Phân tích năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng số 1 (vinaconex 1) (Trang 46 - 64)

Công ty Cổ phần xây dựng số 1 là công ty con trực thuộc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX) nên đối thủ cạnh tranh của Công ty gồm các công ty trong cùng Tổng công ty và cả các công ty thuộc các Tổng công ty xây dựng khác. Do đó khi đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty, tác giả đã lựa chọn một công ty con cùng trực thuộc Tổng công ty là Công ty cổ phần xây dựng số 9 (Vinaconex-9) và một công ty bên ngoài là Công ty cổ phần Sông Đà 12 để so sánh.

Công ty cổ phần xây dựng số 9 (Vinaconex-9) tiền thân là Công ty Xây dựng số 9 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Xây dựng số 9 trực thuộc Công ty Xây dựng Xuân Hoà và Đội ván khuân trượt Công trường K3 thuộc Công ty Xây dựng số 5 theo Quyết định số 129/BXD-TCLĐ, ngày 15/11/1977 của Bộ Xây dựng. Theo Quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, Công ty Xây dựng số 9 chuyển về trực thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex.

Tháng 10 năm 2004, thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh, Bộ xây dựng đã có Quyết định số 1731/QĐ-BXD ngày 04/11/2004 chuyển đổi Công ty Xây dựng số 9 thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 (VINACONEX 9) với số Vốn điều lệ ban đầu là 69 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 08/04/2005 theo GCNĐKKD số 0103007318 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp.

Tiền thân của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 là Công ty cung ứng vật tư trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà (nay là Tổng Công ty Sông Đà) được thành lập theo Quyết định số 217 BXD-TCCB ngày 01 tháng 02 năm 1980 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trên cơ sở sáp nhập các đơn vị Xí nghiệp cung ứng vận tải, Ban tiếp nhận thiết bị, Xí nghiệp gỗ, Xí nghiệp khai thác đá, Xí nghiệp gạch Yên Mông và Công trường sản xuất vật liệu xây dựng thuỷ điện Sông Đà. Ngày 26 tháng 3 năm 1993, Công ty Sông Đà 12 được thành lập theo Quyết định số 135A/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 và Nghị định 156/HĐBT ngày 07 tháng 5 năm 1993 của Hội đồng Bộ trưởng. Công ty Cổ phần Sông Đà 12 được thành lập theo Quyết định số 2098/QĐ-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trên cơ sở chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Ngày 22 tháng 4 năm 2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007524 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

Với sự tương đồng về lĩnh vực hoạt động xây dựng giữa các công ty, để đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng số 1 hiện nay đang ở đâu trên thị trường, chúng ta so sánh tiềm lực của Công ty theo các tiêu chí về năng lực tài chính, nguồn nhân lực và máy móc thiết bị…

2.2.1 Các nhân tố bên trong

2.2.1.1 Năng lực máy móc, thiết bị và công nghệ thi công

Ngày nay, yêu cầu của quá trình thi công đòi hỏi không chỉ dựa vào sức người mà còn phải có sự hỗ trợ về máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các loại máy trực tiếp thi công để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, tính thẩm mỹ cao, khối lượng lớn và tiến độ thi công nhanh các công trình.

Bên cạnh đó xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù chu kỳ sản phẩm kéo dài, khối lượng công việc thi công lớn và phức tạp đòi hỏi phải có nhiều loại máy móc thiết bị. Do đó, để tham gia vào thi công xây lắp công ty phải có đủ máy móc thiết bị, công nghệ cả về số lượng, chủng loại, chất lượng và trình độ tiên tiến trong ngành. Có như vậy mới bảo đảm yêu cầu của chủ đầu tư và có khả năng cạnh tranh trên thị trường xây dựng.

Nhận thức được vấn đề đó, ban giám đốc công ty với tinh thần trách nhiệm và quan tâm cao đã nghiên cứu đầu tư, đổi mới công nghệ, xem xét đầu tư mua sắm các thiết bị tiên tiến, hiện đại để kịp thời nhằm đáp ứng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thi công xây lắp. Cụ thể, chúng ta có thể thấy năng lực máy móc thiết bị của công ty là lớn cả về số lượng và chủng loại qua bảng 2.2 dưới đây. Với năng lực này đủ để công ty tham gia thi công nhiều công trình cùng một lúc, chủ động cao trong sản xuất và kinh doanh, bố trí thiết bị máy móc thi công trên công trường một cách hợp lý hơn. Thêm vào đó, do quen và am hiểu tường tận về tính năng kỹ thuật máy móc thiết bị trong công ty nên giúp cho công nhân vận hành máy móc thiết bị dễ dàng. Thi công bằng máy móc thiết bị của mình còn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc lập hồ sơ dự thầu một cách nhanh hơn và chủ động hơn, chất lượng hồ sơ tốt hơn đáp ứng đúng yêu cầu của chủ đầu tư.

