1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng gian lận trong các Doanh nghiệp thương mại

81 909 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 524,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 3 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN 4 1.1 Lý thuyết chung về gian lận 4 1.2 Các công trình nghiên cứu gian lận trên thế giới và ở Việt Nam 6 1.2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 6 1.2.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 11 CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI GIAN LẬN 12 2.1 Tham nhũng 12 2.1.1 Bối cảnh chung 13 2.1.2 Khái niệm, đặc trưng của tham nhũng trong khu vực tư 15 2.1.3 Các hành vi tham nhũng chủ yếu trong khu vực tư 16 2.1.4 Đấu tranh chống tham nhũng trong khu vực tư 21 2.2 Biển thủ tài sản 24 2.2.1 Tổng quan 24 2.2.2 Kĩ năng biển thủ tài sản 25 2.2.3 Hậu quả của biển thủ tài sản 26 2.2.4 Bản chất của biển thủ tài sản 27 2.2.5 Người thực hiện hành vi biển thủ tài sản 28 2.2.6 Ngăn ngừa biển thủ tài sản 30 2.2.7 Phát hiện gian lận về biển thủ tài sản 31 2.2.8 Các khoản mục thường hay bị biển thủ 32 2.3 Gian lận trên báo cáo tài chính 35 2.3.1 Động cơ gian lận trên báo cáo tài chính 35 2.3.2 Người thực hiện gian lận báo cáo tài chính 39 2.3.3 Kĩ thuật thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính 44 2.3.4 Dấu hiệu gian lận báo cáo tài chính 51 2.3.5 Các khoản mục thường phát sinh gian lận 52 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 56 3.1 Kết quả khảo sát 57 3.2 Đánh giá kết quả 62 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ GIAN LẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 72 4.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp 72 4.2 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý 74 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 Kết quả cuộc nghiên cứu của ACFE 9 Bảng 2 Người thực hiện gian lận ( Đơn vị tính: % ) 40 Bảng 3 Tổn thất do gian lận ( Đơn vị tính: USD ) 40 Bảng 4 Những loại hình gian lận xảy ra trong công ty 57 Bảng 5 Các hậu quả thường thấy do gian lận gây ra 57 Bảng 6 Đối tượng biển thủ tài sản 58 Bảng 7 Loại hình biển thủ tài sản chủ yếu 59 Bảng 8 Đối tượng liên quan đến tham ô 60 Bảng 9 Các hình thức tham ô 60 Bảng 10 Kĩ thuật gian lận trên BCTC 61 Bảng 11 Các khoản mục thường phát sinh gian lận 61 Bảng 12 Biện pháp phòng ngừa gian lận 62 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn đầy sóng gió, với một loạt thách thức như khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sức phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ, đà tăng chậm lại của các nền kinh tế phát triển mới nổi, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát cao, tình hình bất ổn chính trị và thiên tai Trong bối cảnh đó, nguy cơ gian lận kinh tế ngày càng gia tăng có thể đẩy các doanh nghiệp, công ty càng nhanh tới bờ vực phá sản. Gian lận đã trở thành một trong những chủ đề thời sự hiện nay, đặc biệt sau sự kiện hàng loạt các công ty hàng đầu thế giới bị phá sản vào đầu thế kỉ 21. Những tổn thất kinh tế do gian lận gây ra là vô cùng lớn đối với nền kinh tế xã hội. Theo một báo cáo về gian lận năm 2012 của tổ chức những nhà điều tra gian lận Hoa Kì ACFE, các doanh nghiệp, công ty chịu thiệt hại trung bình ước tính khoảng 5% doanh thu hằng năm của họ do gian lận. Con số này tương đương với mức thiệt hại ước tính cho cả nền kinh tế thế giới vào năm 2011 là khoảng hơn 3.5 nghìn tỷ đô-la.Người ta không chỉ bất ngờ về những tổn thất kinh tế do gian lận gây ra mà còn cả phương pháp thực hiện gian lận. Người thực hiện gian lận, ngoài nhân viên và tầng lớp lãnh đạo cao cấp của công ty, còn có sự tiếp tay của bên thứ ba trong đó có cả các kiểm toán viên độc lập. