1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

.luận văn quản trị nhân lực Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát

56 4,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 196,47 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNNgày nay do nhận thức được rõ hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng laođộng sao cho có hiệu quả nên các doanh nghiệp luôn đặt ra các chỉ tiêu, phương phápquản lý, điều hành tr

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Ngày nay do nhận thức được rõ hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng laođộng sao cho có hiệu quả nên các doanh nghiệp luôn đặt ra các chỉ tiêu, phương phápquản lý, điều hành trong việc sử dụng lao động sao cho phù hợp Đứng trước nhữngkhó khăn về dây chuyền công nghệ, sự cạnh tranh của thị trường lao động, trong đónhu cầu về lao động và sử dụng lao động của Công ty đang đặt ra cho ban lãnh đạonhiều bài toán khó Đặc biệt là bài toán làm sao để có thể nâng cao hiệu quả sử dụnglao động của Công ty Xuất phát từ nguyện vọng này, em quyết định nghiên cứu đề tài

về “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát” nhằmđưa ra quan điểm và đóng góp phần nào vào sự phát triển của công ty

Những phân tích, quan điểm, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng trong chuyên đề đều dựa trên góc độ của một sinh viên vận dụng lý thuyết đượchọc vào quan sát thực tế nên chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định Vì thế em kínhmong thầy cô giúp đỡ góp ý kiến để em có thể hoàn thành bài viết của mình được tốt hơn

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô Ths Phạm Hà Phương cùng toàn thểcác thầy cô khoa Quản trị nhân lực, trường Đại học Thương Mại đã hướng dẫn vàtrang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập Đồng thời,

em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát,cùng tập thể cán bộ nhân viên phòng Tổ chức của công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em

có được những kiến thức thực tế và hoàn thành tốt chuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 1

1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 2 1.4 Các mục tiêu nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4

1.7 Kết cấu khoá luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 6

2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản 6

2.1.1 Khái niệm lao động 6

2.1.2 Khái niệm về hiệu quả 6

2.1.3 Khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động 8

2.2 Nội dung hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp thương mại 9

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 9

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động 10

2.2.2.1 Chỉ tiêu năng suất lao động 10

2.2.2.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của một nhân viên 10

2.2.2.3 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương 11

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp 11

2.3.1 Nhân tố bên ngoài 11

2.3.2 Nhân tố bên trong 12

Trang 3

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

TẠI CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT 14

3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 14

3.1.1 Sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 14

3.1.2 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 19

3.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 19

3.1.2.2 Sản phẩm của Công ty 19

3.1.2.3 Thị trường mua bán 19

3.1.3 Khái quát về các hoạt động/ các hoạt động kinh tế và nguồn lực của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 20

3.1.3.1 Nguồn vốn 20

3.1.3.2 Nhân lực 22

3.1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ 23

3.1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 23

3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 24

3.2.1 Nhân tố bên ngoài 24

3.2.2 Nhân tố bên trong 26

3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 27

3.3.1 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 27

3.3.1.1 Phân tích tình hình biến động về số lượng và cơ cấu lao động Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát qua 3 năm (2012-2014) 27

3.3.1.2 Phân tích tình hình về chất lượng lao động của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 28

3.1.3.3 Phân tích tình hình phân bổ và sử dụng lao động của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát qua 3 năm 2012-2014 29

Trang 4

3.3.1.4 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát từ năm

2012-2014 31

3.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp 34

3.3.2.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm đối với nhân viên 34

3.3.2.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia 37

3.4 Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân về hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 38

3.4.1 Thành công 38

3.4.2 Hạn chế 39

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT 41

4.1 Định hướng và mục tiêu đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty 41

4.1.1 Định hướng 41

4.2.2 Mục tiêu 42

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 43

4.2.1 Các giải pháp 43

4.2.1.1 Phân công, bố trí sắp xếp lao động hợp lý trong các phòng ban 43

4.2.1.3 Tạo động lực khuyến khích lao động 44

4.2.1.4 Đổi mới công tác đánh giá năng suất lao động 45

4.2.1.5 Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ quản lý và nhân viên trong công ty 45

4.2.2 Kiến nghị và đề xuất 46

4.2.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 46

4.2.2.2 Kiến nghị đối với các bộ, ban, ngành 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

ST

T

1 Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 16

2 Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát giai

3 Bảng 2 Cơ cấu lao động công ty TNHH Ống thép Hoà Phát giai đoạn

4 Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Ống thép

5 Bảng 4 Tình hình số lượng và chất lượng lao động của Công ty TNHH

6 Bảng 5 Tình hình chất lượng lao động của Công ty TNHH Ống thép

7 Bảng 6 Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của Công ty TNHH

8 Bảng 7 Năng suất lao động bình quân tại công ty TNHH Ống thép

11 Bảng 10 Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của Công

ty TNHH Ống thép Hòa Phát giai đoạn năm 2012-2014 34

12 Biểu đồ 1 Tình hình sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn tại

13 Biểu đồ 2 Mức độ phù hợp và sự hài lòng với vị trí hiện tại của nhân

14 Biểu đồ 3 Mức độ hài lòng của nhân viên về các chính sách đãi ngộ

15 Bảng 11 Mục tiêu kế hoạch về hiệu quả sử dụng lao động của Công

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực là nhân tố cốt lõi đóng vai trò rất quantrọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp Con người là bộphận chủ yếu để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể nói là yếu tốkhó sử dụng nhất trong các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp Phải làm như thế nào

