Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang (Trang 51)

- Một là, lãi suất thị trường biến động bất thường

Lãi suất năm 2009

• Lãi suất VND

Ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các NH tăng nhẹ.. Các điều chỉnh tăng được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Ngày 12.3 các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất

mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi xuất 7,44%/năm, 7,524%/năm và 8,004%/năm.

Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động VND ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần. Ở khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của tháng 5, làn sóng tăng lãi suất huy động bằng VND tăng khá mạnh. Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các NH gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến 9,5%. Tiếp tục sau đó các NHTM đưa ra các mức lãi suất huy động cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8 lãi suất huy động vốn VND đã lên tới đỉnh là 10.3%. Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND với mức từ 0,1-0,3%/năm. Cụ thể lãi suất của các NH đã lên tới 9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Tháng 12/2009 mặt bằng lãi suất huy động tăng từ 0,8-1,4%/năm, phổ biến ở mức 10-10,49%/năm. Lãi suất cho vay tăng từ 1-1,5%/năm

• Lãi suất USD

Tháng 2 năm 2009, lãi suất huy động USD bình quân tại khối NHTMCP phổ biến là 2,21%/năm (kỳ hạn 3 tháng), 2,4%/năm (kỳ hạn 6 tháng) và 2,76%/năm (kỳ hạn 12 tháng). Tại khối NHTM Nhà nước, mức lãi suất huy động USD phổ biến từ 2,08%/năm đến 3,19%/năm. Đến đầu tháng 4, lãi suất huy động USD của các NHTM quốc doanh và cổ phần phổ biến chỉ từ 2% - 2,05% ở kỳ hạn 3 tháng, 2,23% - 2,34% kỳ hạn 6 tháng và 2,54% - 2,95% kỳ hạn 12 tháng. Đáng chú ý là lãi suất của khối cổ phần thấp hơn so với khối quốc doanh.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành NH 6 tháng cuối năm 2009, các NHTM nhà nước và NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã thống nhất giảm lãi suất ngoại tệ; trong đó, lãi suất huy động bằng USD không quá 1,5%/năm, lãi suất cho vay bằng

USD không quá 3%/năm và bắt đầu thực hiện từ 1/6/2009. Tiếp đó, từ ngày 8/6/2009, thông qua Hiệp hội NH Việt Nam, các NHTM cổ phần hội viên cũng đạt được thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay tối đa tương ứng là 1,5%/năm và 3%/năm. Cuối tháng 8, đầu tháng 9 các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động USD, mức lãi suất huy động phổ biến là trên 3%/năm. Lãi suất huy động tăng kéo theo lãi suất cho vay tăng. Sang tháng 11, lãi suất huy động USD từ 0,1-0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Lãi suất huy động và cho vay tăng từ 0,3- 1%/năm. Tháng 12 so với tháng 11 lãi suất huy động phổ biến ở mức 2,3-4,5%/năm, lãi suất cho vay tăng, phổ biến ở mức 5,5-8%/năm. Lãi suất cho vay thỏa thuận của các TCTD đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến ở mức 15 - 17%/năm.

Lãi suất năm 2010

- Lãi suất VND

Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Nếu như trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì bước sang tháng đầu tiên của Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận vì vậy đến tháng 7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực NH. Và như vậy là sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10.

Cho đến ngày 15/10/201, trên bình diện tốc độ huy động vốn đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2009 và trước nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất vay vốn ngày càng cao, dưới sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của NH, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%.

Lãi suất cho vay tuy đã có sự điều chỉnh giảm ở một số lĩnh vực, ngành nghề, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện hai điểm nóng là trong những tháng đầu năm (trước và sau khi thực hiện lãi suất thoả thuận theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng 14,5 – 18%).

- Lãi suất USD

Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ qua tất cả các tháng (tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,82 – 1,36% cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010).

Lãi suất năm 2011

-Lãi suất VND

Diễn biến thị trường tiền tệ năm 2011chịu tác động mạnh từ thực thi các chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng của NHNN để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống. Kết quả tổng phương tiện thanh toán tính đến ngày 30/8 tăng 9,16% so với cuối năm 2010, thấp hơn mức tăng 19,87% và 16,41% của cùng kỳ năm 2009 và 2010; tín dụng đến ngày 30/8 tăng 8,85% so với cuối năm 2010, thấp hơn mức tăng 16,9% của cùng kỳ năm 2010, bằng khoảng 50% tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến cả năm 2011 (khoảng 15-18%). Điều này phù hợp với mục tiêu kiểm soát kiềm chế lạm phát của Chính phủ đặt ra.

3 tháng đầu năm 2011, nhờ các biện pháp đồng bộ về huy động vốn, cho vay, lãi suất và tỷ giá… thị trường tín dụng và ngoại hối đã dần đi vào ổn định. Tính đến 10/3, tổng dư nợ tín dụng mới tăng 3,68% (so với mục tiêu dưới 20% của cả năm). Tổng

phương tiện thanh toán tăng 1,7%. Mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 16-17% xuống 13-14%.

Đến giữa năm 2011,Lãi suất cho vay VND bình quân tăng 3%/năm so với cuối năm 2010 Theo số liệu của SBV, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng

18,3%/năm, tăng 3%/năm so với cuối năm 2010; trong đó:

+Lãi suất cho vay của nhóm NHTM nhà nước khoảng 17,3%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16,6%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18,5%/năm),

+Lãi suất cho vay tại nhóm NHTM cổ phần 19,7%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 18,7%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm); chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động VND bình quân là 2,9%/năm. .

