguồn vốn riêng và các khoản vay dài hạn

+ Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh

nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, bấtthường phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định

Nguồn vốn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữuTrong đó:

Vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn

Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xem xét,huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứngđầy đủ, kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp

Trang 20

1.1.3.4 Căn cứ vào phạm vi huy động và sử dụng vốn

Theo cách phân loại này, vốn kinh doanh được chia thành nguồn vốnbên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

+ Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp huy động sử

dụng nguồn vốn bên trong có ưu điểm là doanh nghiệp được quyền tự chủ sửdụng vốn cho sự phát triển của mình mà không phải chi phí cho việc sử dụngvốn Tuy nhiên, cũng chính vì lợi thế về việc không phải trả chi phí khi sửdụng vốn bên trong dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả

+ Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh

nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu về vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh Loại nguồn vốn này bao gồm: Vốn vayngân hàng, vay các tổ chức kinh tế khác, phát hành trái phiếu, nợ người bán

và các khoản nợ khác

Ưu điểm của nguồn vốn này là tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tàichính linh động hơn Nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi cao hơn chiphí sử dụng vốn càng nhiều thì việc huy động vốn từ bên ngoài nhiều sẽ giúpcho doanh nghiệp phát triển mạnh hơn

Nhược điểm: doanh nghiệp phải trả lợi tức tiền vay và hoàn trả vayđúng thời hạn, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn sản xuất kinh doanh kém hiệuquả thì khoản nợ phải trả trở thành gánh nặng và doanh nghiệp phải chịu rủi

ro lớn

Như vậy xuất phát từ những ưu nhược điểm trên ta thấy việc sử dụngkết hợp nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài một cách hợp lý sẽ đemlại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao và rủi ro là thấp nhất

Trang 21

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả

Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh, cần tìm hiểukhái niệm hiệu quả Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả

Thứ nhất, theo Đại từ điển tiếng Việt thì: "Hiệu quả là kết quả đích thực" Khái niệm này đã coi kết quả đồng nghĩa với hiệu quả Trong đó, "kết quả là đại lượng tuyệt đối có được sau một thời kỳ, không cho phép so sánh với chi phí bỏ ra”.

Thứ hai, từ góc độ doanh nghiệp, một số tác giả cho rằng: "Hiệu quả được thể hiện bằng tỷ số giữa đầu ra và đầu vào" Hạn chế của quan niệm này

là nghiêng về mặt đặc trưng kinh tế kỹ thuật và coi hiệu quả đồng nhất với

năng suất Trong đó "năng suất là hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất, làm việc, được đo bằng số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc làm ra được trong một đơn vị nhất định".

Thứ ba, từ góc độ nền kinh tế, Brandley R Schiller cho rằng: hiệu quả

có nghĩa là "thu được nhiều nhất từ cái mà chúng ta có" Ngược lại với hiệu quả

là phi hiệu quả Hạn chế của định nghĩa là khó xác định mặt lượng của hiệuquả và không so sánh được hiệu quả của các doanh nghiệp với nhau

Theo giáo trình Hiệu quả và quản lý Nhà nước: "Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó trong những điều kiện nhất định” Nói cách khác, hiệu quả là đại lượng tương đối, phản ánh mối quan hệ

so sánh giữa đầu ra và đầu vào xét dưới góc độ giá trị

Nếu ký hiệu: - K: kết quả nhận được theo hướng mục tiêu,

Trang 22

- C: chi phí bỏ ra,

- H: hiệu quả,

Thì: - Hiệu quả tuyệt đối: H = K - C

- Hiệu quả tương đối: H = K/C Kết quả (K) mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong kinhdoanh càng lớn hơn chi phí (C) bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu

Ý nghĩa của hiệu quả:

- Một là, hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của

chủ thể kinh tế để đạt được lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất

- Hai là, hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn

các phương án hành động

1.2.1.2 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của một DN khi tiếnhành hoạt động KD là tối đa hoá lợi nhuận hay nói cách khác là tối đa hoá giátrị DN Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi DN phải tìm các biện pháp nhằmkhai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và ngoài

DN Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng VKD phải được DN đặtlên hàng đầu, mang tính quyết định đối với quá trình KD của DN

Từ đó có thể hiểu: "Hiệu quả sử dụng vốn là đại lượng so sánh giữa kết quả đạt được với số vốn bỏ ra để đạt được kết quả đó, trong những điều kiện nhất định".

