- Nhân tố cơ cấu vốn:
3 Lợi nhuận từ
2.2.1. Thực trạng quản lý vốn của Công ty
2.2.1.1 Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Công ty đang trên con đường phát triển và củng cố vị thế, quy mô vốn tăng lên và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Để có thể đánh giá được tình hình sử dụng vốn của Công ty thì việc xem xét cách tổ chức, bố trí cơ cấu vốn và nguồn vốn là điều cần thiết. Nó giúp ta có thể đánh giá được cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty như vậy là đã hợp lý chưa? Hay ảnh
hưởng của vốn đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Cơ cấu tài sản
Để đánh giá hợp lý trong việc sử dụng vốn ta cần phân tích cơ cấu tài sản của Công ty, tỷ trọng đầu tư vào từng bộ phận tài sản. Đây là cơ sở đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc điều hành cơ cấu đầu tư. Ta có bảng cơ cấu tài sản như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty 2011 - 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Tổng giá trị tài sản 63,938,861,487 100 80,391,675,487 100 95,672,278,979 100 I. Tài sản ngắn hạn 53,754,416,450 84.07 72,311,294,062 89.95 85,390,070,128 89.25 1. Tiền 2,532,995,882 3.96 23,696,376,085 29.48 35,544,564,127 37.15
2. Các khoản phải thu 27,692,981,288 43.31 30,784,628,886 38.29 35,677,529,996 37.29 3. hàng tồn kho 21,634,182,156 33.84 16,774,856,504 20.87 13,007,000,158 13.60
4. TSLĐ khác 1,894,257,124 2.96 1,055,432,588 1.31 1,160,975,847 1.21
II. Tài sản dài hạn 10,184,445,037 15.93 8,080,129,425 10.05 10,282,208,851 10.75
1. TSCĐ 8,106,173,320 12.68 6,885,744,968 8.57 10,282,208,851 10.75
2. Đầu tư dài hạn - - - -
3. Tài sản dài hạn khác 2,078,271,717 3.25 1,194,636,457 1.49 -
Quy mô tài sản của Công ty tăng qua các năm, phản ánh tốc độ tăng trưởng chung của Công ty, tình hình kinh doanh có chiều hướng khả quan là dấu hiệu tốt về sự phát triển của Công ty trong tương lai.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2011 – 2013
Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.2, ta thấy:
Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) của Công ty tăng nhanh về số tuyệt đối, năm 2011 là 53,754,416,450 đồng tăng lên 85,390,070,128 đồng vào năm 2013, nhưng tỷ trọng không có biến động lớn, từ 84.07% trên tổng tài sản tăng lên 89.25% vào năm 2013. Tài sản ngắn hạn của Công ty được cấu thành bởi tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.
- Lượng tiền của Công ty năm 2011 – 2013 tăng lên đáng kể, năm 2011 tỷ trọng của tiền chỉ chiếm khoảng 3.96% trên tổng giá trị tài sản. Năm 2012 có sự tăng đột biến, tiền mặt chiếm tỷ trọng 29.48% trên tổng giá trị tài sản, tăng 21,163,380,203 đồng so với năm 2011. Năm 2013 lượng tiền tăng lên chiếm 37.15% trên tổng giá trị tài sản, tăng 11,848,188,042 đồng so với năm 2012. Sự tăng lên đột biến của tiền và các khoản tương đương tiền là không tốt vì sẽ gây ứ đọng, lãng phí vốn, đặc biệt là tình trạng vay vốn mà không
đưa vào kinh doanh ngay sẽ làm cho Công ty phải chịu một khoản chi phí lãi vay phải trả cho ngân hàng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Tỷ trọng các khoản phải thu giảm từ 43.31% trên tổng tài sản năm 2011 xuống còn 38.29% vào năm 2012 và xuống 37.29% năm 2013, xét về số tương đối giảm. Điều này tương đối phù hợp vì cùng với sự tăng thêm về tài sản thì doanh thu của Công ty cũng tăng lên trong ba năm vừa qua. Tuy nhiên, vốn lưu động nằm trong khâu này vẫn khá lớn dẫn đến những rủi ro trong thanh toán và thu hồi nợ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công ty.
- Hàng tồn kho tuy vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn, tuy nhiên về số tương đối đã giảm trong 3 năm 2011 – 2013. Cụ thể, tỷ trọng hàng tồn kho giảm từ 33.84% trên tổng tài sản vào năm 2011 xuống còn 20.87% trong năm 2012 và tiếp tục giảm xuống 13.6% trên tổng tài sản trong năm 2013. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy Công ty đang nỗ lực trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong tương lai Công ty cần tiếp tục cải thiện và giảm lượng hàng tồn kho xuống.
- Tài sản ngắn hạn khác (tài sản lưu động khác) của Công ty cũng có sự biến động qua các năm, nhưng nhìn chung chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản của Công ty.
