0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU KHẢI MINH (Trang 83 -89 )

- Nhân tố cơ cấu vốn:

7. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu % 11.38 9.53 8

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Do đặc thù kinh doanh nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn của Công ty, vốn lưu động của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 đã tăng cả số tuyệt đối và tương đối. Trong đó, phải kể đến là khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và khoản mục hàng tồn kho, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì buộc phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn lưu động.

3.2.3.1. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền mặt là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất, hay nói cách khác chính bản thân nó đã thanh khoản. Tuy nhiên, tồn quỹ tiền mặt lại phát sinh chi phí cơ hội rất lớn. Cụ thể là tồn quỹ tiền mặt cao sẽ làm mất đi cơ hội sinh lời của đồng tiền, và tiền tồn quỹ trở thành tiền chết.

Giai đoạn 2011 – 2013 lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty TNHH Toàn cầu Khải Minh tăng lên rất nhiều, nhưng Công ty lại chưa thực sự chú trọng việc lập kế hoạch sử dụng ngân quỹ cho dài hạn dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Điều này đặt ra bài toán cho những nhà quản trị phải lên kế hoạch quản lý lượng tiền và điều chuyển ngân quỹ kịp thời giữa các chi nhánh. Bên cạnh đó Công ty cũng cần nghiên cứu các phương án đầu tư để giải phóng lượng tiền tồn quỹ quá lớn, đồng thời cũng tăng khả năng sinh lời của đồng tiền mang lại lợi ích cho Công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

3.2.3.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ Công ty do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều phát sinh

các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau. Vấn đề là phải kiểm soát khoản phải thu như thế nào cho hợp lý và chặt chẽ vì nó liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa sẽ mất đi cơ hội bán hàng, dẫn đến mất lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa nhiều thì chi phí cho khoản phải thu sẽ tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng.

Giai đoạn 2011 – 2013 tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Toàn cầu Khải Minh lần lượt là 51.52%; 42.57%; 41.78%. Như vậy, các khoản phải thu của Công ty trong ba năm vừa qua mặc dù đã có dấu hiệu giảm sút song nó vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản của Công ty và xét về số tuyệt đối vẫn tăng trong tổng tài sản của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải có các biện pháp thu hồi để các khoản phải thu giảm xuống, việc khách hàng chiếm dụng vốn lâu sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Để thực hiện được điều đó:

- Với những khách hàng nhỏ, Công ty cần thực hiện chính sách mua đứt bán đoạn, không để nợ. Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, Công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

- Cần có các ràng buộc chặt chẽ khi ký kết các hợp đồng: Cần quy định rõ ràng thời gian và phương thức thanh toán đồng thời luôn giám sát chặt chẽ việc khách hàng thực hiện những điều kiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần đề ra những hình thức xử phạt nếu hợp đồng bị vi phạm để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng; phải gắn trách nhiệm của khách hàng thông qua các hợp đồng, thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều kiện giao nhận, điều kiện thanh toán. Bên cạnh đó cần có những ràng buộc bán chậm trả để lành mạnh hoá các khoản nợ như: yêu cầu

ký quỹ, bảo lãnh của Bên thứ ba (ngân hàng)... đồng thời thường xuyên thu thập các thông tin về khách hàng thông qua nhiều kênh cung cấp để có chính sách bán hàng phù hợp, hiệu quả.

- Trong công tác thu hồi nợ:

Mở sổ theo dõi chặt chẽ và chi tiết các khoản phải thu của khách hàng. Hàng tháng, Công ty nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu, lập bảng phân tích các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô, thời hạn thanh toán của từng khoản nợ cũng như có những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh toán cũng là một biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ. Cần phân loại các khoản nợ và thường xuyên đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ đó.

- Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng:

Công ty cần phân loại để tìm nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng khoản nợ, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, giảm nợ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Đồng thời cũng cần có chính sách linh hoạt, mềm dẻo đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn. Đối với những khách hàng uy tín, truyền thống, trong trường hợp họ tạm thời có khó khăn về tài chính có thể áp dụng biện pháp gia hạn nợ. Còn đối với những khách hàng cố ý không thanh toán hoặc chậm trễ trong việc thanh toán thì Công ty cần có những biện pháp dứt khoát, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp của các toà án kinh tế để giải quyết các khoản nợ.

- Thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán. Đối với những khách hàng thường xuyên phát sinh các khoản công nợ, định kỳ phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu công nợ và có xác nhận bằng văn bản giữa hai bên, có như vậy Công ty mới quản lý chặt chẽ được các khoản phải

thu, tránh được nhầm lẫn, thất thoát, góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

3.2.3.3. Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2011 tỷ trọng của hàng tồn kho chiếm 33.84% trên tổng tài sản ngắn hạn, đến năm 2013 giảm xuống còn 13.6% , điều này cho thấy sự nỗ lực của Công ty trong việc giảm lượng vốn bị chiếm dụng, ứ đọng ở khâu dự trữ. Bên cạnh đó Công ty vẫn phải tiếp tục tăng cường quản lý hàng tồn kho, phải xác định mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới.

Công ty cần lên kế hoạch nhập hàng, phải thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, phân tích và tính toán những biến động của thị trường. Cụ thể phải lập kế hoạch dự trữ chi tiết, cụ thể, đảm bảo sát thực tế để hạn chế tới mức thấp nhất số vốn dự trữ, đồng thời xác định thời điểm dự trữ hàng tốt nhất.

Công ty cũng cần tiến hành kiểm kê, đối chiếu tình hình nhập tồn của hàng hóa định kỳ nhằm làm cơ sở cho việc xác định mức dự trữ cần thiết cho kỳ tiếp theo.

3.2.3.4. Xác định nhu cầu VLĐ của Công ty một cách hợp lý

Một nhiệm vụ cơ bản được đặt ra là Công ty phải xác định được lượng VLĐ thường xuyên hợp lý để giúp Công ty có kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn lưu động phù hợp, chủ động trong kinh doanh, tránh tình trạng thiếu vốn hoặc ứ đọng vốn, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết Công ty có thể sử dụng phương pháp sau:

Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐ

nghiệm về VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ SXKD năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.

Công thức tính như sau:

( )

1 0 0

* * 1 %

nc

M

V VL t

M

 

= ÷ +

 

Trong đó: nc

V

: Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch 1, 0

M M : Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và báo cáo

%


t

: Tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo

0

VL : Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo

Mức luân chuyển vốn lưu động được tính theo doanh thu bán hàng (doanh thu thuần). Nếu năm kế hoạch tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng sẽ làm cho nhu cầu vốn lưu động giảm bớt

Trên thực tế, để dự đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch có thể căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch.

Phương pháp tính như sau:

11 1 nc

M

V

L

=

Trong đó: 1

M

: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch

1

L

: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

tổng mức luân chuyển vốn của kỳ báo cáo có xét tới khả năng mở rộng quy mô kinh doanh trong năm kế hoạch. Tương tự số vòng quay vốn năm kế hoạch có thể được xác định căn cứ vào số vòng quay vốn lưu động của Công ty kỳ báo cáo có xét tới khả năng tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.

Phương pháp gián tiếp này có ưu điểm là tương đối đơn giản, giúp Công ty ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp.

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp gián tiếp chỉ nên áp dụng trong trường hợp các mục tiêu của Công ty và môi trường sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch là tương đối ổn định so với năm báo cáo. Nếu có biến động lớn về doanh thu và tình hình kinh doanh nhu cầu vốn lưu động có thể được xác định theo công thức sau:

NC(VLĐ) = HTK + PTh - PTr Trong đó:

NC(VLĐ): Nhu cầu vốn lưu động HTK: Hàng tồn kho

PTh: Các khoản phải thu PTr: Các khoản phải trả

Trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong kỳ kế hoạch và căn cứ vào kế hoạch sản xuất, Công ty xác định được kết cấu vốn lưu động hợp lý, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho từng khoản mục theo xu hướng vận động của kết cấu vốn lưu động để xây dựng kế hoạch huy động vốn. Mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau, do đó việc huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh phải được tính toán cụ thể để có chi phí huy động thấp nhất, hạn chế rủi ro và tạo ra một kết cấu vốn hợp lý. Trên cơ sở này, phòng kế toán xác lập được kế hoạch nguồn vốn lưu động, xác định được hạn mức tín dụng cần thiết.

Bên cạnh việc lập kế hoạch nguồn vốn lưu động, Công ty cũng phải tiến hành kiểm tra và đánh giá nhu cầu vốn lưu động, từ đó có biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý vốn vượt so với kế hoạch để ngăn ngừa rủi ro do sử dụng vốn sai mục đích.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU KHẢI MINH (Trang 83 -89 )

×