- Xét về mặt định lượng: Hiệu quả sử dụng VKD biểu hiện ở mối tương

quan giữa kết quả thu được và chi phí (vốn) bỏ ra Người ta chỉ thu được hiệuquả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí (vốn) đầu vào Hiệu quả càng lớn,chênh lệch này càng cao

Trang 23

- Xét về mặt định tính: Hiệu quả sử dụng VKD cao biểu hiện sự cố

gắng nỗ lực, trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi bộ phận trong DN, sự gắn bócủa việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu vàmục tiêu chính trị - xã hội

Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả sử dụng vốn, cần phân biệt hiệu quả

sử dụng VKD với HQKD

"Hiệu quả kinh doanh là đại lượng so sánh giữa kết quả với chi phí về nguồn lực Nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất".

Xét về phạm vi: HQKD bao hàm hiệu quả sử dụng VKD Hiệu quả sử

dụng VKD chỉ phản ánh hiệu quả của một nhân tố tác động đến HQKD

- Xét về chỉ tiêu đánh giá: Chỉ tiêu tổng hợp của HQKD là đại lượng so

sánh giữa tổng hợp kết quả thu được với tổng chi phí bỏ ra Chỉ tiêu tổng hợpcủa hiệu quả sử dụng vốn là đại lượng so sánh giữa kết quả thu được với sốvốn tạo ra nó

Như vậy, hiệu quả sử dụng VKD là một mặt của hiệu quả kinh doanhnhưng không phải là hiệu quả kinh doanh

- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng VKD trong nền kinh tế chỉ huy

Trong thời kỳ bao cấp, các nhà quản lý ít quan tâm đến hiệu quả sửdụng vốn, họ cho rằng vốn không phải là yếu tố cơ bản của sản xuất, khôngthể sinh lời, không quan tâm đến tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn Các nhàquản lý luôn quan tâm đến các chỉ tiêu pháp lệnh về mặt hiện vật như: mức độthực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh, sự tiết kiệm chi phí trong giá thành sảnphẩm, khối lượng giá trị sử dụng mà doanh nghiệp cung cấp cho nền kinh tế

Đây chính là sự lẫn lộn giữa chỉ tiêu kết quả với chỉ tiêu hiệu quả vì kết quả

Trang 24

là đại lượng tuyệt đối có được sau một thời kỳ, không cho phép so sánh với chi phí bỏ ra.

- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng VKD trong nền kinh tế thị trường

Đối với DN hoạt động trong cơ chế thị trường, vai trò và bản chất củaVKD được các nhà kinh tế nhìn nhận, đề cập một cách đầy đủ hơn, VKDđược coi là một trong những nhân tố tạo ra giá trị thặng dư Tuy nhiên, khi đivào nghiên cứu các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng VKD theo cơ chế thịtrường, lại có nhiều cách đánh giá và đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau

Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng VKD phải thỏa mãn ba yêu cầu: Một

là, đáp ứng được lợi ích của DN; hai là kết quả có được phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh; ba là góp phần nâng cao được lợi ích của nền kinh tế.

Ba yêu cầu này là bắt buộc, bất kỳ một DN nào KD mang lại nhiều lợinhuận cho mình mà không phù hợp với mục tiêu KD, hoặc làm tổn hại đến lợiích chung của nền kinh tế xã hội, sẽ không được phép tồn tại Ngược lại, nếuhoạt động đem lại lợi ích cho nền kinh tế, còn bản thân nó bị thua thiệt, lỗ vốn

Từ sự phân tích trên có thể khái niệm: Tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng VKD là sự tối đa hóa kết quả lợi ích và tối thiểu hóa số vốn và thời gian sử dụng trong một giới hạn về nguồn nhân lực, vật lực.