Tài sản dài hạn (tài sản cố định) của Công ty về cả số tương đối và tuyệt đối đều không có biến động quá lớn và tỷ trọng tài sản dài hạn có dấu hiệu giảm từ 15.93% trên tổng tài sản xuống còn 10.75% năm 2013. Năm 2012 tỷ trọng còn xuống 10.05% trên tổng tài sản do khấu hao tài sản cố định tăng lên. Nói chung tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản của Công ty vẫn là khá nhỏ, mặc dù là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ logistics, thì điều này có thể là khá hợp lý do luôn cần sự đổi mới thích ứng với môi trường kinh doanh.
Tóm lại, cơ cấu sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 tương đối phù hợp. Tuy nhiên, một số đặc điểm phải lưu ý khi lượng tiền và các khoản tương đương tiền ngày càng tăng, cũng như các khoản phải thu dù có dấu hiệu giảm về tỷ trọng song số tuyệt đối vẫn tăng và vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, vì vậy Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng ứ đọng vốn, nhằm giải phóng vốn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cơ cấu nguồn vốn
Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh, tạo dựng được tính thanh khoản cao trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 2011 – 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị (đồng) % Giá trị (đồng) % Giá trị (đồng) % I. Nợ phải trả 34,634,901,077 54.17 40,330,229,954 50.17 46,637,399,787 48.75
1. Phải trả người bán 18,791,138,030 29.39 18,848,136,594 23.45 23,249,458,631 24.302. Thuế và các khoản phải nộp NN - 2,659,808,085 3.31 1,329,904,042 1.39 2. Thuế và các khoản phải nộp NN - 2,659,808,085 3.31 1,329,904,042 1.39 3. Phải trả người lao động 1,207,351,250 1.89 3,049,543,585 3.79 6,099,087,169 6.37
4. Chi phí phải trả - 2,002,842,837 2.49 3,004,264,259 3.14
5. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 14,636,411,797 22.89 13,769,898,853 17.13 12,954,685,686 13.54
II. Vốn chủ sở hữu 29,303,960,410 45.83 40,061,445,533 49.83 49,034,879,192 51.25
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10,500,000,000 16.42 17,150,000,000 21.33 19,250,000,000 20.122. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 18,803,960,410 29.41 22,911,445,533 28.50 29,784,879,192 31.13 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 18,803,960,410 29.41 22,911,445,533 28.50 29,784,879,192 31.13
3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - -
Tổng nguồn vốn 63,938,861,487 100 80,391,675,487 100 95,672,278,979 100
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Theo bảng 2.4, tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công ty là khá cân bằng.
- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cả về quy mô cũng như tỷ trọng trên tổng nguồn vốn qua các năm. Sau 3 năm vốn chủ sở hữu đã tăng từ 29,303,960,410 đồng năm 2011 lên 49,034,879,192 đồng năm 2013. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng từ 45.83% năm 2011 lên mức 51.25% năm 2013 điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty ngày càng chủ động, ít bị phụ thuộc vào nguồn vay và chiếm dụng.
- Tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm, song vẫn tăng về số tuyệt đối. Năm 2011 tỷ trọng của nợ phải trả là 54.17% thì đến năm 2013 con số này giảm xuống còn 48.75% nhưng xét về số tuyệt đối đã tăng lên 12,002,498,710 đồng sau 3 năm. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn: nguồn vốn chiếm dụng tạm thời. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh Công ty tiến hành sử dụng nguồn vốn chiếm dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Mặc dù tỷ trọng nợ phải trả có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cân bằng với vốn chủ sở hữu điều này cho thấy Công ty đã có những bước tiến nhất định trong phân bổ cơ cấu nguồn vốn hợp lý.
2.2.1.2. Tình hình đảm bảo nguồn vốn
Khi xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ta xem xét việc tài trợ nhu cầu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Cụ thể là tài sản dài hạn của Công ty có được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không, đồng thời tài sản ngắn hạn có đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không, thể hiện qua Bảng 2.5 sau đây:
Bảng 2.5: Cơ cấu phân bổ tài sản – nguồn vốn của Công ty
(Nguồn: Báo cáo tài chính, Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh)
Năm
Tài sản Nguồn vốn
Tài sản lưu động Tài sản cố định Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn
giá trị (đồng) tỷ trọng (%) giá trị (đồng) tỷ trọng (%) giá trị (đồng) tỷ trọng (%) giá trị (đồng) tỷ trọng (%) 2011 53,754,416,450 84.07 10,184,445,037 15.93 34,634,901,077 54.17 29,303,960,410 45.83 2012 72,311,294,062 89.95 8,080,129,425 10.05 40,330,229,954 50.17 40,061,445,533 49.83 2013 85,390,070,128 89.25 10,282,208,851 10.75 46,637,399,787 48.75 49,034,879,192 51.25
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu phân bổ tài sản – nguồn vốn của Công ty
Qua bảng số liệu trên ta thấy, về cơ bản, tài sản cố định của Công ty được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn. Điều này chứng tỏ tài sản lưu động của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần khá lớn nguồn vốn dài hạn. Điều này cũng khá hợp lý vì nó cho thấy Công ty đã giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng
đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ ngắn hạn.
