Phát hiện gian lận về biển thủ tài sản

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận trong các Doanh nghiệp thương mại (Trang 34)

Hiện tại, các kĩ thuật xác định và lần theo tín hiệu gian lận, hoặc những dấu hiệu đỏ, đang được nghiên cứu thử nghiệm để xác định xem có thể cảnh báo trước được gian lận trong thực tế hay không (Seetharaman, Senthilvelmurugan, và Periyanayagam, 2004). Những dấu hiệu đỏ của hành vi biển thủ tài sản được phân chia thành 6 loại:

(1) Những dấu hiệu bất thường trong kế toán, như các bút toán nhật ký ghi sai, các số liệu phản ánh trong sổ cái không chính xác, hay các chứng từ giả mạo

(2) Hệ thống kiểm soát nội bộ lạm quyền hay bị suy yếu.

Nghiên cứu trước đó cho thấy các tổ chức với kiểm soát nội bộ yêu, đặc biệt nhạy cảm với kế hoạch biển thủ gian lận tài sản (KPMG, 2004).Kiểm soát yếu kém bao gồm: thiếu sự phân chia nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ vật lý, kiểm tra độc lập,sự ủy quyền thích hợp, tài liệu và hồ sơ phù hợp (tất cả các hoạt động kiểm soát nội bộ); coi trọng kiểm soát hiện có; và một hệ thống kế toán không đầy đủ. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy rằng trọng kiểm soát nội bộ hiện có tạo ra cơ hội lớn nhất cho các chương trình biển thủ tài sản (Albrecht, 2008).

(3) Các dấu hiệu gian lận được phân tích, trong đó có các thủ tục và các mối quan hệ không thường xảy ra hoặc ko thực tế và đáng tin cậy. Ví dụ: Các nghiệp vụ và sự kiện xảy ra trong những thời gian và địa điểm bất thường. Người thực hiện hoặc có liên quan trước đây thường không tham gia vào. Các nghiệp vụ đó có các thủ tục, chính sách liên quan rất đặc biệt, không thường xảy ra. Đồng thời, trong nghiệp vụ đó, các khoản tiền, hay khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ liên quan lại quá lớn, hoặc nhỏ bất thường. Về cơ bản, các dấu hiệu được phân tích chỉ ra bất kì điều gì đó bất thường chính là một nguy cơ của gian lận bên trong.

(4) Dấu hiệu về phong cách sống (Người đã thực hiện gian lận thường ngay lập tức đáp ứng nhu cầu cho họ và dần nâng cao mức sống của mình. Có thể chú ý tới một vài dấu hiệu sau: những nhân viên này đột ngột thay đổi lối sống, họ mua sắm nhiều hơn, mua những thứ đắt tiền mà trước kia chưa từng mua như xe hơi, vàng bạc kim cương, thậm chí mua nhà mới…)

(5) Những hành vi bất thường (Những kẻ liên quan tới gian lận thường cảm thấy stress, và kết quả là, sẽ có những thay đổi hành vi do stress. Hoặc có thể họ đang nhiễm một số tật xấu (chơi cá độ, sử dụng chất kích thích,…) hoặc công ty đang có dự định cắt giảm nhân sự và họ đang lo lắng về vị trí hiện tại của mình.)

(6) Phát hiện ra những mánh khóe hay những lời phàn nàn rằng có điều gì đáng ngờ đang xảy ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận trong các Doanh nghiệp thương mại (Trang 34)