1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng số 1 (vinaconex 1)

107 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Tuy nhiên có thể hiểu cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng như sau: Hiểu theo nghĩa hẹp: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp là quá trình các doanh nghiệp xây dựng đưa

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐHDL PHƯƠNG ĐÔNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được bảo vệmột học vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thôngtin trích dẫn trong luận văn này đều đã được trân trọng chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn

Phùng Thị Thoi

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được rấtnhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS TS Nguyễn Đình Phan,

người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiệnnghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Kinh tế - Quảntrị kinh doanh, Trường Đại học Phương Đông đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trìnhhọc tập và thực hiện luận văn của mình

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ công nhân viênđang công tác tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 (Vinaconex-1), đã giúp đỡ

và tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong quá trìnhnghiên cứu thực hiện luận văn

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi hoànthành chương trình học tập và thực hiện Luận văn này

Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn

Phùng Thị Thoi

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 6

1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu 6

1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng 6

1.1.2 Vai trò của đấu thầu 8

1.2 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng 9

1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và cạnh tranh đấu thầu 9

1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 16

1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng 17

1.3.1 Kinh nghiệm và năng lực thi công 17

1.3.2 Năng lực cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ 19

1.3.3 Năng lực tài chính 20

1.3.4 Giá bỏ thầu 21

1.3.5 Chất lượng hồ sơ dự thầu 23

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp 24

1.4.1 Các nhân tố nội bộ của doanh nghiệp 24

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp 28

1.5 Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU

XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (VINACONEX-1) 33

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) 33

2.1.1 Thông tin chung về Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) 33

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 33 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần xây

Trang 5

dựng số 1 (Vinaconex-1) 35

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) .37

2.1.4 Đánh giá chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) 40

2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) 42

2.2.1 Các nhân tố bên trong 43

2.2.2 Các nhân tố bên ngoài 56

2.3 Tình hình thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu năng lực cạnh tranh đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) 61

2.3.1 Tình hình đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng số 1 61

2.3.2 Về kinh nghiệm, năng lực thi công 63

2.3.3 Về chất lượng, kỹ thuật - công nghệ xây dựng công trình 64

2.2.4 Về tiến độ thi công 65

2.4 Đánh giá chung 66

2.4.1 Ưu điểm 66

2.4.2 Hạn chế 68

2.4.3 Nguyên nhân tồn tại 69

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH Đ ẤU THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (VINACONEX-1) 71

3.1 Xu hướng phát triển hiện nay của ngành xây dựng 71

3.2 Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) 73

3.2.1.Định hướng phát triển 73

3.2.2 Các mục tiêu chính 74

3.3 Đ ề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây

dựng tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) 75

Trang 6

3.3.1 Nâng cao năng lực tài chính 75

3.3.2 Nâng cao năng lực máy móc thiết bị 78

3.3.3 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu dài hạn 83

3.3.4 Áp dụng sơ đồ mạng lưới PERT trong lập tiến độ thi công nhằm rút ngắn thời gian thi công 86

3.3.5 Tăng cường công tác quản lý chất lượng đồng bộ theo quá trình kể từ khi bắt đầu thi công đến khi nghiệm thu bàn giao 90

3.3.6 Nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu 93

3.3.7 Hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh, xây dựng các phương án lựa chọn giá thầu hợp lý 95

3.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh đấu

thầu xây dựng cơ bản 97

3.4.1 Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho nhà thầu 97

3.4.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng 98

3.4.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu 100

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Năng lực và kinh nghiệm của các Nhà thầu 18Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của

Bảng 2.2 Một số máy móc thiết bị thi công chủ yếu của Công ty cổ phần

Bảng 2.3 So sánh số lượng máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây

Bảng 2.4 Năng lực cán bộ CNV trong Công ty tính đến ngày 31/12/2015 47Bảng 2.5 Số lượng công nhân kỹ thuật theo nghề của Công ty 49Bảng 2.6 So sánh số lượng nhân lực theo trình độ của các công ty tính đến

Bảng 2.7 So sánh năng lực tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 1

Bảng 2.8 Kết quả thầu của Công ty năm 2013 - 2015 62Bảng 2.9 Đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng 65Bảng 2.10 Tiến độ thi công các công trình xây dựng 66

Sơ đồ 1.1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 12

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng số 1

(Vinaconex - 1)

38

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế mở với nhiều thành phần kinh

tế cùng hoạt động Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ViệtNam đang đứng trước cơ hội cũng như những thách thức rất to lớn Cơ hội là thịtrường được mở rộng, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với công nghệ của nước ngoài.Tuy nhiên thách thức đối với các doanh nghiệp là sự cạnh tranh hết sức gay gắt khôngnhững giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn với các doanh nghiệp nướcngoài Sự thay đổi cơ chế đã làm cho không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, lúng túngtrong sản xuất và kinh doanh Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp đã tìm đượcnhững hướng đi đúng đắn, kịp thời đề ra những giải pháp thích hợp nhằm tháo gỡ khókhăn, tạo lập và phát huy thế mạnh của mình Nhờ đó đã đạt được hiệu quả kinhdoanh cao, đứng vững và không ngừng phát triển

Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực công nghiệp đặc thù Khác với các lĩnh vựckhác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua hình thứcđấu thầu do các chủ đầu tư tổ chức Trên thế giới hình thức đấu thầu xây dựng đã được

áp dụng từ lâu, ở nước ta, từ khi nhà nước ban hành "Qui chế đấu thầu", thì đấu thầu xâydựng mới thực sự trở thành một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các doanhnghiệp xây dựng

Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao Chính

vì vậy mà vai trò của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn, mỗi năm có rấtnhiều dự án xây dựng có qui mô lớn, sử dựng vốn ngân sách hoặc vốn vay của các tổchức tín dụng trong và ngoài nước đòi hỏi phải tổ chức đấu thầu xây dựng trên cơ sởcạnh tranh Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình được bắt đầu từ việc tìmkiếm thu thập thông tin, đưa ra các giải pháp tham gia đấu thầu, ký kết, thực hiện hợpđồng cho tới khi hoàn thành dự án, bàn giao, đưa vào sử dụng và bảo hành công trìnhtheo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư Theo đó bất kì một doanh nghiệp nào tham gia vàolĩnh vực xây dựng nếu không tiếp cận kịp với guồng quay của nó thì tất yếu sẽ bị đánhbật ra khỏi thị trường xây dựng Chính vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranhtrong đấu thầu xây dựng luôn giành được sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệpxây dựng

Trang 10

Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) là đơn vị trực thuộc Tổng công tyxuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), có chức năng chính là xây dựng cáccông trình giao thông, dân dụng, thủy lợi và thủy điện Trong những năm vừa qua, Công

ty đã có những nỗ lực trên nhiều mặt nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển sảnxuất và đã giành được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, hoàn thành nhiệm vụđược giao, trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng mạnh trên địa bànthành phố Hà Nội Tuy nhiên, cũng như mọi doanh nghiệp xây dựng khác, công ty cũngphải chịu sức ép cạnh tranh ghê gớm từ các đối thủ cạnh tranh khác đến từ trong nướccũng như ngoài nước Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định,đặc biệt là trong lĩnh vực cạnh tranh đấu thầu xây dựng, đó là, những khó khăn về tàichính, khoa học công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm đấu thầu , đây là một trở ngại lớn,

có ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty

Trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây dựngtrong nước, sự xuất hiện của những công ty xây dựng lớn của nước ngoài, sự phát triểncủa khoa học công nghệ xây dựng cho thấy rằng cạnh tranh đấu thầu xây dựng giữacác doanh nghiệp xây dựng diễn ra rất gay gắt Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnhtranh đấu thầu có một vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sựthành công và phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nói chung và của Công cổ phầnxây dựng số 1 (Vinaconex-1)

Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1)"

làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của luận văn là:

- Nghiên cứu hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lựccạnh tranh đấu thầu xây dựng

- Vận dụng những lý luận cơ bản đã được hệ thống ở trên để đi sâu phân tíchthực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1(Vinaconex-1), từ đó khẳng định những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất hướng giảiquyết cho công ty

Trang 11

- Từ kết quả phân tích luận văn sẽ nêu lên những phương hướng và giải pháp cơbản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thấu cho Công ty cổ phần xây dựng số 1(Vinaconex-1).