Bảng 2.2. Một số máy móc thiết bị thi công chủ yếu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 hiện nay

STT TÊN XE MÁY THIẾT BỊ

NĂM

SẢN XUẤT XUẤT XỨ SỐ LƯỢNG

1 Cần cẩu tháp 1996 - 2009 Liên xô - Pháp - Trung Quốc -

Đan Mạch 6

2 Vận thăng 1999 - 2009 Việt Nam-Hàn Quốc-Liên Xô 7

3 Oto tải 1999 - 2010 Liên Xô-Hàn Quốc 4

4 Máy xúc 1999 Nhật 1

5 Máy bơm bê tông 1998 - 2011 Đức-Ý-Nhật 3

6 Xe bơm bê tông 1997 - 2008 Hàn Quốc-Nhật 9

7 Trạm trộn bê tông 1996-2009 Việt Nam-Đức 3

8 Máy khoan cọc nhồi 2004 Nhật 1

9 Máy phát điện 1999-2012 Nhật-Liên Xô 4

10 Máy đầm 1998-2011 Nhật 9

11 Thiết bị đo lường 1999-2009 Thụy sĩ-Nhật-Đức-Ý 11

12 Máy nén khí 1998-2012 Ý-Đài Loan-Nhật 6

(Nguồn: Phòng Thiết bị vật tư) Hầu hết máy móc thiết bị của Công ty là do những nước công nghiệp tiên tiến sản xuất từ những năm 90 trở lại đây. Tuy nhiên, một số thiết bị cũng đã cũ và lạc hậu, đã khấu hao hết. Do đó, chi phí sửa chữa, bảo quản và cung cấp nhiên liệu tăng làm cho chi phí máy móc thiết bị trên một đơn vị xây lắp cao làm tăng giá thành công trình.

Tuy nhiên, đây cũng được coi là một yếu tố cạnh tranh của Công ty. Chúng ta có thể thấy được khả năng cạnh tranh về máy móc thiết bị qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. So sánh số lượng máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng số 1 với đối thủ cạnh tranh

STT

TÊN XE MÁY THIẾT BỊ

Công ty cổ phần xây dựng số 1

Công ty cổ phần Sông đà 12

Công ty cổ phần xây dựng số 9 Số lượng Xuất xứ

(Năm) Số lượng Xuất xứ

(Năm) Số lượng Xuất xứ (Năm)

1 Cần cẩu tháp 6

Nga, Trung Quốc (1996 - 2009)

15

Nga, Nhật, Trung Quốc (1995-2009)

2 Nga

(2006-2007)

2 Vận thăng 7 Việt Nam, Nga

(1999 - 2009) 5 Trung Quốc

(1999-2009) 1 Trung Quốc

(2000)

3 Ôtô tải 5

Nga, Hàn Quốc (1999 - 2010)

27

Nga, Hàn Quốc, Đài Loan

(2000-2012)

2 Nga (2000)

4 Máy xúc, đào,

lu, ủi 1 Nhật (1999) 8

Nhật, Trung Quốc, Mỹ (2002-2007)

1 Trung Quốc (2000)

5 Máy bơm

bê tông 3 Đức, Ý

(1998 - 2011) 4 Đức, Nhật

(1999-2012) 1 Nhật (2004)

6 Xe bơm bê

tông 9

Hàn Quốc, Nhật (1997 - 2008)

12

Trung Quốc, Hàn Quốc (2004-2005)

2 Hàn Quốc

(2003)

7 Trạm trộn bê

tông 3 Việt Nam, Đức

(1996-2009) 8

Hàn Quốc, Trung Quốc (2004-2011)

2 Trung Quốc (2002)

8 Máy khoan cọc

nhồi 1 Nhật (2004) 6 Nga, Trung

Quốc (2008) 0 9 Máy phát điện,

Máy biến áp 4 Nhật, Nga

(1999-2012) 15 Đức, Nhật, Nga

(2008-2014) 1 Nga (1999)

