Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất của chi nhánh qua các năm

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang (Trang 47)

Từ công thức 2.2 ta có mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng nội tệ của chi nhánh phải gánh chịu khi lãi suất nội tệ thay đổi là:

∆NII1 = RSA1 . ∆RA1 – RSL1 . ∆RL1

Với:

∆NII1 : Mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của nhóm TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ.

RSA1: Giá trị của TSC bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất RSL1 : Giá trị của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất

∆RA1 , ∆RL1: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất

bằng nội tệ.

Thay số từ bảng giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ (bảng 2.7) và bảng mức độ thay đổi lãi suất trung bình của TSC, TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất (bảng 2.9 và 2.10) vào công thức (2.5) ta có bảng sau:

Bảng 2.12 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS nội tệ qua các thời kỳ

Năm RSA1 (triệu đồng) ∆RA1 (%) RSL1 (triệu đồng) ∆RL1 (%) ∆NII1 (triệu đồng) 2009 115.048 0,9 71.162 1,05 28.832 2010 152.455 1,46 106.586 1,53 59.507 2011 167.155 1,39 131.377 1,96 -25.153

Tương tự cũng từ công thức 2.2 ta có mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng ngoại tệ của chi nhánh phải gánh chịu khi lãi suất ngoại tệ thay đổi là:

∆NII2 = RSA2 . ∆RA2 – RSL2 . ∆RL2

Với:

∆NII2 : Mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của nhóm TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ.

RSA2: Giá trị của TSC bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất RSL2 : Giá trị của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất

(2.5)

∆RA2 , ∆RL2: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ.

Thay số từ bảng giá trị TSC, TSN ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ (bảng 2.8) và bảng mức độ thay đổi lãi suất trung bình của TSC, TSN bằng ngoại tệ nhạy cảm lãi suất (bảng 2.11) vào công thức (2.6) ta có bảng sau:

Bảng 2.12 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS ngoại tệ qua các thời kỳ

Năm RSA2 (triệu đồng) ∆RA2 (%) RSL2 (triệu đồng) ∆RL2 (%) ∆NII2 (triệu đồng) 2009 0 18.350 -1,01 18.533 2010 0 23.650 1,79 -46.590 2011 0 25.106 -0,86 21.591

Tổng mức RRLS mà chi nhánh phải gánh chịu gồm RRLS nội tệ và ngoại tệ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.14 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS của chi nhánh qua các thời kỳ

(đơn vị: triệu đồng)

Thời kỳ ∆NII = ∆NII1 + ∆NII2

Năm 2009 28.832+18.533=47.365

Năm 2010 59.507+(-46.590)=12.917

Năm 2011 -25.153+21.591= -3.562

Nhận xét:

Kết quả tính toán cho thấy đối với bộ phận tài sản nội tệ, trong cả 3 năm chi nhánh đều có mức chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm lãi suất lớn, tuy nhiên chi nhánh chỉ gặp rủi ro năm 2011. Do chi nhánh duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm và năm 2011 có nhiều biến động lãi suất trên thị trường tài chính tiền tệ tăng gây tổn thất cho chi nhánh, năm 2011 tổn thất 26.467 triệu đồng. Năm 2009 và năm 2010, chi nhánh duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất dương kết hợp với lãi suất thị trường tăng đã làm tăng thu

Đối với bộ phận tài sản ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất, do chi nhánh không thực hiện cho vay ngoại tệ nên khe hở nhạy cảm lãi suất thường luôn âm. Nhưng Năm 2009 và năm 2011 do lãi suất thị trường giảm kết hợp với khe hở nhạy cảm lãi suất âm nên thu nhập của ngân hàng tăng 18.533 và 21.591 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2010lãi suât tăng đã làm thiệt hại của NH là 46.590 triệu đồng.

Tổng hợp mức độ rủi ro lãi suất của cả nội tệ và ngoại tệ thì chi nhánh chỉ gặp rủi ro lãi suất các năm 2011 với mức độ tổn thất thu nhập lãi ròng lên đến 3.562 triệu đồng. Trong 3 năm 2009,2010,2011 lãi suất nội tệ trên thị trường liên tục tăng .Điều này khiến cho thu nhập của 2 năm 2009,2010 tăng Nhưng đến năm 2011 là năm chạy đua của các ngân hàng về lãi suất,lãi suất biến động thường xuyên,lạm phát tăng cao điều này làm cho chi nhánh phải chịu tổn thất lớn 25.135 triệu đồng. Ngược lại với nội tệ, trong năm 201 lãi suất ngoại tệ giảm đã tạo cho chi nhánh thu nhập lớn 21.591triệu đồng. Tuy nhiên mức tăng thu nhập từ ngoại tệ không đủ để bù đắp mức thiệt hại từ nội tệ nên xét về tổng thể năm 2011 chi nhánh vẫn phải chịu tổn thất.

