Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh (Trang 26 - 31)

doanh nghiệp

1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VCĐ

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trước hết cần phải dựa trên việc xác định, đánh giá chính xác các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp.

Việc sử dụng tốt vốn cố định hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định.

Việc kiểm tra tài chính nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định được coi là một nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp. Nhờ kiểm tra hiệu suất sử dụng vốn cố định, người quản lý sẽ có những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định tài chính về đầu tư, điều chỉnh quy mô sản xuất cho phù hợp và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

 Các chỉ tiêu tổng hợp:

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ có thể tạo bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này càng tăng thì càng có lợi cho doanh nghiệp. Còn nếu chỉ tiêu này ngày càng đi xuống thì doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

+ Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ:

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ. Nó phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng VCĐ.

Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

Như vậy ta có thể thấy rằng doanh nghiệp cần có một hàm lượng VCĐ càng thấp càng tốt.

 Các chỉ tiêu phân tích:

+ Hệ số hao mòn TSCĐ:

Chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong

doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của tài sản cố định cũng như vốn cố định ở thời điểm đánh giá.

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền hao mòn lũy kế

Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại.

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ

Một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phải thường xuyên nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ. Để đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

 Tốc độ luân chuyển VLĐ

Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ.

+ Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay VLĐ):

Số lần luân chuyển VLĐ = Doanh thu thuần trong kỳ VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu số vòng quay VLĐ tăng, dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại, nếu số vòng quay VLĐ giảm dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ thấp.

Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và tài chính, sẽ góp phần giảm nhu cầu VLĐ. Nhưng giảm vốn ở đây không đồng nghĩa với giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh, mà giảm vốn có nghĩa là sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, rút ngắn thời gian lưu lại ở các khâu của quá trình kinh doanh, luân chuyển vốn nhanh để với cùng một lượng vốn không đổi doanh nghiệp sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm hàng

hóa, dịch vụ nhiều hơn, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. + Kỳ luân chuyển VLĐ:

Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ ở trong kỳ.  Mức tiết kiệm VLĐ: Số VLĐ tiết kiệm (tăng thêm) = Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh 360

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).

 Hàm lượng VLĐ:

Còn được gọi là mức đảm nhiệm vốn lưu động là số vốn lưu động cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm.

Hàm lượng VLĐ = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

 Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập)

Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế TNDN) Số VLĐ bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ càng cao chứng tỏ việc sử dụng VLĐ càng có hiệu quả.

còn được tính riêng cho từng loại VLĐ. + Số vòng quay hàng tồn kho:

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt doanh số cao.

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân + Số vòng quay các khoản phải thu:

Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu là tốt.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu

Số dư bình quân các khoản phải thu

1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên việc khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn sẽ được đánh giá thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh một cách tổng hợp ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh ROAE

(hay tỷ suất sinh lời của tài sản):

Tỷ suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước thuế của DN trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, cho thấy ảnh hưởng của lãi vay đến hiệu quả sử dụng vốn.

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA):

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế của DN trong kỳ VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu, cho thấy mức độ ảnh hưởng của thuế đối với hiệu quả sử dụng vốn. Đây chính là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.

Hiệu quả sử dụng VCSH một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng VKD hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn, mặt khác hiệu quả sử dụng vốn còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Toàn Cầu Khải Minh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w