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, hàng loạt gian lận kinh tế, gian lận về thương mại và gian lận về Báo cáo tài chính được đưa ra ánh sáng cho thấy gian lận xuất hiện trong mọi loại hình doanh nghiệp và ở mọi lĩnh vực. Rõ ràng, gian lận trong kinh doanh và do đó kéo theo gian lận trên Báo cáo tài chính không còn là vấn nạn của một ngành - một lĩnh vực mà nó đã xâm nhập vào toàn bộ nền kinh tế: từ các tổng công ty nhà nước, các quỹ đầu tư sử dụng vốn ODA, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán cho tới các doanh nghiệp tư nhân. Dù các gian lận này chưa nghiêm trọng như các quốc gia trên thế giới, 2 nhưng nó tác động không nhỏ tới nền kinh tế và niềm tin của công chúng vào báo cáo tài chính của các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Gian lận phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và ngày càng có biểu hiện tinh vi, là hành vi khó có thể triệt tiêu. Gian lận có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của xã hội và nền kinh tế. Ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nguy cơ xuất hiện gian lận là rất cao. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức về gian lận, phân biệt được các loại gian lận, hiểu được động cơ phát sinh các loại gian lận cụ thể cùng các dấu hiệu để nhận biết nguy cơ gian lận chính là nội dung chủ yếu của đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm. Thông qua đó có thể giúp các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như kiểm toán viên có thể ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi gian lận cũng như sai phạm, góp phần quan trọng vào hạn chế những thiệt hại do gian lận có thể gây ra. 2. Mục đích của đề tài Vấn đề nghiên cứu tuy không phải là mới mẻ nhưng lại thực sự rất cần thiết, nhất là đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng vào thời điểm khó khăn này. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này gồm khảo sát kinh nghiệm của các công trình nghiên cứu trên thế giới về gian lận, phân tích làm rõ từng loại hình gian lận cùng với động cơ và dấu hiệu và khảo sát thực trạng gian lận ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đánh giá xu hướng và những kiến nghị giải pháp để nâng cao nhận thức về gian lận trong các doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu các loại hình gian lận trong doanh nghiệp cùng các động cơ, dấu hiệu và kĩ thuật gian lận, đồng thời liên hệ với thực trạng gian lận hiện nay ở Việt Nam nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp để các doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn tình hình gian lận trong đơn vị mình. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, phép duy vật biện chứng chính là phương pháp luận trọng tâm được sử dụng trong bài nghiên cứu khoa học này, đây cũng là cơ sở phương pháp luận của kiểm toán. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng khi phân tích là cơ sở đảm bảo tính độc lập và khách quan cũng như tính chuẩn xác của các xét đoán và nhận định đưa ra. Bên cạnh đó, các phương pháp kĩ thuật như thống kê, quy nạp cũng được sử dụng trong việc thu thập ý kiến của các kiểm toán viên, trong việc phân tích các loại gian lận cũng như động cơ và dấu hiệu gian lận. Đặc biệt, phương pháp điều tra được nhóm sử dụng là phương pháp chọn mẫu, cụ thể là chọn mẫu ngẫu nhiên (thuộc phương pháp chọn mẫu xác suất. Mẫu điều tra thu được bao gồm 50 doanh nghiệp, trong đó có 17 doanh nghiệp nhà nước và 33 doanh nghiệp ngoài nhà nước. Phương pháp thu thập số liệu được nhóm lựa chọn là phương pháp sử dụng bảng hỏi- phiếu điều tra do đối với đề tài nghiên cứu của nhóm, những doanh nghiệp được điều tra không muốn công khai trả lời; ngoài ra, đôi khi có một số mẫu khuyết các câu khó trả lời do kiến thức hạn chế, nên nhóm muốn sau khi điều tra sẽ được bổ sung bằng những ý kiến