Trong tháng 9/2011. cả huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng đều giảm khá mạnh, ngược với diễn biến tăng khá cao trong hơn nửa đầu tháng 8/2011 so với tháng liềntrước.

Cụ thể, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 23/9/2011 tăng 9,82% so với cuối năm trước, tuy nhiên lại giảm 1,07% so với cuối tháng trước. Đây là mức giảm đáng chú ý trong khoảng thời gian đầu tiên hệ thống thực hiện chỉ thị tuân thủ nghiêm trần lãi suất huy động VND 14%/năm.

Cũng tính đến 23/9/2011, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,16% so với cuối năm trước, nhưng lại giảm 0,94% so với tháng trước; trong đó tín dụng bằng VND giảm 0,49%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm mạnh 2,27%.

Sang tháng 10 và tháng 11 năm 2011,So với cuối tháng 9/2011, lãi suất huy động và cho vay VND tương đối ổn định. Cụ thể như sau:

+Lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 3,6-6%/năm đối với không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 14%/năm đối với các kỳ hạn từ 01 tháng trở lên;

+Lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17- 19%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18-21%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20-25%/năm;

Lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức cao trong các ngày từ 11/10 đến 19/10/2011 (kỳ hạn qua đêm ở mức 16-17%/năm, 1-2 tuần ở mức 17-19%/năm, 1 tháng ở mức 20-22%/năm; cùng với các kỳ hạn ngắn, lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tăng đột biến trong ngày 17-18/10 ở mức 17,06%/năm và 20,73%/năm), chủ yếu do một số ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Từ chiều ngày 20/10, lãi suất trên thị trường này đã giảm trở lại sau khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời.lãi suất kỳ hạn qua đêm ở mức 13-14%/năm, 1 tuần ở mức 14,5-15%/So với cuối tháng 11/2011, lãi suất huy động và cho vay VND tiếp tục ổn định

+Lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 3-6%/năm đối với không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 14%/năm đối với các kỳ hạn từ 01 tháng trở lên;

-+Lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục hậu quả bão lụt giảm 0,5-1%/năm, hiện ở mức 14,5-17%/năm, thấp nhất 13,5%/năm; cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18- 20%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20-25%/năm;

Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng tương đối ổn định so với cuối tháng 11/2011,

hiện lãi suất qua đêm ở mức 13-14%/năm, kỳ hạn 1 tuần 15-16%/năm, 2 tuần khoảng 16-17%/năm, 1 tháng khoảng 17-17,5%/nămnăm

-Lãi suất USD

Điểm chú ý ở đây là sau chuỗi tăng rất mạnh thời gian qua, tín dụng ngoại tệ đã có dấu hiệu hạ nhiệt rõ rệt khi Ngân hàng Nhà nước liên tiếp có các giải pháp “siết” mạnh như hai lần tăng tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ, áp cơ chế cho vay ngoại tệ mới…

+Lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 2,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế;

+ Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn, 7,5- 8%/năm đối với trung và dài hạn.

- Hai là, sự không tôn trọng kỳ hạn của khách hàng

Đối với các khoản tiền gửi, khi lãi suất tăng cao KH ồ ạt đến rút trước hạn các khoản tiền gửi có kỳ hạn để gửi lại vào các khoản tiền gửi mới với lãi suất cao hơn.

Sự không tôn trọng kỳ hạn của KH còn ở việc các KH không chịu trả nợ đúng hạn, NH phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ. Khi lãi suất tăng quá cao, nhiều doanh nghiệp thấy rằng nếu không trả nợ phải chịu lãi suất phạt 150% lãi suất nợ trong hạn cũng còn rẻ hơn việc vay mới nên một số doanh nghiệp đã trì hoãn việc trả nợ.

Những điều trên gây khó khăn cho chi nhánh trong việc lập kế hoạch cũng như cân đối nguồn vốn.

- Ba là, chưa có quy định trong các văn bản pháp lí về việc đo lường và quản trị RRLS tại các NHTM

Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động NH chưa có văn bản nào quy định về việc quản trị, đo lường RRLS tại các NHTM, kể cả trong quy chế giám sát của Thanh tra nhà nước. Một khi cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thêt nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản trị RRLS.

Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phái sinh cũng chưa được hoàn thiện. Hiện tại, NHNN mới chỉ ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ, đối với nghiệp vụ phái sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất, chưa có văn bản pháp lý nào được ban hành để quy định hướng dẫn các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất khác. Đối với các giao dịch phái sinh về chứng khoán như giao dịch kỳ hạn, quyền chọn cổ phiếu trái phiếu cũng chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.

- Bốn là, thị trường tài chính - tiền tệ chưa phát triển

Thị trường tài chính – tiền tệ ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về khối lượng giao dịch.

Bên cạnh đó thị trường tiền tệ còn cung cấp những thông tin quan trọng về mức lãi suất ngắn hạn để có thể hình thành được đường cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trường cũng như việc định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh. Như vậy, chính sự phát triển yếu kém của thị trường tài chính – tiền tệ đã gây ra khó khăn cho chi nhánh trong việc sử dụng các công cụ phòng ngừa RRLS.

- Năm là, kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống RRLS còn thấp

Đối với các KH có nhu cầu đảm bảo có nguồn vốn ổn định và dài hạn cho hoạt động, có thể hoán đổi các giao dịch vốn ngắn hạn với các NH thành một nguồn vốn ổn định và dài hạn với lãi suất cố định. Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được vấn đề này. Những hiểu biết về các kỹ thuật phòng chống RRLS, rủi ro hối đoái bằng các giao dịch phái sinh lại càng xa lạ. Chính vì vậy các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Xuyên-Hà Giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w