1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập

151 462 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Viết tắt Nội Dung ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ADB Ngân hàng phát triển châu Á AFTA Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam Á ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ATM Máy rút tiền t

Trang 1

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Họ và tên sinh viên : Bùi Văn Doanh

Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Lý

Hà Nội - 11/2007

Trang 2

Lời cảm ơn

Tác giả khóa luận bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Thị Lý, Khoa Kinh tế Ngoại Thương, Trường Đại học Ngoại thương, đã tận tình hướng dẫn

và giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa luận này

Tác giả cũng xin cảm ơn Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương, cùng các giảng viên trong trường đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Ngoại Thương

Cuối cùng, tác giả xin gửi tới gia đình và tất cả bạn bè lời cảm ơn chân thành, mọi người là động nguồn động viên to lớn và đã tiếp sức cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt khóa luận của mình

Hà Nội, tháng 11 năm 2007

Sinh viên

Bùi Văn Doanh

Trang 3

Viết tắt Nội Dung

ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam Á

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ATM Máy rút tiền tự động

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

Eximbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HNKT Hội nhập kinh tế

HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế

HSBC Hongkong and Shanghai Banking Corporation

HTNH Hệ thống Ngân hàng

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM Ngân hàng Thương mại

NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần

NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước

NHTMVN Ngân hàng Thương mại Việt Nam

NHTW Ngân hàng Trung Ương

SWIFT Thanh toán qua hiệp hội Tài chính viễn thông liên Ngân hàng Quốc tế

(Societys for Wordwiđe Interbank Financial Telecommunication) TCTD Tổ chức tín dụng

Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương

VIBank Ngân hàng Quốc tế

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 4

Tên mô hình Trang

2 Biểu đồ:

Biểu đồ 1: Mức tăng trưởng GDP từ năm 2001 đến

năm 2006

Error! Bookmark not defined Biểu đồ 2: Mức tăng trưởng về vốn điều lệ của ngân

Bảng 1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 1998 – 2006 43

Bảng 2: Số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay một quốc gia không thể tồn tại mà không có sự hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới Đối với các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường ngắn nhất nhằm thu hẹp khoảng cách

so với các nước khác Tuy nhiên khi mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì cũng

có nghĩa là chúng ta sẽ phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn bởi vì khi đó các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài sẽ có một môi trường cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng với nhau và người thắng cuộc sẽ

là người có sức mạnh cạnh tranh lớn hơn Lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng không thể nằm ngoài xu thế đó, thậm chí ngành ngân hàng còn là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong lộ trình hội nhập Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một ngành vô cùng nhạy cảm với mọi biến động về kinh

tế ,chính trị , xã hội Sự lành mạnh, hiệu quả của hệ thống ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế Nếu hệ thống ngân hàng không thực sự vững mạnh thì khi tham gia vào hội nhập quốc tế tất cả những điểm yếu đó sẽ sớm bộc lộ và trở thành nguyên nhân của bất ổn định

về kinh tế Nhận thức được điều đó ngành ngân hàng đã và đang nỗ lực cải tổ lại hệ thống nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập

Trong vài năm gần đây hệ thống ngân hàng đã không ngừng được mở rộng rất nhiều ngân hàng cổ phần được thành lập đã góp phần làm phong phú hơn sự lựa chọn của khách hàng Tuy nhiên với số vốn còn hạn chế, uy tín chưa cao đã khiến cho các ngân hàng thương mại cổ phần gặp không ít khó khăn trong huy động vốn và đặc biệt là việc cạnh tranh với các ngân hàng

Trang 7

quốc doanh khác Trong bối cảnh hội nhập quốc tế các ngân hàng TMCP sẽ còn gặp khó khăn hơn nữa khi đối thủ của họ là các ngân hàng nước ngoài với tiềm năng tài chính mạnh mẽ, danh mục sản phẩm đa dạng, cơ chế quản lí tiên tiến Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các ngân hàng TMCP phải hết sức

nỗ lực hoàn thiện, tập trung mọi nguồn lực nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình

Hiện nay Việt Nam đang từng bước tham gia vào tiến trình hội nhập nên vấn đề “ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam trong điều kiện hội nhập” đang rất được quan tâm

Chính vì vậy đề tài này đã được em chọn nghiên cứu trong khoá luận này

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Khoá luận được thực hiện với mục tiêu:

- Làm sáng rõ những lí luận cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và vấn đề cạnh tranh trong HNKTQT

- Khái quát quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, định hướng của Đảng và đường lối chỉ đạo thực hiện

- Đánh giá cơ hội và thách thức của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua

- Đánh giá khái quát về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM CP Việt Nam theo mô hình sức cạnh tranh tổng thể của Michael Porter

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM CP Việt Nam

- Đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đã đề cập

Khoá luận được thực hiện trên cơ sở tham khảo một số đề tài nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành, sách chuyên ngành, các báo cáo và trang web của