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu n ă n g l ự c cạnh tranh đấu thầu xây dựng tại Công ty cổphần xây dựng số 1 (Vinaconex-1)

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lực cạnhtranh tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) giới hạn trong phạm vi đấu thầuxây dựng

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động đấu thầu từ năm 2013 đếnnay và định hướng phát triển của công ty trong thời gian 2016 - 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích và ý nghĩa nói trên, phương pháp nghiên cứu của luậnvăn là vận dụng một cách tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản định tính vàđịnh lượng bao gồm:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Luận văn có sự phân tíchcác tư liệu, tài liệu ghi chép lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xâydựng số 1 (Vinaconex-1) cũng như các công tác quản lý các nguồn lực của Công ty đãđược thực hiện trong những năm qua, đặc biệt là ba năm gần đây để phân tích, nghiêncứu và so sánh, đúc rút bài học kinh nghiệm Luận văn cũng xem xét chủ đề nghiêncứu trong một mối tương quan logic, biện chứng với các vấn đề khác làm cho luậnvăn có tính ứng dụng cao hơn

- Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích tổng hợp và so sánh; lấy ý kiếnchuyên gia, nhằm mô tả, phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu củaCông ty cổ phần xây dựng số 1 đảm bảo tính chính xác và trung thực của các tài liệu đãthu thập được đưa vào sử dụng

5 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Trang 12

1 NCS Phạm Phú Cường, Bài báo cáo nghiên cứu “Giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp xây dựng giao thông” Trường ĐHGiao thông Vận tải

2 Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Thịnh”

Tác giả: Phan Hoài Chung

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng, Trường ĐH Thủy Lợi

Người hướng dẫn: TS Phạm Phú Cường

3 Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng củaCông ty xây dựng công trình 545” - Năm 2006

Tác giả: Ngô Tấn Hưng

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Đà Nẵng

Người hướng dẫn: TS Lâm Chí Dũng

4 Luận văn thạc sĩ: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ởCông ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng - xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng” -Năm 2014

Tác giả: Phan Thanh Đà Hải

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Duy Tân

5 Luận văn thạc sĩ: “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng ởCông ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến Tre” - Năm 2011

Tác giả: Phan Thanh Đà Hải

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế HCM

6 Trần Sửu, “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu

hóa”, ( 2006), NXB Lao động.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận luận văn chia làm 3 chương sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng tại Công ty

cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1)

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây

Trang 13

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn trình bày một cách hệ thống những lý luận cơ bản về đấu thầu, nănglực canh tranh đấu thầu và những biện pháp nâng cao năng lực canh tranh đấu thầu trongxây dựng

Từ hệ thống lý luận cơ bản trên, luận văn đã tìm hiểu và áp dụng những lý luận

cơ bản đó vào Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) Qua đó góp phần nângcao năng lực cạnh tranh thắng thầu và sự phát triển của Tổng Công ty

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT

SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu

1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng

1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mờithầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu

"Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp củachủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu

"Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu Trongtrường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân Nhà thầu là nhà xâydựng trong đấu thầu xây dựng; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà

tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tácđầu tư Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt độnghợp pháp tại Việt Nam

1.1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng

Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu có năng lực thực hiệnnhững công việc có liên quan tới quá trình tư vấn, xây dựng, mua sắm thiết bị và lắpđặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh

tế, các yêu cầu kỹ thuật của dự án

Đấu thầu xây dựng là phương thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi đối với hầuhết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng

Đối với bất kỳ một cuộc chơi nào thì đều phải có những nguyên tắc riêng màngười chơi phải tuân thủ Đấu thầu cũng là một cuộc chơi vì vậy nó cũng cần nhữngnguyên tắc nhất định mà những người tham gia cần tuân thủ để đạt hiệu quả cao Nhữngnguyên tắc này chi phối cả bên mời thầu và bên dự thầu

Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc này thể hiện quyền bình đẳng như nhau của

các bên tham gia đấu thầu Mọi nhà thầu được mời đấu thầu đều có quyền bình đẳng như

Trang 15

kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi mở thầu Các hồ sơđấu thầu phải được hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất đánh giá một cáchcông bằng theo cùng một chuẩn mực Việc tuân thủ nguyên tắc này giúp cho chủ đầu tưchọn được nhà thầu thỏa mãn một cách tốt nhất yêu cầu của mình.

Nguyên tắc bí mật: Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư phải giữ bí mật mức giá dự

kiến của mình, các ý kiến trao đổi của các nhà thầu đối với chủ đầu tư trong quá trìnhchuẩn bị hồ sơ dự thầu và giữ kín thông tin về các hồ sơ dự thầu của các nhà thầu Các hồ

sơ dự thầu phải được nhà thầu niêm phong trước khi đóng thầu Đến giờ mở thầu, trước

sự chứng kiến của hội đồng mở thầu hồ sơ dự thầu mới được bóc niêm phong Mục đíchcủa nguyên tắc này là sẽ nhằm tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp giá thầuthấp hơn giá dự kiến hay gây thiệt hại cho một bên dự thầu nào đó do thông tin bị tiết lộtới một bên khác, đảm bảo được tính công bằng trong đấu thầu xây dựng

Nguyên tắc công khai: Nguyên tắc này là một trong những yêu cầu bắt buộc trừ

những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia, còn lại đều phải đảm bảo công khai cácthông tin cần thiết trong cả giai đoạn mời thầu và mở thầu Mục đích của nguyên tắc này

là nhằm thực hiện nguyên tắc công bằng và thu hút được nhiều nhà thầu hơn vào sân chơiđấu thầu và nâng cao chất lượng của công tác đấu thầu

Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ: Nguyên tắc này đòi hỏi cả chủ đầu tư và

các bên dự thầu phải có đủ năng lực cả về kinh tế, kỹ thuật để thực hiện những điều camkết khi đấu thầu Nó sẽ tránh làm thiệt hại cũng như làm mất đi tính hiệu quả của côngtác đấu thầu, gây tổn thất cho Nhà nước

Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý: Các bên tham gia đấu thầu phải tuân thủ nghiêm

các quy định của Nhà nước về nội dung, trình tự đấu thầu và các cam kết đã được ghi nhậntrong hợp đồng giao nhận thầu Nếu không đảm bảo nguyên tắc này cơ quan đầu tư và cơquan quản lý đầu tư có quyền kiến nghị hủy bỏ kết quả đấu thầu

1.1.2 Vai trò của đấu thầu

Đấu thầu không phải là một thủ tục mang tính hình thức mà trên thực tế là mộtquy trình tổ chức sản xuất và kinh doanh phổ biến trong xây dựng cơ bản Đấu thầu làmột “mắt xích” quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, giảm lãng phí, thất thoát, tiêucực đối với các dự án đầu tư xây dựng Hiệu quả của hình thức này đã được thực tế khẳngđịnh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới Đầu thầu có ý nghĩa quan

Trang 16

trọng với không chỉ các chủ thể tham gia đấu thầu mà còn mang lại nhiều lợi ích cho nềnkinh tế quốc dân.