để sử dụng hiệu quả lao động trong doanh nghiệp luôn là vấn đề các nhà quản trị quantâm Nếu sử dụng nguồn lao động không hợp lý, việc bố trí lao động không đúng chứcnăng sẽ gây ra tâm lý chán nản, không nhiệt tình trong công việc dẫn đến hiệu quảkinh doanh thấp và sự giảm sút về tất cả các vấn đề khác của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ góp phần tiết kiệm chi phí lao độngsống, tiết kiệm thời gian lao động, giảm thời gian khấu hao tài sản của doanh nghiệp,

…dẫn tới giảm giá thành sản xuất, tăng doanh thu và giúp doanh nghiệp tăng sức cạnhtranh trên thị trường

Mặt khác, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là điều kiện đảm bảo khôngngừng cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động, tạo điều kiện nâng cao trình

độ tay nghề, khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy người lao động cả về mặt vật chất vàtinh thần

Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đặc biệt là đối với thịtrường ống thép, vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là việc làm hết sứcquan trọng đối với mọi doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thị trường, mở rộng thịphần và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là việc làm hết sức quan trọng và cần thiếtđối với tất cả các doanh nghiệp Việc doanh nghiệp sử dụng biện pháp gì để nâng caonăng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là một điều có ý nghĩa quyết định đến sựthành bại của doanh nghiệp đó Mặt khác, biết được đặc điểm của lao động và có biệnpháp để sử dụng lao động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và

dễ dàng đạt được mục tiêu hơn Đặc biệt hiện nay thị trường cạnh tranh ngày càng gay

Trang 8

gắt, để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được thì việc nghiên cứu nâng caohiệu quả sử dụng lao động cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát, em nhận thấyvấn đề sử dụng lao động đang được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm nghiên cứunhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Vì vậy em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả

sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát” để viết luận văn tốt nghiệp,

và cũng mong muốn đóng góp một phần nào công sức nhỏ bé của mình để xây dựngđội ngũ lao động tại công ty ngày càng tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh và phát triển bền vững

1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước

“Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động” là nội dung được quan tâm nghiên cứu

hàng năm tại nhiều tổ chức doanh nghiệp do tầm quan trọng của nó đối với sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp Đã có rất nhiều chuyên gia cũng như các sinh viênchọn nội dung này để làm đề tài nghiên cứu khoa học, viết luận văn tốt nghiệp… vớimục đích nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động tại doanh nghiệp và đưa ra biệnpháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Mỗi công trình đượcnghiên cứu và nhìn nhận theo các góc độ khác nhau và đều đạt được những thành côngnhất định

Để nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát” em đã tìm hiểu, đọc và tham khảo một số công trình nghiên cứu

có cùng nội dung dưới đây:

- Chuyên đề tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty

Quy chế Từ Sơn”, sinh viên thực hiện: Bùi Văn Chuyền, lớp K49QTKD, trường Cao

đẳng Giao Thông Vận Tải

+ Mục tiêu: Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực, từ đónâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty

+ Thành công: Chỉ ra được các mặt của vấn đề sử dụng lao động tại Công tyQuy chế Từ Sơn và đưa ra giải pháp

- Luận văn tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cơ khí

Hà Nội”, sinh viên thực hiện: Cao Đức Sơn, lớp K15Q1, Đại học Dân lập Thăng Long.

+ Mục tiêu: Đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty

Trang 9

+ Thành công: Đưa ra quy trình tuyển dụng công nhân từ nguồn bên ngoài giúpnâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng của công ty góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng lao động.

- Chuyên đề tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty

Điện thoại Hà Nội”, sinh viên thực hiện: Đỗ Xuân Tuấn, lớp K48A4, Đại học Kinh Tế

Quốc Dân

+ Mục tiêu: Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty.+ Thành công: Chỉ ra được nguyên nhân hiệu quả sử dụng lao động thấp và đềxuất được một số biện pháp đãi ngộ để tăng năng suất lao động và đã được áp dụngthành công tại công ty

So với các các sản phẩm nghiên cứu về nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng của các năm trước, đề tài nghiên cứu của em một phần dựa trên các đề tài này vềcách nhìn nhận và giải quyết vấn đề cũng như phương pháp nghiên cứu Tuy nhiên, em

đã tiến hành nghiên cứu sâu thực trạng sử dụng lao động tại công ty TNHH Ống thépHoà Phát, từ đó chỉ ra rõ các thành công, hạn chế và nguyên nhân để đưa ra các giảipháp phù hợp với thực trạng của công ty này

1.4 Các mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lao động của công ty, thực trạng hiệu quả sử

dụng lao động tại công ty Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụnglao động tại công ty

- Để thực hiện được mục tiêu trên cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động trongdoanh nghiệp thương mại

+ Phân tích thực trạng sử dụng lao động và đánh giá hiệu quả sử dụng lao độngtại Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát, chỉ ra thành công, hạn chế, những vấn đề còntồn tại về hiệu quả sử dụng lao động, phân tích nguyên nhân

+ Từ những đánh giá ưu, nhược điểm về thực trạng sử dụng lao động tại Công

ty, nghiên cứu đề xuất, đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng tại Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát

Trang 10

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Chỉ nghiên cứu những vấn đề lao động và hiệu quả

sử dụng lao động ở phạm vi vi mô, tức là ở một doanh nghiệp cụ thể ở đây là Công tyTNHH Ống thép Hoà Phát

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực tế về lao động và hiệu quả sử dụng

lao động của Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát, sử dụng số liệu trong 3 năm 2012,