thực tế của các doanh nghiệp trong những câu hỏi mở. Với mong muốn góp phần giúp các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các kiểm toán viên có thêm những thông tin, những hiểu biết về vấn đề gian lận, công trình nghiên cứu hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho những người quan tâm trong việc phòng ngừa và phát hiện, xử lý kịp thời các gian lận, góp phần hạn chế những thiệt hại do gian lận phát sinh, đảm bảo lành mạnh về tài chính và xa hơn là giúp các doanh nghiệp phát triển tốt trong thời kỳ khủng hoàng kinh tế hiện nay. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN 1.1 Lý thuyết chung về gian lận Khái niệm về gian lận và phương pháp phát hiện gian lận đã hình thành, phát triển dần thành một hệ thống lý luận liên quan mật thiết đến nhiều nghề nghiệp trong đó có nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Quá trình nhận thức về bản chất gian lận để đưa đến các định nghĩa khác nhau thay đổi từ đơn giản đến phức tạp. Các định nghĩa về gian lận thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội và nhận thức con người. Theo từ điển tiếng Việt, “gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt người khác. Hiểu theo nghĩa rộng, gian lận là việc thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lường gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó”. Có ba cách thông thường nhất để thực hiện gian lận, đó là: chiếm đoạt, lừa đảo và biển thủ. Về phương diện kế toán, theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 10, “gian lận và sai sót được định nghĩa là: những sai sót trong tính toán, trong việc áp dụng chính sách kế toán, giải thích sai thực tế, gian lận hoặc cố ý bỏ sót”. Về phương diện kiểm toán, theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 240 năm 2004, gian lận được định nghĩa như sau: “Gian lận là hành vi cố ý của một người hay một nhóm người như nhân viên, ban giám đốc hay bên thứ ba nhằm lừa gạt để thu được những lợi ích bất chính. Có hai loại gian lận: Gian lận trên báo cáo tài chính và hành vi biển thủ tài sản”. Gian lận trên báo cáo tài chính là: Làm thay đổi, làm giả mạo các chứng từ kế toán hoặc ghi chép sai; không trình bày hoặc cố ý bỏ sót các thông tin quan trọng trên báo cáo tài chính; cố ý không áp dụng, không tuân thủ các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán; giấu diếm hay bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, ghi các nghiệp vụ không xảy ra. Biển thủ tài sản là: Biển thủ một khoản tiền thu được; đánh cắp một tài sản vật chất hay một tài sản trí tuệ; sử dụng tài sản của công ty vào việc riêng. 5 Bên cạnh các định nghĩa trong chuẩn mực kế toán và kiểm toán, định nghĩa về gian lận còn được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu về gian lận. Theo báo cáo của Ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia về chống gian lận trên Báo cáo tài chính của Hoa kỳ hay còn được gọi là Treadway Commision năm1987, gian lận được định nghĩa: “Gian lận trên báo cáo tài chính là hành vi cố ý bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh hay công bố thiếu thông tin tài chính nhằm đánh lừa người sử dụng thông tin, đặc biệt là nhà đầu tư và chủ nợ”. Theo Viện kế toán viên công chứng Mỹ (American Institute of Certified Public Accountants-AICPA) và theo chuẩn mực kiểm toán SAS số 99 định nghĩa “gian lận là một hành vi cố ý gây ra sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính-đối tượng của một cuộc kiểm toán”. SAS 99 phân chia gian lận thành 2 loại là: Gian lận trên báo cáo tài chính: sai phạm cố ý trên báo cáo tài chính nhằm đánh lừa người sử dụng báo cáo tài chính ; Biển thủ tài sản: Lấy tài sản của doanh nghiệp làm của riêng , tuy nhiên việc này lại không được phản ánh trên BCTC. Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE) “Gian lận là bất kỳ hành vi bất hợp pháp đặc trưng bởi sự lừa dối, che giấu, hoặc vi phạm lòng tin. Những hành vi này không phụ thuộc vào việc áp dụng các mối đe dọa tinh thần hay vũ lực. Gian lận được gây ra bởi các cá nhân và tổ chức để có được tiền, tài sản, hoặc dịch vụ, để tránh không thanh toán hoặc phục vụ; hoặc để đảm bảo lợi ích cá nhân hoặc doanh nghiệp”. Gian lận có thể mang lại lợi ích cho cá nhân hay cho tổ chức. Khi cá nhân thực hiện gian lận, lợi ích có thể là trực tiếp (như nhận tiền hay tài sản), hay gián tiếp (có ảnh hưởng nào đó, tăng quyền lực, sự đền ơn, tiền thưởng ). Khi tổ chức (thường là nhân viên hành động trên tư cách tổ chức) thực hiện gian lận thì lợi ích thu được thường là trực tiếp dưới hình thức thu nhập của công ty tăng lên. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của gian lận đến những đối tượng hữu quan 6 (nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh, đối tác…) , hay môi trường kinh doanh, và rộng hơn là toàn bộ nền kinh tế và sự phát triển của xã hội là vô cùng to lớn. Gian lận không chỉ làm mất niềm tin của giới đầu tư vào doanh nghiệp, làm giảm tính cạnh tranh trong kinh doanh, và xa hơn là kìm hãm sự phát triển của xã hội… 1.2 Các công trình nghiên cứu gian lận trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới Nhận thức được sự nghiêm trọng của gian lận, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong những giai đoạn suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, các công trình gian lận trên thế giới ngày càng có những bước tiến lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khởi đầu là công trình nghiên cứu của Edwin H. Sutherland- người được cho là đã đặt nền móng cho tội phạm học hiện đại ở Mỹ và trên thế giới. Ông là người tiên phong trong việc nghiên cứu về gian lận do những nhà quản trị cao cấp. Là một nhà tâm lý học, ông cho rằng hành vi phạm tội là một sự học lại hành vi của người khác thông qua các tiếp xúc với các nhóm khác nhau trong xã hội, đặc biệt là nhóm người có quan hệ mật thiết. Việc phạm tội phát sinh từ môi trường sống . Vì vậy để hiểu được bản chất và phát hiện được tội phạm, cần nghiên cứu thái độ cũng như động cơ đẩy hành vi phạm tội. Hai công trình nổi tiếng của ông viết năm 1949: Lý thuyết nhóm khác biệt cùng với tác phẩm “white-collar crime” là nền tảng cho những nghiên cứu về động cơ, nguyên nhân cũng như hành vi gian lận của các nhà nghiên cứu sau này, và một trong số đó chính là Donald R. Cressey. Thông qua khảo sát khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, Cressey đã tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ, và đưa ra mô hình Tam giác gian lận năm 1953 (Fraud Triangle) để trình bày về các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận. Theo đó, tam giác gian lận gồm ba yếu tố cấu thành (ba đỉnh tam giác) đó là áp lực, cơ hội và thái độ, cá tính. Khi một người chịu nhiều áp lực, hay gặp bế tắc trong cuộc sống cũng như công việc, đồng thời họ nhận thức được cơ hội thực hiện gian lận, và kết hợp với 7 một thái độ thiếu liêm khiết thì đó chính là những động cơ thúc đẩy hành vi gian lận xảy ra. Tam giác gian lận của Cressey được dùng để lý giải rất nhiều vụ gian lận tất nhiên là cũng không thể khẳng định rằng mô hình này đúng với mọi trường hợp.Tuy vậy, tam giác gian lận được áp dụng trong viêc nghiên cứu, đánh giá rủi ro có gian lận phát sinh trong nhiều nghề nghiệp trong đó có nghề nghiệp kiểm toán. Trong những thập niên đầu thế kỷ 20, hàng loạt các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán ra đời (ACCA, AICPA, IIA…) , được sự trợ giúp không nhỏ từ các công trình nghiên cứu gian lận, các hiệp hội này bắt đầu ban hành các chuẩn mực kiểm toán nhằm nâng cao tính hiệu quả trong quản lý, phòng ngừa và