Trang 25

Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là mục tiêu hàng đầu của DN Nângcao hiệu quả sử dụng VKD không những đảm bảo cho DN an toàn về mặt tàichính, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mở rộng KD,tăng lợi nhuận mà còn giúp DN tăng uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh và

vị thế của DN trên thương trường Có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn thựcchất là thước đo trình độ sử dụng nguồn nhân lực, tài chính của DN, là vấn đề

cơ bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của DN

Hiệu quả sử dụng VKD là một vấn đề phức tạp có liên quan tới tất cảcác yếu tố của quá trình KD Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình KD thì

DN phải giải quyết được các vấn đề như: Đảm bảo tiết kiệm, huy động thêm

để mở rộng hoạt động KD nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong quátrình sử dụng vốn

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VCĐ

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trước hết cần phải dựa trên việc xác định, đánh giá chính xác các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp

Việc sử dụng tốt vốn cố định hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rấtlớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp Để đánh giátrình độ tổ chức và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần sử dụng chỉtiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định

Việc kiểm tra tài chính nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố địnhđược coi là một nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp.Nhờ kiểm tra hiệu suất sử dụng vốn cố định, người quản lý sẽ có những căn

cứ xác đáng để đưa ra các quyết định tài chính về đầu tư, điều chỉnh quy môsản xuất cho phù hợp và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tiềmnăng sẵn có, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trang 26

Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định, người ta thường sử dụngmột số chỉ tiêu chủ yếu sau:

 Các chỉ tiêu tổng hợp:

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ có thể tạo bao nhiêu đồng doanhthu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳDoanh thu thuần trong kỳChỉ tiêu này càng tăng thì càng có lợi cho doanh nghiệp Còn nếu chỉtiêu này ngày càng đi xuống thì doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu và tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giáSố tiền hao mòn lũy kế

Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ càng cao vàngược lại

Trang 27

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo rabao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánhgiá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳDoanh thu thuần trong kỳ

1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ

Một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp là phải thường xuyên nâng cao hiệu suất sử dụngVLĐ Để đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp có thể sửdụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

 Tốc độ luân chuyển VLĐ

Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luânchuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ

+ Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay VLĐ):

Số lần luân chuyển VLĐ = Doanh thu thuần trong kỳVLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quaycủa vốn lưu động thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là mộtnăm) Nếu số vòng quay VLĐ tăng, dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ tăng vàngược lại, nếu số vòng quay VLĐ giảm dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ thấp

Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế vàtài chính, sẽ góp phần giảm nhu cầu VLĐ Nhưng giảm vốn ở đây khôngđồng nghĩa với giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh, mà giảmvốn có nghĩa là sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, rút ngắn thời gian lưu lại ởcác khâu của quá trình kinh doanh, luân chuyển vốn nhanh để với cùng mộtlượng vốn không đổi doanh nghiệp sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm hàng

Trang 28

hóa, dịch vụ nhiều hơn, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận.

+ Kỳ luân chuyển VLĐ:

Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ

Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳChỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thựchiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ

X

Kỳ luânchuyểnVLĐ kỳ sosánh

-Kỳ luân chuyểnVLĐ kỳ gốc360

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độluân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báocáo)

 Hàm lượng VLĐ:

Còn được gọi là mức đảm nhiệm vốn lưu động là số vốn lưu động cần

có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm

Hàm lượng VLĐ = Vốn lưu động bình quân trong kỳDoanh thu thuần trong kỳ

 Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập)

Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế TNDN)Số VLĐ bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ càng cao chứng tỏ việc sử dụng VLĐ càng

có hiệu quả

Ngoài ra, tùy theo mục đích nghiên cứu, chỉ tiêu tốc độ luân chuyển

Trang 29

còn được tính riêng cho từng loại VLĐ

+ Số vòng quay hàng tồn kho:

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời

kỳ nhất định Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánhgiá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạtdoanh số cao

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân+ Số vòng quay các khoản phải thu:

Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanhnghiệp Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu là tốt

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu

Số dư bình quân các khoản phải thu

1.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên việc khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn

sẽ được đánh giá thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh một cách tổng hợp ta sử dụngmột số chỉ tiêu sau:

+ Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh ROA E

(hay tỷ suất sinh lời của tài sản):

Tỷ suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trong kỳVKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốnkinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp vànguồn gốc của vốn kinh doanh

+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh:

Trang 30

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế của DN trong kỳVKD bình quân sử dụng trong kỳChỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, cho thấy ảnh hưởng củalãi vay đến hiệu quả sử dụng vốn

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA):

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

ROA = Lợi nhuận sau thuế của DN trong kỳVKD bình quân sử dụng trong kỳ

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế của DN trong kỳVCSH bình quân sử dụng trong kỳChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu, cho thấymức độ ảnh hưởng của thuế đối với hiệu quả sử dụng vốn Đây chính là chỉtiêu mà các nhà đầu tư quan tâm nhất

Hiệu quả sử dụng VCSH một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụngVKD hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn, mặt khác hiệu quả sử dụng vốncòn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.3.1 Những nhân tố khách quan

Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự

do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khảnăng của mình Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi chodoanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo ngành nghề mà doanh

Trang 31

nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh

tế vĩ mô Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách củanhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nóichung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp Một số chínhsách kinh tế vĩ mô của nhà nước như:

- Chính sách lãi suất Lãi suất tín dụng là một công cụ để điều hành

lượng cung cầu tiền tệ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếudoanh nghiệp không có cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thìhiệu quả sử dụng vốn, nhất là với phần vốn vay giảm sút

- Chính sách tỷ giá Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng

nội tệ, vừa biểu hiện cung cầu về ngoại tệ Đến lượt mình, tỷ giá lại tác độngcung cầu ngoại tệ, điều tiết sản xuất qua việc thúc đẩy hoặc hạn chế sản xuấthàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu Mặt khác, bản thân tỷ giá hối đoái cũngtác động đến thu nhập của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nếu tỷ giá của đồngnội tệ so với đồng ngoại tệ cao sẽ kích thích xuất khẩu, làm tăng hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh và ngược lại Do đó, khi tỷ giá thay đổi, có doanhnghiệp thu lãi nhưng cũng có doanh nghiệp thua lỗ

- Chính sách thuế Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để điều

tiết kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nóiriêng Chính sách thuế của nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Bởi vì, mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phầnlợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập vàhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Tóm lại, sự thay đổi cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của nhà nước

đã gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả cao

Trang 32

trong doanh nghiệp Song nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt đượcnhững thay đổi và kịp thời thích nghi thì sẽ đứng vững trên thị trường, cạnhtranh với các doanh nghiệp khác và có điều kiện để phát triển và mở rộngkinh doanh phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý và điều hành hoạt độngkinh doanh của mình.

Nhân tố công nghệ

Nhân tố công nghệ ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào màkhông phụ thuộc Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời,tạo ra cơ hội cũng như thách thức với tất cả các ngành công nghiệp nói chung

và các doanh nghiệp nói riêng Công nghệ mới ra đời làm cho máy móc đãđược đầu tư với lượng vốn lớn của doanh nghiệp trở nên lạc hậu So với côngnghệ mới, công nghệ cũ đòi hỏi chi phí bỏ ra cao hơn nhưng lại đạt hiệu quảthấp hơn làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, hiệu quả sản xuấtkinh doanh hay hiệu quả sử dụng vốn thấp Vì vậy, việc luôn đầu tư thêmcông nghệ mới thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn Hiện nay, chúng ta đangsống trong kỷ nguyên của thong tin và “nền kinh tế tri thức” Sự phát triểnmạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra những thời cơ thuậnlợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh Nhưngmặt khác, nó cũng đem đến những nguy cơ cho các doanh nghiệp nếu như cácdoanh nghiệp không bắt kịp được tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật Vìkhi đó, các tài sản của doanh nghiệp sẽ xảy ra hiện tượng hao mòn vô hình vàdoanh nghiệp sẽ bị mất vốn kinh doanh

Nhân tố văn hóa - xã hội

Nhân tố này ảnh hưởng chủ yếu đến nhu cầu sản phẩm Doanh nghiệpcần quan tâm đến thái độ của người tiêu dùng, sự thay đổi của lối sống, phongtục tập quán Những thay đổi này sẽ có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng,vốn dự trữ, vốn đầu tư cho mạng lưới phân phối

Trang 33

Nhân tố khách hàng

Khách hàng gồm có những người có nhu cầu mua và có khả năng thanhtoán Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào số lượng kháchhàng và sức mua của họ Doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn khi sảnphẩm có uy tín, công tác quảng cáo tốt và thu được nhiều lợi nhuận nhờ thỏamãn tốt các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Mặt khác người mua có ưuthế cũng có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá xuốnghoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn, phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn

Thị trường và sự cạnh tranh

Trong sản xuất hàng hóa, biến động của thị trường đầu vào và thịtrường đầu ra là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch VLĐ, VCĐ.Khi xem xét thị trường, không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh, doanh nghiệp nàochiến thắng trong cạnh tranh sẽ chiếm lĩnh được thị trường đồng nghĩa vớiviệc kinh doanh có lãi và bảo toàn, phát triển được vốn kinh doanh của mình