2013, 2014 nhằm đảm bảo tính cập nhật và có giá trị nghiên cứu thực tiễn

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tự quan sát, phỏng vấn người lao

động, và sử dụng bản hỏi

+ Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát theo dõi tình hình thực tế tại công

ty, ghi chép lại những thông tin cần thiết

+ Phương pháp sử dụng bản hỏi: Tiến hành lập phiếu điều tra trắc nghiệm để tậphợp tất cả những câu hỏi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Những câu hỏi trongphiếu điều tra là những câu hỏi nhằm làm rõ thực trạng hiệu quả sử dụng lao động vàcác nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại doanh nghiệp

+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn người lao động những vấn đề mà bản câuhỏi chưa đề cập đến hoặc chưa được làm rõ được thực trạng hiệu quả sử dụng laođộng Tìm ra những vấn đề còn tồn tại để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng lao động

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

+ Nguồn bên trong: Lấy từ tài liệu nội bộ, báo cáo kinh doanh, kết quả kinhdoanh thị trường các năm 2012, 2013, 2014

+ Nguồn bên ngoài: Tìm hiểu các bài báo, bài viết liên quan trên báo đài,internet…

1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Với các thông tin và dữ liệu đã thu thập được, ta tiến hành phân tích dữ liệubằng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê tổng hợp: Các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được

đều là các dữ liệu rời rạc Vì thế em đã sử dụng phương pháp thống kế, sắp xếp dữ liệu

Trang 11

thu thập được một cách khoa học, chính xác Từ đó tiến hành phân tích, nhận xét, đánhgiá tổng hợp, chi tiết.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh các số liệu tổng

hợp được với nhau để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu Từ dữ liệu thu thập được, tiếnhành so sánh qua các năm về mức chênh lệch và tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu

- Phương pháp phân tích: Từ những dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích

để làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng đó

1.7 Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, kết luận, các tài

liệu tham khảo và phụ lục Kết cấu bài khoá luận tốt nghiệp về đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát” gồm 4 phần như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả sử

dụng lao động trong doanh nghiệp thương mại

Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH

Ống thép Hoà Phát

Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty

TNHH Ống thép Hoà Phát

Trang 12

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm lao động

Theo quan điểm của C.Mác: Lao động là hoạt động có mục đích của con ngườinhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết phục vụ cho đờisống của con người Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tácđộng lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con conngười Lao động là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của

sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa xã hội Người lao động có vai trò rất quan trọng đối với

sự phát triển nền kinh tế đất nước

Ngoài ra trong tài liệu “Kinh tế doanh nghiệp thương mại” của Đại học ThươngMại do PGS.TS Phạm Công Đoàn và TS Nguyễn Cảnh Lịch đồng chủ biên có đưa raquan điểm về lao động thương mại: Lao động thương mại là bộ phận cần thiết đượcphân công thực hiện quá trình lưu thông hàng hóa Bao gồm lao động thực hiện quátrình mua bán, vận chuyển, đóng gói, chọn lọc, bảo quản và quản lý hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Mục đích lao động của họ là đưa hàng hóa từ lĩnh vực sảnxuất đến lĩnh vực tiêu dùng

Lao động thương mại nói chung và các lao động trong các doanh nghiệp thươngmại nói riêng tồn tại như một tất yếu khách quan cùng với sự tồn tại của sản xuất, lưuthông hàng hóa và thương mại, đó là sự phân công lao động trong xã hội quyết định

2.1.2 Khái niệm về hiệu quả

Theo giáo trình “Kinh tế Doanh nghiệp thương mại” của trường Đại họcThương Mại do PGS.TS Phạm Công Đoàn cùng TS.Nguyễn Cảnh Lịch thì hiệu quảđược hiểu là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã xác địnhtrước với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó Để hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đạt được mục tiêu đặt ra thì doanh nghiệp phải có các mục tiêu hành động cụthể trong từng thời kỳ và phải luôn tìm cách để đạt được các mục tiêu đó với chi phíthấp nhất và đạt hiệu quả cao nhất

Hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: Đó là hiệu quả xã hội và hiệuquả kinh tế

Trang 13

Hiệu quả xã hội là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu của xãhội của doanh nghiệp hoặc mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được của doanhnghiệp đến xã hội và môi trường Hiệu quả này thường được biểu hiện qua mức độthỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đờisống và điều kiện làm việc cho người lao động cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt độngkinh doanh Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt đượcvới chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó Thực chất của hiệu quả kinh tế là để thực hiệnyêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, nó biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lựccủa doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đã xác định

Chúng ta có thể khái quát mối tương quan giữa lợi ích kinh tế và chi phí bỏ ra

để có được lợi ích đó bằng hai công thức sau:

+ Một là: Hiệu quả là số hiệu giữa kết quả và chi phí

HQ= KQ – CP (1)Trong đó: HQ là hiệu quả đạt được trong một thời gian nhất định

KQ là kết quả đạt được trong thời kỳ đó

CP là chi phí bỏ ra để đạt được kết quá đó

Đây là hiệu quả tuyệt đối, mục đích so sánh ở đây là để thấy được mức chênhlệch giữa kết quả và chi phí, mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao

Ưu điểm: Cách so sánh này đơn giản và dễ tính toán

Nhược điểm: Không cho phép đánh giá hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, không có khả năng so sánh hiệu quả giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệpvới nhau, không phản ánh được năng lực tiềm tàng để nâng cao hiệu quả Dễ đồngnhất hai phạm trù hiệu quả và kết quả

+ Hai là: Hiệu quả là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạtđược kết quả đó (đây là hiệu quả tương đối)

HQ= KQ CP (2)

Ưu điểm: Khắc phục được nhược điểm của công thức (1) và cho phép phản ánhhiệu quả ở mọi góc độ khác nhau

Trang 14

Nhược điểm: Cách đánh giá này khá phức tạp, đòi hỏi phải có quan điểm thốngnhất khi lựa chọn phương pháp này.

