Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận trong các Doanh nghiệp thương mại (Trang 77)

Phòng ngừa gian lận nếu chỉ có sự nỗ lực của các doanh nghiệp thôi thì chưa đủ mà để đạt được hiệu quả tốt nhất thì các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc trong việc xây dựng, ban hành các chế độ, quy định phù hợp nhằm hỗ trợ tối đa trong việc ngăn ngừa và xử lý gian lận hiện nay.

Liên quan tới trách nhiệm của kiểm toán viên trong phát hiện gian lận và sai phạm, đặc biệt là các gian lận trên báo cáo tài chính, hệ thống chuẩn mực kiểm toán cần được bổ sung, hoàn thiện theo hướng phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế và sự phát triển chung của nền kinh tế.

Theo kết quả khảo sát, hầu hết các ý kiến trả lời đều nhận thức được rằng tham nhũng và biển thủ là hai loại hình hoàn toàn khác nhau. Biểu hiện ở phạm

vi, mức độ thiệt hại và quyền hạn của người thực hiện. Những thiệt hại mà hành vi tham nhũng gây ra hiện nay biểu hiện ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt sau sự kiện tham nhũng bị phanh phui tại các tập đoàn nhà nước lớn như Vinashines, Vinalines… Do đó đòi hỏi phải xếp tham nhũng vào một trong các loại hình gian lận như biển thủ tài sản hay gian lận trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hiện nay theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 về gian lận và sai sót, vẫn chưa có một sự phân loại gian lận rõ ràng, làm cơ sở để đánh giá cho các kiểm toán viên. Do đó theo nghiên cứu của nhóm, cùng với kêt quả nghiên cứu của ACFE, nhóm xin đề xuất chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cần phải phân loại rõ ràng các loại hình gian lận. Bao gồm ba loại: Biển thủ tài sản, tham nhũng và gian lận trên báo cáo tài chính.

Cùng với việc nhà nước ban hành các chuẩn mực kiểm toán, hầu hết các công ty kiểm toán đã xây dựng qui trình và hồ sơ kiểm toán chuẩn cho mình. Bên cạnh đó các công ty kiểm toán đều thiết lập và thực hiện qui trình soát xét công việc kiểm toán. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, tăng cường sự giám sát của cơ quan nhà nước đối với hoạt động kiểm toán trong việc phát hiện gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính là một chủ đề mang tính thời sự nhằm nâng cao tính minh bạch, tính đáng tin cậy của thông tin tài chính trong việc ra các quyết định kinh tế, đòi hỏi mỗi công ty kiểm toán phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Về phía các kiểm toán viên, theo nhóm, đề nâng cao hơn nữa trách nhiệm của kiểm toán viên trong phát hiện gian lận, Bộ tài chính cũng như các công ty kiểm toán cần mở thêm các lớp đào tạo chuyên môn cho kiểm toán viên về kĩ năng và kiến thức cần thiết về gian lận. Trong đó nhận thức được các loại hình gian lận cụ thể cùng với động cơ, dấu hiệu, kĩ năng và người thực hiện… là điều hết sức cần thiết.

Bài nghiên cứu khoa học của nhóm đi sâu vào phân tích các loại hình gian lận cùng thực trạng gian lận ở các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đánh giá

và đề xuất một số giải pháp, mong rằng sẽ có ích cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nghề nghiệp của kiểm toán viên, đặc biệt trong ngăn ngừa và phát hiện gian lận.

KẾT LUẬN

Gian lận đã, đang và sẽ còn là một vấn đề mang tính thời sự bởi nguy cơ xảy ra và mức độ nghiêm trọng của những thiệt hại do gian lận mang lại, không chỉ đối với riêng từng doanh nghiệp, từng ngành, lĩnh vực nào mà đối với cả nền kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong tình hình khó khăn hiện nay.

Những gian lận chủ yếu hiện nay trong các doanh nghiệp, bao gồm: Tham nhũng, biển thủ, gian lận trên báo cáo tài chính, giờ đây không còn xa lạ với bất cứ doanh nghiệp nào, từ doanh nghiệp nhà nước tới doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt trong điều kiện hiên nay, các loại gian lận đều có xu hướng gia tăng, cả về nguy cơ lẫn mức độ thiệt hại, đe dọa lớn tới nền kinh tế.

Điều đó đòi hỏi cần có những biện pháp kịp thời để phòng ngừa và ngăn chặn gian lận phát sinh trong các doanh nghiệp. Đồng thời, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận

tại các đơn vị được kiểm toán. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp của các bộ ngành có liên quan, các công ty kiểm toán, tới từng kiểm toán viên, cũng như sự hợp tác và cố gắng của mỗi doanh nghiệp trong cuộc chiến chống gian lận trong đơn vị mình.

Trên đây là những nghiên cứu về gian lận cũng như thực trạng gian lận trong các doanh nghiệp Việt Nam cùng với các ý kiến đề xuất của nhóm. Trong quá trình tìm hiểu còn nhiều điều thiếu sót, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo trình Lý thuyết kiểm toán- GS.TS.Nguyễn Quang Quynh- TS. Nguyễn Thị Phương Hoa- trường ĐHKTQD

2. Fraud 101: techniques and strategies for understanding fraud- Stephen Pedneault

3. Financial statement fraud: motivates, methods, cases, and detection- copyright 2008 Khanh Nguyen

4. Occupational Fraud: A Study of the Impact of an Economic Recession- ACFE

5. Fraud and Misconduct Survey 2008, 2009, 2010 – KPMG 6. Red- flags for fraud- Steven J. Hancox

8. Deterring and Detecting Financial reporting Fraud- A Platform for Action- the Center for Audit Quality

9. Luận văn thạc sỹ: “phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính”- Ngô Thị Thu Hà

10.Cuộc chiến chống tham nhũng- anti-coruption- UNDP

11.Nhận diện gian lận BCTC công ty cổ phần niêm yết trong các báo cáo kiểm toán- tập thể GV: Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thành Cường, Ngô Xuân Ban - Bộ môn Kiểm toán- khoa Kế toán trường Đại học kinh tế TPHCM 12.Gian lận trên BCTC và các công trình nghiên cứu về gian lận- TS.Trần

Thị Giang Tân

13.The Association of Certified Fraud Examiners (2002), Report to the nation occupation fraud and abuse.

14.The Association of Certified Fraud Examiners (2004), Report to the nation occupation fraud and abuse.

15.The Association of Certified Fraud Examiners (2006), Report to the nation occupation fraud and abuse

Một phần của tài liệu Thực trạng gian lận trong các Doanh nghiệp thương mại (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w