ngăn chặn gian lận (hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ năm 1978, …), và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty- một công cụ hữu hiệu trong phòng chống gian lận. Tuy nhiên, cho đến năm 1980, lịch sử nghiên cứu gian lận trên thế giới mới thực sự có được bước tiến dài nhất, đánh dấu bước ngoặt mới trong điều tra gian lận, cũng như giải pháp ngăn ngừa gian lận trong doanh nghiệp. Đó chính là công trình nghiên cứu về dấu hiệu gian lận của D.W. Steve Abrecht. Ông cùng với 2 đồng sự Keith Howe và Marshall Rommey đã tiến hành phân tích 212 trường hợp gian lận vào những năm 1980 dưới sự tài trợ của Hiệp hội các nhà sáng lập nghiên cứu về kiểm toán nội bộ. Mục đích công trình nghiên cứu này là giúp xác định các dấu hiệu quan trọng của sự gian lận để người quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện chúng. Phương pháp luận nghiên cứu của Albrecht là khảo sát thông tin thông qua sử dụng bảng câu hỏi. Những người tham gia vào công trình nghiên cứu này là kiểm toán viên nội bộ ở các công ty tại Mỹ. Thông qua khảo sát, ông đã thiết lập các biến số liên quan đến gian lận và đã xây dựng danh sách 87 dấu hiệu đỏ về chỉ dẩn gian lận, lạm dụng, từ đó giúp đơn vị phát hiện, ngăn ngừa gian lận có hiệu quả hơn thông qua việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ. Và tác phẩm “nhân viên gian lận” năm 1983 của Richard C. Hollinger đã hoàn thiện thêm những dấu hiệu gian lận trên. Cụ thể, cũng trong [...]... các rủi ro gian lận có giúp khuyến khích độ nhạy trong việc phát hiện cũng như các dấu hiệu cho các kiểm toán viên hay không Thông qua danh sách 40 câu hỏi về các yếu tố rủi ro gian lận trong chuẩn mực SAS 99, họ thấy rằng kiến thức về thái độ của nhà quản lý có thể giúp rủi ro gian lận ở mức thấp, đồng thời những kiểm toán viên đi sâu phân tích các dấu hiệu rủi ro gian lận sẽ đánh giá các cơ hội gian. .. thu thập thông tin về các trường hợp về gian lận mà các thành viên này đã từng chứng kiến Sau đó, các năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 ACFE tiếp tục các cuộc nghiên cứu về gian lận trên qui mô toàn nước Mỹ với mục tiêu: tập trung vào phân tích cách thức tiến hành gian lận từ đó giúp các nghề nghiệp đưa ra biện pháp ngăn ngừa và phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính Kết quả của các cuộc nghiên cứu... cơ hội lớn nhất cho các chương trình biển thủ tài sản (Albrecht, 2008) (3) Các dấu hiệu gian lận được phân tích, trong đó có các thủ tục và các mối quan hệ không thường xảy ra hoặc ko thực tế và đáng tin cậy Ví dụ: Các nghiệp vụ và sự kiện xảy ra trong những thời gian và địa điểm bất thường Người thực hiện hoặc có liên quan trước đây thường không tham gia vào Các nghiệp vụ đó có các thủ tục, chính sách... gây ra gian lận Vì thế, các tổ chức nên chủ động ngăn chặn gian lận, bất chấp mức độ tin tưởng vào nhân viên của mình như thế nào Ngăn chặn gian lận là một lĩnh vực ít có những nghiên cứu chuyên môn Tuy nhiên chúng ta có thể biết chắc chắn các yếu tố chính để ngăn chặn gian lận là: (1) Tạo dựng một văn hóa trung thực, cởi mở và giúp đỡ lẫn nhau trong tất cả các nhân viên trong công ty (2) Loại bỏ các. .. đầy mới mẻ về 9 gian lận Vào năm 1993, một tổ chức chuyên nghiên cứu về gian lận ra đời bên cạnh Uỷ ban quốc gia chống gian lận Mỹ đó là Hiệp hội của các nhà điều tra gian lận (ACFE) Cho đến nay, có thể nói đây là tổ chức nghiên cứu và điều tra về gian lận có quy mô lớn nhất thế giới Ngay sau khi được thành lập, ACFE đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trên quy mô lớn các trường hợp gian lận Đầu tiên, vào... cho tất cả các nghề nghiệp, đồng thời thúc đẩy việc phòng ngừa xung đột lợi ích, thúc đẩy nhân rộng các hành vi thương mại tốt trong hoạt động kinh doanh và trong quan hệ hợp đồng thương