Có thể nói hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau,

là hai mặt của một vấn đề Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như khi đánh giá hiệu quả của các hoạt động này cần xem xét hai phương pháptrên một cách đồng bộ Không thể không có hiệu quả kinh tế mà cũng không có hiệuquả xã hội, ngược lại hiệu quả kinh tế là cơ sở, là nền tảng của hiệu quả xã hội

2.1.3 Khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động

Sử dụng lao động là quá trình vận dụng sức lao động để tạo ra các sản phẩmtheo các mục tiêu sản xuất kinh doanh Làm thế nào để sử dụng lao động có hiệu quả

là câu hỏi thường trực của những nhà quản lý và sử dụng lao động Cho đến nay có rấtnhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng lao động

Theo quan điểm của Mac-Lenin, hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh kếtquả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả nhiều hơn.C.Mác chỉ rõ, bất kỳ một phương thức sản xuất liên hiệp nào cũng cần phải có hiệuquả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất Mác viết: “Lao động có hiệu quả nó cần

có một phương thức sản xuất và nhấn mạnh rằng hiệu quả lao động giữ vai trò quyếtđịnh, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con người, tất cả các tiến bộ khoa họcđều nhằm đạt được mục tiêu đó”

Theo quan điểm của F Taylor thì “Con người là một công cụ lao động” Quanđiểm này cho rằng, về bản chất con người đa số không làm việc, họ quan tâm nhiềuđến cái họ kiếm được chứ không phải công việc mà họ làm, ít người muốn và làmđược những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, độc lập, tự kiểm soát Vì thế để sử dụnglao động một cách có hiệu quả thì phải đánh giá chính xác thực trạng lao động tạidoanh nghiệp mình, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ những người giúp việc, phảiphân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp đi lặp lại, dễ dàng học được

Theo quan điểm của Nayo cho rằng “Con người muốn được cư xử như conngười” Theo ông về bản chất con người là một thành viên trong tập thể, vị trí và thànhtựu của tập thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ hơn là lợi ích cá nhân, họhành động tình cảm hơn là lý trí, họ muốn cảm thấy có ích và quan trọng, muốn thamgia vào công việc chung và nhìn nhận như một con người Vì vậy muốn khuyến khích

Trang 15

lao động, con người làm việc cần thấy nhu cầu của họ quan trọng hơn tiền Chính vìvậy, người sử dụng lao động phải làm sao để người lao động luôn luôn cảm thấy mìnhquan trọng và có ích Tức là phải tạo ra bầu không khí tốt hơn, dân chủ hơn và lắngnghe ý kiến của họ.

Theo quan điểm “Con người là tiềm năng cần được khai thác và làm cho pháttriển” thì bản chất con người là không phải không muốn làm việc Họ muốn góp phầnthực hiện các mục tiêu, họ có năng lực độc lập sáng tạo Chính sách quản lý phải độngviê khuyến khích con người đem hết sức của họ vào công việc chung, mở rộng quyềnđộc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi cho việc khai thức các tiềm năng quan trọng

Từ các tiếp cận trên ta có thể hiểu về hiệu quả sử dụng như sau:

+ Theo nghĩa hẹp: Hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các môhình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động Kết quả lao động đạt được là doanhthu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lýlao động, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp

+ Theo nghĩa rộng: Hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sửdụng lao động đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho ngườilao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng cải tiến kỹthuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động

2.2 Nội dung hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp thương mại

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp thương mại được đánh giá quamột hệ thông các chỉ tiêu nhất định Những chỉ tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục tiêuhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Bởi vậy, khi phân tích vàđánh giá hiệu quả sử dụng lao động phải căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp và củangười lao động

Mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra cho mình luôn thay đổi theo thời gian, đồngthời cũng thay đổi cách nhìn nhận và quan điểm đánh giá hiệu quả Nhưng nhìn chungtất cả các mục tiêu đều nhằm đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững của doanhnghiệp Do vậy để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động tốt nhất thì phải dựa vàokết quả kinh doanh hay dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong thế ổn định

và phát triển bền vững Mặc dù vậy không phải lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được

Trang 16

càng cao thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng lao động tốt vì nếu việc trả lương cũng nhưcác chế độ đãi ngộ khác chưa thỏa đáng thì sử dụng lao động chưa mang lại hiệu quảtốt Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, cần phải đặt nó trong mối quan hệgiữa lợi ích của người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được vàchi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trongdoanh nghiệp thương mại là: năng suất lao động, khả năng sinh lời của một nhân viên,hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương, hiệu suất tiền lương

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động

2.2.2.1 Chỉ tiêu năng suất lao động

Công thức xác định: W = NV M

Trong đó: W là năng suất lao động bình quân của một nhân viên

M là doanh thu thuần đạt được trong kỳ

NV là số nhân viên bình quân trong kỳ

Số nhân viên bình quân trong kỳ được xác định như sau:

NV = (NV1/2+NV2+NV3+NV4+NV5/2)/4

NV1 là số nhân viên trong quý I

NV2 là số nhân viên trong quý II

NV3 là số nhân viên trong quý III

NV4 là số nhân viên trong quý IV

NV5 là số nhân viên cuối quý IV

Ý nghĩa: Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh củamột lao động Một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, nó đượcbiểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ

2.2.2.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của một nhân viên

Công thức xác định: HQ = NVln

Trong đó: HQ là khả năng sinh lời của một nhân viên

LN là lợi nhuận thuần của doanh nghiệp

NV là số nhân viên bình quân

Trang 17

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp chobiết một lao động tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần Chỉ tiêunày càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.