Trang 8

một số ngân hàng với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp các ngân hàng TMCP Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập

3 Phương pháp nghiên cứu:

Khoá luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như : duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích diễn giải, quy nạp, điều tra, thống kê, khảo sát kết hợp với việc tổng hợp và sử dụng các kĩ thuật vi tính từ đó rút ra những kết luận tổng quát phù hợp

4 Kết cấu của khoá luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khoá luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề cạnh

tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM CP

Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Trang 9

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH NGÂN HÀNG

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế:

1.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế:

1.1.1.1 Khái niệm:

a Định nghĩa:

Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) là một khái niệm đã xuất hiện trên thế giới trong một vài thập kỷ trở lại đây Tuy nhiên, cho tới nay thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ và vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về HNKTQT

Có ý kiến cho rằng:”HNKTQT là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn, và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế” Có ý kiến khác lại cho rằng: “HNKTQT là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước”

Tuy nhiên, khái niệm phổ biến và được nhiều nước chấp nhận nhất là:

“HNKTQT là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên

có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối.”

Như vậy, HNKTQT thực chất là sự chủ động tham gia của một quốc gia vào một tổ chức kinh tế có tính chất khu vực hay toàn cầu nào đó Khi đã chấp nhận tham gia các thành viên phải cam kết thực thi đầy đủ các quy định

mà tổ chức đặt ra

Trang 10

b Nội dung:

Xuất phát từ định nghĩa về hội nhập trên thì hội nhập bao hàm các nỗ lực về mặt chính sách và thực hiện của các quốc gia nhằm mục đích tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực Nội dung của quá trình này bao gồm:

- Kí kết các hiệp định, các cam kết chung với các tổ chức kinh tế quốc tế; cùng các thành viên đàm phán, xây dựng các lộ trình mở cửa cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia

- Tiến hành các công việc cần thiết trong nước để đảm bảo đạt được mục tiêu của quá trình hội nhập cũng như thực hiện các quy định, cam kết quốc tế về hội nhập Các quốc gia cần hết sức nỗ lực trong việc triển khai các nhiệm vụ sau:

+ Điều chỉnh các chính sách theo hướng tự do hoá và mở cửa, giảm và tiến tới cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và sự luân chuyển vốn, lao động, công nghệ giữa các nước thành viên dễ dàng hơn, thông thoáng hơn

+ Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế (bao gồm cả cơ cấu sản xuất, kinh doanh, cơ cấu ngành và mặt hàng, cơ cấu đầu tư.) cho phù hợp với quá trình

tự do hoá và mở cửa nền kinh tế Từ đó tìm ra một cơ cấu kinh tế tối ưu, có khả năng cạnh tranh cao, phát huy tốt nhất những lợi thế của đất nước trong quá trình hội nhập Quá trình này được thực hiện ở các nước rất khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia

+ Tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội đặc biệt là việc cải cách hệ thống các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo quá trình hội nhập được thực hiện một cách có hiệu quả

+ Đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công chức, những người quản lí doanh nghiệp và lực lượng công nhân lành nghề có thể đáp ứng tốt đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 11

c Các hình thức hội nhập:

Căn cứ vào nhu cầu cũng như điều kiện của mình, các quốc gia có thể lựa chọn các hình thức hội nhập ở các cấp độ khác nhau như: đơn phương, song phương, đa phương

Cấp độ đơn phương là các quốc gia chủ động thực hiện các biện pháp

tự do hoá, mở cửa trong một số lĩnh vực mà họ thấy đem lại lợi ích kinh tế cho mình Những lĩnh vực ấy không nhất thiết do các tổ chức, các định chế

mà họ tham gia quy định Thực tế cho thấy trên thế giới đã có nhiều nước đã

tự mình gỡ bỏ những quy định đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư nhằm mục đích thu hút những nhà đầu tư nước ngoài

Cấp độ thứ hai của HNKTQT là hợp tác song phương Trên cấp độ này hai quốc gia ngồi lại với nhau và đàm phán kí kết với nhau các hiệp định song phương Các hiệp định này được soạn thảo và kí kết trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi Các hiệp định song phương cũng có thể được kí kết giữa một quốc gia và một tổ chức Hình thức hợp tác này gần đây trở nên rất phổ biến đặc biệt là ở các nước đang phát triển Nó tồn tại và phát triển song song với việc tạo lập các khu vực mậu dịch tự do đa phương

