- Nhân tố cơ cấu vốn:
12. Vòng quay hàng tồn
kho lần 3.421 4.341 5.714
Biểu đồ 2.7: Hiệu suất sử dụng VLĐ giai đoạn 2011 – 2013
Theo bảng 2.8, có thể thấy:
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. Các chỉ tiêu này cho ta biết việc sử dụng vốn có tiết kiệm, hiệu quả hay không.
Số vòng quay vốn lưu động giảm dần tương ứng với số ngày một vòng quay cũng tăng dần qua các năm.
Năm 2011 số vòng quay vốn lưu động là 1.805 vòng tương ứng kỳ luân chuyển vốn là 199 ngày, năm 2013 là 1.246 vòng tương ứng kỳ luân chuyển vốn là 289 ngày. Như vậy qua số liệu trên cho thấy, tốc độ lưu chuyển vốn lưu động giảm có thể tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Thực tế, vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán, bị chiếm dụng do các khoản phải thu tăng cao làm cho thời gian thu hồi các khoản phải thu cũng tăng trong năm 2013 và cũng do lượng tiền mặt năm 2013 tăng 33,011,568,245 đồng so với 2011. Mặc dù, ở khâu dự trữ hàng, hàng tồn kho năm 2012 và 2013 đồng thời vòng quay hàng tồn kho cũng tăng từ 3.421
vòng năm 2011 lên 5.714 vòng năm 2013 nhưng do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn lưu động cũng không giúp cải thiện vòng quay vốn lưu động của Công ty. Như vậy, vòng quay vốn lưu động của Công ty năm 2011 – 2013 vẫn ở mức thấp dẫn đến thời gian lưu chuyển vốn quá dài. Việc giảm vòng quay của vốn lưu động đã dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả hơn. Hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc thu hồi nợ để trả nợ vay.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty trong 3 năm 2011 - 2013 có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 để tạo ra một đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra 0.554 đồng vốn lưu động, sang năm 2012 Công ty phải bỏ ra 0.657 đồng và năm 2013 là 0.802. Xu hướng này là không tốt cho Công ty. Cùng với sự giảm sút của tốc độ quay vốn lưu động ta thấy rằng Công ty trong tương lai phải cố gắng rất nhiều để có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn và rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ để đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh của Công ty và tạo được nhiều doanh thu hơn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động của Công ty có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011, một đồng vốn lưu động tham gia kinh doanh tạo ra được 0.059 đồng lợi nhuận; năm 2012, một đồng vốn lưu động tham gia hoạt động kinh doanh tạo ra 0.052 đồng lợi nhuận giảm 0.007 đồng so với 2011; năm 2013, một đồng vốn lưu động tham gia hoạt động kinh doanh tạo ra 0.047 đồng lợi nhuận giảm 0.005 đồng so với 2012. Có thể thấy rằng sức sinh lời của vốn lưu động thấp nên dẫn đến sức sinh lời của tổng vốn đầu tư thấp, chỉ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa được tốt.
2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là hết sức cần thiết nhằm đánh giá chất lượng của công tác sử dụng vốn. Từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân tồn tại nhằm có biện pháp thích hợp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện ở bảng 2.9
Bảng 2.9: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Doanh thu thuần đồng 93,637,233,392 95,874,040,281 98,270,891,2882. Lợi nhuận sau thuế đồng 3,035,573,081 3,303,599,147 3,741,356,487 2. Lợi nhuận sau thuế đồng 3,035,573,081 3,303,599,147 3,741,356,487 3. Vốn kinh doanh bình quân đồn
g 61,005,261,48 9 72,165,268,487 88,031,977,233 4. Vốn chủ sở hữu bình quân đồn g 26,664,972,86 8 34,682,702,972 44,548,162,363 5. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 3.24 3.45 3.81 6. Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh
doanh % 4.98 4.58 4.25