1.1.2.1 Đối với chủ đầu tư

Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ tìm được nhà thầu có khả năng đáp ứng caonhất các yêu cầu đề ra của dự án Bởi vì trong đấu thầu diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữacác nhà thầu, chủ đầu tư chỉ lựa chọn nhà thầu nào đáp ứng được yêu cầu, có giá thànhhợp lý, đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình

Với hình thức đấu thầu, hiệu quả quản lý vốn đầu tư được tăng cường, tình trạngthất thoát lãng phí vốn đầu tư ở mỗi khâu của quá trình thực hiện dự án sẽ được khắcphục và giảm nhiều

Đấu thầu giúp chủ đầu tư giải quyết tình trạng phụ thuộc vào một nhà thầu duynhất

Đấu thầu xây dựng tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các nhàthầu xây dựng

Đấu thầu giúp nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ kinh tế và kỹ thuậtcủa chính các chủ đầu tư

1.1.2.2 Đối với các nhà thầu

Đấu thầu sẽ phát huy được tính chủ động, năng động trong việc tìm kiếm các cơhội tham gia dự thầu và ký kết hợp đồng (khi trúng thầu), tạo công ăn việc làm cho ngườilao động, phát triển sản xuất Công việc này đòi hỏi các nhà thầu sẽ phải tích cực tìmkiếm các thông tin liên quan đến các dự án, các thông tin về đối thủ cạnh tranh, gây dựngmối quan hệ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tìm cách tăng cường uy tín củamình

Đấu thầu đòi hỏi các nhà thầu phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặtnhư: Tổ chức quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị,

mở rộng mạng lưới thông tin…Nhờ vậy nhà thầu nâng cao năng lực của mình trong đấuthầu

Thông qua đấu thầu, nhà thầu sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cạnh tranh, tiếpthu được những kiến thức về khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại, có điều kiện đểkhẳng định mình ở hiện tại và trong tương lai, có cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong

Trang 17

Qua đấu thầu giúp nhà thầu nâng cao hiệu quả kinh tế để đảm bảo lợi nhuận khigiá bỏ thầu thấp.

1.1.2.3 Đối với Nhà nước

Thông qua đấu thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ

sở khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự của các nhà thầu Hoạt động đấu thầunâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Đấu thầu dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhàthầu trên mọi lĩnh vực (tài chính, kỹ thuật, quản lý…) sẽ thúc đẩy các đơn vị dự thầu phảinâng cao trình độ, hiệu quả về mọi mặt Nhờ đấu thầu, hiệu quả của các dự án được nângcao, tiết kiệm được Ngân sách Nhà nước

Đầu thầu góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước về đầu tư vàxây dựng, hạn chế và loại trừ tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và các hiện tượngtiêu cực khác trong xây dựng cơ bản

1.2 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng

1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và cạnh tranh đấu thầu

1.2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Có thể hiểu đơn giản cạnh tranh là sự ganh đua giữa hai hoặc một nhóm người mà sựnâng cao vị thế của một người sẽ làm giảm vị thế của những người còn lại

Trong kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu là “sự ganh đua giữa cácdoanh nghiệp trong việc giành một yếu tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vịthế của mình trên thị trường” Người ta có thể hình dung điều kiện để có thể xuất hiệncạnh tranh trong nền kinh tế là : Tồn tại một thị trường với tối thiểu hai thành viên làmbên cung hoặc bên cầu và mức độ đạt mục tiêu của thành viên này sẽ ảnh hưởng đến mức

độ đạt mục tiêu của thành viên khác Cạnh tranh có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệpnày và thiệt hại cho doanh nghiệp khác, song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnhtranh luôn có các tác động tích cực Nó thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nỗ lựcgiảm chi phí cá biệt, tiến tới giảm chi phí xã hội để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ cógiá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn Nó giúp cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn vàđược quyền đặt ra các điều kiện ngày càng cao về sản phẩm, dịch vụ và thái độ phục vụcủa doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh là thải loại những thành viênkém, duy trì và phát triển những thành viên tốt Thông qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá

Trang 18

trình phát triển toàn xã hội Như vậy, cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản củamỗi doanh nghiệp Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế của doanh nghiệp.

1.2.1.2 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Hiện nay mặc dù có rất nhiều tài liệu, sách báo cũng như các văn bản pháp quy vềquản lý đầu tư xây dựng đã thừa nhận sự cạnh tranh trong đầu thầu xây dựng nhưng lạichưa có một khái niệm cụ thể về cạnh tranh trong đầu thầu cũng như trong đấu thầu xâydựng nói riêng Tuy nhiên có thể hiểu cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng như sau:

Hiểu theo nghĩa hẹp: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp là

quá trình các doanh nghiệp xây dựng đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, tài chính, tiến độthi công và bỏ giá thầu thỏa mãn một cách tối ưu nhất với yêu cầu của bên mời thầunhằm đảm bảo thắng thầu xây dựng công trình

Quan niệm này cho thấy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng trong đấuthầu xây dựng chính là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích chiến thắngtrong các cuộc đấu thầu Sự ganh đua này bằng các biện pháp khác nhau nhằm thỏa mãnyêu cầu của chủ đầu tư về kỹ thuật, tiến độ, biện pháp thi công, tài chính, chất lượng côngtrình cũng như các yêu cầu khác và giá bỏ thầu hợp lý nhất để chiến thắng các nhà thầukhác trong đấu thầu Tuy nhiên khái niệm này chỉ bó hẹp cạnh tranh trong một công trìnhnhất định mà chưa chỉ ra được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này trong suốt quátrình sản xuất và kinh doanh tham gia nhiều công trình khác nhau và đối thủ cạnh tranh ởmỗi cuộc đấu thầu có thể khác nhau Việc xác định nhiều chiến lược cạnh tranh của mỗidoanh nghiệp sẽ khó khăn hơn Do vậy ta có thể hiểu cạnh tranh theo một nghĩa rộnghơn

Hiểu theo nghĩa rộng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sự đấu tranh gay gắt

và quyết liệt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa racác giải pháp tham gia đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn thànhcông trình bàn giao theo yêu cầu của chủ đầu tư Như vậy cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng là một quá trình diễn ra liên tục không ngừng, mục đích của cạnh tranh và kết quảcủa cạnh tranh là thắng thầu, được chọn thi công công trình Các doanh nghiệp luôn tìmkiếm thông tin về các chủ đầu tư, về các nhà thầu khác, về tình hình tài chính, giá cả, vềtình hình phát triển khoa học công nghệ để đưa ra các chiến lược cạnh tranh đúng đắn

Trang 19

thông tin sớm nhất thì sẽ chủ động đưa ra giải pháp phù hợp nhất, sẽ nâng cao được khảnăng trúng thầu Vấn đề quan hệ giữa doanh nghiệp với chủ đầu tư và các mối quan hệkhác sẽ tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bởi nó sẽ tạo ra

