Phân loại tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang (Trang 43)

Cơ sở phân loại: Dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất (đối với TSC) và chi phí trả lãi (đối với TSN) khi lãi suất thay đổi.

Kì hạn định giá lại được lựa chọn là 1 năm

• Những khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 3, 6, 9, 12 tháng, các khoản vốn điều hòa. Đây là những khoản NH tái tài trợ trong vòng 1 năm, do đó chúng thuộc TSN nhạy cảm lãi suất (RSL)

• Các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm) sẽ được tái đầu tư trong năm; tất cả các khoản vay trung dài hạn được tính lãi suất thả nổi dược tái đầu tư trong năm. Vì vậy chúng thuộc TSC nhạy cảm lãi suất (RSA)

Do sự biến động của lãi suất nội tệ và ngoại tệ là không hoàn toàn giống nhau nên để đánh giá một cách chính xác mức độ rủi ro lãi suất của NH việc tính toán RRLS cần được tách riêng cho từng loại tài sản nội tệ và ngoại tệ

(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

RSA 115.048 152.455 167.155

Cho vay ngắn hạn 47.481 65.225 76.153

Cho vay trung, dài hạn 67.567 87.230 91.002 RSL 71.162 106.586 131.377 1-3 tháng 39.563 45.014 87.342 3-6 tháng 18.538 33.156 31.560 6-12 tháng 13.241 28.416 12.475

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Vị Xuyên, Hà Giang các năm 2009, 2010, 2011)

Chi nhánh không thực hiện cho vay ngoại tệ nên ta có bảng sau

Bảng 2.8– Giá trị TSC, TSN ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) nhạy cảm lãi suất

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 RSL 18.350 23.650 25.106 1-3 tháng 8.245 11.865 12.364 3-6 tháng 6.532 7.048 7.896 6-12 tháng 3.573 4.737 4.846

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Vị Xuyên, Hà Giang các năm 2009, 2010, 2011)

2.2.2.2.Công thức tính

Để xác định thiệt hại của NH khi lãi suất thị trường biến động chúng ta áp dụng mô hình định giá lại.

∆NII = (RSA – RSL) x ∆i

∆i là mức thay đổi lãi suất trung bình đối với TSC và TSN. Tuy nhiên trên thực tế điều này là không phù hợp vì lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay là khác nhau

nên tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình của TSC khác với tỷ lệ thay đổi lãi suât trung bình của TSN. Do vậy khi sử dụng mô hình định giá lại để lượng hóa rủi ro lãi suất của NH ta sử dụng công thức:

∆NII = RSA . ∆RA – RSL . ∆RL

Trong đó:

RSA, RSL là giá trị TSC, TSN nhạy cảm lãi suất

∆NII: mức thay đổi thu nhập ròng từ lãi khi lãi suất thay đổi

∆RA: tỷ lệ thay đỏi lãi suất trung bình đối với TSC nhạy cảm lãi suất ∆RL: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với TSN nhạy cảm lãi suất ∆RA, ∆RL được xác định theo công thức:

∆RA = RAck – RAđk = (DAi.RAi)ck – (DAi.RAi)đk

∆RL = RLck – RLđk = (DLj.RLj)ck – (DLj.RLj)đk

Trong đó:

RAck, RAđk: lãi suất trung bình của TSC nhạy cảm ở các thời điểm cuối kỳ, đầu kỳ. Rck, Rđk: lãi suất trung bình của TSN nhạy cảm ở các thời điểm cuối kỳ, đầu kỳ DAi: tỷ trọng TSC nhạy cảm lãi suất loại i trên tổng TSC nhạy cảm lãi suất DLj: tỷ trọng TSN nhạy cảm lãi suất loại i trên tổng TSN nhạy cảm lãi suất

2.2.2.3.Xác định mức lãi suất trung bình thay đổi qua các năm

• Lãi suất nội tệ

Thay số từ bảng 2.7 và lãi suất huy động vốn nội tệ qua các thời kỳ vào công thức

(2.8) ta có bảng sau:

Bảng 2.9 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ

(2.2)

(2.3) (2.4)

Lãi suất (%/năm) RL1đk (%/năm) RL1ck (%/năm) ΔRL1 (%/năm)

Năm 2009 16,27 17,17 0,9

Năm 2010 17,17 18,63 1,46

Năm 2011 18,63 20,02 1,39

(Nguồn: biểu lãi suất huy động của NHNo&PTNT Vị Xuyên năm 2009,2010,2011)

Với RL1đk, RL1ck là lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất ở đầu kỳ và cuối kỳ.

Thay số từ bảng 2.7 và lãi suất cho vay nội tệ qua các thời kỳ vào công thức (2.3)

ta có bảng sau:

Bảng 2.10 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng nội tệ Lãi suất (%/năm) RA1đk (%/năm) RA1ck (%/năm) ΔRA1 (%/năm)

Năm 2009 9,12 10,17 1,05

Năm 2010 10,17 11,7 1,53

Năm 2011 11,7 13,66 1,96

(Nguồn: biểu lãi suất huy động của NHNo&PTNT Vị Xuyên)

Với RA1đk, RA1ck là lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất ở đầu kỳ và cuối kỳ.

• Lãi suất ngoại tệ

Thay số từ bảng 2.8 và lãi suất huy động vốn nội tệ qua các thời kỳ vào công thức

(2.4) ta có bảng sau:

Bảng 2.11 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng ngoại tệ Lãi suất (%/năm) RL2đk (%/năm) RL2ck (%/năm) ΔRL2 (%/năm)

Năm 2009 3,64 2,63 -1,01

Năm 2010 2,63 4,42 1,79

Năm 2011 4,42 3,56 -0,86

(Nguồn: biểu lãi suất huy động của NHNo&PTNT Vị Xuyên)

Với RL2đk, RL2ck là lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất ở đầu kỳ và cuối kỳ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang (Trang 43)