2.2.2.3 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Công thức xác định: HQ TL = QL M

Trong đó: HQ TL là hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương.

M là doanh thu thuần đạt được trong kỳ

QL là tổng quỹ lương

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để thực hiện được một đồng doanh thu thuần thìcần chi bao nhiêu đồng tiền lương Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao độngcàng cao Ngoài ra có thể sử dụng chỉ tiêu về tỷ suất chi phí tiền lương như sau:

Tỷ suất chi phí tiền lương = QL M x 100

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp

2.3.1 Nhân tố bên ngoài

Môi trường kinh tế: Xu thế phát triển kinh tế hay đúng hơn là chu kỳ phát triển

kinh tế, chu kỳ kinh doanh của ngành thậm chí của cả doanh nghiệp có ảnh hưởng rấtlớn đến phát triển nhân lực nói riêng và hoạt động quản trị nhân lực nói chung ở bất cứdoanh nghiệp nào Trong giai đoạn mà kinh tế suy thoái hoặc không ổn định, có chiềuhướng đi xuống, doanh nghiệp một mặt cần phải duy trì lực lượng lao động có taynghề, mặt khác phải tìm cách giảm chi phí lao động Do vậy doanh nghiệp phải đưa racác quyết định nhằm thay đổi các chương trình phát triển nhân lực như giảm quy mô

về số lượng, đa dạng hóa năm lực lao động của từng cá nhân để người lao động có thểkiêm nhiệm nhiều loại công việc khác nhau, hoặc giảm giờ làm việc, cho nhân viêntạm nghỉ, nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi,…

Chính trị-pháp luật: Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát

triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp Đặc biệt chính sách nhân sự của Công ty chịutác động trực tiếp của Bộ luật Lao động Các chính sách về lương, thưởng, bảo hiểm,phụ cấp, giờ làm việc… của công ty cần phải phù hợp với quy định của pháp luật

Khoa học-công nghệ: Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về khoa học

kỹ thuật, công nghệ Tiến bộ khoa học đã tạo ra vô số điều kỳ diệu cho cuộc sống con

Trang 18

người Những phát minh khoa học đã làm cho sản phẩm mới hoàn thiện hơn, xuất hiệnliên tục, năng suất lao động thì ngày càng được nâng cao Nhưng để đạt được năngsuất cao thì người lao động phải có kiến thức, phải nắm bắt được khoa học, kỹ thuậtmới, cách thức vận hành máy móc mới Vì thế doanh nghiệp cần có chương trình pháttriển nhân lực thay đổi phù hợp với công nghệ đã được lựa chọn và sử dụng lao độngmột cách hợp lý, không gây tình trạng thừa, thiếu lao động, gây đình trệ sản xuất.

Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì các doanh

nghiệp không chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân lực Nhân lực lànguồn lực quan trọng, nó quyết định thành bại của một doanh nghiệp, bởi vậy giữ chân

và duy trì sự phát triển của nhân lực là một trong những vấn đề hết sức quan trọng củaquản trị nhân lực

Khách hàng: Khách hàng là mục tiêu rất quan trọng đối với doanh nghiệp Thỏa

mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ là cách tốt nhất để đạtđược mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phảinghiên cứu khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thỏamãn những nhu cầu đó Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đào tạo và nâng caohiệu quả sử dụng nhân lực

Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Với sự phát triển của khoa học, con

người ngày càng nhận thức được rằng họ là một bộ phận không thể tách rời của giới tựnhiên và giới tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người Nhu cầu cảithiện điều kiện làm việc, cải thiện điều kiện sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, chống ônhiễm môi trường đã trở thành một nhu cầu bức xúc phổ biến trong các nhà quản trị vàcông nhân viên của doanh nghiệp Các phòng làm việc thoáng mát, sạch sẽ, cơ sở hạtầng tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi đảm bảo sức khỏe và góp phần cải thiện tâmtrạng con người Từ đó cải thiện năng suất lao động và chất lượng hiệu quả công việc

2.3.2 Nhân tố bên trong

Số lượng và chất lượng lao động: Số lượng và chất lượng lao động có ảnh

hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động được đolường và đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao động Khi số lượng lao động giảm màdoanh thu không đổi hoặc tăng lên, nghĩa là năng suất lao động và hiệu quả sử dụngcũng tăng Mặt khác quỹ lương của doanh nghiệp được tiết kiệm và do vậy mức bình

Trang 19

quân của người lao động được tăng lên Điều này sẽ kích thích tinh thần làm việc củangười lao động Chất lượng lao động tốt sẽ giúp tăng năng suất lao động và nâng caohiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Tổ chức và quản lý lao động: Tổ chức và quản lý lao động tốt làm cho người lao

động cảm thấy phù hợp và yêu thích công việc hiện tại, gây tâm lý tích cực cho ngườilao động trong quá trình làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả công việc Việc sắp xếp, bốtrí người lao động phù hợp, phát huy được năng lực sở trường của họ sẽ làm tăng năngsuất và chất lượng lao động