10 Máy đầm 9 Nhật

(1998-2011) 18 Nhật, Mỹ

(2000-2012) 2 Nhật (2000)

11 Thiết bị đo

lường 11 Nhật, Đức, Ý

(1999-2009) 12

Đức, Nhật, Thụy Sỹ (2002-

2010)

8 Nhật, Ý

(1998-2006)

12 Máy nén khí 6 Đài Loan, Ý

(1998-2012) 10 Nhật, Nga

(1999-2011) 2 Đài Loan

(2000) 13 Giàn giáo,

Copha 12500m2 46725m2 5012m2

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy được năng lực máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng số 1 lớn hơn Công ty cổ phần xây dựng số 9 nhiều lần, nhưng so với Công ty cổ phần Sông Đà 12 thì vẫn có phần ít hơn. Cụ thể:

- Về số lượng cần cẩu tháp, Công ty có 6 chiếc được sản xuất từ năm 1995 đến 2009; Công ty cổ phần Sông Đà 12 có tới 15 chiếc cùng năm sản xuất; Công ty cổ phần xây dựng số 9 chỉ có 2 chiếc được sản xuất năm 2006 - 2007. Như vậy, số lượng cần cẩu tháp của Công ty mới chỉ ở mức trung bình.

- Về số lượng Ôtô tải dùng để vận chuyển trong xây dựng, Công ty có 5 chiếc, ít hơn Công ty cổ phần Sông Đà 12 gấp 5 lần (27 chiếc).

- Về các máy như máy xúc, máy đào, máy lu, máy ủi … phục vụ cho hoạt động xây dựng đều ít hơn Công ty cổ phần Sông Đà 12, bởi vì ngoài việc thực hiện xây dựng, Công ty cổ phần Sông Đà 12 còn thực hiện cả việc cho thuê máy móc thiết bị phục vụ thi công. Do đó, Công ty cổ phần Sông Đà 12 đã đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị.

Tóm lại, điều này đòi hỏi Công ty cổ phần xây dựng số 1 cần phải tăng cường đầu tư cải tiến đổi mới máy móc thiết bị. Có như vậy mới có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh của công ty.

Không chỉ chú trọng tới việc sử dụng máy móc thiết bị trong thi công, Công ty cổ phần xây dựng số 1 cũng cần chú ý tới công nghệ thi công vì đây cũng được coi là một lợi thế về năng lực cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh là Công ty cổ phần xây dựng số 9, Công ty cổ phần Sông Đà 12 thường xuyên có các cải tiến trong việc thi công công trình.

Do đó, trong công tác thi công, Công ty còn quan tâm nâng cao khả năng quản lý, thiết kế và các nghiệp vụ khác nên công ty đã trang bị hệ thống văn phòng làm việc hiện đại với việc ứng dụng các phần mềm mới nhằm nâng cao công tác trình độ, chất lượng và rút ngắn thời gian thiết kế, và thi công công trình.

2.2.1.2 Nguồn nhân lực

Trình độ tay nghề của người lao động, năng suất lao động là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Lao động có trình độ nghề nghiệp cao mới có thể làm ra được các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao và kỹ thuật phức tạp. Trình độ tay nghề của lao động còn ảnh hưởng đến năng suất lao động của một người lao động. Năng suất lao động thấp ngoài việc sẽ khiến cho giá thành cao mà cũn cú thể khụng đồng đều về chất lượng. Những nhõn tố này rừ ràng cú ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, khi nói đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, chúng ta cần đề cập đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó, đồng thời so sánh chúng với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Hiện nay, Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1) có khoảng 1.000 cán bộ công nhân viên. Trong đó, số cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 0,3%; số cán bộ có trình độ cử nhân và kỹ sư chiếm 34,2%; số cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 13,6%; lực lượng công nhân kỹ thuật chiếm 46,3%; không có công nhân có tay nghề bậc 1 và bậc 2 và lực lượng lao động phổ thông chiếm 7,7% (xem Biểu đồ 2.2).

