RRLS dẫn đến tổn thất là một yếu tố khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của NH. Kể từ khi NHNN thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa lãi suất và quá trình hội nhập càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam, sự biến động lãi suất đã trở nên thường xuyên hơn gây cho các NH nhiều khó khăn trong kinh doanh do lãi suất là giá cả trong kinh doanh tiền tệ.
Về mặt lý thuyết có thể sử dụng các mô hình khác nhau để đo lường RRLS: mô hình kì hạn, mô hình định giá lại, mô hình thời lượng. Trong khóa luận này lựa chọn mô hình định giá lại để lượng hóa RRLS tại chi nhánh NHNo&PTNT Vị Xuyên bởi vì:
• Thứ nhất, RRLS tại chi nhánh được xác định chủ yếu trên cơ sở rủi ro thu nhập do hoạt động của chi nhánh hiện tại chủ yếu là các hoạt động truyền thống (huy động vốn, điều hòa vốn nội bộ, cho vay), cơ cấu tài sản của chi nhánh ít có những tài sản có giá trị biến động theo lãi suất thị trường do việc kinh doanh và nắm giữ các chứng khoán còn rất khiêm tốn.
thuyết và thực tiễn, trong khuôn khổ có hạn của khóa luận này, các giả định được đặt ra là:
- Chênh lệch giữa thời hạn danh nghĩa (thời hạn kí kết hợp đồng) của TSC và TSN của NH tại thời điểm tính toán bằng chênh lệch thời hạn thực tế (thời hạn còn lại trong thực tế) của những tài sản này. Giả định này được đưa ra xuất phát từ thực tế là khi thời gian qua đi, thời hạn thực tế của các khoản mục thuộc TSC và TSN của NH đều rút ngắn lại, chính vì vậy chênh lệch thời hạn danh nghĩa và chênh lệch thời hạn thực tế của TSC và TSN của chi nhánh khác nhau nhiều
- Toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần khi đến hạn, kể cả các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay trung dài hạn có lãi suất cố định. Mặc dù trên thực tế các khoản cho vay này thường được hoàn trả theo định kỳ và NH thường xuyên sử dụng số tiền thu hồi nợ từ những khoản cho vay này để thực hiện những khoản cho vay mới với lãi suất cho vay hiện hành