1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam

82 330 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 903,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Lời mở đầu 1 2.2.Thực trạng tái cấu trúc của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 24 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CP Cổ phiếu FCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Đệ nhất HBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội HĐQT Hội đồng quản trị LNST Lợi nhuận sau thuế MBB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội NĐ-CP Nghị định- Chính phủ NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHSN Ngân hàng sáp nhập NHTM Ngân hàng Thương mại NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTMCPVN Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sơ hữu SCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà nội TCTD Tổ chức tín dụng Tienphongbank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong TNB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa Trustbank Ngân hàng thương mại cổ phần Đaị Tín TTGSNH Thanh tra giám sát Ngân hàng TTS/VCSH Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu VCSH Vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG Lời mở đầu 1 2.2.Thực trạng tái cấu trúc của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 24 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Lời mở đầu 1 2.2.Thực trạng tái cấu trúc của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 24 Lời mở đầu Qua gần 15 năm đổi mới nền kinh tế nước ta có đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế, có được sự ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao. Hệ thống ngân hàng dần hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế và có mối quan hệ hợp tác phát triển chính thức với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Trong đó, hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn với tổng tiền gửi lên tới trên 100% GDP và trở thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, cả cung ứng vốn ngắn hạn, cũng như vốn trung và dài hạn, cả vốn bằng đồng Việt Nam cũng như vốn bằng ngoại tệ. Một số NHTM đã vươn lên thành tập đoàn tài chính với quy mô vốn điều lệ tương đương hàng trăm triệu USD, hoạt động đầu tư đa dạng trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho thuê tài chính… Tuy nhiên cơn bão kinh tế thế giới trong những năm qua đã kéo theo một loạt các hệ thống ngân hàng lâm vào tình trạng khủng hoảng cùng cơn lốc của sự rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn. Những gì diễn ra trong chặng đường vừa qua của năm cho thấy kinh tế Việt Nam thực sự khó khăn, sa sút không chỉ thể hiện ở con số định lượng như tăng trưởng GDP giảm, doanh nghiệp phá sản, đóng cửa tăng mà còn thể hiện đặc biệt rõ nét ở xu hướng gia tăng các biến cố, những tín hiệu chỉ báo mức độ rủi ro hệ thống, các loại tin đồn có tác động gây rối dư luận, làm suy giảm mạnh lòng tin thị trường vốn đã suy yếu. Đứng trước tình hình này, hệ thống các NHTM, đặc biệt là NHTMCP muốn phát triển, đứng vững và trường tồn trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì cần phải thực hiện đổi mới, tái cấu trúc. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực khiến các NHTMCPVN phải gồng mình đối phó, qua đó có thể tự đánh giá và làm mới mình thông qua quá trình tái cấu trúc. Chính điều này đã thôi thúc chúng em đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam”. 1 CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.1. Hệ thống Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Ngân hàng Thương mại Nhà nước Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng thương mại trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ở ngân hàng thương mại nhà nước có quy định “Không được rút lợi nhuận khi ngân hàng không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn” (theo “Nghị Định của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại” Số: 59/2009/NĐ-CP). 1.1.1.2. Ngân hàng thương mại liên doanh Ngân hàng thương mại liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng thương mại liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. 1.1.1.3. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. 