Người thực hiện hành vi biển thủ tài sản

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận trong các Doanh nghiệp thương mại (Trang 31)

Nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kì ACFE năm 2008 cho thấy rằng các cá nhân có liên quan tới gian lận, trong đó có hành vi biển thủ, thường có những đặc điểm chung như:

+ Đàn ông thực hiện hành vi gian lận biển thủ cao gấp hai lần phụ nữ. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu về đạo đức kinh doanh khác trong đó đều cho thấy phụ nữ thường tuân thủ và có đạo đức tốt hơn so với nam giới (Nghiên cứu của Ibrahim và Angelidis, 2008; Marta, Singhapakdi, và Kraft, 2008).

+ Những người có nguy cơ thực hiện hành vi gian lận nhất thường có độ tuổi từ 41 tới 50. Theo nghiên cứu năm 2008 của ACFE, hơn nửa số thủ phạm gian lận có độ tuổi ngoài 40.

+ Hầu hết những người thực hiện gian lận đều đã từng học và tốt nghiệp đại học một số có bằng đại học từ xa. Nói chung, càng có trình độ học vấn cao, gian lận sẽ càng tinh vi, và hậu quả càng lớn đối với tổ chức.

+ Những cá nhân liên quan tới gian lận thường có nhu cầu sống vượt quá khả năng của họ, và phải đối mặt với những khó khăn về tài chính. Đó có thể là một khoản nợ lớn không có khả năng chi trả, hay thậm chí là gặp khó khăn trong việc chi tiêu hàng ngày.

+ Những thủ phạm gây gian lận thường có thái độ thương lượng khéo léo và thường từ chối các kì nghỉ phép thậm chí là nghỉ ốm. Một nhân viên đang biển thủ công quỹ luôn cố gắng để giấu giếm hành vi ăn cắp. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đã kinh ngạc khi phát hiện ra những nhân viên có vẻ rất trung thành - vì họ không bao giờ nghỉ phép và không bao giờ nghỉ ốm - lại là những người ăn cắp thực sự. Lý do để những người này luôn có mặt trong công sở là để che dấu những dấu vết phức tạp trên chứng từ.

+ Cuối cùng, những thủ phạm gian lận thường có những vấn đề cá nhân và bộc lộ những dấu hiệu như là dễ bị kích động hay rất đề phòng người khác.

Trong khi những nghiên cứu gần đây của ACFE đã giúp xác định tốt hơn những dấu hiệu của cá nhân có liên quan tới hành vi gian lận biển thủ tài sản, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, về bản chất, ai cũng có thể gian lận. Kết quả là rất khó để phân biệt thủ phạm gian lận dựa trên nhân khẩu học hay tính cách thuộc về tâm lý học. Trong một nghiên cứu, người ta so sánh những thủ phạm gây ra gian lận với (1) các tội phạm bị bỏ tù vì trộm cắp tài sản (2) những sinh viên đại học, người chưa từng phạm tội. Trong khi các kết quả của nghiên cứu cho thấy ba nhóm này rất khác nhau, kể cả khi so sánh giữa thủ phạm gây ra gian lận với những tù nhân phạm tội. Theo đó, những người có hành vi gian lận có xu hướng sùng đạo hơn, được giáo dục tốt hơn, ít có khả năng đã từng phạm tội hay nghiện ma túy. Còn khi so với những sinh viên đại học, về tính cách, trong khi có nhiều điểm khác biệt, thì đáng buồn lại có những điểm chung. Ví dụ: cả hai

nhóm đều có học thức cao, thể hiện sự tuân thủ với xã hội, có khả năng tự kiểm soát bản thân, và cho thấy sự đồng cảm với người khác (Romney, 1980)

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận trong các Doanh nghiệp thương mại (Trang 31)