-Một là, chưa hình thành hệ thống quản trị rủi ro lãi suất có hiệu quả.
Thể hiện :
+Sự thiếu nhận thức đầy đủ và toàn diện RRLS và việc quản trị RRLS của ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên tại chi nhánh.
Hiện nay, vấn đề RRLS còn khá mới mẻ đối với Ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên của chi nhánh. Vì vậy, việc triển khai công tác quản trị RRLS, xác định đánh giá rủi ro lãi suất RRLS hầu như không có. Thêm vào đó trình độ hiểu biết của các cán bộ nhân viên chi nhánh về các nghiệp vụ phái sinh còn rất hạn chế. Chi nhánh hiện đang thiếu đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý về thị
trường giao dịch… gây trở ngại trong việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa RRLS tại NH.
+Chưa có chính sách quản trị RRLS và mô hình lượng hóa RRLS phù hợp. Chi nhánh chưa xây dựng được chính sách quản trị RRLS, vì vậy không có cơ chế để quản trị RRLS. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chưa xác định được phương pháp xác định RRLS phù hợp với trình độ công nghệ và thông tin của mình. Muốn biết được mức độ RRLS để có biện pháp phòng chống thì chi nhánh cần phải tính toán được RRLS đã tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của chi nhánh. Để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi chi nhánh phải có một mô hình nhất định phù hợp với trình độ công nghệ của mình để đo lường RRLS.
+Khả năng dự báo sự biến động của lãi suất còn nhiều hạn chế. Một chi nhánh NH riêng lẻ thì không thể tác động làm thay đổi lãi suất thị trường. Chi nhánh chỉ có thể phản ứng và điều chỉnh hoạt động của mình theo xu hướng vận động của lãi suất. Chính vì vậy, việc dự báo sự biến động lãi suất là rất quan trọng trong công tác quản trị RRLS của chi nhánh. Muốn dự báo đúng thì cần phải có những thông tin chính xác và cập nhật về thị trường. Tuy nhiên, hiện nay khả năng nhận biết và dự báo xu hướng biến động lãi suất của chi nhánh còn nhiều hạn chế. Điều này là do chi nhánh thiếu thông tin về tình hình kinh tế các nước trên thế giới, tình hình kinh tế hoàn cầu, thiếu thông tin về hoạt động các ngành kinh tế quốc dân, những dự báo kinh tế, các thông tin có liên quan đến tình hình cung cầu vốn trên thị trường trong nước và quốc tế, thiếu các chuyên gia dự báo và một phần không nhỏ là tâm lý ỷ lại vào NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Sự hạn chế trong công nghệ NH và hệ thống kế toán thống kê: chưa cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho việc tính toán, lượng hóa RRLS. Để tính toán và đo lường RRLS cần phải có các số liệu thống kê về các tài sản trong NH một cách chính xác, ví dụ: thời gian còn lại của các khoản vay, các tài sản đầu tư cũng như thời hạn còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay … nhưng hiện nay chi nhánh chưa thống kê được các số liệu này.
+Chưa có một bộ phận chuyên trách trong việc đo lường và quản trị RRLS. Đo lường, quản trị RRLS là công việc tương đối khó và đòi hỏi những kỹ thuật khá phức tạp tuy
nhiên lại có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, vì vậy đòi hỏi phải có bộ phận chuyên trách thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay tại chi nhánh chưa thành lập bộ phận này.
+Hoạt động kiểm toán nội bộ còn nhiều hạn chế. Kiểm toán nội bộ được coi là phương tiện thông tin quan trọng cho chủ NH bởi mục tiêu chủ yếu của kiểm toán là chứng nhận rằng: các tài khoản hàng năm là đều đặn và chân thực và cho một hình ảnh trung thực về kết quả của những hoạt động trong năm tài khóa đã qua, cũng như tình hình tài chính và tổng thể tài sản ở cuối năm tài khóa đó. Tại chi nhánh hiện nay, việc thực hiện kiểm toán mới chỉ thực hiện được tại một phần của việc kiểm tra tính tuân thủ, còn việc kiểm tra, xác định tính chính xác của những con số hay tư vấn còn nhiều hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc đo lường và quản trị RRLS một cách chính xác.
-Hai là, cơ cấu TSC – TSN chưa hợp lý.
Nhìn vào bảng biểu diễn chênh lệch TSC – TSN nội tệ nhạy cảm lãi suất của chi nhánh trong thời gian qua, có thể thấy chi nhánh đã duy trì TSC nhạy cảm với lãi suất nhỏ hơn TSN nhạy cảm lãi suất. Do đó khi lãi suất nội tệ trên thị trường biến động theo xu hướng tăng, chi nhánh chịu tổn thất lớn.
-Ba là, chi nhánh chưa sử dụng các công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa RRLS.
Hiện nay, NHNN đã có văn bản quy định về việc thực hiện hoán đổi lãi suất với các NH khác và cho KH. Tuy nhiên, chi nhánh chưa triển khai nghiệp vụ trên, vì vậy mất đi một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế RRLS.