Bảng 2.4 Năng lực cán bộ CNV trong Công ty tính đến ngày 31/12/2015

STT Trình độ Số lượng

Người %

1 Thạc sĩ 3 0,3 Có hợp đồng lao động dài hạn

2 Kỹ sư 254 26,8 Có hợp đồng lao động dài hạn

3 Cử nhân 70 7,4 Có hợp đồng lao động dài hạn

4 Cao đẳng, Trung cấp 129 13,6 Có hợp đồng lao động dài hạn 5 Công nhân kỹ thuật 439 46,3 Có hợp đồng lao động dài hạn 6 Lao động phổ thông 54 7,7 Có hợp đồng lao động dài hạn 7 Hợp đồng lao động thời vụ 1010 0,3 Công nhân

Tổng số từ 1 đến 6 959

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Biểu đồ 2.2. Năng lực cán bộ CNV trong Công ty Vinaconex-1 tính đến ngày 31/12/2015

Đơn vị tính: Phần trăm (%)

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) Cơ cấu lao động như vậy có thể thấy Công ty có một lực lượng lao động với chất lượng tương đối cao, có sự chuyên môn hoá theo ngành nghề tạo ra ưu thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu, thi công các công trình chất lượng và đòi hỏi yêu cầu cao.

Riêng đối với công nhân kỹ thuật, Công ty có một lực lượng lao động tay nghề cao tập trung lớn ở bậc 3 và bậc 4 (xem Bảng 2.5) tương ứng là 145 người và 116 người. Đây chính là lực lượng chủ lực đóng góp vào chất lượng công trình. Bên cạnh đó, số lượng công nhân kỹ thuật bậc cao cũng chiếm số lượng không nhỏ với 99 thợ bậc 5 và 69 thợ bậc 6 được rải đều ở khắp các bộ phận. Riêng thợ bậc 7 tập trung chủ yếu ở hai ngành chính là xây dựng và cơ khí. Điều này cho thấy Công ty đã có sự chuyên môn hóa cao theo ngành nghề, tạo thuận lợi trong thi công ở các bộ phận khác nhau.

Bảng 2.5. Số lượng công nhân kỹ thuật theo nghề của Công ty

Đơn vị: Người

STT Công nhân theo nghề SL Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7

Tổng số 439 145 116 99 69 10

I Công nhân XD 149 48 42 32 22 5

1 Mộc, nề, sắt, bê tông 85 29 22 17 12 5

2 Sơn, vôi, kính 26 7 7 6 6 0

3 Lắp ghép cấu kiện, đường ống 17 3 6 6 2 0

4 Công nhân chuyên ngành đường bộ 21 9 7 3 2 0

II Công nhân cơ giới 128 36 33 34 25 0

1 Đào, xúc, ủi, san, cạp, gạt, lu 49 14 12 13 10 0

2 Cần trục lốp, xích 8 1 3 2 2 0

3 Cần trục tháp dài 9 1 3 3 2 0

4 Vận hành máy các loại 13 4 7 1 1 0

5 Lái xe ôtô 49 16 8 15 10 0

III Công nhân cơ khí 116 44 22 25 22 3

1 Hàn, rèn, tiện, nguội 60 22 12 12 13 1

2 Thợ điện, nước 39 14 9 9 7 1

3 Sửa chữa cơ khí 17 8 1 5 3 1

IV Công nhân khảo sát 18 7 9 1 0 1

V Công nhân khác 28 10 10 7 0 1

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính ) Bên cạnh việc đánh giá nguồn nhân lực của Công ty, chúng ta cũng cần so sánh số lượng và trình độ nhân lực của Công ty cổ phần xây dựng số 1 với đối thủ cạnh tranh là Công ty cổ phần Sông Đà 12 và Công ty cổ phần xây dựng số 9 qua bảng số liệu 2.6.

Bảng 2.6. So sánh số lượng nhân lực theo trình độ của các công ty tính đến 31/12/2015

