- Nhân tố cơ cấu vốn:
1.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là tìm cách đưa hiệu quả sử dụng VKD lên mức cao hơn trước. Với ý nghĩa đó, nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN là tổng thể các biện pháp, cách thức nhằm đưa hiệu quả sử dụng VKD của DN lên mức cao hơn.
Hiệu quả sử dụng VKD của DN được đánh giá bằng nhiều tiêu chí, vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN cũng phải nâng cao đồng bộ các tiêu chí đó.
Có thể khái quát nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN như sau: Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN là việc đẩy mạnh, làm tăng thêm mức độ hoàn thành tốt hơn các hoạt động có phối hợp và nội dung đã xác định trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng VKD. Đồng thời nâng cao mức độ sử dụng đầy đủ hơn khả năng của hệ thống tổ chức quản lý KD; quản lý, khai thác sử dụng VKD nhằm đảm bảo cho các nội dung huy động, sử dụng VKD của DN theo đúng pháp luật, chính sách, chế độ... đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD của DN và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nâng cao hiệu quả VKD sẽ đảm bảo tính an toàn về tài chính cho DN, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của DN. Qua đó DN sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục, giảm bớt được những rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp DN đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của DN như: nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của DN. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã... DN phải có vốn, trong khi đó vốn của DN chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:
- Xác định một cách hợp lý nhu cầu VKD tối thiểu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh mà còn hạn chế được hiện tượng thiếu hoặc thừa vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, tránh việc căng thẳng về nhu cầu vốn kinh doanh.
- Lựa chọn, bố trí cơ cấu vốn hợp lý: phải lựa chọn hình thức thu hút vốn phù hợp với đặc điểm và tình hình của doanh nghiệp. Khai thác tối ưu các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đồng thời giảm chi phí sử dụng vốn không cần thiết cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó lại làm tăng tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư và còn làm giảm sự chia sẻ lợi nhuận với bên ngoài, tăng thu nhập, nâng cao đời sống con nhân viên.
- Quản lý có hiệu quả từng loại vốn:
+ Đối với vốn cố định: xây dựng cơ cấu TSCĐ hợp lý, lựa chọn phương án khấu hao hợp lý đảm bảo thu hồi vốn mà không làm giảm sức cạnh tranh về chi phí, giá thành. Chú trọng đổi mới, sửa chữa trang thiết bị, thường xuyên đánh giá tài sản…
+ Đối với vốn lưu động: cần quản lý tốt vốn bằng tiền, mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu, cần kịp thời xử lý những khoản nợ quá hạn để thu hồi vốn. Doanh nghiệp cũng cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro nợ phải thu khó đòi. Quản lý vốn về hàng tồn kho và cần thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm dự trữ vật tư hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường.
Kết luận Chương 1
Từ việc tìm hiểu các đặc trưng của vốn kinh doanh có thể thấy rằng, vốn là nguồn lực có hạn cần phải được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Đây là những vấn đề có tính nguyên lý, là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh tế thị trường với áp lực cạnh tranh lớn, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã trở thành yêu cầu sống còn với mỗi doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh giúp cho doanh nghiệp với số vốn hiện có của mình, có thể tăng hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện tình hình kinh doanh của công ty để đưa ra những biện pháp thích ứng quản lý từng thành phần vốn kinh doanh. Đối với công ty TNHH Toàn cầu Khải Minh, thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như thế nào chính là nội dung chính trong chương 2 sau đây.
Chương 2