Các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng: Sử dụng các công cụ tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang (Trang 25)

sinh trong việc phòng ngừa RRLS

Việc sử dụng các biện pháp truyền thống như trên để phòng ngừa RRLS đôi khi gây ra tốn kém không nhỏ cho NH. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, xuất hiện các giải pháp tiện lợi hơn cho NH sử dụng để phòng ngừa RRLS: các công cụ tài chính phái sinh. Đây là việc NH sử dụng các hợp đồng phái sinh nhằm đảm bảo giá trị của tài sản là cố định trước những thay đổi của lãi suất thị trường. Khóa luận này tập trung nghiên cứu các công cụ tài chính phái sinh được sử dụng trong việc phòng ngừa RRLS là: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn.

Nguyên tắc cơ bản trong biện pháp này là dùng lãi ngoại bảng để bù lỗ nội bảng do RRLS gây ra.

a.

Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng forward(hợp đồng kỳ hạn)

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một hời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay.

Ví dụ:

NHTM A nắm giữ 1 triệu $ trái phiếu với kỳ hạn 10 năm. Trong điều kiện bình thường, tại thời điểm t = 0 giá trái phiếu này là 97 $/100 $ mệnh giá. Tuy nhiên, NH dự báo lãi suất sẽ tăng lên trong thời gian 3 tháng tới. Để phòng ngừa rủi ro trong tình huống này, NH A sẽ ký bán forward 3 tháng với giá 97 $/trái phiếu.

Sau 3 tháng, nếu như lãi suất thị trường đúng là tăng lên thì NH này sẽ không chịu rủi ro và bảo toàn được thu nhập từ nắm giữ trái phiếu này

b.Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng swap(hợp đồng hoán đổi)

Một hợp đồng Swap là một thỏa thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó. Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình.

Có hai loại hợp đồng hoán đổi: hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi tiền tệ.

c.

Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng option

Quyền chọn là một công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định, vào một thời điểm xác định trước.

Người mua quyền chọn được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó .

Thí dụ: Đối với Option mua:

Giả sử giá cổ phiếu của IBM hiện tại là 80$/CP. Sau khi phân tích, dự đoán thời gian tới giá sẽ tăng, nhà ĐT quyết định mua 1000 CP với giá 80.000 $. Nhưng nếu giá không tăng như nhà ĐT dự tính, mà lại giảm xuống chỉ còn 40 $/CP è nhà ĐT mất trắng 40.000 $.

Trong trường hợp này, để hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện theo dự đoán, nhà đầu tư nên mua 1 hợp đồng Option cổ phiếu IBM: giá thỏa thuận trước (strike price): 80 $/CP; thời gian: 2 tháng; số lượng: 1.000 CP; phí Option: 2 $/CP.

Giả sử giá CP IBM tăng lên 100 $/CP è Nhà đầu tư thực hiện quyền chọn của mình với giá thỏa thuận trước là 80 $/CP và đem ra thị trường bán è lợi nhuận là 20 $/CP. Sau khi trừ chi phí 2 $/CP, nhà đầu tư có lợi nhuận ròng là:

18 $/CP x 1.000 CP = 18.000 $

- Nếu giá CP IBM giảm liên tục cho đến ngày đáo hạn trên hợp đồng è Nhà đầu tư không thực hiện quyền chọn của mình è khoản lỗ của nhà đầu tư này sẽ là: 2 $/CP x 1000 CP = 2.000 $

è Người mua hợp đồng Option chỉ chịu mức lỗ giới hạn, trong khi lợi nhuận thì rất lớn.

è Trong khi đó, người bán Option cũng thu được khoản phí

Đối với Option bán:

Khi nhà đầu tư lo lắng về giá chứng khoán có thể bị sụt giảm trong tương lai, họ có thể sử dụng Option bán để tự bảo vệ:

Chẳng hạn: Với 1.000 CP IBM trị giá 80 $/CP, nhà đầu tư có thể mua Option với một chút lệ phí để bảo đảm rằng trong 3 tháng tới, bất cứ lúc nào cũng có thể bán được với giá 100 $/CP. Do vậy, nếu số CP này bị mất giá thì nhà đầu tư cũng không phải lo lắng vì đã có người cung cấp Option bán bảo đảm mức giá cho mình

d Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng Future

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định.

Sử dụng hợp đồng future để dịch chuyển rủi ro lãi suất từ NHTM (không ưa thích rủi ro) sang nhà đầu cơ (sẵn sàng chấp nhận rủi ro với kỳ vọng thu được lợi nhuận từ chính những rủi ro này.

Các hợp đồng future có thể mua bán trên sở giao dịch hoặc ngoài quầy (giảm chi phí nhưng rủi ro cao).

Bên mua – bên có trạng thái trường: đồng ý mua tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước.

Bên bán – bên có trạng thái đoản: đồng ý bán tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VÊ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN VỊ XUYÊN-HÀ GIANG

2.1.Khái quát về chi nhánh ngân hàng

2.1.1 Giới thiệu chung

Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( NNo&PTNT) Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang là Chi nhánh cấp II của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 340/QĐ-NHNQ-02 ngày 19 tháng 06 năm 1998.

Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang

Hình thức pháp lí : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Ngày 30.1.2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 214/QĐ-NHNN chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Giám đốc: Phạm Ngọc Thắng

Địa điểm: Tổ 2, Thị trấn Vị Xuyên, Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang.

Chức năng, nhiệm vụ: Ngân hàng có đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của một Ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức tín dụng.

Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh là cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với 3 nghiệp vụ là:

Nhận tiền gửi Cấp tín dụng

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Dựa trên Hệ thống IPCAS (Interbank Payment and Customer Accounting System) - Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng

Bảng 2. 1 Qui mô của Chi nhánh

STT Tiêu chí Trị số

1 Vốn kinh doanh 106.586.000.000 (vnd)

2 Số lượng lao động 31 (người)

( Số liệu tính đến ngày 31/12/2010)

Chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT H.Vị Xuyên – Hà Giang hoạt động chủ yếu trên địa bàn Huyện, bao gồm: 2 thị trấn và 22 xã. Gồm 01 Hội sở tại Thị trấn Vị Xuyên và 01 Phòng Giao Dịch (PDG) Bắc Vị Xuyên đặt tại Phường Nguyễn Trãi - Thành phố Hà Giang

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang (Trang 25)