“những con đường tắt” nhưng chắc chắn để đi đến thắng thầu

Theo cách hiểu này, một loạt vấn đề mà nhà thầu phải quan tâm giải quyết: từkhâu tìm kiếm thông tin, đấu thầu, thi công và bàn giao công trình Các giai đoạn nàykhông diễn ra tuần tự mà xen kẽ nhau Bởi cùng một lúc doanh nghiệp có thể tham gianhiều cuộc đấu thầu Do vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch, chiến lược, giải pháp thựchiện các công việc đó Ta có thể dùng sơ đồ sau để diễn tả quá trình cạnh tranh trong đấuthầu xây dựng

Trang 20

Sơ đồ 1.1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

(N guồn: Tác giả tổng hợp)

Khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực (bên trong) vàngười ta nghĩ ngay đến các năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ, marketing, tổ chứcquản lý và đội ngũ lao động của doanh nghiệp Có nội lực là điều kiện cần, còn điều kiện đủ

là doanh nghiệp phải biết sử dụng, phát huy tất cả các nội lực đó để phục vụ cho các cuộccạnh tranh khác nhau tạo ra lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác Như vậy, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực và việc sử dụng các năng lực để tạo ralợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh khác nhằm thỏa mãn đến mức tối đa cácđòi hỏi của thị trường

Trong xây dựng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu không chỉ là lợi thế về sảnphẩm (chất lượng, giá cả) mà còn có các lợi thế về nguồn lực để đảm bảo sản xuất ra sảnphẩm đó (tài chính, công nghệ, nhân lực) Để tồn tại và phát triển bền vững phải khôngngừng nâng cao nội lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra ưu thế về mọi mặt như chất lượngcông trình, tiến độ, biện pháp thi công, giá cả….so với đối thủ Trước yêu cầu ngày càngcao và đa dạng của khách hàng, nếu doanh nghiệp không vươn lên đáp ứng được thì sựthất bại trong cạnh tranh là điều khó tránh khỏi Cạnh tranh trong đấu thầu là việc cácdoanh nghiệp sử dụng toàn bộ năng lực có thể và cần phải huy động của mình để giànhlấy phần thắng, phần hơn cho doanh nghiệp trước các đối thủ cùng dự thầu

1.2.1.3 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Trang 21

Qua việc phân tích lý thuyết về quá trình đấu thầu và thực tế khi tham gia dự thầucủa các nhà thầu, chúng ta nhận thấy trong đấu thầu xây lắp các nhà thầu thường sử dụngnhững công cụ cạnh tranh sau:

Cạnh tranh bằng giá dự thầu

Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu haykhông Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có khảnăng trúng thầu cao đồng thời cũng bảo đảm được hiệu quả sản xuất và kinh doanh củadoanh nghiệp

Giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tố như trình độ tổ chức, quản lý củadoanh nghiệp, kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, năng lực tài chínhcủa doanh nghiệp, Việc xác định giá để đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặtbằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các

hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất Vì vậy, đểgiá bỏ thầu có ưu thế cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách giá linh hoạtdựa trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô,đặc điểm, địa điểm của dự án, các phong tục tập quán của địa phương có dự án thicông,

Thông thường thì việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấu thầucủa nhà thầu như: tìm kiếm lợi nhuận, tạo công ăn việc làm hay mở cửa thị trường mới.Tuỳ theo những mục tiêu cụ thể mà nhà thầu xây dựng những mức giá phù hợp để đạtđược mục tiêu

Cạnh tranh bằng chất lượng công trình

Chất lượng sản phẩm là khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, một sảnphẩm hay công trình được coi là tốt khi nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng

Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và khôngngừng nâng cao chất lượng công trình, đây là điều kiện không thể thiếu được nếu doanhnghiệp xây dựng muốn giành chiến thắng trong cạnh tranh đấu thầu Trong lĩnh vực xâydựng, chất lượng công trình là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Việc nâng cao chấtlượng công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó được thể hiện trên các mặt:

Nếu chất lượng công trình tốt sẽ góp phần tăng uy tín, thương hiệu của doanhnghiệp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường

Trang 22

Khi chất lượng công trình được nâng cao thì hiệu quả sản xuất kinh và doanh tăng,doanh thu, lợi nhuận tăng theo, đời sống của công nhân viên được nâng lên, kích thíchmọi người làm việc nhiều hơn.

Khi cạnh tranh bằng phương thức này, các nhà thầu cạnh tranh với nhau không chỉbằng chất lượng cam kết trong công trình đang tổ chức đấu thầu mà còn cạnh tranh thôngqua chất lượng các công trình khác đã xây và đang xây dựng Trên thực tế cho thấy hậuquả của công trình xây dựng kém chất lượng để lại thường là rất nghiêm trọng, gây thiệthại không chỉ là tiền bạc mà còn cả yếu tố con người Hiện nay Nhà nước đã ban hànhnhiều văn bản quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, do đó các chủ đầu tư ngày càngxem trọng chất lượng công trình và nó được xem là một trong những công cụ mạnh trongđấu thầu xây dựng

Cạnh tranh bằng tiến độ thi công

Tiến độ thi công là bảng kế hoạch tổng hợp việc thực hiện các bước công việctrong công tác thi công công trình của nhà thầu Tiến độ thi công thể hiện những cam kếtcủa doanh nghiệp về các mặt chất lượng, an toàn lao động, thời hạn bàn giao công trình.Bảng tiến độ thi công giúp chủ đầu tư đánh giá được năng lực của nhà thầu trên các mặtnhư trình độ quản lý, kỹ thuật thi công, năng lực máy móc thiết bị, nhân lực

Nếu như trước đây khi xem xét, đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong các cuộc đấuthầu chủ đầu tư thường chọn nhà thầu bỏ giá thấp, giá càng thấp thì khả năng trúng thầucàng cao mà không chú trọng đến các mặt khác và hậu quả là nhiều công trình kéo dàitiến độ thi công, chất lượng thấp kém ảnh hưởng nghiệm trọng đến mọi mặt đời sốngkinh tế và xã hội Vì vậy hiện nay khi xem xét, chấm thầu thì chủ đầu tư chú trọng nhiềuhơn đến chất lượng, tiến độ Giá bỏ thầu tuy vẫn là yếu tố quan trọng nhưng không cònyếu tố quyết định đến khả năng trúng thầu

Cạnh tranh bằng năng lực tài chính

Năng lực tài chính có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầuxây dựng của doanh nghiệp Năng lực tài chính thể hiện ở qui mô nguồn vốn tự có,khả năng huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất và kinh doanh và có cơcấu hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động

Năng lực về tài chính mạnh tác dụng tích cực đến quá trình đấu thầu Trước

Trang 23

đồng vốn được giao Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yếu tố quyết định đếnkhả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài cho quá trình kinh doanh của doanhnghiệp.