Rủi ro trong kinh doanh

Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, có nhiều thành phầnkinh tế cùng tham gia hoạt động, hàng hóa của doanh nghiệp vừa phải cạnhtranh với hàng hóa trong nước vừa phải cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập

Và đặc biệt, khi thị trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường cóhạn thì càng làm cho rủi ro của doanh nghiệp tăng lên Ngoài ra, còn có một

số rủi ro do thiên tai gây ra như: hỏa hoạn, bão lụt…và một số biến độngtrong sản xuất mà doanh nghiệp không thể lường trước được làm tài sản củadoanh nghiệp bị tổn thất, giảm giá trị dẫn đến vốn của doanh nghiệp cũng bịmất mát

1.2.3.2 Những nhân tố chủ quan

Chi phí vốn và cơ cấu vốn

- Nhân tố chi phí vốn:

Trang 34

Vốn là nhân tố cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh Cũng nhưbất kỳ yếu tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhấtđịnh Có thể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn và chi phí

mà DN phải trả cho việc huy động vốn như: Lãi, chi phí phát hành cổ phiếu

Khi nói đến chi phí vốn thì mới thực sự thấy được sự quan trọng củamột cơ cấu vốn hợp lý Cơ cấu VLĐ, VCĐ phù hợp với đặc điểm sản xuấtkinh doanh của DN sẽ giúp DN tiết kiệm chi phí vốn Vốn sẽ được lưu thông,quay vòng một cách hợp lý, giúp DN hiệu quả cao trong sử dụng VKD.Ngược lại khi cơ cấu vốn không hợp lý sẽ dẫn đến có phần vốn bị ứ đọng Chiphí cơ hội trong việc sử dụng vốn sẽ bị lãng phí

- Nhân tố cơ cấu vốn:

Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành vốn trongtổng vốn sử dụng Cơ cấu vốn được xem xét theo nguồn vốn và các tiêu chíkhác nhau

Do chịu sự ảnh hưởng của nhân tố khác nên cơ cấu vốn trong DN khácnhau Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm các nhân tố sau:

- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Ảnh hưởng trực tiếp đến quy

mô của vốn huy động Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợđến hạn, khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay Trongtrường hợp này tỷ trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của DN sẽ cao

và ngược lại.

- Cơ cấu tài sản: TSCĐ là loại tài sản có thời gian thu hồi dài, do đó nóphải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, ngược lại, TSLĐ sẽ được đầu tưvào một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắn hạn

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Những DN nào có chu kỳ kinhdoanh dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu,

Trang 35

ngược lại những DN thuộc ngành dịch vụ, bán buôn thì vốn tài trợ từ cáckhoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng cao.

- Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo: Trong KD phải chấpnhận rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận.Tăng tỷ trọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm

- Doanh lợi vốn và lãi suất huy động: Khi doanh lợi vốn cao hơn lãisuất vốn vay sẽ lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay Ngược lại khi doanhlợi vốn nhỏ hơn lãi suất vốn vay thì cấu trúc lại nghiêng về vốn chủ sở hữu

- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích cơ cấunghiêng về vốn của chủ sở hữu, với cấu trúc này thì DN có khả năng trả nợđúng hạn, có sự an toàn về đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay

Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với DN, nó ảnh hưởng đến chi phívốn, đến khả năng KD và do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồngvốn Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếpsong rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của DN

Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt:

- Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tàisản cố định tham gia trực tiếp vào SXKD như máy móc thiết bị, phương tiện

vận tải ) và VCĐ không tích cực (kho tàng, nhà xưởng, trụ sở văn phòng ).

- Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa cáccao độ của quá trình SXKD, không bị ứ đọng hay sử dụng sai mục đích

Huy động vốn

Việc huy động vốn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Huyđộng vốn là đế sử dụng vốn, do vậy nhu cầu sử dụng vốn đến đâu, doanh nghiệphuy động vốn đến đó để không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn Việc huy

Trang 36

động vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn Mặtkhác sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suất huy động và thời gianhuy động vốn Lựa chọn và tìm được nguồn tài trợ thích hợp là nhân tố trực tiếpquyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất kinh doanh đầu vào

Nhân tố chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn Chiphí tăng làm giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng theo dẫn đến sức tiêu thụ giảm làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn Do vậy, các doanh nghiệp luôn phấn đấu giảmchi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thịtrường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố con người