Cấp độ cao nhất và cũng phức tạp nhất của HNKTQT là hợp tác đa phương Với cấp độ này, các quốc gia cùng nhau thành lập hoặc tham gia vào các định chế, tổ chức kinh tế khu vực hoặc toàn cầu Các tổ chức có thể giới hạn về vị trí địa lí như : Liên minh Châu Âu - chỉ giành cho các quốc gia thuộc châu Âu; Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ- NAFTA; Hiệp định tự do buôn bán ASEAN(AFTA) Những định chế, tổ chức cũng có thể bao gồm nhiều quốc gia đến từ các khu vực khác nhau trên thế giới như: Tổ chức thương mại thế giới WTO Các tổ chức này thường có những nguyên tắc hoạt động và đường lối tổ chức riêng bắt buộc các quốc gia khi muốn tham gia phải luôn tuân thủ Chính vì vậy những lợi ích khi tham gia vào các định chế này là rất lớn tuy nhiên việc tuân theo các nguyên tắc là không hề đơn giản

Trang 12

Nó đòi hỏi các quốc gia phải tìm hiểu và phân tích kĩ lưỡng những thời cơ và thách thức đối với mình trước khi quyết định tham gia một tổ chức nào đó

d Phương thức:

Về phương thức hội nhập thì có các phương thức: Khu vực mậu dịch tự

do, Liên minh thuế quan, Thị trường chung, Liên minh kinh tế, Liên minh tiền

tệ, Liên minh toàn diện Bên cạnh đó giữa các quốc gia còn có các thỏa thuận như: Thỏa thuận thương mại ưu đãi, Thỏa thuận thương mại tự do từng phần

từ bên ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với khoa học kĩ thuật và thị trường mới Chính vì vậy vai trò của HNKTQT là không thể phủ nhận

- HNKTQT góp phần làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường

Việc hàng hoá, dịch vụ, vốn, nhân công được lưu chuyển tự do giữa các quốc gia đã cho phép nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong nước thâm nhập, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước Chính vì vậy các doanh nghiệp luôn phải chú trọng tới việc mở rộng sản xuất kinh doanh và hướng tới những thị trường mang lại hiệu quả lớn nhất

Cùng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu các doanh nghiệp sẽ cần một lượng vốn đầu tư lớn hơn Nhờ việc thực hiện tự do hoá hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư luôn được cải thiện, các

Trang 13

dòng vốn sẽ được luân chuyển tới nơi đầu tư có hiệu quả Chính vì vậy việc thu hút nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước (đặc biệt là nguồn FDI và ODA) của các doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản hơn Thực tế cho thấy việc HNKTQT đã giúp cho các nước (đặc biệt là các nước đang phát triển) giải quyết được một vấn đề nan giải đó là thiếu vốn sản xuất

- HNKTQT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá cạnh tranh và công nghệ tiên tiến

Do được hưởng các ưu đãi trong thương mại, đầu tư nên các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận với các yếu tố đầu vào với giá cạnh tranh như:

+ Tiếp cận với nguồn vốn tín dụng đa dạng cả trong và ngoài nước với giá ưu đãi

+ Tiếp cận với các thị trường cung cấp thiết bị máy móc, công nghệ, tư vấn kĩ thuật cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh

+ Có thêm các đối tác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra việc tự do hoá thương mại làm tăng cường quá trình trao đổi

và chuyển giao công nghệ giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước phát triển

và các nước đang phát triển, tạo điều kiện cho các nước này phát triển kinh tế nhanh chóng và thu hẹp khoảng cách về kinh tế và khoa học kĩ thuật với các nước khác

- HNKTQT góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung

Việc mở cửa thị trường mang lại cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội tốt, đó là điều không thể phủ nhận Tuy nhiên, bên cạnh đó việc mở cửa HNKTQT cũng đặt các doanh nghiệp trong tình trạng luôn phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh gay gắt Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn những doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực về tài chính, kĩ thuật, trình độ quản lí rất tốt

Trang 14

Chính vì vậy để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (áp dụng công nghệ mới, thay đổi mẫu mã sản phẩm, áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng đặc biệt là phải xây dựng cho mình một thương hiệu riêng) để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Trên góc độ một quốc gia, để tăng năng lực cạnh tranh của một nền kinh

tế đòi hỏi mỗi nước phải tạo dựng được môi trường kinh tế thông thoáng, phát huy được các lợi thế so sánh, khai thác hiệu quả các nguồn lực, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao và bền vững

Chính vì vậy các nước phải hết sức nỗ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vào những ngành mà ta có thế mạnh trong cạnh tranh để

có thể đáp ứng nhu cầu của hội nhập

- HNKTQT tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ

Quá trình HNKTQT đòi hỏi đội ngũ cán bộ, các nhà quản lí doanh nghiệp phải có những hiểu biết nhất định về thương mại quốc tế và HNKTQT , có trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như năng lực quản lí, xử lí công việc tốt Đó là những đòi hỏi tối thiểu trong quan hệ thương mại quốc tế

Mặt khác HNKTQT tạo điều kiện giúp đào tạo đội ngũ cán bộ, các nhà quản lí, nhân công lớn lên không ngừng về nhiều mặt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của tiến trình HNKTQT

1.1.1.2 Tác động của HNKTQT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới:

a Tác động tích cực:

- Tham gia HNKTQT tạo cho các nước phát huy được lợi thế so sánh của mình:

HNKTQT không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia phát triển

mà còn mang lại lợi thế đối với các nước kém phát triển hơn Bởi vì khi

Trang 15

HNKTQT sự phân công lao động giữa các nước sẽ theo hướng chuyên môn hoá theo chiều sâu và thị trường liên kết khu vực và theo các tầng nấc khác nhau thích hợp với trình độ công nghệ, lao động, truyền thống của từng quốc gia Đối với những quốc gia phát triển cao sản xuất sẽ tập trung vào các sản phẩm trí tuệ cao như chế tạo máy tinh xảo, công nghệ cao Còn đối với các quốc gia kém phát triển hơn thì lợi thế của họ là nguồn lao động rẻ và dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú Họ có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới với một cơ cấu kinh tế quốc gia phù hợp, với các ngành cần sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu đối với thị trường các nước khác

Thực tế cho thấy những nước đang phát triển bứt lên về kinh tế trong hai ba thập kỷ qua là những nước đã tận dụng cơ hội thuận lợi trong thương mại và đầu tư mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra Đó

là những nước đã thu hút những khoản FDI lớn nhất trong số các nước đang phát triển, đó là những nước có chính sách kinh tế dựa trên nguyên tắc tự do hóa hướng ngoại mạnh!

- Các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế có cơ hội lựa chọn nhiều sản phẩm hơn

HNKTQT mang lại cho các nước cơ hội được thưởng thức những sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ của các nước khác Trong HNKTQT hoạt động mậu dịch giữa các nước sẽ được tự do hoá Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới lối tiêu dùng của người dân Họ sẽ phát sinh nhu cầu được sử dụng những mặt hàng mà trong nước không có hoặc không sản xuất Chính vì vậy phạm vi tiêu thụ của hàng hoá không còn thu hẹp trong biên giới một quốc gia

mà được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới Các nước phát triển có thể được tiêu thụ sản phẩm từ các nước đang phát triển như các mặt hàng nông hải sản, thủ công mỹ nghệ và ngược lại trên thị trường của các nước đang phát triển

Trang 16

cũng có những mặt hàng có hàm lượng kĩ thuật cao như: ô tô, xe máy và các thiết bị điện tử

Các sản phẩm, kể cả sản phẩm dịch vụ tài chính từ các nhà cung cấp khác nhau, với giá cả ngày càng giảm và chất lượng ngày càng tăng, tiện ích cũng như các danh mục sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú do các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng Điều đó giúp tạo ra

có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm với chất lượng tốt và giá rẻ !

- HNKTQT tạo điều kiện cho các dòng vốn tự do lưu chuyển giữa các nước

Việc tự do hoá thị trường tài chính tạo tiền đề cần thiết cho sự hội nhập các thị trường tài chính quốc tế Do đó tạo điều kiện cho các nguồn vốn lớn chảy vào các nền kinh tế, đồng thời làm tăng tốc độ và quy mô giao dịch tài chính toàn cầu lên mức chưa từng có

Sự di chuyển tự do các dòng vốn lớn và tự do hoá đầu tư đã góp phần làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của các quốc gia tham gia HNKTQT

và có những chính sách kinh tế đúng đắn!

- HNKTQT tạo điều kiện cho các nước tiếp cận với khoa học kỹ thuât công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh hiện đại

Một trong những đòi hỏi bức bách của HNKTQT là thay đổi công nghệ

Nó đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế cả về trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm và trình độ quản lí, cũng như tay nghề người lao động, của một doanh nghiệp, một ngành và thậm chí là một nền kinh tế Từ đó sức cạnh tranh trên trường quốc tế của doanh nghiệp, ngành, nền kinh tế được cải thiện

Khi hội nhập, các nước đang phát triển sẽ có điều kiện tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm về mọi mặt từ các nước phát triển

Từ những kinh nghiệm đó có thể ứng dụng trong quá trình sản xuất, quản lý kinh doanh có hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước !

Trang 17

- HNKTQT buộc các nước phải cơ cấu lại nền kinh tế quốc gia một cách hợp lí đảm bảo phát huy được lợi thế so sánh của mình

Để đảm bảo cho nền kinh tế của một quốc gia có thể tồn tại và phát triển trong quá trình HNKTQT đòi hỏi chính phủ phải xây dựng được một cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế của nước mình Sự thay đổi cơ cấu kinh tế này là cần thiết, nó vừa tạo điều kiện để HNKTQT thành công vừa là thách thức đối với các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển

b Tác động tiêu cực:

- HNKTQT mở rộng làm cho sự phân hoá giàu nghèo giữa các nước ngày càng sâu sắc hơn

Đó là tác động rõ nhất mà không ai có thể phủ nhận HNKTQT càng nhanh chóng thì khoảng cách giữa các nước giàu nghèo càng được nới rộng