Hiện nay các chủ đầu tư trước khi ra quyết định còn xem xét đến khả năng ứngvốn thi công và khả năng huy động vốn của nhà thầu Thực tế vừa qua cho thấy trong rấtnhiều dự án, các nhà thầu đã trúng thầu nhờ có năng lực tài chính tốt và lành mạnh

Cạnh tranh bằng máy móc thiết bị, công nghệ thi công

Đối với doanh nghiệp xây dựng, máy móc thiết bị được xem là bộ phận chủ yếu vàquan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp Nó là thước đo trình độ kỹ thuật,

là thể hiện năng lực hiện có đồng thời là nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp trong đấu thầu Trong quá trình chấm thầu năng lực về máy mócthiết bị được chủ đầu tư xem xét rất kỹ, bởi vì nó có tác động rất lớn đến chất lượng vàtiến độ thi công Khi đánh giá năng lực về máy móc thiết bị và công nghệ chủ đầu tưthường đánh giá các mặt sau:

Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ, biểu hiện ở các thông số như tên nhà sảnxuất, nước sản xuất, năm sản xuất, model, công suất, giá trị còn lại của thiết bị

Tình trạng đồng bộ của thiết bị, công nghệ, vì nếu thiết bị đồng bộ sẽ đảm bảo sựphù hợp gữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng, độ phức tạpcủa sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra

Tính hiệu quả: Thể hiện qua việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tác động như thế nàođến hiệu quả sản xuất kinh và doanh và khả năng huy động và phát huy tối đa nguồn lực vềmáy móc thiết bị sẵn có phục vụ cho mục đích cạnh tranh của nhà thầu

1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

1.2.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu mộtcách thống nhất Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp đáng chú ý

Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thịphần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay,theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khảnăng “thu lợi” của các doanh nghiệp Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trìnhnghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989)hay ở trong nước như của CIEM (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) Cách

Trang 24

quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên.Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh mộtcách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấncông của doanh nghiệp khác Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa rađịnh nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trườngthế giới Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: năng lực cạnhtranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về nănglực kinh tế” Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó cóthể định lượng

Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo Tổ chức Hợptác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất rathu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho cácdoanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Theo M Porter(1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, cácquan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khảnăng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp,tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khảnăng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủcạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững

Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợithế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sửdụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự pháttriển kinh tế bền vững

1.2.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của nhà thầu xây dựng là khả năng

mà nhà thầu có thể vượt lên trên các nhà thầu khác bằng việc khai thác các năng lực củabản thân mình để chứng tỏ cho chủ đầu tư biết và nhằm mục đích trúng thầu

Trang 25

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu là việc nhà thầu thực hiện, tiến hànhcác biện pháp cần thiết để tăng sức mạnh của mình trong đấu thầu Sức mạnh của nhàthầu nói đến ở đây là toàn bộ năng lực về tài chính, thiết bị, công nghệ, lao động,marketing, tổ chức quản lý…mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình

so với các doanh nghiệp khác

1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng

1.3.1 Kinh nghiệm và năng lực thi công

Đây là một trong những chỉ tiêu xác định điều kiện đảm bảo nhà thầu được thamgia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án, hầu như các chủ đầu tư khi phát hành hồ sơ mờithầu đều có yêu cầu về tiêu chuẩn này Tiêu chuẩn này thể hiện năng lực hiện có của nhàthầu trên các mặt:

Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiệntrường tương tự Ví dụ doanh nghiệp có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xâydựng dân dụng? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đường, thủy lợi, thủy điện,…hay kinhnghiệm thi công ở miền núi, đồng bằng, nơi có địa chất phức tạp

Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiệngói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thựchiện gói thầu

Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợinhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác tùy theo quy mô, yêucầu kỹ thuật, tiến độ của từng dự án

Bảng 1.1: Năng lực và kinh nghiệm của các Nhà thầu

Tiêu

chuẩn

Nhà thầu

Kinh nghiệm(K) Nhân lực(N) Máy móc,thiết bị

(M)

Tài chính(T)

Kn

N1N2

Nn

M1M2

……

Mn

T1T2

TnTrong đó:

Trang 26

- K là tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu: Được đánh giá bằng số năm kinh nghiệmhoạt động hoặc số lượng các hợp đồng quy mô tương tự đã thực hiện trong vòng 3 đến 5năm gần đây với các điều kiện tương tự.

- N là tiêu chuẩn nhân lực của nhà thầu được đánh giá bằng số lượng, trình độcủa cán bộ và công nhân kỹ thuật

- M là tiêu chuẩn máy móc, thiết bị của nhà thầu được đánh giá bằng số lượng,chất lượng của máy móc, thiết bị

- T là tiêu chuẩn năng lực tài chính của Nhà thầu được đánh giá bằng chỉ tiêudoanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế, vốn cố định, vốn lưu động trong vòng 3 đến 5năm gần đây

- i là nhà thầu thứ i

- n là số nhà thầu tham dự thầu

Nhà thầu được xác định là đủ năng lực kinh nghiệm để tham gia dự thẩu khi:

Ki≥Ko Với (i=1-n)Ni≥No Với (i=1-n)Mi≥Mo Với (i=1-n)Ti≥To Với (i=1-n)Trong đó:

Ko: là mức kinh nghiệm yêu cầu trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư quy định cụthể cho từng công trình

No: là số lượng và trình độ nhân lực của nhà thầu mà chủ đầu tư yêu cầu trong hồ

sơ mời thầu cụ thể cho từng công trình

Mo: là số lượng và chất lượng máy móc thiết bị của nhà thầu mà chủ đầu tư yêucầu trong hồ sơ mời thầu cụ thể cho từng công trình

To: là khả năng tài chính của nhà thầu mà chủ đầu tư yêu cầu trong hồ sơ mời thầu

Trang 27

Cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống kho tàng, hệ thống cung cấpnăng lượng, kỹ thuật công nghệ thi công Tóm lại, đây là chỉ tiêu tổng hợp của các yêucầu về kỹ thuật, chất lượng, biện pháp thi công và tiến độ thi công công trình Nó đóngvai trò quan trọng trong công tác đấu thầu, là yếu tố quyết định đến chất lượng côngtrình, giúp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế

Về mặt kỹ thuật, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra các giải pháp và biện pháp thi công,

sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý và khả thi nhất (được nêu cụ thể trong hồ sơmời thầu), từ đó đưa ra được sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực, các biện pháp vềbảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp được xác định dựa trên một số tiêu chísau:

Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu;

Tính hợp lý, tính tối ưu và tính khả thi của các giải pháp kỹ thuật;

Khả năng đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường;

Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng,công nghệ, tiến độ huy động )

1.3.3 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét “sức khỏe”, tiềm lực củadoanh nghiệp mạnh yếu như thế nào Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lựctài chính của nhà thầu chủ đầu tư thường đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bảnsau đây:

Hệ số vay nợ:

Hệ số này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, hệ số nàycàng cao thì khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng giảm Do đó, khi khảnăng thanh toán lãi vay thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn vay

và sẽ không đáp ứng đủ vốn khi nhu cầu vốn lưu động của công trình tăng

Khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio):

Trang 28

Khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio):

Trang 29

Khả năng thanh toán tức thời:

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp bao gồm:

Hệ số này phản ánh hiệu quả sản xuất và kinh doanh và kết quả cạnh tranh đấuthầu của doanh nghiệp, hệ số này tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh và doanh củadoanh nghiệp

1.3.4 Giá bỏ thầu

Tiêu chí về giá là một chỉ tiêu kinh tế có vai trò quan trọng trong việc quyết địnhnhà thầu nào trúng thầu và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanhcủa doanh nghiệp Khác với giá cả của các sản phẩm khác, giá của các công trình xâydựng được xác định trước khi nó ra đời và đưa công trình vào sử dụng Giá cả này đượcthông qua công tác đấu thầu và được ghi trong hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp thamgia đấu thầu Đó chính là giá dự thầu (hay giá bỏ thầu) của các nhà thầu

Các nhà thầu khi xây dựng giá bỏ thầu đều dựa trên khối lượng công tác xây lắpđược lấy ra từ kết quả tiên lượng thiết kế kỹ thuật và đơn giá

Trang 30

Trong đó:

Gdt: Giá dự thầu

j: ký hiệu công tác xây lắp thuộc hạng mục công trình

Qj: khối lượng công tác xây lắp thuộc hạng mục công trình j

DGj: đơn giá tính cho 1 đơn vị công tác xây lắp của hạng mục j

(DGj do nhà thầu tự lập theo hướng dẫn chung và trên cơ sở mặt bằng giá hiện tại)n: tổng số công tác xây lắp