2 1.1.1.4. Ngân hàng thương mại cổ phần A. Đặc điểm cơ bản của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính Phủ và các quy chế, quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. NHTMCP là một doanh nghiệp đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng. Các hoạt động của NHTMCP nhằm thúc đẩy và lưu chuyển các dòng tiền tệ phục vụ cho việc giao dịch, thanh toán, phát sinh hàng ngày trong nền kinh tế, đồng thời thông qua các hoạt động huy động vốn và cho vay. Các NHTMCP có khả năng tạo tiền từ các nghiệp vụ kinh doanh của mình thông qua các công cụ lãi suất, tỉ giá. Vì vậy, NHTMCP là một mắt xích góp phần ổn định chính sách kinh tế để tham gia hội nhập khu vực và quốc tế như Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của NHTMCP là ở các cổ đông người nắm giữ cổ phần của ngân hàng. Không giống như NHTMNN hay các loại hình ngân hàng khác, NHTMCP mang tính tư nhân nhiều hơn. Điều này đem lại một số ưu, nhược điểm nhất định cho tổ chức. Ví dụ như vấn đề huy động vốn gặp một vài khó khăn. Nếu như NHTMNN được hưởng sự trợ giúp tài chính từ nhà nước, từ chính phủ, từ ngân sách và thông qua nhiều công cụ kinh tế, chính sách ưu tiên, các công cụ trực tiếp, gián tiếp yêu cầu để phát huy tối đa nguồn huy động vốn thì NHTMCP khó được hưởng những lợi thế trên về cơ chế chính sách cũng như ưu đãi của chính phủ. Đối với NHTMCP bộ máy quyền lực cao nhất là Hội đồng quản trị và mọi hoạt động đều đặt dưới quyền của Hội đồng quản trị. Thành viên của Hội đồng quản trị do đại diện cổ đông bầu ra, từ 3- 11 người, nhiệm kỳ 2 – 5 năm. Các cá nhân hoặc tổ chức nào nắm giữ lượng cổ phần trong tay lớn thì thường có thể đóng một vị trí quan trọng trong bộ máy tổ chức và tham gia vào các hoạt động của ngân hàng. Điều này cũng dẫn đến một rủi ro tiềm ẩn là: nếu các hoạt động kinh tế của ngân hàng không được kiểm soát chặt chẽ thì tổ chức sẽ phải chịu ảnh hướng lớn, thua lỗ và thiệt hại. Nhiều người vì muốn tạo chỗ đứng của mình trong lĩnh vực ngân hàng nên đã đổ vốn mua cổ phần của ngân hàng. Nhưng việc đổ vốn này không đơn thuần chỉ nhằm thu lợi nhuận từ hoạt động ngân 3 hàng mà còn tìm cách thâu tóm, chuyển vốn dễ dàng từ ngân hàng cho các dự án sân sau hoặc xảy ra vấn đề sở hữu chéo. Mặt khác, yếu tố chủ yếu mà NHTMCP quan tâm đó chính là lợi nhuận. Loại hình ngân hàng này mang nặng tính kinh tế cao. Tuy nhiên, do cơ cấu tổ chức hoạt động của NHTMCP VN cho thấy những tiềm năng phát triển rất tích cực. Đứng trước sự biến động thay đổi từng ngày của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, NHTMCP VN có thể giải quyết các vấn đề tài chính, nhanh chóng thích nghi đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý một cách linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ của xã hội. Phải nói các NHTMCP góp phần không nhỏ vào việc giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư cũng như góp phần bảo đảm vốn đối với các ngành kinh tế nhằm phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một quốc gia. B. Những hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại cổ phần a. Hoạt động huy động v ố n Một ngân hàng thương mại cổ phần bất kỳ bao giờ cũng bắt đầu hoạt động của mình bằng việc huy động nguồn vốn. Đối tượng huy động của NHTM là tất cả các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế với bất kỳ quy mô và thời hạn nào. Nói cách khác, hoạt động ngân hàng thương mại huy động và tập trung vốn của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế – những người có tiền tạm thời nhàn rỗi. * Vốn chủ sở h ữ u Vốn chủ sở hữu của mỗi ngân hàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định. Đây là nguồn vốn phục vụ cho quá trình kinh doanh khi chưa có nguồn vốn huy động từ khách hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ hình thành trong quá trình kinh doanh và các tài sản khác theo quy định của Nhà nước. Xét về đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, thông thường khoảng 10% tổng số vốn. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu tổng nguồn vốn nhưng nó có vai trò rất quan trọng vì nó là vốn khởi đầu cho uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. 4 * Tiền gửi tiết kiệm Hình thức này nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ các cá nhân dân cư. Thông thường nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn huy động của các NHTMCP, có lãi suất cao và sự vận động của nguồn vốn này ổn định. Những người gửi tiền có thể gửi vào Ngân hàng trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài tùy theo nhu cầu dự kiến sử dụng trong tương lai. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong kinh doanh là tất yếu. Ngày nay các NHTMCP thường cạnh tranh bằng cách nhận tiền gửi với nhiều loại kỳ hạn khác nhau, lãi và phương thức trả lãi khác nhau và cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người gửi tiền. * Tiền gửi giao dịch Đây là nguồn vốn mà NHTMCP huy động chủ yếu từ các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều mở tài khoản giao dịch tại các NHTM. Phần lớn những hoạt động thu chi bằng tiền của các doanh nghiệp chủ yếu là do các NHTM thực hiện. Bởi vậy lưu lượng tiền trong tài khoản của các doanh nghiệp tại các NHTM mặc dầu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn huy động của các NHTM nhưng sự vận động của nguồn vốn này thường không ổn định, lãi suất thấp (thậm chí bằng 0). Mục đích của nguồn tiền gửi này không nhằm lấy lãi mà để thực hiện các giao dịch. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, không chỉ có các doanh nghiệp mà nhiều người dân cũng đã lựa chọn hình thức tiền gửi này để thực hiện các giao dịch trong cuộc sống hàng ngày của mình. Do đặc thù của tiền gửi này là có thể rút ra bất kỳ lúc nào nên còn gọi là tiền gửi không kỳ hạn hay tiền gửi có thể phát séc. * Phát hành chứng khoán n ợ : Khi nhìn vào bảng cân đối tài sản của một NHTMCP có thể dễ dàng nhận thấy bên nguồn vốn thì khoản mục huy động dưới hình thức tiền gửi là chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất. Tuy nhiên các NHTMCP cũng có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nữa như phát hành các công cụ nợ trên thị trường tài chính như: phát hành các chứng chỉ tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như 5 sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH, các NHTMCP phát hành các loại giấy tờ có giá với nhiều loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau và có thể ghi danh hoặc không ghi danh. * Vay các ngân hàng k h á c Bên cạnh nguồn vốn huy động, nếu vẫn chua đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hành hoặc ngân quỹ bị thiếu hụt do có nhiều dòng tiền rút ra, các NHTM có thể vay nợ tại các NH khác như vay NHTW qua hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, các hợp đồng tín dụng đã cấp cho khách hàng; hoặc vay của các tổ chức tài chính khác trên thị trường tiền tệ nhằm bổ sung cho thiếu hụt tạm thời về vốn. * Hoạt động tiếp nhận vốn Các NHTM tiếp nhận vốn uỷ thác từ NHTW cho các chương trình của chính phủ hoặc từ các tổ chức kinh tế của các quốc gia và chính phủ khác hoặc của các định chế tài chính quốc tế cũng như của các chủ thể khác. * Hoạt động k h á c Như hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính khác như dịch vụ đại lý kiều hối, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, dịch vụ phát hành chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ kinh doanh thương mại quốc tế (ký quỹ mở L/C, bảo lãnh) b. Hoạt động sử dụng vốn * Hoạt động tín dụng : Hiện nay mặc dầu nền kinh tế hiện đại, các dịch vụ của NHTM rất phát triển nhưng hoạt động cơ bản nhất của NHTM vẫn là hoạt động truyền thống - hoạt động tín dụng. Đây được coi là hoạt động quan trọng nhất đối với các NHTM. Bởi phần lớn lợi nhuận của các NHTM có được chủ yếu là thu từ hoạt động này. Hoạt động tín dụng là hoạt động thực hiện quá trình cung ứng vốn cho nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, đầu tư và tiêu dùng cho các chủ thể trong nền kinh tế. Để thiết lập quy trình tín dụng thích hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động, hoạt động tín dụng được phân chia theo những tiêu chí khác nhau như mục đích, 6 [...]... Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 2.1.1 Quy mô và sự hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Với việc lần đầu tiên được cấp phép kinh doanh vào ngày 8/6/1991, Ngân hàng Hàng Hải (Maritime bank) đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đi đầu mở đường cho sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Tính đến hết năm 2012, trên toàn lãnh thổ Việt Nam đang có 34 Ngân hàng. .. của khối ngân hàng thương mại cổ phần và gấp hơn 12 lần của khối ngân hàng nước ngoài Nhưng không có nghĩa là vấn đề nợ xấu ở các Ngân hàng TMCP không cần đáng lưu tâm 2.2 Thực trạng tái cấu trúc của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 2.2.1 Bối cảnh chung dẫn đến tái cấu trúc Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nói chung, Việt Nam cũng... hiện Ðề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 2.2.2 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 2.2.2.1 Hợp nhất 3 ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa, thương mại cổ phần Sài Gòn, thương mại cổ phần Đệ Nhất Cùng với đề án trên, lần đầu thấy được hành động kiên quyết từ phía NHNN, với 9 ngân hàng thuộc diện tái cấu trúc bắt buộc Mà tái cấu trúc vào thời điểm... các Ngân hàng thương mại sẽ tái cấu trúc chủ yếu tổ chức và quản lý trong nội bộ của mình Đây là phương thức vừa có ưu điểm, vừa có nhược điểm so với phương thức sáp nhập Với việc tự cấu trúc lại tổ chức, ngân hàng thương mại có thể thay đổi lớn về cơ cấu cổ đông, quản trị và cả chiến lược hoạt động 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về hệ thống Ngân. .. 