CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU CỦA CÁC
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, để có được năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp phải trải qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh (trong đó bao gồm các chiến lược về sản phẩm, thị trường, nhân lực, công nghệ, cạnh tranh). Việc tạo dựng môi trường bên trong và thích ứng với môi trường bên ngoài tốt sẽ làm cơ sở cho vững chắc cho doanh nghiệp hoạt động. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm nhân tố bên trong Nhóm nhân tố bên ngoài
1.4.1 Các nhân tố nội bộ của doanh nghiệp 1.4.1.1 Nguồn lực tài chính
Năng lực tài chính có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp. Năng lực tài chính thể hiện ở qui mô nguồn vốn tự có, khả năng huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh và doanh và có cơ cấu hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động.
Doanh nghiệp xây dựng có khả năng tài chính cao sẽ có tác động tích cực đến công tác đấu thầu nói riêng cũng như hiệu quả sản xuất và kinh doanh nói chung. Một mặt, nó giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tài chính để thực hiện các dự án kinh doanh, mặt khác, nó tạo niềm tin cho chủ đầu tư về khả năng hoàn thành dự án và là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể huy động vốn bên ngoài từ ngân hàng và các nhà đầu tư khác.
Trong đấu thầu xây dựng, năng lực tài chính của nhà thầu là một yếu tố quan trọng, là tiêu chuẩn để chấm điểm đánh giá năng lực nhà thầu. Mặt khác, với năng lực tài chính vững mạnh, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn các phương án bỏ thầu với giá hợp lý để cạnh tranh với nhà thầu khác.
Ở nước ta hiện nay, qua thực tiễn đấu thầu quốc tế, xét trên phương diện tài chớnh, cỏc doanh nghiệp trong nước thường khụng tỏ rừ được ưu thế của mỡnh trước cỏc doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, để trúng thầu các doanh nghiệp trong nước thường phải liên danh với nhà thầu nước ngoài và thường phải chịu nhiều thiệt thòi trong liên
danh này.
1.4.1.2 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công
Thiết bị máy móc là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó đại diện cho trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Mức độ cơ giới hoá trong xây dựng được Chủ đầu tư đánh giá cao bởi nó liên quan rất nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công. Khả năng cạnh tranh về máy móc thiết bị và công nghệ thể hiện thông qua các đặc tính sau:
Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ. Biểu hiện ở công nghệ sản xuất, năm sản xuất, hãng sản xuất, công suất, thời gian sử dụng.
Tính đồng bộ của máy móc, thiết bị và công nghệ. Biểu hiện ở sự phù hợp giữa các loại máy móc thi công với nhau và giữa máy móc thi công với công nghệ thi công; giữa chất lượng, tính phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra.
Tính hiệu quả trong sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ. Biểu hiện ở khả năng sử dụng có hiệu quả máy móc của doanh nghiệp, đó là, khả năng làm chủ, khai thác có hiệu quả máy móc với chi phí thấp và khấu hao hợp lý.
Khả năng đổi mới máy móc và công nghệ. Đây là tiêu chí quan trọng khi xem xét năng lực kỹ thuật, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu, đầu tư mua sắm máy móc và công nghệ. Quá trình này, một mặt cho phép doanh nghiệp tiếp cận với máy móc kỹ thuật, công nghệ thi công hiện đại, điều này làm tăng năng lực thi công của doanh nghiệp, mặt khác, nó tạo nên uy tín kinh doanh, giảm được chi phí và làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng, công nghệ, tiến độ huy động...)
1.4.1.3 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được coi như tài sản quan trọng của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh. Qua đó, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp, chủ đầu tư đặc biệt chú trọng đến vấn đề:
Cán bộ quản trị cấp cao (Ban Giám đốc doanh nghiệp): Là những cán bộ quản trị cấp cao, họ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Một trong những chức năng chính của Ban giám đốc là xây
dựng chiến lược hành động và phát triển của doanh nghiệp. Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo, chủ đầu tư thường quan tâm đến các tiêu thức kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ các hoạt động của doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp và các mối quan hệ. Hơn nữa họ đánh giá tinh thần đoàn kết, đồng lòng của cán bộ công nhân cũng như lãnh đạo. Điều này vừa tăng sức mạnh của chính doanh nghiệp, vừa tạo ra uy tín đối với chủ đầu tư.
Cán bộ quản trị cấp trung gian: Đội ngũ cấp chỉ huy trung gian đứng trên cấp quản trị viên cơ sở và dưới cấp quản trị cao cấp. Với cương vị này, họ vừa quản trị cấp cơ sở thuộc quyền, vừa đồng thời điều khiển các nhân viên khác. Ở cấp này quản trị viên có chức năng thực hiện các kế hoạch và chính sách của tổ chức bằng cách phối hợp các công việc được thực hiện nhằm dẫn đến sự hoàn thành mục tiêu chung.
Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ quản trị, chủ đầu tư thường tiếp cận trên các khía cạnh sau:
Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, sự am hiểu về kinh doanh và luật pháp của từng thành viên trong ê kíp quản lý.
Cơ cấu về chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ sẽ cho biết khả năng chuyên môn hóa cũng như khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp.
Cán bộ quản trị cấp cơ sở, công nhân: Đây là đội ngũ các nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị của một doanh nghiệp. Thông thường họ thường được gọi là đốc công, tổ trưởng, trưởng ca…Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân trong các công việc cụ thể hàng ngày đề hoàn thành mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị này lãnh đạo lực lượng lao động trực tiếp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp trên các khía cạnh như chất lượng, tiến độ thi công công trình.
Người phụ trách đơn vị phải có trình độ quản trị (tổ chức điều phối lao động và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí nhằm hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận nhưng phải đảm bảo chất lượng), am hiểu sâu về công việc mà đơn vị đang thực hiện, biết chăm lo quyền lợi cho người lao động…mới tạo được sự ủng hộ, lòng nhiệt thành từ phía họ. Tuy nhiên lãnh đạo đơn vị giỏi cũng chưa đủ, mà còn cần có đội ngũ lao động với trình độ tay nghề cao, có khả năng sáng tạo, trung thực trong công việc. Họ chính là những người trực tiếp thực hiện ý tưởng, chiến lược và chiến thuật kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo cấp trên, những người tạo nên chất lượng công trình và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các yếu tố trên có vai trò quan trọng khi doanh nghiệp tham gia dự thầu, doanh nghiệp phải trình bày với chủ đầu tư. Nếu một nguồn lực tốt, cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư sẽ được đánh giá cao.
1.4.1.4 Hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Chiến lược marketing đóng vai trò quan trọng trong công việc giành được ưu thế trong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng những chiến lược marketing thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm giữ được vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Với mục đích và yêu cầu đã được đề ra, hệ thống marketing phải đảm bảo đem lại những thông tin chính xác, kịp thời về sự phát triển của thị trường, xem xét những triển vọng, đánh giá về những người phân phối, các bạn hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh, những nhà cung ứng và những nhân tốt có liên quan khác.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng không giống như các doanh nghiệp công nghiệp khác là đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn. Ngược lại, họ cần phải dựa vào danh tiếng của mình để khiến khách hàng tìm đến và yêu cầu sản xuất sản phẩm cần thiết. Giữa các doanh nghiệp xây dựng có sự cạnh tranh trực tiếp đó là sự so sánh về danh tiếng. Danh tiếng và thành tích của doanh nghiệp có tác dụng rất lớn đến khả năng trúng thầu dự án. Do vậy, việc tạo danh tiếng và sự tin cậy trên thị trường sẽ tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
1.4.1.5 Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu
Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng lớn tới việc thắng thầu của doanh nghiệp, đây là bước đầu tiên trong quá trình tham gia dự thầu, nhà thầu có thể bị loại ngay vòng đầu nếu như không đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu như đã thỏa thuận.
Để lập hồ sơ dự thầu tốt, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu, đó là các yếu tố như: môi trường đấu thầu, khảo sát địa điểm thực hiện dự án, lập phương án tổ chức thi công, xây dựng giá đấu thầu.
Xây dựng hồ sơ dự thầu là một việc làm hết sức phức tạp, thường diễn ra trong một khoảng thời gian hạn chế, chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí để bên mời thầu xem xét khi xét thầu, vì vậy, công tác này thường do những người am hiểu trong doanh nghiệp đảm nhận.
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp
1.4.2.1 Chính sách của Nhà nước - Môi trường pháp lý trong cạnh tranh đấu thầu xây
dựng
Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Vai trò của nhà nước thể hiện qua việc đề ra chính sách (chính sách thuế, chính sách ưu đãi đối với các dự án, chính sách phát triển ngành, vùng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp) và ban hành các qui định về khung giá vật tư, thiết bị; lương công nhân, các qui chuẩn về kỹ thuật. Đây là những yếu tố hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chính sách, pháp luật có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự tác động của pháp luật đối với doanh nghiệp trong cạnh tranh đấu thầu thể hiện trên một số phương diện sau:
Pháp luật duy trì sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh đấu thầu, đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh đấu thầu diễn ra một cách lành mạnh;
Pháp luật là công cụ của nhà nước nhằm điều chỉnh hoạt động cạnh tranh đấu thầu và là phương tiện để doanh nghiệp bảo vệ mình trước sự xâm hại của chủ thể khác;
Hệ thống phỏp luật rừ ràng, bộ mỏy thi hành phỏp luật hoạt động cú hiệu quả, hiệu lực, không cửa quyền, tham ô, tham nhũng là điều kiện hết sức quan trọng để doanh nghiệp tận dụng triệt để cơ hội đầu tư, tiết kiệm thời gian và chi phí trong sản xuất và kinh doanh, đây là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng.