Vấn đề đặt ra là nhà thầu phải định ra được giá dự thầu thấp hơn giá trần và giá củacác đối thủ cạnh tranh, đây chính là khả năng cạnh tranh về giá của nhà thầu

Gi Kg

Gt

 Trong đó:

Kg: là hệ số cạnh tranh về giá của nhà thầu

Gt: là giá gói thầu (giá dự toán được duyệt)

Gi: là giá dự thầu của nhà thầu thứ i (i=1-n)

Nhà thầu thứ j muốn thắng trong cuộc cạnh tranh về giá phải có:

Kgj≤Kg và Kgj≤Kgi hay Gj≤Gt và Gj≤Gi với mọi i (i=1- (n-1))

Trong thực tế việc xây dựng giá dự thầu có thể trúng thầu là cực kỳ quan trọng vàphức tạp vì nó liên quan đến nhiều yếu tố:

Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực thực hiện dự án như: nguồn vật

tư, vật liệu, hệ thống giao thông, điện, nước, đời sống và dân trí của nhân dân trong khuvực có công trình xây dựng Đây là yếu tố khá quan trọng trong việc xem xét giá bỏ thầu

Đặc điểm yêu cầu dự án: các tiêu chuẩn kỹ thuật, mức độ cụ thể về mã hiệu, chủngloại vật tư, loại hình dự án cũng là những yếu tố để các nhà thầu cân nhắc đưa ra tỷ lệgiảm giá hợp lý

Chỉ tiêu về giá thực chất là tổng thể của hai tiêu chí trên Bởi vì năng lực kinhnghiệm, trình độ kỹ thuật là những vấn đề có tính quyết định đến mức đưa ra giá đưa ragiá dự thầu của nhà thầu

1.3.5 Chất lượng hồ sơ dự thầu

Trang 31

Chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định sựthành bại của nhà thầu khi tham gia đấu thầu vì vậy công việc lập hồ sơ dự thầu đòi hỏiyêu cầu phải hết sức tỷ mỷ, chặt chẽ, chính xác và logic.

Khi mở thầu bên mời thầu sẽ đánh giá sơ bộ để loại bỏ hồ sơ dự thầu không đápứng yêu cầu quan trọng nêu trong hồ sơ mời thầu, như:

Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:

Tính hợp lệ của đơn dự thầu Đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký củangười đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Đối với nhà thầuliên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặcthành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo quy định trong vănbản thoả thuận liên danh

Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh Trong thoả thuận liên danh phải phân định rõtrách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từngthành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứngđầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có)

Có một trong các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, Giấy đăng ký hoạtđộng hợp pháp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, giấy ủy quyền…

Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu

Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu…

Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng các điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mờithầu, như:

Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu

Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 của Luật Đấuthầu

Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định hoặc chào thầu theo nhiều mức giá.Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mờithầu

Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầuchính…

Đây là những phần dễ thực hiện nhưng cũng dễ bị sai sót nếu chủ quan Đồng thờiphần này cũng là phần đầu của hồ sơ, là phần sẽ được các chuyên gia tư vấn chấm thầu

Trang 32

xem xét trước tiên nên cần phải trình bày sao cho khoa học và thẩm mỹ để gây ấn tượng,tình cảm tốt cho người chấm thầu.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điều kiện tiênquyết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, để có được năng lực cạnhtranh thì doanh nghiệp phải trải qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ chức, xây dựngchiến lược kinh doanh (trong đó bao gồm các chiến lược về sản phẩm, thị trường, nhânlực, công nghệ, cạnh tranh) Việc tạo dựng môi trường bên trong và thích ứng với môitrường bên ngoài tốt sẽ làm cơ sở cho vững chắc cho doanh nghiệp hoạt động Các nhân

tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể chia làm hai nhóm:

Nhóm nhân tố bên trong

Nhóm nhân tố bên ngoài

1.4.1 Các nhân tố nội bộ của doanh nghiệp

1.4.1.1 Nguồn lực tài chính

Năng lực tài chính có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng của doanh nghiệp Năng lực tài chính thể hiện ở qui mô nguồn vốn tự có, khả nănghuy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh và doanh và có cơ cấu hợp lýgiữa vốn cố định và vốn lưu động

Doanh nghiệp xây dựng có khả năng tài chính cao sẽ có tác động tích cực đếncông tác đấu thầu nói riêng cũng như hiệu quả sản xuất và kinh doanh nói chung Mộtmặt, nó giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tài chính để thực hiện các dự án kinhdoanh, mặt khác, nó tạo niềm tin cho chủ đầu tư về khả năng hoàn thành dự án và là yếu

tố quan trọng để doanh nghiệp có thể huy động vốn bên ngoài từ ngân hàng và các nhàđầu tư khác

Trong đấu thầu xây dựng, năng lực tài chính của nhà thầu là một yếu tố quantrọng, là tiêu chuẩn để chấm điểm đánh giá năng lực nhà thầu Mặt khác, với năng lựctài chính vững mạnh, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn các phương án bỏ thầu vớigiá hợp lý để cạnh tranh với nhà thầu khác

Ở nước ta hiện nay, qua thực tiễn đấu thầu quốc tế, xét trên phương diện tàichính, các doanh nghiệp trong nước thường không tỏ rõ được ưu thế của mình trước các

Trang 33

danh này.

1.4.1.2 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công

Thiết bị máy móc là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanhnghiệp Nó đại diện cho trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có giúp doanhnghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Mức độ cơ giới hoá trong xây dựng được Chủ đầu tư đánh giá cao bởi nó liênquan rất nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công Khả năng cạnh tranh về máy mócthiết bị và công nghệ thể hiện thông qua các đặc tính sau:

Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ Biểu hiện ở công nghệ sản xuất, năm sảnxuất, hãng sản xuất, công suất, thời gian sử dụng

Tính đồng bộ của máy móc, thiết bị và công nghệ Biểu hiện ở sự phù hợp giữa cácloại máy móc thi công với nhau và giữa máy móc thi công với công nghệ thi công; giữa chấtlượng, tính phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra

Tính hiệu quả trong sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ Biểu hiện ở khả năng

sử dụng có hiệu quả máy móc của doanh nghiệp, đó là, khả năng làm chủ, khai thác

có hiệu quả máy móc với chi phí thấp và khấu hao hợp lý

Khả năng đổi mới máy móc và công nghệ Đây là tiêu chí quan trọng khi xem xétnăng lực kỹ thuật, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu, đầu tư mua sắmmáy móc và công nghệ Quá trình này, một mặt cho phép doanh nghiệp tiếp cận vớimáy móc kỹ thuật, công nghệ thi công hiện đại, điều này làm tăng năng lực thi côngcủa doanh nghiệp, mặt khác, nó tạo nên uy tín kinh doanh, giảm được chi phí và làmtăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng, côngnghệ, tiến độ huy động )

1.4.1.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được coi như tài sản quan trọng của doanhnghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh Qua đó, ảnhhưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp,chủ đầu tư đặc biệt chú trọng đến vấn đề:

Cán bộ quản trị cấp cao (Ban Giám đốc doanh nghiệp): Là những cán bộ quản trịcấp cao, họ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm

về những quyết định đó Một trong những chức năng chính của Ban giám đốc là xây

Trang 34

dựng chiến lược hành động và phát triển của doanh nghiệp Khi đánh giá bộ máy lãnhđạo, chủ đầu tư thường quan tâm đến các tiêu thức kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ cáchoạt động của doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp và các mối quan

hệ Hơn nữa họ đánh giá tinh thần đoàn kết, đồng lòng của cán bộ công nhân cũng nhưlãnh đạo Điều này vừa tăng sức mạnh của chính doanh nghiệp, vừa tạo ra uy tín đối vớichủ đầu tư

Cán bộ quản trị cấp trung gian: Đội ngũ cấp chỉ huy trung gian đứng trên cấp quản trịviên cơ sở và dưới cấp quản trị cao cấp Với cương vị này, họ vừa quản trị cấp cơ sở thuộcquyền, vừa đồng thời điều khiển các nhân viên khác Ở cấp này quản trị viên có chức năngthực hiện các kế hoạch và chính sách của tổ chức bằng cách phối hợp các công việc đượcthực hiện nhằm dẫn đến sự hoàn thành mục tiêu chung

Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản trị, chủ đầu tư thườngtiếp cận trên các khía cạnh sau:

Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, sự am hiểu về kinh doanh và luậtpháp của từng thành viên trong ê kíp quản lý

Cơ cấu về chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyênmôn hóa cũng như khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp

Cán bộ quản trị cấp cơ sở, công nhân: Đây là đội ngũ các nhà quản trị ở cấp bậccuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị của một doanh nghiệp Thôngthường họ thường được gọi là đốc công, tổ trưởng, trưởng ca…Nhiệm vụ của họ làhướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân trong các công việc cụ thể hàng ngày đề hoànthành mục tiêu chung của cả doanh nghiệp Đội ngũ quản trị này lãnh đạo lực lượng laođộng trực tiếp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp trên các khía cạnh như chấtlượng, tiến độ thi công công trình

Người phụ trách đơn vị phải có trình độ quản trị (tổ chức điều phối lao động vàthiết bị hợp lý, tránh lãng phí nhằm hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận nhưng phải đảm bảochất lượng), am hiểu sâu về công việc mà đơn vị đang thực hiện, biết chăm lo quyền lợicho người lao động…mới tạo được sự ủng hộ, lòng nhiệt thành từ phía họ Tuy nhiênlãnh đạo đơn vị giỏi cũng chưa đủ, mà còn cần có đội ngũ lao động với trình độ tay nghềcao, có khả năng sáng tạo, trung thực trong công việc Họ chính là những người trực tiếpthực hiện ý tưởng, chiến lược và chiến thuật kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo cấp trên,

Trang 35

Các yếu tố trên có vai trò quan trọng khi doanh nghiệp tham gia dự thầu, doanhnghiệp phải trình bày với chủ đầu tư Nếu một nguồn lực tốt, cơ cấu hợp lý, đáp ứngđược yêu cầu của chủ đầu tư sẽ được đánh giá cao.

1.4.1.4 Hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng trong công việc giành được ưu thếtrong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Sử dụng những chiến lượcmarketing thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm giữ được vị trí trên thị trường so vớicác đối thủ cạnh tranh Với mục đích và yêu cầu đã được đề ra, hệ thống marketing phảiđảm bảo đem lại những thông tin chính xác, kịp thời về sự phát triển của thị trường, xemxét những triển vọng, đánh giá về những người phân phối, các bạn hàng lớn, các đối thủcạnh tranh, những nhà cung ứng và những nhân tốt có liên quan khác

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng không giống như các doanhnghiệp công nghiệp khác là đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn Ngượclại, họ cần phải dựa vào danh tiếng của mình để khiến khách hàng tìm đến và yêu cầu sảnxuất sản phẩm cần thiết Giữa các doanh nghiệp xây dựng có sự cạnh tranh trực tiếp đó là

sự so sánh về danh tiếng Danh tiếng và thành tích của doanh nghiệp có tác dụng rất lớnđến khả năng trúng thầu dự án Do vậy, việc tạo danh tiếng và sự tin cậy trên thị trường

sẽ tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu

1.4.1.5 Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu

Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng lớn tới việc thắng thầu của doanhnghiệp, đây là bước đầu tiên trong quá trình tham gia dự thầu, nhà thầu có thể bị loạingay vòng đầu nếu như không đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu như đã thỏathuận

Để lập hồ sơ dự thầu tốt, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hồ sơ mờithầu, đó là các yếu tố như: môi trường đấu thầu, khảo sát địa điểm thực hiện dự án,lập phương án tổ chức thi công, xây dựng giá đấu thầu

Xây dựng hồ sơ dự thầu là một việc làm hết sức phức tạp, thường diễn ra trongmột khoảng thời gian hạn chế, chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí đểbên mời thầu xem xét khi xét thầu, vì vậy, công tác này thường do những người amhiểu trong doanh nghiệp đảm nhận

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp

1.4.2.1 Chính sách của Nhà nước - Môi trường pháp lý trong cạnh tranh đấu thầu xây

Trang 36

Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp xây dựng nói riêng Vai trò của nhànước thể hiện qua việc đề ra chính sách (chính sách thuế, chính sách ưu đãi đối với các

dự án, chính sách phát triển ngành, vùng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp) và ban hànhcác qui định về khung giá vật tư, thiết bị; lương công nhân, các qui chuẩn về kỹthuật Đây là những yếu tố hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp

Chính sách, pháp luật có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Sự tác động của pháp luật đối với doanh nghiệp trong cạnh tranh đấu thầu thểhiện trên một số phương diện sau:

Pháp luật duy trì sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh đấu thầu,đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh đấu thầu diễn ra một cách lành mạnh;

Pháp luật là công cụ của nhà nước nhằm điều chỉnh hoạt động cạnh tranh đấuthầu và là phương tiện để doanh nghiệp bảo vệ mình trước sự xâm hại của chủ thểkhác;

Hệ thống pháp luật rõ ràng, bộ máy thi hành pháp luật hoạt động có hiệu quả, hiệulực, không cửa quyền, tham ô, tham nhũng là điều kiện hết sức quan trọng để doanhnghiệp tận dụng triệt để cơ hội đầu tư, tiết kiệm thời gian và chi phí trong sản xuất vàkinh doanh, đây là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng

Năng lực tài chính của đối thủ;

Khả năng thi công, dự báo tiến độ thực hiện dự án, công nghệ mà đối thủ sẽ sử

Trang 37

Mức giá thấp nhất, cao nhất mà đối thủ có thể bỏ thầu.

Trong những năm gần đây, trên thị trường xây dựng nước ta đã xuất hiệnnhiều nhà thầu nước ngoài với năng lực tài chính dồi dào, máy móc thiết bị và công nghệthi công hiện đại đã làm cho sự ganh đua trong đấu thầu xây dựng trở nên khốc liệt.Muốn giành được thắng lợi trong các dự án lớn có sử dụng vốn của nước ngoài và cónhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự thầu đòi hỏi các doanh nghiệp trongnước phải liên kết với nhau, phát huy lợi thế của mình để cạnh tranh với các nhà thầunước ngoài

1.4.2.3 Thị trường hàng hóa đầu vào và các nhà cung ứng

Thị trường vật tư đầu vào và các nhà cung ứng có tác động rất lớn đến khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Trong quá trình thực hiện dự án, doanh nghiệpthường phải mua nhiều vật tư, thiết bị, nhân lực để tổ chức thi công công trình Giá cảcủa các loại hàng hóa, dịch vụ này thường có nhiều thay đổi dưới sự tác động của quiluật cung cầu, chính sách phát triển của các nhà cung cấp Giữa các nhà cung ứng vàdoanh nghiệp xây dựng thường có sự hợp tác, thương lượng với nhau về giá cả, chấtlượng và thời hạn giao hàng phương thức thanh toán trên cơ sở quan hệ bình đẳng vàtôn trọng qui luật cung - cầu Tuy nhiên, trước sự biến động của thị trường hàng hóa,dịch vụ, với ưu thế của mình, những nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ thường tạo ra nhiều