3 ngân hàng SCB, TNB, FCB thời điểm 30/9/2011) Nhờ vậy, SCB (hợp nhất) vươn lên vị trí nằm trong nhóm 05 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu xét về vốn điều lệ và tổng tài sản (cùng với ACB- Ngân hàng 29 TMCP Á Châu, TCB- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, STB- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thường Tín và EIB- Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu) (không tính các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước) Tỷ lệ hoán đổi cổ. .. các Ngân hàng TMCP Dữ liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước qua các tháng từ cuối năm 2009 đến nay cho thấy hệ thống các ngân hàng thương mại không ngừng lớn mạnh và có tốc độ tăng trưởng nhanh về quy mô Trong đó, khối ngân hàng thương mại cổ phần đang thể hiện sự tăng trưởng nhanh, cũng như khả năng chiếm lĩnh thị phần mạnh hơn các khối còn lại 19 2.1.2 Thực trạng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ. .. qua đã có những diễn biến bất ngờ 2.1.3.3 Tình hình nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 23 Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Biểu đồ 1: Nợ xấu toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam và tốc độ tăng nợ xấu qua các giai đoạn 2004 - 2012 Theo số liệu của ngân hàng nhà nước, tính đến hết 30/9/2012, tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã lên đến 8,86%, mức tăng là 211% so với năm 2011 Trong khi... xấu trong toàn hệ thống ngân hàng 24 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Biểu đồ 2: Tỷ trọng nợ xấu toàn hệ thống (tính đến 30/9/2012) Trong tổng số nợ xấu của toàn hệ thống, khối Ngân hàng thương mại Nhà nước có tỷ trọng nợ xấu cao nhất 50,5%, xếp thứ hai là khối Ngân hàng cổ phần chiếm số nợ xấu có tỷ trọng 27,8% Lượng nợ xấu tồn đọng nhiều nhất và lớn nhất ở khối ngân hàng thương mại nhà nước, gấp... như là giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình tái cấu trúc Giai đoạn này cần có sự kết hợp giữa nhiều bên liên quan trong đó có cả Ngân hàng Nhà nước và cần phải thực hiện cơ cấu từng nội dung một nhằm đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho ngân hàng được tái cấu trúc 12 1.2.2.2 Nội dung tái cấu trúc a Tái cấu trúc tài chính các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần * Xử lý nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ dưới... của 2 khối ngân hàng chủ chốt trong toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên nhóm Ngân hàng 20 thương mại cổ phần lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về số Vốn tự có (43%) và số Vốn điều lệ (44%) Bảng 3: Số liệu về tốc độ tăng trưởng trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng, % Loại hình NHTM Nhà nước 31/12/ 2011 Tổng tài sản có 31/12/ 2012 1.969.637 2.201.660 NHTM cổ phần Tốc độ . tài Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam . 1 CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại. nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. 2 1.1.1.4. Ngân hàng thương mại cổ phần A. Đặc điểm cơ bản của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được. hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà nội TCTD Tổ chức tín dụng Tienphongbank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong TNB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam

Ngày đăng: 08/05/2015, 23:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại của PGS.TS Phan Thị Thu Hà, trường Đại học kinh tế Quốc dân.http://vneconomy.vnhttp://www.bloomberg.com http://www.sbv.gov.vn Link
1. Báo cáo thường niên của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần 2. Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước qua các năm 3. Các Thông tư, Nghị Định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.4. Các websites Khác
8. Luận án Cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của TS Cao Thị Ý Nhi, Đại học Kinh tế quốc dân Khác
11.Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, những ẩn số nhìn từ thông lệ quốc tế_ Nguyễn Hồng Sơn, Phan Thị Thanh Tú Khác
13.Tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam_ Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w