Nếu như mức chênh lệch thu nhập giữa 20% dân cư giàu nhất thế giới

và 20% dân cư nghèo nhất thế giới là 1/30 vào năm 1976 thì tới những năm

90 tỷ lệ này là 1/60 Nợ nước ngoài của các nước kém phát triển có xu hướng ngày càng tăng, mỗi ngày các nước thế giới thứ 3 phải trả tới 200 triệu USD tiền lãi Điều này đã cuốn các nước vào một vòng xoáy ngày càng mạnh bởi

vì số tiền nợ nước ngoài ngày càng vượt xa khả năng trả nợ của các nước này Tốc độ HNKTQT càng nhanh thì khoảng cách giữa 1/5 thế giới phát triển với phần còn lại càng dãn rộng HNKTQT không chỉ tạo ra sự cạnh tranh quốc tế khốc liệt, mà cạnh tranh trong nội bộ từng doanh nghiệp, ngành kinh tế của một quốc gia cũng trở nên gay gắt hơn Khoảng cách giữa những người giàu - người nghèo; nông thôn - thành thị cũng ngày càng lớn hơn

Ngoài ra HNKTQT còn dẫn tới nguy cơ phá sản các doanh nghiệp, ngành kinh tế kém hiệu quả Tất cả những điều đó có thể sẽ tạo điều kiện cho

tệ nạn xã hội phát triển

- HNKTQT có thể kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội gây khó khăn cho việc đảm bảo an ninh quốc gia

Trang 18

Sự du nhập những lối sống, phong cách mới không lành mạnh là nguy

cơ dẫn tới sự suy yếu bản sắc văn hoá truyền thống Bên cạnh đó nạn thất nghiệp, ma tuý, mại dâm đang không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự, kỉ cương của quốc gia, tiềm ẩn những bất ổn chính trị

- HNKTQT gây tác động xấu tới môi trường sinh thái

Để đạt mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp không hề tính toán tới những ảnh hưởng nghiêm trọng mà họ gây ra đối với môi trường Tình trạng tàn phá, huỷ hoại môi trường tự nhiên ngày càng có xu hướng gia tăng Tình trạng suy thoái nặng nề tài nguyên đất, nước, khí quyển bộc lộ những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững

1.1.2 Vấn đề cạnh tranh trong HNKTQT:

1.1.2.1 Khái niệm cạnh tranh trong HNKTQT

Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau liên quan đến khái niệm

“cạnh tranh” Tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau Trong khuôn khổ khoá luận này, người viết xin trích ra một số khái niệm nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về “cạnh tranh”

Theo báo cáo về cạnh tranh toàn cầu , định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là: “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”

Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh trong công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh như sau: “Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo

ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”

Trang 19

Theo như báo cáo về sức cạnh tranh quốc tế của Mỹ lại định nghĩa về sức cạnh tranh quốc tế là “ năng lực của một công ty, một nước trong việc sản xuất ra của cải trên thị trường thế giới nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của nó”1

Cũng có cách định nghĩa khác về cạnh tranh như sau:”Cạnh tranh có thể định nghĩa như là một khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài

và có lợi nhuận”

Kết luận, rõ ràng vẫn còn nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhưng tựu

chung lại các nhà kinh tế trên thế giới đều xem xét năng lực cạnh tranh cua Doanh nghiệp thông qua khả năng tạo, duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thông qua tìm các yếu tố đầu vào với giá rẻ nhất ( nhân lực, vốn, công nghệ), bán các

1

Tư liệu : “ Bàn về cạnh tranh toàn cầu “ do Ts Bạch Thụ Cường biên soạn, Nhà xuất bản thông tấn Hà Nội,

2002

Trang 20

yếu tố đầu ra cho nhiều người với giá cao nhất, chất lượng tốt nhất so với các doanh nghiệp khác trên cùng một thị trường

1.1.2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề cạnh tranh trong quá trình HNKTQT:

HNKTQT là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế thế giới HNKTQT

mở ra rất nhiều cơ hội tốt đẹp cho hàng tỉ người trên thế giới Tuy nhiên những thách thức mà HNKTQT đem lại cũng không nhỏ Để có thể tồn tại và phát triển trong quá trình HNKTQT đòi hỏi các nước phải nắm bắt một cách đầy đủ những cơ hội đồng thời phải tránh được các rủi ro, phải thông qua đấu tranh giữa khống chế và chống khống chế, giữa lợi dụng và chống lợi dụng để

đề ra chủ trương của riêng mình, thực hiện khẩu hiệu “ cùng có lợi trên cơ sở đảm bảo an toàn kinh tế, chính trị, an ninh quốc gia”