Con người là chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh

Do vậy nhân tố con người được thể hiện qua vai trò nhà quản lý và ngườilao động

Vai trò của nhà quản lý thể hiện thông qua khả năng kết hợp mộtcách tối ưu các yếu tố sản xuất để tạo lợi nhuận kinh doanh cao, giảm thiểunhững chi phí cho doanh nghiệp Vai trò nhà quản lý còn được thể hiện qua

sự nhanh nhậy nắm bắt các cơ hội kinh doanh và tận dụng chúng một cách

có hiệu quả nhất

Vai trò của người lao động được thể hiện ở trình độ kinh tế cao, ýthức trách nhiệm và lòng nhiệt tình công việc Nếu hội đủ các yếu tố này,người lao động sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, hạnchế hao phí nguyên vật liệu giữ gìn và bảo quản tốt tài sản, nâng cao chấtlượng sản phẩm Đó chính là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp

Công tác quản lý, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 37

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm các giai đoạn làmua sắm, dự trữ các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ.Nếu công ty làm tốt các công tác quản lý, tổ chức trong quá trình này thì sẽ làmcho các hoạt động của mình diễn ra thông suốt, giảm chi phí tăng hiệu quả.Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao khi mà độingũ cán bộ quản lý của họ là những người có trình độ và năng lực, tổ chức huyđộng và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả.

Lựa chọn phương án đầu tư

Chính sách kinh tế và định hướng của nhà nước, thị trường và sự cạnhtranh, lợi tức vay vốn và thuế trong kinh doanh, sự tiến bộ của khoa học côngnghệ, độ vững chắc và tin cậy của đầu tư, khả năng tài chính của doanhnghiệp Bên cạnh quá trình lựa chọn phương án phù hợp, hiệu quả của vốnđầu tư phụ thuộc nhiều vào việc dự toán đúng đắn về vốn đầu tư Bởi vì, nếuđầu tư vốn quá mức hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phívốn rất lớn cho doanh nghiệp Nếu đầu tư quá ít sẽ làm cho doanh nghiệpkhông đủ khả năng đáp ứng đủ các đơn đặt hàng, từ đó có thể mất thị trường

do không đủ sản phẩm để bán Hơn nữa, nếu doanh nghiệp không có quyếtđịnh đầu tư đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất trong điều kiệncạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp có thể thua lỗ phá sản

Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì cónhiều Tuỳ theo từng loại hình, lĩnh vực kinh doanh cũng như môi trường hoạtđộng của từng doanh nghiệp mà mức độ và xu hướng tác động của chúng cóthể khác nhau Do đó, việc nhận thức đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệuquả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp có những biện pháp kip thời để nângcao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường

1.2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trang 38

Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là tìm cách đưa hiệu quả sử dụngVKD lên mức cao hơn trước Với ý nghĩa đó, nâng cao hiệu quả sử dụngVKD của DN là tổng thể các biện pháp, cách thức nhằm đưa hiệu quả sử dụngVKD của DN lên mức cao hơn.

Hiệu quả sử dụng VKD của DN được đánh giá bằng nhiều tiêu chí, vìvậy nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN cũng phải nâng cao đồng bộ cáctiêu chí đó

Có thể khái quát nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN như sau:Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN là việc đẩy mạnh, làm tăng thêmmức độ hoàn thành tốt hơn các hoạt động có phối hợp và nội dung đã xácđịnh trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng VKD Đồng thời nâng caomức độ sử dụng đầy đủ hơn khả năng của hệ thống tổ chức quản lý KD; quản

lý, khai thác sử dụng VKD nhằm đảm bảo cho các nội dung huy động, sửdụng VKD của DN theo đúng pháp luật, chính sách, chế độ đáp ứng tốt hơnnhu cầu vốn cho hoạt động SXKD của DN và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi

DN nói riêng và nền kinh tế nói chung Nâng cao hiệu quả VKD sẽ đảm bảotính an toàn về tài chính cho DN, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và pháttriển của DN Qua đó DN sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khảnăng thanh toán, khắc phục, giảm bớt được những rủi ro trong kinh doanh

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp DN đạt được mục tiêu tăng giá trịtài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của DN như: nâng cao uy tín sản

phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của

DN Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản

phẩm, đa dạng hoá mẫu mã DN phải có vốn, trong khi đó vốn của DN chỉ

có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết

Trang 39

Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, doanh nghiệp cầnthực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:

- Xác định một cách hợp lý nhu cầu VKD tối thiểu phục vụ nhu cầu sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu vốncho sản xuất kinh doanh mà còn hạn chế được hiện tượng thiếu hoặc thừa vốnảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, tránh việc căng thẳng về nhu cầu vốnkinh doanh

- Lựa chọn, bố trí cơ cấu vốn hợp lý: phải lựa chọn hình thức thu hútvốn phù hợp với đặc điểm và tình hình của doanh nghiệp Khai thác tối ưu cácnguồn vốn bên trong doanh nghiệp đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho sảnxuất kinh doanh đồng thời giảm chi phí sử dụng vốn không cần thiết chodoanh nghiệp Bên cạnh đó lại làm tăng tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư và cònlàm giảm sự chia sẻ lợi nhuận với bên ngoài, tăng thu nhập, nâng cao đờisống con nhân viên

- Quản lý có hiệu quả từng loại vốn:

+ Đối với vốn cố định: xây dựng cơ cấu TSCĐ hợp lý, lựa chọnphương án khấu hao hợp lý đảm bảo thu hồi vốn mà không làm giảm sứccạnh tranh về chi phí, giá thành Chú trọng đổi mới, sửa chữa trang thiết bị,thường xuyên đánh giá tài sản…

+ Đối với vốn lưu động: cần quản lý tốt vốn bằng tiền, mở sổ chi tiếttheo dõi các khoản nợ phải thu, cần kịp thời xử lý những khoản nợ quá hạn đểthu hồi vốn Doanh nghiệp cũng cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro nợ phảithu khó đòi Quản lý vốn về hàng tồn kho và cần thường xuyên theo dõi sựbiến động của thị trường vật tư, hàng hóa để có quyết định điều chỉnh kịp thờiviệc mua sắm dự trữ vật tư hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biếnđộng của thị trường

Trang 40

Kết luận Chương 1

Từ việc tìm hiểu các đặc trưng của vốn kinh doanh có thể thấy rằng,vốn là nguồn lực có hạn cần phải được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả Đây

là những vấn đề có tính nguyên lý, là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và

cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn làm nền tảng cho sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

Trong môi trường kinh tế thị trường với áp lực cạnh tranh lớn, việcnâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã trở thành yêu cầu sống còn vớimỗi doanh nghiệp Tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh giúpcho doanh nghiệp với số vốn hiện có của mình, có thể tăng hiệu quả kinhdoanh, tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần căn

cứ vào điều kiện tình hình kinh doanh của công ty để đưa ra những biện phápthích ứng quản lý từng thành phần vốn kinh doanh Đối với công ty TNHHToàn cầu Khải Minh, thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như thếnào chính là nội dung chính trong chương 2 sau đây

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TOÀN CẦU KHẢI MINH

2.1 Khái quát về công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty TNHH Toàn cầu Khải Minh, tên giao dịch là Khai MinhGlobal Co., ltd được thành lập ngày 08 tháng 12 năm 2008, tên viết tắt làKMG Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103076466 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư TP Hà Nội cấp

Ngày đăng: 04/03/2015, 14:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
3. PGS.TS. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết tài chính
Tác giả: PGS.TS. Dương Đăng Chinh
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
4. PGS.TS. Dương Đăng Chinh (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý tài chính công
Tác giả: PGS.TS. Dương Đăng Chinh
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2007
5. PGS.TS. Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Phạm Quang Trung
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2009
6. Đại học kinh tế quốc dân (2001), Giáo trình hiệu quả và quản lý Nhà nước, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hiệu quả và quản lý Nhà nước
Tác giả: Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2001
7. PGS.TS. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
8. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
9. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Nguyễn Đăng Nam (2006), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Nguyễn Đăng Nam
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
10. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2009
11. PGS.TS. Phan Duy Minh (2010), Giáo trình Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, XNB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
Tác giả: PGS.TS. Phan Duy Minh
Năm: 2010
12. PGS.TS. Phan Duy Minh (2011), Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế, XNB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế
Tác giả: PGS.TS. Phan Duy Minh
Năm: 2011
13. PGS.TS. Phan Duy Minh, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (2012), Giáo trình Tài chính quốc tế, XNB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính quốc tế
Tác giả: PGS.TS. Phan Duy Minh, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh
Năm: 2012
14. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh tế doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2003
15. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1998
2. Các Báo cáo Tài chính, sổ sách tài liệu của Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w