STT Chỉ tiêu Công ty cổ phần xây dựng số 1

Công ty cổ phần Sông đà 12

Công ty cổ phần xây dựng số 9

Người % Người % Người %

1 Thạc sĩ 3 0,3 2 0,1 1 0,1

2 Kỹ sư 254 26,8 184 12,6 222 24,9

3 Cử nhân 70 7,4 93 6,4 60 6,7

4 Cao đẳng, Trung cấp 129 13,6 95 6,5 128 14,3

5 Công nhân kỹ thuật 439 46,3 1017 70,1 419 47,0

6 Lao động phổ thông 54 7,7 59 4,1 62 7,0

7 Hợp đồng lao động

thời vụ 1010 1101 900

Tổng số từ 1 đến 6 959 1450 892

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy tổng số lao động dài hạn của Công ty cổ phần xây dựng số 1 là 959 người cao hơn số lao động dài hạn của Công ty cổ phần xây dựng số 9 (892 người), thấp hơn Công ty cổ phần Sông Đà 12 (1450 người); nhưng số lao động được đào tạo từ cao đẳng, trung cấp trở lên thì nhiều hơn cả với 456 người (chiếm 48,1%

tổng số lao động dài hạn). Trong khi đó, số lao động được đào tạo từ cao đẳng, trung cấp trở lên của Công ty cổ phần Sông Đà 12 là 374 người và Công ty cổ phần xây dựng số 9 là 411 người. Điều này cho thấy, Công ty cổ phần xây dựng số 1 có lực lượng lao động trình độ cao và thu hút được nhiều kỹ sư tham gia làm việc.

Công ty cổ phần xây dựng số 1 có lực lượng công nhân kỹ thuật là 439 người (chiếm tới 46,3% tổng số lao động dài hạn), trong khi lao động phổ thông là 54 người (chỉ chiếm 7,7%). So với các đối thủ cạnh tranh thì Công ty hiện đang đứng ở vị trí trung bình (Công ty cổ phần Sông Đà 12 có 74% và Công ty cổ phần xây dựng số 9 có 54% lao động dài hạn là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông). Như vậy có thể nói Công ty cổ phần xây dựng số 1 đã có sự quan tâm tới việc đào tạo lao động và thu hút các lao động có tay nghề.

Tuy nhiên, đi sâu vào nghiên cứu cụ thể chất lượng nguồn lao động của công ty có thể thấy: do phương pháp quản lý của công ty còn mang nặng tính bao cấp cứng nhắc thiếu linh hoạt đã làm giảm tính năng động tích cực cũng như tính tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc và của chính người lao động, nhiều cán bộ công nhân viên có tư

tưởng vụ lợi, cục bộ, làm đến đâu biết đến đó, không quan tâm đến lợi ích lâu dài của tập thể, của cộng đồng dẫn đến kết quả là:

- Bộ máy quản lý các phòng ban công ty cũng như các đơn vị không hợp lý mô hình tổ chức cồng kềnh, chất lượng cán bộ phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường chi phí quản lý lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả.

- Lực lượng cán bộ quản lý xí nghiệp, đội, chủ công trình chưa chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, phần lớn trưởng thành theo phương thức đề bạt trong cơ chế bao cấp không được kiểm nghiệm thực tế. Trình độ quản lý chuyên môn không tương xứng với yêu cầu công việc đảm nhận, được mặt này thì mất mặt khác.

- Cán bộ kỹ thuật thụ động, thiếu ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hụt hẫng, thiếu ý thức phấn đấu học hỏi. Công tác đào tạo cán bộ nhất là cán bộ trẻ chưa được quan tâm đúng thể hiện từ khâu tiếp nhận, phân công công việc, giúp đỡ tạo điều kiện ban đầu, gây tâm lý không an tâm công tác.

- Lực lượng công nhân lành nghề yếu và không đồng bộ giữa các ngành nghề, loại thợ bậc thợ nơi cần thì thiếu, nơi có thì thiếu việc làm, có khi thiếu những công nhân lành nghề do họ bỏ ra ngoài làm.

Chính những tồn tại đó công ty chưa tạo dựng được một tác phong doanh nghiệp đặc thù Vinaconex-1, chưa phát huy được sức mạnh tập thể cũng như những nguồn lực sẵn có, chưa tạo ra được một môi trường hấp dẫn thu hút lực lượng cán bộ và công nhân có tay nghề cao.

2.2.1.3 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là một trong các tiêu chí cơ bản để thấy được năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty. Nó cho chúng ta biết về nguồn vốn hiện có của công ty, lợi nhuận thu được và khả năng đáp ứng các yêu cầu về vốn cũng như khả năng thanh toán của công ty. Đồng thời, năng lực tài chính còn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu của bên mời thầu. Do đó, chúng ta có thể thấy được tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 1 qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2.3. Tình hình năng lực tài chính của Công ty qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng (VNĐ)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng số 1 (vinaconex 1) (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w