doanh trong doanh nghiệp
1.2.3.1. Những nhân tố khách quan
Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng của mình. Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo ngành nghề mà doanh ROA = Lợi nhuận sau thuế của DN trong kỳ
nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp. Một số chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như:
- Chính sách lãi suất. Lãi suất tín dụng là một công cụ để điều hành lượng cung cầu tiền tệ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn, nhất là với phần vốn vay giảm sút.
- Chính sách tỷ giá. Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện cung cầu về ngoại tệ. Đến lượt mình, tỷ giá lại tác động cung cầu ngoại tệ, điều tiết sản xuất qua việc thúc đẩy hoặc hạn chế sản xuất hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu. Mặt khác, bản thân tỷ giá hối đoái cũng tác động đến thu nhập của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ cao sẽ kích thích xuất khẩu, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và ngược lại. Do đó, khi tỷ giá thay đổi, có doanh nghiệp thu lãi nhưng cũng có doanh nghiệp thua lỗ.
- Chính sách thuế. Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tóm lại, sự thay đổi cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của nhà nước đã gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả cao
trong doanh nghiệp. Song nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi và kịp thời thích nghi thì sẽ đứng vững trên thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và có điều kiện để phát triển và mở rộng kinh doanh phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của mình.
Nhân tố công nghệ
Nhân tố công nghệ ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào mà không phụ thuộc. Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời, tạo ra cơ hội cũng như thách thức với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Công nghệ mới ra đời làm cho máy móc đã được đầu tư với lượng vốn lớn của doanh nghiệp trở nên lạc hậu. So với công nghệ mới, công nghệ cũ đòi hỏi chi phí bỏ ra cao hơn nhưng lại đạt hiệu quả thấp hơn làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả sử dụng vốn thấp. Vì vậy, việc luôn đầu tư thêm công nghệ mới thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Hiện nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của thong tin và “nền kinh tế tri thức”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng mặt khác, nó cũng đem đến những nguy cơ cho các doanh nghiệp nếu như các doanh nghiệp không bắt kịp được tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Vì khi đó, các tài sản của doanh nghiệp sẽ xảy ra hiện tượng hao mòn vô hình và doanh nghiệp sẽ bị mất vốn kinh doanh.
Nhân tố văn hóa - xã hội
Nhân tố này ảnh hưởng chủ yếu đến nhu cầu sản phẩm. Doanh nghiệp cần quan tâm đến thái độ của người tiêu dùng, sự thay đổi của lối sống, phong tục tập quán. Những thay đổi này sẽ có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, vốn dự trữ, vốn đầu tư cho mạng lưới phân phối.
Nhân tố khách hàng
Khách hàng gồm có những người có nhu cầu mua và có khả năng thanh toán. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào số lượng khách hàng và sức mua của họ. Doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn khi sản phẩm có uy tín, công tác quảng cáo tốt và thu được nhiều lợi nhuận nhờ thỏa mãn tốt các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Mặt khác người mua có ưu thế cũng có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn, phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn.
Thị trường và sự cạnh tranh
Trong sản xuất hàng hóa, biến động của thị trường đầu vào và thị trường đầu ra là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch VLĐ, VCĐ. Khi xem xét thị trường, không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh, doanh nghiệp nào chiến thắng trong cạnh tranh sẽ chiếm lĩnh được thị trường đồng nghĩa với việc kinh doanh có lãi và bảo toàn, phát triển được vốn kinh doanh của mình.
Rủi ro trong kinh doanh
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động, hàng hóa của doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với hàng hóa trong nước vừa phải cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập. Và đặc biệt, khi thị trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường có hạn thì càng làm cho rủi ro của doanh nghiệp tăng lên. Ngoài ra, còn có một số rủi ro do thiên tai gây ra như: hỏa hoạn, bão lụt…và một số biến động trong sản xuất mà doanh nghiệp không thể lường trước được làm tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất, giảm giá trị dẫn đến vốn của doanh nghiệp cũng bị mất mát.
1.2.3.2. Những nhân tố chủ quan
Chi phí vốn và cơ cấu vốn