mại với quốc gia đó; Thúc đẩy minh bạch giữa các tổ chức tư nhân, khi thích hợp áp dụng cả các biện pháp nhận dạng thể nhân và pháp nhân tham gia thành lập và quản lý công ty; Đảm bảo các doanh nghiệp tư nhân, trên... được thực hiện Các tổ chức có thể nhận thấy được ngăn ngừa gian lận có thể mang lại cho họ một khoản tiết kiệm khổng lồ Hầu hết các tổ chức đều thiết lập bộ phận kiểm soát để ngăn ngừa gian lận, nhưng có thể nhận thấy rằng, ngay cả khi kiểm soát tốt nhất thì cũng không thể ngăn ngừa mọi gian lận Theo tam giác gian lận, bất kể ai hội tụ đủ ba yếu tố: áp lực, cơ hội và khả năng hợp lý hóa gian lận, đều... phạm vi thực hiện hành vi tham nhũng trong khu vực tư thường được giới hạn trong các hoạt động kinh tế, tài chính, thương mại Phạm vi này được thừa nhận tương đối rộng rãi trong các văn bản pháp lý quốc tế hiện hành, tuy về mặt thuật ngữ có khác nhau Và vì vậy, nói chung, các hoạt động dân sự hoặc phi lợi nhuận không nằm trong phạm vi này 2.1.3 Các hành vi tham nhũng chủ yếu trong khu vực tư Các hành... lận tương tác và không cần phải được thực sự, chỉ cảm nhận được thực sự bởi một người phạm tội Họ xác định rằng nếu một yếu tố nhiều hơn, ít hơn của các yếu tố khác cần thiết để cho gian lận xảy ra 2.2.5 Người thực hiện hành vi biển thủ tài sản Nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kì ACFE năm 2008 cho thấy rằng các cá nhân có liên quan tới gian lận, trong đó có hành vi biển thủ, thường... trong khu vực tư được giới hạn trong một phạm vi các hoạt động nhất định chứ không mở rộng ra toàn bộ các 20 hoạt động của các các chủ thể trong khu vực tư Đây được coi là một đặc trưng quan trọng và là một khác biệt căn bản của hành vi hối lộ trong khu vực tư so với hành vi hối lộ trong khu vực công Theo đó, phạm vi của hành vi hối lộ trong khu vực tư là “hoạt động kinh tế, tài chính hoặc thương mại . về gian lận trong các doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu các loại hình gian lận trong doanh nghiệp cùng các động cơ, dấu hiệu và kĩ thuật gian. 52 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 56 3.1 Kết quả khảo sát 57 3.2 Đánh giá kết quả 62 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ GIAN LẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT. kinh nghiệm của các công trình nghiên cứu trên thế giới về gian lận, phân tích làm rõ từng loại hình gian lận cùng với động cơ và dấu hiệu và khảo sát thực trạng gian lận ở các doanh nghiệp Việt

Ngày đăng: 08/05/2015, 23:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Luận văn thạc sỹ: “phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính”- Ngô Thị Thu Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
1. Sách giáo trình Lý thuyết kiểm toán- GS.TS.Nguyễn Quang Quynh- TS. Nguyễn Thị Phương Hoa- trường ĐHKTQD Khác
2. Fraud 101: techniques and strategies for understanding fraud- Stephen Pedneault Khác
3. Financial statement fraud: motivates, methods, cases, and detection- copyright 2008 Khanh Nguyen Khác
4. Occupational Fraud: A Study of the Impact of an Economic Recession- ACFE Khác
5. Fraud and Misconduct Survey 2008, 2009, 2010 – KPMG 6. Red- flags for fraud- Steven J. Hancox Khác
7. Detecting financial statement fraud: Ernst and Young Khác
8. Deterring and Detecting Financial reporting Fraud- A Platform for Action- the Center for Audit Quality Khác
10.Cuộc chiến chống tham nhũng- anti-coruption- UNDP Khác
13.The Association of Certified Fraud Examiners (2002), Report to the nation occupation fraud and abuse Khác
14.The Association of Certified Fraud Examiners (2004), Report to the nation occupation fraud and abuse Khác
15.The Association of Certified Fraud Examiners (2006), Report to the nation occupation fraud and abuse Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w