Trình độ giác ngộ về chính trị tư tưởng của người lao động: Sự giác ngộ ở đây

được hiểu là giác ngộ về nghề nghiệp, tình yêu đối với công việc, nỗ lực hết mình vàdoanh nghiệp được coi như là nhà Con người là yếu tố quyết định việc sản xuất kinhdoanh và tư tưởng con người quyết định hành động của họ Do vậy, sự giác ngộ vềchính trị xã hội, tinh thần thái độ học tập, làm việc càng cao thì hiệu quả lao động càngcao và ngược lại

Mục tiêu, sứ mạng và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Mục tiêu, sứ

mạng và chiến lược kinh doanh sẽ xác định nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệptrong hiện tại và tương lai Vì thế nó sẽ tác động đến hoạt động quản trị nhân lực, cácchính sách nhân sự để đáp ứng được yêu cầu công việc và hoàn thành mục tiêu đã đề ra

Trang 20

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

TẠI CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

3.1.1 Sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

Trụ sở chính: Số 39 Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát là một công ty thành viên của tập đoàn HoàPhát, tiền thân là Công ty TNHH ống thép Đài Nam, được thành lập theo giấy phép số2639GP/TLDN do UBND TP Hà Nội cấp ngày 13/08/1996 Giấy đăng ký kinh doanh

số 048480 ngày 20/08.1996 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp Vốn điều lệ ban đầu:800.000.000 đồng

Ngày 12/02/1998 thành lập chi nhánh tại tỉnh Hưng Yên

Ngày 25/03/1999 thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 06/11/2000 đổi tên thành Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát

Ngày 17/01/2001 thành lập chi nhánh tại TP Đà Nẵng

Sau hơn 18 năm thành lập, được sự hậu thuẫn rất lớn từ tập đoàn, hiện nay Công

ty TNHH Ống thép Hoà Phát đang là một trong những nhà sản xuất chuyên nghiệphàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực ống thép

Chức năng

- Chức năng sản xuất: Sản xuất các loại ống thép và sản phẩm cơ khí tiêu dùng.

- Chức năng thương mại: Buôn bán tư liệu sản xuất (chủ yếu là sắt thép và các

sản phẩm từ thép); kinh doanh dịch vụ kho bãi;…

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ sản xuất:

Trang 21

 Nhận tôn cuộn, xẻ dọc tôn cuộn tạo ra bán thành phẩm

 Hàn nối dải và uốn ống

 Vét đầu ống và nắn thẳng

 Tẩy rửa, sấy khô và mạ kẽm

Nhiệm vụ kinh doanh:

 Nghiên cứu và khai thác thị trường, mở rộng thị phần

Trang 22

Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát)

Giám đốc

Phó giám đốc

P.Vật tư/XNK P.Kinh doanh GĐ nhà máy

Phân

xưởng cắt xưởng uốnPhân xưởng mạPhân P.Kỹ thuật

Phân xưởng cơ điện

Tổ gia công cơ khí

Tổ sửa chữa cơ chữa điệnTổ sửa

P.Quản lý CL

Phân xưởng khuônP.Kế toán P.Tổ chức

Trang 23

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý:

- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là đại diện pháp nhân của công ty, quản

lý và điều hành công ty theo định hướng và mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công

ty, điều hành công tác lao động, tiền lương, các chế độ về tiền lương, tuyển dụng laođộng,…

- Phó giám đốc: Nhận nhiệm vụ từ giám đốc công ty, tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ được giao phó Phụ trách công việc chung của phòng kinh doanh và phòng

kế toán, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của phòng kinh doanh và phòng kếtoán Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc nội vụ, đôn đốc thực hiện công việccủa các phòng ban trong công ty, có trách nhiệm báo cáo thường xuyên tới Giám đốc

về các công việc được giao

- Giám đốc nhà máy: Tiếp nhận và triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuấtngắn hạn và dài hạn của công ty.Điều hanh, giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt độngsản xuất của nhà máy, đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu về kế hoạch, sảnlượng, chất lượng, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh lao động, an toàn, kỷ luật Chỉ đạo cácphòng ban chức năng của nhà máy và các phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ được giaomột cách có hiệu quả, chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy

- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu và khai thác thịtrường, mở rộng thị phần, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, quảng bá sản phẩm… xemxét ký kết hợp đồng bán hàng; giao dịch, liên hệ với khách hàng; lệnh cho thủ kho xuấthàng theo yêu cầu đã được xem xét và trao đổi với khách hàng Lập kế hoạch sản xuất,theo dõi, tổ chức việc thực hiện kế hoạch sản xuất của nhà máy ống thép và nhà máycán nguội

- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cungcấp những thông tin tài chính cho ban giám đốc một cách chính xác, kịp thời Trong đónhiệm vụ quan trọng nhất của phòng kế toán là thu thập số liệu

- Phòng vật tư-xuất nhập khẩu: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư, đápứng nhu cầu vật tư cho sản xuất Lập kế hoạch mua hàng đối với các nguyên vật liệu,các loại vật tư thết bị, phụ tùng thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

Trang 24

và các thiết bị khác Giao dịch, đàm phán với các nhà cung ứng, các đối tác nhằm lựachọn nhà cung ứng tốt nhất.