Khi tham gia HNKTQT thị trường được từng bước mở cửa các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước đều phải cạnh tranh trong một môi trường bình đẳng không còn các rào cản cũng như sự ưu đãi Do đó thị trường chiếm vai trò chủ đạo Mọi hoạt động của các doanh nghiệp, ngành kinh tế, nền kinh tế đều phải tuân thủ theo những tín hiệu của thị trường Người chiến thắng chính là những người nhanh nhạy hơn trong việc nắm bắt thị trường hay cũng có thể nói rằng đó là người có năng lực cạnh tranh lớn hơn đối thủ cạnh tranh của mình

Vấn đề đặt ra là, trong HNKTQT cạnh tranh có tính chất toàn cầu, nó không chỉ ảnh hưởng tới sự sống còn của từng doanh nghiệp mà đồng thời cũng liên quan tới địa vị và lợi ích của từng quốc gia trên trường quốc tế Chính vì vậy nước nào có lợi thế trong cạnh tranh nước đó sẽ giữ vai trò chủ động trong hoạt động của mình và của khối

Tự do hoá thương mại có thể trở thành một bước tiến tiến tới xây dựng một thị trường có tính chất cạnh tranh nhưng không thể đảm bảo cho khả năng cạnh tranh của thị trường Ngoài ra trong khi đảm bảo rằng năng suất của thị trường có tính cạnh tranh thì vẫn không thể đảm bảo được đối xử bình đẳng

Trang 21

Do đó một thách thức nữa đặt ra đó là phải đề ra những nguyên tắc, thể chế quản lí dễ dàng, hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo sự bình đẳng nhất định

1.1.2.3 Sự thay đổi quan niệm cạnh tranh trong điều kiện HNKTQT:

a Từ cạnh tranh dựa vào lợi thế so sánh tới cạnh tranh dựa vào quy chế:

Cạnh tranh quốc tế không phải là quá trình tĩnh Do đó khi giải thích cạnh tranh quốc tế ở trạng thái động phải lí giải trên hai mặt:

- Các ngành luôn thay đổi vị trí tức là các ngành luôn thay đổi không ngừng trong một khoảng thời gian ngắn

- Nhận thức rõ mặt trái của cạnh tranh trong trạng thái động

Mục đích của việc này là để trong tương lai lựa chọn chiến lược một cách chính xác, những doanh nghiệp thành công và chính phủ của họ phải xác định một cách chính xác vị trí của mình để nhận thức một cách rõ ràng mình

sẽ có mặt trong cuộc cạnh tranh theo hình thức nào

Thực tế đã cho thấy rằng những doanh nghiệp và chính phủ thành công nhất là những doanh nghiệp và chính phủ có thể nhanh chóng thích ứng với

sự điều chỉnh kết cấu ngành và những thay đổi môi trường chính trị và lợi ích

do HNKTQT mang lại là rất to lớn nhưng không phải quốc gia nào cũng được hưởng lợi ích đó một cách bình đẳng Chính vì vậy mục tiêu hàng đầu đối với một quốc gia là xây dựng các quy tắc thậm chí thay đổi kết cấu ngành, thay đổi thể chế quản lí

b Từ cạnh tranh đối kháng đến cạnh tranh hợp tác:

Cạnh tranh trong HNKTQT không thể hiểu theo nghĩa thông thường được.Việc cạnh tranh trước đây là để giành giật thị trường, khách hàng một cách công khai tuy nhiên giờ đây quan niệm này đã thay đổi Việc cạnh tranh

ở đây là nhằm mục đích tìm kiếm phương thức, tiến trình, trật tự hợp tác Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt trong cạnh tranh, không phải lúc nào cũng tìm mọi cách để đánh bại đối thủ cạnh tranh mà đôi khi phải kết hợp với họ

Trang 22

Xét ở góc độ hành vi khi hợp tác dù là trong điều kiện nương tựa lẫn nhau hay trong điều kiện HNKTQT hành vi của các quốc gia không khác nhau nhiều lắm

Trong môi trường kinh tế ngày nay, khi đã có sự chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế thì việc hợp tác giữa các doanh nghiệp, các ngành kinh tế của các quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Chính vì vậy để có thể nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới có mẫu

mã, chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của thị trường

vụ mà họ được cung cấp Điều này được các quốc gia quy định rõ trong tiến trình hội nhập

Như vậy, hội nhập quốc tế về ngân hàng cũng có thể hiểu là sự giao lưu

về hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước và các hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực và quốc tế Hay cũng có thể nói hội nhập quốc tế

về ngân hàng là việc dần dần rỡ bỏ các rào cản, tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài vào kinh doanh trên lãnh thổ nước mình

1.2.1.2 Tính tất yếu của xu thế HNQT về ngân hàng:

Trong bất kì một nền kinh tế nào thì hệ thống ngân hàng cũng đóng một vai trò cực kì quan trọng Hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các ngành khác Chính vì vậy trong tiến trình HNKTQT lĩnh vực ngân hàng luôn là một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu

Trang 23

Cùng với quá trình HNKTQT các hoạt động thương mại quốc tế không ngừng được mở rộng kéo theo đó nhu cầu dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng được gia tăng (đặc biệt là nhu cầu về dịch vụ thanh toán quốc tế) Điều

đó là hoàn toàn có cơ sở:

Thứ nhất, khi hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước

không ngừng được mở rộng đã làm phát sinh các khoản thu chi bằng tiền mặt giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu Tuy nhiên, sẽ là rất tốn thời gian

và tiền của nếu họ phải thanh toán trực tiếp Chính vì vậy các ngân hàng đã xuất hiện với vai trò là trung gian thanh toán Việc xuất hiện ngân hàng đã làm cho việc thanh toán giữa người mua và người bán trở nên rất thuận tiện, nhanh chóng và an toàn

Thứ hai, các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng

những khoản chi trả lớn trong một thời gian ngắn Khi đó ngân hàng lại xuất hiện với vai trò là người tài trợ cho nhà nhập khẩu

Cuối cùng, quan hệ thương mại quốc tế rất phức tạp, nó liên quan tới

nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau Chính vì vậy nếu như hợp đồng kinh tế giữa các bên không rõ ràng thì tranh chấp rất dễ sảy ra Lúc này ngân hàng lại xuất hiện với vai trò là người tư vấn kí kết các hợp đồng thương mại (giúp khách hàng trong việc lựa chọn các phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán và thủ tục thanh toán.)

Cùng với hoạt động thương mại quốc tế việc chu chuyển vốn đang diễn

ra nhanh chóng giữa các quốc gia cũng thúc đẩy các ngân hàng mở rộng hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế

Chu chuyển vốn là chuyển dịch một lượng tiền từ nước này sang nước khác Việc này được thực hiện dưới các hình thức: các nhà đầu tư mua chứng khoán nước ngoài, ngân hàng thương mại hoặc các doanh nghiệp cấp tín dụng cho ngân hàng hoặc doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư trực tiếp, vốn viện trợ không hoàn lại Tất cả các hoạt động này đều cần đến vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng

Trang 24

Như vậy, có thể nói HNKTQT trong lĩnh vực ngân hàng là xu thế tất yếu Nhận thức được vấn đề này, trong vài năm trở lại đây, nhiều quốc gia trên toàn thế giới đã tiến hành những bước đi quan trọng nhằm mục đích tự do hoá thị trường tài chính của mình thông qua việc mở rộng thị trường, đổi mới các công cụ tài chính, thay đổi các biện pháp quản lí và can thiệp của nhà nước đối với hoạt động tài chính, tiền tệ Thực tế đã cho thấy rằng HNQT về ngân hàng

đã mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho mỗi quốc gia và toàn thế giới

1.2.2 Những tác động của HNQT trên lĩnh vực Ngân hàng

1.2.2.1 Tác động tích cực:

HNKTQT trên lĩnh vực ngân hàng đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho các quốc gia trên toàn thế giới Những thành tựu kinh tế mà các nước đang phát triển đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của quá trình hội nhập này Có thể đánh giá lợi ích của hội nhập tài chính - tiền tệ quốc tế trên các mặt chủ yếu sau:

- HNQT trong lĩnh vực ngân hàng tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi

mới và cải cách hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là nâng cao năng

lực quản lí, cải thiện môi trường pháp lí trong lĩnh vực ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế

Khi mở cửa hội nhập, các NHTM nước ngoài, các định chế tài chính nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế tham gia kinh doanh ngày càng nhiều, buộc các tổ chức tài chính trong nước phải nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều dịch vụ tài chính với nhiều tiện ích cho khách hàng, có như vậy mới có thể giữ chân khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới, có như vậy mới có thể có thêm lợi nhuận để tồn tại và phát triển

- HNQT tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính trong nước mở rộng thị

trường kinh doanh, tăng cường hợp tác Cùng với việc mở rộng thị trường

của các công ty trong nước và sự tham gia của các công ty các nước, các công

ty đa và xuyên quốc gia vào thị trường trong nước, các tổ chức tài chính nhất

là các NHTM của các nước đang phát triển sẽ có điều kiện mở rộng mạng

Trang 25

lưới chi nhánh của mình trên toàn cầu Từ đó có cơ hội mở rộng quy mô, tăng cường lợi nhuận cho các tổ chức tài chính của các nước đang phát triển Có thể nói HNQT đã mở ra cơ hội hợp tác, trao đổi quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra biện pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng trong nước trong các giao dịch quốc tế Đồng thời các NHTM trong nước có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài

- HNQT giúp các Ngân hàng, các định chế tài chính có điều kiện tiếp

cận công nghệ mới Từ đối thủ cạnh tranh, từ các Ngân hàng định chế tài

chính khác trên toàn cầu Trong lĩnh vực tài chính, Ngân hàng sẽ học được kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, công nghệ hoạt động của một ngân hàng hiện đại từ các Ngân hàng, định chế tài chính của các nước phát triển, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển công nghệ, đẩy nhanh quá trình đổi mới, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