1.4.2.2 Tình hình đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp. Số lượng, năng lực và uy tín của doanh nghiệp tham gia dự thầu sẽ phản ánh mức độ quyết liệt của quá trình cạnh tranh đấu thầu. Muốn thắng thầu, doanh nghiệp tham gia dự thầu phải thể hiện sự vượt trội của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh có tác động rất lớn đến việc quyết định giá bỏ thầu, đề xuất các giải pháp thi công của nhà thầu. Khi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Năng lực tài chính của đối thủ;
Khả năng thi công, dự báo tiến độ thực hiện dự án, công nghệ mà đối thủ sẽ sử dụng trong quá trình thi công;
Mức giá thấp nhất, cao nhất mà đối thủ có thể bỏ thầu.
Trong những năm gần đây, trên thị trường xây dựng nước ta đã xuất hiện nhiều nhà thầu nước ngoài với năng lực tài chính dồi dào, máy móc thiết bị và công nghệ thi công hiện đại đã làm cho sự ganh đua trong đấu thầu xây dựng trở nên khốc liệt.
Muốn giành được thắng lợi trong các dự án lớn có sử dụng vốn của nước ngoài và có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự thầu đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải liên kết với nhau, phát huy lợi thế của mình để cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài.
1.4.2.3 Thị trường hàng hóa đầu vào và các nhà cung ứng
Thị trường vật tư đầu vào và các nhà cung ứng có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện dự án, doanh nghiệp thường phải mua nhiều vật tư, thiết bị, nhân lực để tổ chức thi công công trình. Giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ này thường có nhiều thay đổi dưới sự tác động của qui luật cung cầu, chính sách phát triển của các nhà cung cấp. Giữa các nhà cung ứng và doanh nghiệp xây dựng thường có sự hợp tác, thương lượng với nhau về giá cả, chất lượng và thời hạn giao hàng phương thức thanh toán trên cơ sở quan hệ bình đẳng và tôn trọng qui luật cung - cầu. Tuy nhiên, trước sự biến động của thị trường hàng hóa, dịch vụ, với ưu thế của mình, những nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ thường tạo ra nhiều áp lực đối với các doanh nghiệp xây dựng nhằm thu được lợi nhuận cao. Các áp lực đó có thể là tăng giá bán, kéo dài thời hạn giao hàng, thay đổi chủng loại, số lượng hàng hóa hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm tạo ra sự khan hiếm giả tạo của hàng hóa.
Đây là những nhân tố có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Muốn tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm bới sự phù thuộc vào sự biến động của thị trường hàng hóa và các nhà cung ứng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược xác định bạn hàng dài hạn, giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và làm tốt công tác dự báo thị trường, nhằm tạo ra sự đa dạng và chủ động trong việc mua bán hàng hóa đầu vào cho các dự án.
Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng (nhà cung ứng vốn), ngoài việc xác lập mối quan hệ tốt, doanh nghiệp còn phải thể hiện được sự minh bạch, tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn của mình, xác lập mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng để huy động được nguồn vốn lớn, đủ sức tham gia đấu thầu các dự án lớn.
1.4.2.4 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ đầu tư
Đây là mối quan hệ hết sức nhạy cảm, có tác động đến cạnh tranh đấu thầu cũng như trong quá trình thực hiện nếu như dự án trúng thầu. Hiện nay, pháp luật đã có những qui định chặt chẽ về việc quản lý dự án, mối quan hệ giữa chủ đầu tư với các nhà thầu, trình tự, thủ tục đấu thầu, thanh lý hợp đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò của chủ đầu tư dự án đối với doanh nghiệp vẫn rất lớn. Với tư cách là chủ đầu tư, họ có quyền lựa chọn tư vấn để đánh giá nhà thầu. Vì vậy, sự "ưu ái" của chủ đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cho điểm nhà thầu khi xét thầu cũng như trong quá trình thực hiện dự án về sau. Trong những năm vừa qua, mặc dù nhà nước đã có nhiều qui định nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa các nhà thầu và chủ đầu tư với các nhà thầu, nhưng trong thực tế, sự thiên vị của chủ đầu tư đối với một hoặc một số liên danh nhà thầu trong đấu thầu đã tạo ra môi trường cạnh tranh không hoàn hảo, đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà thầu trở nên gay gắt, tạo ra sự thiếu minh bạch và lành mạnh trong đấu thầu xây dựng.