- Phòng tổ chức đào tạo: Quản lý bộ phận nhân lực của công ty nhằm theo dõi

và cập nhật sự biến đổi nhân sự một cách đầy đủ, chính xác Căn cứ vào nhu cầu nhânlực của công ty để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo mới trình ban giám đốc phê duyệt

- Phòng kỹ thuật: Quản lý hồ sơ, lý lịch của thiết bị trong toàn nhà máy, đề xuấtcác phương án nhằm hoàn thiện, cải tiến, nâng cấp thiết bị nhằm tăng năng suất laođộng, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm Chỉ đạo kỹ thuật cho việc gia công,chế tạo và sửa chữa thiết bị đáp ứng kịp thời cho sản xuất

- Phòng quản lý chất lượng: Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng theo các quytrình thuộc hệ thống ISO 9001:2000 của công ty; đảm bảo cả hệ thống duy trì và hoạtđộng có hiệu quả Phối hợp với các trưởng bộ phận liên quan để đảm bảo sản xuất rasản phẩm đạt chất lượng tốt nhất

- Phân xưởng cắt tôn: Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của phân xưởng cắt tôn,đảm bảo luôn thực hiện tốt các kế hoạch được giao Nhận kế hoạch cắt tôn từ điều độ

kế hoạch sản xuất, phối hợp với điều độ kế hoạch sản xuất, cùng phối hợp với các bộphận khác trong nhà máy

- Phân xưởng mạ kẽm: Quản lý toàn bộ nhân lực, máy móc, thiết bị của hai dâychuyền mạ, thực hiện sản xuất tại hai dây chuyền mạ thông qua kế hoạch sản xuất,đảm bảo sản xuất ổn định; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phân xưởng mạ

- Phân xưởng cơ điện: Quản lý toàn bộ thiết bị, dụng cụ, vật tư, phụ tùng củaphân xưởng cơ điện Hoàn thành các công việc được giao theo kế hoạch và các côngviệc phục vụ kịp thời cho sản xuất của toàn nhà máy

Phân xưởng ống thép đen: Quản lý toàn bộ thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của phânxưởng uốn ống Phối hợp với điều độ kế hoạch để tiến hành sản xuất theo đúng kếhoạch Phối hợp các phòng ban, phân xưởng khác để đảm bảo giải quyết tốt công việc

- Phân xưởng khuôn: Quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu và trang thiết bị của xưởngkhuôn Quản lý, theo dõi và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng khuôn cũngnhư việc sử dụng khuôn hợp lý Lập kế hoạch dự vật tư, phụ tùng cho phân xưởng hoạtđộng liên tục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất

Trang 25

3.1.2 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

3.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh

Công ty Ống thép Hòa Phát là nhà sản xuất chuyên nghiệp và hàng đầu tronglĩnh vực sản xuất ông thép tại Việt Nam Bên cạnh đó còn sản xuất các sản phẩm cơkhí tiêu dùng; buôn bán tư liệu sản xuất (chủ yếu là sắt thép và các sản phẩm từ thép);kinh doanh dịch vụ kho bãi…

Sản phẩm chính của công ty là các loại thép đen hàn và các loại ống mạ kẽm chodân dụng và công nghiệp, được bán rộng rãi trên thị trường cả nước và một số nước khác,được khách hàng biết đến với chất lượng tốt, giá thành rẻ, phục vụ hoàn hảo

Hiện nay, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát là nhà sản xuất duy nhất tại ViệtNam sản xuất được loại ống thép cỡ lớn có đường kính to D141.3mm, D168.3mm,D219.1mm và các loại ống vuông, chữ nhật tương đương có độ dày từ 4mm đến 8mmtheo tiêu chuẩn ASTM-A53 và được thị trường đánh giá cao

Số lượng sản phẩm sản xuất:

Với dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đức, Italia, Đài Loan, Nhật Bản… sảnlượng sản xuất hàng năm của công ty đạt trên 150.000 tấn Số lượng sản xuất mỗi loạitùy thuộc vào nhu cầu thị trường và đơn đặt hàng của khách hàng, thông thường sảnxuất ống thép đen chiểm 2/3 tổng số sản lượng và 1/3 ống thép mạ kẽm

3.1.2.3 Thị trường mua bán

Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú phục vụ cho các ngành côngnghiệp, xây dựng, dân dụng, nội thất, sản xuất xe đạp, xe máy, ô tô,… Nguyên liệuchính để phục vụ sản xuất của công ty là thép Carbon thông thường dạng cuộn và kẽmdạng thỏi phục vụ việc mạ kẽm cho ống thép

Trang 26

Thép Carbon dùng cho sản xuất ống thép Carbon hàn và ống mạ kẽm bao gồmthép cuộn cán nóng/ thép dải cán nóng với độ dày 1.2mm- 6.5mm và thép cuộn cánnguội/ thép dải cán nguội với độ dày 0.6mm- 1.5mm Nguyên liệu thép được nhậpkhẩu từ Trung Quốc, Nga, Ukraina, Nam Phi, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia và cácnước khác.