Trong 3 năm vừa qua, tài sản dài hạn nhỏ hơn vốn dài hạn. Vì vậy ngoài tài sản ngắn hạn. Điều này đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính nhưng chưa đảm bảo về mặt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì nó sẽ gây lãng phí trong kinh doanh do khi sử dụng nguồn vốn dài hạn sẽ an toàn nhưng tốn nhiều chi phí hơn so với nguồn vốn vay ngắn hạn. Công ty cần lưu ý điều này để có những kế hoạch điều chỉnh trong những năm tới để cơ cấu hợp lý và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
2.2.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp và nó mang ý nghĩa quyết định tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để xem xét, đánh giá chi tiết hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của Công ty, cần phân tích các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định.
Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện ở bảng 2.6
Bảng 2.6: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Doanh thu thuần
đồn
g 93,637,233,392 95,874,040,281 98,270,891,288 2. Lợi nhuận sau thuế
đồn g 3,035,573,081 3,303,599,147 3,741,356,487 3. Vốn cố định bình quân đồn g 9,116,992,425 9,132,287,231 9,181,169,138 4. Nguyên giá TSCĐ bình quân đồn g 7,166,839,766 9,937,132,179 13,728,858,589 5. Khấu hao lũy kế
TSCĐ đồn g 1,207,430,585 3,674,915,486 6,614,847,874 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ lần 10.271 10.498 10.704 7. Hàm lượng vốn cố định lần 0.097 0.095 0.093 8. Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 13.065 9.648 7.158 9. Hệ số hao mòn TSCĐ lần 0.130 0.348 0.391
10. Tỷ suất lợi nhuận
VCĐ % 33.30 36.17 40.75
Biểu đồ 2.5: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ và TSCĐ
Qua bảng 2.6 và đồ thị 2.5, ta thấy:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể:
Năm 2011, một đồng vốn cố định của Công ty tạo ra được 10.271 đồng doanh thu. Con số này tương ứng năm 2012 và 2013 là 10.498; 10.704.
Như vậy, năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty tăng so với 2011 là 0.227 đồng và năm 2013 tiếp tục tăng so với 2012 là 0.206 đồng. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2013 so với 2011 đã tăng 0.433 đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn bình quân (Năm 2013/2011 tốc độ tăng doanh thu thuần là 4.95%, trong khi đó tốc độ tăng vốn cố định bình quân là 0.71%). Năm 2013 nguyên giá tài sản cố định bình quân tăng 3,791,726,401 đồng nhưng vốn cố định bình quân chỉ tăng 48,881,907 đồng. Qua đây cho thấy mức độ hao mòn lũy kế tại Công ty là khá cao. Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng lạc hậu, giá trị thấp.
tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2011 cần một lượng vốn cố định là 0.097, năm 2012 cần 0.095, năm 2013 cần 0.093. Như vậy ta thấy năm sau lượng vốn cố định lại giảm 0.02 đồng so với năm trước. Điều này cho thấy Công ty đã khá hiệu quả trong việc tiết kiệm vốn cố định bình quân.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty có chiều hướng giảm dần. So với năm 2011, năm 2013 hiệu suất tài sản cố định đã giảm 5.91 lần. Như vậy, với một đồng nguyên giá tài sản cố định năm 2013 tạo ra ít hơn 5.91 đồng doanh thu thuần so với 2011. Nguyên nhân hiệu suất sử dụng tài sản cố định 2013 giảm so với 2011 là do tỷ lệ tăng doanh thu thuần là 4.95% thấp hơn tỷ lệ tăng nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ 91.56%.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định tăng đều qua các năm. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận vốn cố định đạt 33.3%, năm 2012 đạt 36.17% tăng 2.88% so với 2011, năm 2013 đạt 40.75% tăng 4.58% so với 2012.
Từ những kết quả đạt được ở trên, cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 là khá ổn định. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng TSCĐ lại đang có chiều hướng không tốt do đó Công ty cần hết sức quan tâm để không làm ảnh hưởng cũng là để nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Qua khảo sát, phân tích ở trên ta thấy: TSCĐ của Công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, nó ảnh hưởng gián tiếp trong việc tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho hoạt động SXKD, nên muốn có được cái nhìn tổng quát, đầy đủ về hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty cần phải nghiên cứu, phân tích hiệu suất sử dụng VLĐ.
2.2.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là bộ phận vốn chủ yếu và quan trọng của Công ty, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Chính vì thế, việc sử dụng loại vốn này có hiệu quả hay không ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chung của toàn bộ vốn kinh doanh của Công ty. Để xem xét, đánh
giá chi tiết hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty, cần phân tích các chỉ tiêu tài chính thể hiệnhiệu suất sử dụng vốn lưu động.