áp lực đối với các doanh nghiệp xây dựng nhằm thu được lợi nhuận cao Các áp lực đó

có thể là tăng giá bán, kéo dài thời hạn giao hàng, thay đổi chủng loại, số lượng hàng hóahoặc liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm tạo ra sự khan hiếm giả tạo của hàng hóa.Đây là những nhân tố có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Muốntăng cường năng lực cạnh tranh, giảm bới sự phù thuộc vào sự biến động của thị trườnghàng hóa và các nhà cung ứng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược xác định bạnhàng dài hạn, giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và làm tốt công tác dự báo thịtrường, nhằm tạo ra sự đa dạng và chủ động trong việc mua bán hàng hóa đầu vào chocác dự án

Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng (nhà cung ứng vốn), ngoài việc xác lậpmối quan hệ tốt, doanh nghiệp còn phải thể hiện được sự minh bạch, tính hiệu quảtrong quá trình sử dụng vốn của mình, xác lập mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngânhàng và tổ chức tín dụng để huy động được nguồn vốn lớn, đủ sức tham gia đấu thầucác dự án lớn

1.4.2.4 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ đầu tư

Trang 38

Đây là mối quan hệ hết sức nhạy cảm, có tác động đến cạnh tranh đấu thầucũng như trong quá trình thực hiện nếu như dự án trúng thầu Hiện nay, pháp luật đã cónhững qui định chặt chẽ về việc quản lý dự án, mối quan hệ giữa chủ đầu tư với các nhàthầu, trình tự, thủ tục đấu thầu, thanh lý hợp đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò của chủ đầu tư dự án đối với doanh nghiệp vẫnrất lớn Với tư cách là chủ đầu tư, họ có quyền lựa chọn tư vấn để đánh giá nhà thầu Vìvậy, sự "ưu ái" của chủ đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cho điểmnhà thầu khi xét thầu cũng như trong quá trình thực hiện dự án về sau Trong nhữngnăm vừa qua, mặc dù nhà nước đã có nhiều qui định nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa cácnhà thầu và chủ đầu tư với các nhà thầu, nhưng trong thực tế, sự thiên vị của chủ đầu tưđối với một hoặc một số liên danh nhà thầu trong đấu thầu đã tạo ra môi trường cạnhtranh không hoàn hảo, đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà thầu trở nên gay gắt, tạo ra sựthiếu minh bạch và lành mạnh trong đấu thầu xây dựng

1.5 Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng

Hiện nay, ngành xây dựng của chúng ta phát triển khá mạnh mẽ, về nhân sự cũngnhư vốn đầu tư, trình độ của các doanh nghiệp, chính vì điều này mà họ đã cho ra đượccác công trình thế kỷ, Việt Nam ngày càng có nhiều các kỹ sư giỏi đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu của khách hàng

Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh như vậy thì ngành xây dựng của Việt Namcòn gặp phải một số các khó khăn cơ bản sau:

Thứ nhất nguồn nhân lực của chúng ta có thể nói là đầy đủ nhưng hầu hết lànhững lao động phổ thông chưa được đào tạo về xây dựng chưa có trình độ chuyên mônnên hàng năm tai nạn nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn cũngnhư năng xuất lao động chưa cao

Thứ hai cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu của ngành mới chỉ ở mức sơ khai nên còn thô sơ, lạc hậu do đó chưa đáp ứng được nhu cầu ở mức cao của khách hàng

Khi Việt Nam ra nhập WTO thì ngày càng có các doanh nghiệp nước ngoài đầu tưvào Việt Nam họ có cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu có

kỹ năng tay nghề nên đã khiến cho các tập đoàn xây dựng của chúng ta phải cạnh tranggay gắt

Khi các tập đoàn xây dựng của nước ngoài nhảy vào Việt Nam ngoài việc trình độ

Trang 39

marketing và quảng cáo của họ thực sự đã tạo nên các thành công lớn của họ Nhưng tạiViệt Nam các tập đoàn xây dựng của chúng ta hầu hết hoạt động dựa trên các mối quan

hệ mà chưa phát hiện ra một biện pháp khá hiệu quả

Với những điểm yếu kể trên của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, chúng tathấy rằng để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay các doanhnghiệp xây dựng Việt Nam không còn con đường nào khác là phải nâng cao năng lựccạnh tranh đấu thầu của mình

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (VINACONEX-1)

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1)

2.1.1 Thông tin chung về Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1)

Tên giao dịch bằng Tiếng Việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1

Tên giao dịch quốc tế:

VIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY N 0 1

Tên viết tắt là: VINACONEX - 1

Trụ sở chính: Nhà D9 Đường Khuất Duy Tiến Thanh Xuân Bắc

-Thanh Xuân - Hà Nội

Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Cầu Giấy

Công ty có vốn điều lệ là: 75.000.000.000 đồng Vốn Nhà nước 38.250.000.000đồng chiếm 51% vốn điều lệ Trong đó có 3% bằng 2.250.000.000 đồng là giá trị thươnghiệu VINACONEX Người lao động trong doanh nghiệp là 36.750.000.000 đồng bằng49% vốn điều lệ

Điện thoại : 04.8544057 - 04.8543205 - 04.8543206

Website: http://www.vinaconex1.com.vn

Mã cổ phiếu: VC1

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) thuộc Tổng công ty xuất nhậpkhẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex), tiền thân là Công ty xây dựng Mộc Châu trựcthuộc Bộ xây dựng, được thành lập từ ngày 16 tháng 11 năm 1973 Lúc này công ty cónhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu - tỉnh Sơn La

Từ năm 1977 đến năm 1981 được đổi tên là Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộxây dựng, trụ sở đóng tại Xuân Mai - Hà Sơn Bình có nhiệm vụ xây dựng Nhà máy bê tôngXuân Mai và tham gia xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

Năm 1984, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 196/CT đổi tênCông ty xây dựng số 11 thành Xí nghiệp liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 trựcthuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho nhân dân Thủ đô

Ngày đăng: 16/08/2016, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Cục Quản lý đấu thầu (2011), Tình huống trong đấu thầu, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình huống trong đấu thầu
Tác giả: Cục Quản lý đấu thầu
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2011
10. TS. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB ĐH Quốc gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia TP. HCM
Năm: 2010
11. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2007
13. Phạm Thị Gái (2006), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phạm Thị Gái
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
14. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa
Tác giả: Trần Sửu
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2006
1. Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần xây dựng số 1 năm 2013, 2014, 2015 Khác
2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 1 năm 2013, 2014, 2015 Khác
3. Chính phủ Nước CHXNCNVN (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Khác
4. Chính phủ nước CHXHCNVN (2015), Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
5. Chính phủ nước CHXHCNVN (2015), Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng Khác
7. Hồ sơ năng lực Công ty cổ phần xây dựng số 1, Hồ sơ năng lực Công ty cổ phần xây dựng số 9, Hồ sơ năng lực Công ty cổ phần Sông Đà 12 Khác
8. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 Khác
9. Quốc hội nước CHXNCNVN (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH ngày 18/06/2014 Khác
12. NCS.Phạm Phú Cường (2009), Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng giao thông Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w