Kẽm dạng thỏi phục vụ cho việc sản xuất ống mạ kẽm chất lượng cao có tiêuchuẩn phù hợp cho công nghệ sản xuất ống thép mạ kẽm nhúng nóng bao gồm 2 loại:99,995% Zn (SHG) và 98,5% Zn (PWG)

Để đảm bảo chất lượng mạ tốt, các loại kẽm thỏi hoàn toàn được nhập khẩu từcác nhà máy sản xuất lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc và Thái Lan Đây

là các nguồn cung cấp ổn định, chất lượng tốt, giá rẻ và thời hạn cấp hàng được hanhchóng kịp thời phục vụ sản xuất

Ngay từ khi mới thành lập, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát không ngừngcủng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ Nó được xác định là một trong những nhiệm

vụ quan trọng nhất Từ đó trong suốt quá trình phát triển của mình, dù hoạt động theo

mô hình nào thì các biện pháp củng cố và mở rộng thị trường cũng liên tục được công

ty nghiên cứu và triển khai sản phẩm của công ty được tiêu thụ thông qua hệ thống đại

lý phân phối chính Ngoài ra công ty cũng có bán hàng trực tiếp cho một số đơn vị sảnxuất và công trình thông qua đấu thầu

3.1.3 Khái quát về các hoạt động/ các hoạt động kinh tế và nguồn lực của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

Trang 27

Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát giai đoạn

Năm 2014

So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Chênh

lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Phòng Kế toán- Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát)

Số vốn điều lệ được điều chỉnh tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức điều chỉnhtăng năm 2014 thấp hơn so với năm 2013 Cụ thể, năm 2013 vốn điều lệ tăng 28,57%

so với năm 2012 Nhưng đến năm 2014 mức tăng thấp xuống chỉ còn 15,56%

Tổng nguồn vốn: từ năm 2012 đến năm 2014, tổng nguồn vốn có xu hướng tăngnhưng mức tăng có sự chênh lệch lớn Năm 2013, mức tăng là 21,16% tương đươngvới 314 tỷ đồng Nhưng đến năm 2014, mức tăng chỉ là 1,36% tương đương với 24 tỷđồng Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu liên tục tăng và tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước Cụ

thể: Năm 2013, vốn chủ sở hữu là 730 tỷ đồng, tăng 12,31% so với năm 2012 Năm

2014, vốn chủ sở hữu tăng 15,75% so với năm 2013, đạt 845 tỷ đồng

- Nợ ngắn hạn có xu hướng tăng giảm thất thường Năm 2013, nợ ngắn hạn

tăng đến 51,41% tương đương 291 tỷ đồng so với năm 2012; nhưng đến năm 2014, nợngắn hạn chỉ còn 794 tỷ đồng, giảm 7,35% so với năm 2013

- Nợ dài hạn có xu hướng giảm, tốc độ giảm năm 2014 thấp hơn tốc độ giảm

năm 2013 Năm 2013, nợ dài hạn giảm 24,05% so với năm 2012 Đến năm 2014, nợdài hạn giảm 15,56% xuống còn 152 tỷ đồng

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong khi các khoản nợ phải trả giảm, đặc biệt là nợdài hạn cho thấy khả năng tự chủ về vốn của công ty ngày càng được cải thiện

Trang 28

3.1.3.2 Nhân lực

Hiện nay, công ty có tổng số 1440 lao động, chia thành 6 bộ phận khác nhau

Cơ cấu lao động của công ty được trình bày trong bảng 2

Bảng 2 Cơ cấu lao động công ty TNHH Ống thép Hoà Phát giai đoạn 2012-2014

(đơn vị: người)

2012

Năm 2013

Năm 2014

So sánh 2013/2012

So sánh 2014/2013

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát)

Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên từ năm 2012-2013, tổng số nhânlực của công ty không ngừng tăng lên Năm 2012, tổng nhân lực là 980 người Đếnnăm 2014, số nhân lực là 1.440 người, tăng 27,4% so với năm 2013 Trong đó, số laođộng có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm hơn 50%, trình độ lao động chưa cao

Do lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất và kinh doanh ống thép nênlao động nam chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm Tuy nhiên năm 2014,lao động nữ tăng 45,1% còn lao động nam tăng 25,5% so với năm 2013 Tốc độtăng số lao động nữ cao hơn thể hiện lao động nữ ngày càng có vai trò cao hơntrong công ty

Về độ tuổi, số lao động có độ tuổi từ dưới 40 tuổi chiếm tỷ trọng cao và tăngnhanh mỗi năm, số lao động trên 40 có xu hướng tăng ít hơn Năm 2014 lao động trên

40 tuổi tăng 9,2% trong khi năm 2013, nhóm lao động này tăng 16,9% Số lao độngdưới 30 tuổi có tốc độ tăng nhanh nhất, năm 2014 tăng thêm 158 người, tăng 56,6% so

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) PGS.TS. Phạm Công Đoàn, TS. Nguyễn Cảnh Lịch, Kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế doanh nghiệp thươngmại
Nhà XB: NXB Giáo Dục
(2) PGS.TS. Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp thương mại
Tác giả: PGS.TS. Phạm Vũ Luận
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2004
(5) Khóa luận “Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty Sản xuất-xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội” của sinh viên Nguyễn Minh Ngọc, lớp K40A6, trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công tySản xuất-xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội
(6) Chuyên đề tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Quy chế Từ Sơn” của sinh viên Bùi Văn Chuyền, lớp K49QTKD, trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Quy chế TừSơn
(7) Luận văn tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cơ khí Hà Nội” của sinh viên Cao Đức Sơn, lớp K15Q1, trường Đại học Dân lập Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cơ khí HàNội
(8) Chuyên đề tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Điện thoại Hà Nội” của sinh viên Đỗ Xuân Tuấn, lớp K48A4, Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Điện thoạiHà Nội
(9) Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần thương mại và Xây lắp điện Hà Nội” của sinh viên Nguyễn Biên Cương, lớp K45U2, trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phầnthương mại và Xây lắp điện Hà Nội
(3) TS. Nguyễn Hữu Thân (2010), Quản trị nhân sự, NXB Lao Động, Hà Nội Khác
(4) Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát trong 3 năm 2012-2014 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w