2.3. Đánh giá thực trạng và công tác quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hànghàng hàng

2.3.1 Thành tựu và hạn chế

2.3.1.2.Thành tựu

Chi nhánh NH bắt đầu chú ý đến công tác rủi ro lãi suất ,công tác điều chỉnh lãi suất được tiến hàn hkịp thời .Vì vậy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng liên tục tăng mặc dù những năm gần đây sự biến động của lãi suất đã khiến cho nhiều ngân hàng gặp khó khăn.

Chi nhánh NH luôn duy trì lãi suất hợp lý phù hợp với chỉ đạo của NHNN, có bộ phận nghiên cứu lãi suất và biến động lãi suất nên trước cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng trong thời gian qua ngân hàng không gặp phải rủi ro cho hoạt động kinh doanh.

2.3.1.2.Hạn chế

-Một là,hạn chế về quản lý rủi ro lãi suất

Ngân hàng chưa có sự quan tâm thích đáng về quản lý rủi ro lãi suất của bộ máy lãnh đạo trong ngân hàng. Sự thiếu quan tâm thể hiện ở chỗ ngân hàng chưa xây dựng một chính sách quản lý rủi ro lãi suất, chưa có những quy định cụ thể những nội dung cần thực hiện trong quá trình quản lý rủi ro,... Trong thời gian qua, mặc dù lãi suất tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động, nhưng thực tế, mức độ dao động không quá lớn nên những thiệt hại do rủi ro lãi suất của ngân hàng chưa nhiều. Tuy nhiên, kinh nghiệm tại một số quốc gia cho thấy, những cú sốc lớn về lãi suất có thể gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với các NHTM và nền kinh tế nói chung. Nếu không nhận thức đầy đủ về loại rủi ro này, các NHTM Việt Nam có thể sẽ không có những chuẩn bị cần thiết, tạo cho mình khả năng chống đỡ trước những biến động lớn của thị trường, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế hiện nay. Ngân hàng No&PTNT cần phải có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng để từ đó đưa ra kì hạn đặt lãi phù hợp, kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng. Việc giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng thể về rủi ro, từ đó, dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục (khách hàng, khu vực, ngành nghề,..), trên cơ sở đó, có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro.

-Hai là,hạn chế về nhận thức rủi ro lãi suất

NH No&PTNTmới chỉ dừng lại ở nhận định là ngân hàng có rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi, nhưng chưa đo lường, đánh giá cụ thể mức rủi ro là bao nhiêu, lãi suất biến động theo chiều hướng nào sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng,... Hiện nay, các NHTM tại nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp, mô hình để lượng hóa rủi ro lãi suất phù hợp với trình độ của từng ngân hàng và quy định của cơ quan quản lý ở từng nước. Mặc dù mỗi mô hình đo lường rủi ro lãi suất đều có những mặt hạn chế nhất định, nhưng việc sử dụng những mô hình này có thể giúp các NHTM xác định một cách cụ thể những thiệt hại cả trong quá khứ, hiện tại và dự tính thiệt hại trong tương lai mỗi khi lãi suất thị trường biến động. Những tính toán này sẽ là cơ sở cần thiết để ngân hàng áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, do chưa thực hiện việc lượng hóa rủi ro

lãi suất vì chưa có đủ điều kiện cần thiết nên các biện pháp mà NH No&PTNT đã sử dụng để kiểm soát loại rủi ro này mới chỉ dựa trên cảm tính và chưa hiệu quả.

-Ba là,hạn chế về sử sụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất

Ngân hàng chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Cụ thể, về các biện pháp nội bảng, chủ yếu ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong cho vay trung- dài hạn mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Về các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay, hầu hết các ngân hàng hoàn toàn chưa ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Hiện tại, NHNN đã ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó quy định những điều kiện cụ thể đối với các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch hoán đổi. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ những điều kiện này. Chẳng hạn, một trong những điều kiện quy định trong quy chế là các tổ chức tín dụng phải “xây dựng quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro” thì hiện nay chưa được xúc tiến tại các NHTM Việt Nam.

2.3.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi suất tại Chi nhánhNguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Quân đội: Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế kể trên trong công tác quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w