CHƯƠNG 3:
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN
VỊ XUYÊN-HÀ GIANG
3.1.Định hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng thời gian tới
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh
Để xây dựng được những định hướng, những chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao trong năm 2012 trước hết ta đánh giá những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh năm 2011 của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Vị Xuyên:
Bước vào năm 2011 ban giám đốc Chi nhánh đã xây dựng những mục tiêu phát triển cụ thể. Đồng thời triển khai, phổ biến kịp thời các nghị quyết của đảng.
Thường xuyên giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ viên chức.
Năm 2011 chi nhánh nhgân hàng No&PTNT Vị Xuyên đã hết sức coi trọng công tác huy động vốn, triển khai mọi biện pháp nhằm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Do đó dù gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả của việc huy động vốn đến hết ngày 31/12/2011 tăng so với năm 2010 là 24.791 triệu đồng và tăng so với kế hoạch là 3.777 triệu.
Về công tác tín dụng: tiếp tục thực hiện cho vay gói kích cầu và nghị định số 41 của thủ tướng chính phủ, đảm bảo cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện tốt chủ trương cho vay ưu đãi đối với khách hàng sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Tiếp thị sản phẩm mới của ngân hàng No&PTNT Việt Nam đến với khách hàng bằng nhiều hình thức. Phong cách giao dịch của các cán bộ công nhân viên nhẹ nhàng,
nhanh gọn, do vậy trong năm 2011 các khoản thu ngoài tín dụng của chi nhánh ngân hàng No&PTNT Vị Xuyên là 904 triệu đồng,đạt 133,9% kế hoạch (904/675)
Trong năm đơn vị đã tích cực đôn đốc thu dóc lãi đối với các khoản nợ. Thực hiện tiết kiệm triệt để trong chi tiêu. Chênh lệch thu chi năm 2011 đạt 8.304 triệu đồng.Quỹ tiền lương làm được là 3.202 triệu Hệ số tiền lương đạt 1.
Trên cơ sở những mặt đã làm được và chưa làm được trong năm 2011. Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Vị Xuyên đã xây dựng mục tiêu phát triển cho hoạt động kinh doanh năm 2012. Năm 2012 chi batnhánh ngân hàng No&PTNT Vị Xuyên xác định là năm vẫn còn nhiều khó khăn tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng do khủng hoảng kinh tế, tài chính của các nước trên thế giới. Do vậy định hướng phát triển chung trong năm tới như sau:
– Nguồn vốn: Huy động nguồn vốn tăng trưởng là 19% so với năm 2011. – Tăng trưởng dư nợ: Dư nợ tăng trưởng từ 16%-20% so với năm 2011, trong đó tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn chiếm 65%/tổng dư nợ.
– Tỷ lệ thu ngoài tín dụng: Tăng từ 30% trở lên so với năm 2011.
– Tỷ lệ nợ xấu nội bảng: (Từ nhóm 3-> nhóm 5) là dưới 2%/tổng dư nợ. – Thu nợ đã xử lý rủi ro tối thiểu là 19%/tổng dư nợ.
– Quỹ thu nhập: Quyết tâm phấn đấu kinh doanh có lãi và có quỹ thu nhập đủ để chi lương cho cán bộ viên chức trong đơn vị theo quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
– Giữ vững các phong trào thi đua kinh doanh phát triển bền vững, đảm bảo an toàn tài sản và con người.
– Tổ chức tiến hành tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 để đánh giá những việc đã làm được trong năm, kiểm điểm, phân tích kỹ những mặt còn hạn chế, chưa làm tốt để từ đó rút kinh nghiệm cho năm tới thực hiện tốt hơn, đồng thời triển khai nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm 2012.
– Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị triển khai giao khoán đến các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch thực hiện với phương châm làm được đến đâu hưởng đến đó.
* Các biện pháp triển khai thực hiện trong năm:
– Bám sát định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương của ngân hàng No&PTNT Việt Nam và chi nhánh ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến xã trong công tác cho vay, thu nợ, đôn đốc thu nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, xử lý bán tài sản để thu hồi nợ.
– Thực hiện đa dạng hóa các phương thức huy động nguồn vốn, các sản phẩm mới về huy động tiền gửi, dịch vụ...thực hiện tốt công tác tiếp thị quảng cáo, khuyến mại, huy động vốn tại gia đình để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân, chăm sóc tốt khách hàng, có quà khuyến mại cho khách hàng truyền thống và có số dư tiền gửi cao.
– Tích cực tìm kiếm khách hàng, tập trung đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các dự án, phương án có tính khả thi cao, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, hàng nông và lâm sản.
– Linh hoạt trong việc điều hành hoạt động kinh doanh như: Lãi suất, chính sách khách hàng, thi đua, cơ chế khoán đến người lao động.
– Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, gây khó khăn cho dân để lấy tiền của dân khi cho vay, cũng như phát hiện cán bộ ngân hàng, tổ trưởng tổ vay vốn xâm tiêu khi thu tiền lãi, thu nợ của hộ vay không nộp trả vào ngân hàng, làm giảm uy tín của đơn vị, của ngành.
– Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ trong đơn vị, phát huy tốt đạo đức nghề nghiệp và lối sống của người cán bộ ngân hàng No&PTNT Việt Nam, cùng nhau xây dựng thương hiệu ngân hàng No&PTNT Việt Nam ngày càng vững mạnh.
3.1.2.Định hướng quản lý rủi ro lãi suất
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã qua xảy ra cách đây 2 năm nhưng tác động của nó tới các nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Lạm phát tăng cao cuối năm 2011, khủng hoảng chính trị nổ ra… khiến cho hoạt động kinh doanh của các NH càng trở nên khó khăn.
Lạm phát tăng cao buộc NHNN phái tăng lãi suất cơ bản, lãi suất huy động của các NHTM cũng vì thế mà tăng theo. Để huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu cho vay, các NHTM lại bước vào cuộc chạy đua lãi suất, và trong cuộc chạy đua này NH nào chấp hành nghiêm chỉnh quy định của NHNN sẽ phải chịu thiệt. Thực tế cho thấy nguồn vốn đã chảy sang các NHTM cổ phần rất nhiều, gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh NH.
Hiện nay, RRLS là loại rủi ro còn khá mới mẻ đối với NH và mới mẻ trong nhận thức của các nhân viên NH. Trong những năm vừa qua, thực tiễn cho thấy NH đã chịu ảnh hưởng của RRLS lớn như thế nào. Trước tình hình đó, chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công dù chưa có một chính sách hay một chiến lược phòng ngừa RRLS cụ thể nào nhưng chi nhánh nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRLS nói riêng nên cũng định hướng trong khả năng của chi nhánh nhằm bảo vệ được mức thu nhập dự kiến mà chi nhánh đã đặt ra trong định hướng hoạt động chung của chi nhánh. Cụ thể :
• Hoàn thiện các quy chế quản lý rủi ro trong chi nhánh.
• Đầu tư cho hoạt động quản trị rủi ro nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động của chi nhánh bằng cách : Nâng cao chất lượng của chi nhánh về thông tin phòng ngừa rủi ro, xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro, áp dụng các phần mềm về quản lý rủi ro, thường xuyên lập và phân tích biến động lãi suất để từ đó đề xuất lên NHNo&PTNT Việt Nam điều chỉnh lãi suất hợp lý. Và trong quá trình đánh giá cần đưa ra nhiều phương án được tính toán khác nhau để có sự lựa chọn thích hợp.
3.2.Thách thức đặt ra đối với chi nhánh ngân hàng
3.2.1.Về cơ chế quản lý
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia tằng với sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.Các ngân hàng này có các điều hành,sắp xếp bộ máy để đạt hiệu quả hoạt động tối ưu.TRong khi đó,cơ cấu tổ chức của 1 số NHTM VN còn non kém,chưa có sự tách bạch rõ ràng nhiệm vụ,chức năng giữa các phòng ban ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Năng lực quản trị điều hành của các NHTM trong việc nhận diện đánh giá và kiểm soát rủi ro phát sinh còn chưa được cải thiện 1 cách thương xứng với tốc độ mở rộng quy mô hoạt động làm tăng rủi ri cho NH.Theo đánh giá của một số chuyên viên quốc tế,trình độ quản trị rủi ro của các ngân hàng VN hiện nay còn rất sơ khai,nhiều nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro còn chưa được áp dụng.Nhiều ngân hàng còn chưa coi trọng đúng mức việc quản trị vốn theo mức độ rủi ro,tỷ lệ an toàn vốn tính toán và duy trì để đáp ứng theo quy định của NHNN,hệ thống quản trị rủi ro còn yếu.
3.2.2 Về trình độ công nghệ và năng lực tài chính
Theo tính toán và kinh nghiện của các NH nước ngoài,CNTT có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động của NH,vì nó góp phần làm giảm thời gian và nhân lực phục vụ cho công việc.
Các NH nước ngoài có lợi thế rất lớn về trình độ công nghệ với hệ thống những chương trình ,phần mềm phục vụ cho việc dự báo và kiểm soát rủi ro.Trong khi đó,các NHTM Việt Nam trình độ công nghệ vẫn còn non kém nên việc cung cấp thong tín vụ cho việc dự báo rủi ro gặp nhiều khó khăn,làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước.
Ngoài ra,với thế mạng về hệ thống công nghệ thông tin,các ngân hàng nước ngoài sẽ phát triển mạnh trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm,dịch vụ phục vụ cho khách hàng 1 cách tiện lợi nhất. Qua đó,các ngân hàng nước ngoài có thể huy động được nguồn vốn với giá rẻ hơn,đây là lợi thế của họ trong việc phát triển tín dụng.
3.2.3 Về hiệu quả và chất lượng hoạt động
Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài là lĩnh vực dịch vụ ngân hàng
phát triển cao (dich vụ thanh toán,chuyển tiền,mobile banking,homebanking…) có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Trong khi đó,rất nhiều NHTM Việt Nam còn lạc hậu trong công nghệ,đội ngũ nhân viên còn non kém nên việc phục vụ khách hàng còn rườm rà,mất nhiều thời gian .
Các ngân hàng nước ngoài có cơ cấu đầu tư rõ ràng khá đồng đều trong tất cả các