- HNQT về ngân hàng thúc đẩy các NHTM chuyên môn hoá sâu hơn

các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng (quản trị tài sản nợ, có), quản lí rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới

- Hơn nữa, việc mở cửa thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng

là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh, mở rộng đối tượng khách hàng

1.2.2.2 Tác động tiêu cực:

Khi tham gia HNKTQT các quốc gia sẽ phải loại bỏ dần các hạn chế đối với các NHTM nước ngoài Điều này tạo điều kiện cho các NHTM nước ngoài tham gia vào mọi lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng Công nghệ tiên tiến, trình độ quản lí cao, năng lực tài chính dồi dào của các NHTM nước ngoài sẽ tạo nên những ưu thế cơ bản, tạo ra sức ép cạnh tranh trong ngành

Trang 26

ngân hàng và buộc các ngân hàng trong nước phải tăng thêm vốn, đầu tư thêm

kĩ thuật, cải tiến phương thức quản trị Đối với các quốc gia mà hệ thống ngân hàng không thực sự vững mạnh (đặc biệt là các nước đang phát triển) thì HNQT mang lại cho các NHTM nhiều rủi ro:

+ Một trong những rủi ro lớn nhất mà các NHTM thường hay gặp phải

đó là rủi ro mất khách hàng.Với những ưu thế vượt trội đã nêu trên, một khi

NHTM không còn được sự bảo trợ của nhà nước thì khách hàng của họ rất có thể sẽ tìm tới các ngân hàng nước ngoài Tại đó đồng vốn của họ sẽ sinh lời nhiều hơn, được đảm bảo an toàn hơn (do tiềm lực tài chính của các NHTM nước ngoài rất vững mạnh), được hưởng các dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện Đặc biệt trong các lĩnh vực hoạt động mà các ngân hàng nước ngoài chiếm ưu thế như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự án thì nguy cơ mất khách hàng và mất thị phần là rất cao

+ Rủi ro thứ hai mà các NHTM hay gặp phải là việc phải chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại

tệ trong khi phải thực hiện nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế

+ Thứ ba là, HNQT làm tăng các giao dịch về vốn và rủi ro của hệ thống

ngân hàng, trong khi cơ chế quản lí và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng

còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu quả và hiệu lực để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của

hệ thống ngân hàng Chính vì vậy mà việc ngăn chặn và cảnh báo sớm các rủi

ro trong hoạt động ngân hàng thường là chậm trễ hoặc không hiệu quả

+ Ngoài ra các NHTM còn gặp một số những rủi ro khác do khách hàng của ngân hàng đem lại Khi HNKTQT các doanh nghiệp phải chịu sự điều chỉnh của các cam kết như: cắt giảm thuế quan, xoá bỏ sự bảo hộ của nhà nước Một khi hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kém đi thì cuối cùng ngân hàng phải gánh chịu rủi ro, có nguy cơ gia tăng nợ quá hạn và khả

năng cạnh tranh quốc tế bị suy yếu

Trang 27

1.2.3 Mô hình sức cạnh tranh tổng thể của hệ thống NHTM – Mô hình M.Porter:

Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM có vai trò hơn bao giờ hết khi

mà đất nước đang trong điều kiện chuyển biến sang thời kỳ hội nhập Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM vẫn dựa trên nền tảng sự cạnh tranh của sản phẩm như mọi doanh nghiệp khác: số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm của các NHTM đó là các sản phẩm dịch vụ tài chính Các sản phẩm này mang tính trừu tượng, người sử dụng sản phẩm không thể cầm nó, sờ mó nó được mà phải dùng đến cảm quan (tính chất của sản phẩm dịch vụ) Do vậy, đối với các NHTM, ngoài đánh giá năng lực cạnh tranh theo các tiêu thức như các doanh nghiệp, người ta còn phải đánh giá thông qua các yếu tố lòng tin, dựa trên uy tín, an toàn của NHTM Người ta có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM thông qua các phương thức cạnh tranh liên quan đên tính đa dạng của danh mục sản phẩm – dịch vụ, chất lượng – giá cả dịch vụ, cũng có thể đánh giá thông qua các yếu tố tiềm năng như nguồn nhân lực, công nghệ, tiềm lực tài chinh…Tuy nhiên dù đánh giá theo phương pháp hay tiêu chí nào cũng cần quan tam đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, sẽ là rất rộng và không thể nếu liệt kê tất cả các phương pháp tiếp cận liên quan đến vấn đề cạnh tranh Trong giới hạn của bài khóa luận người viết xin dựa vào mô hình sức cạnh tranh tổng thể của M.Porter để làm căn cứ thống nhất cho luận điểm cũng như các phần tiếp sau của mình Trước tiên ta tìm hiểu:

1.2.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của của NHTM:

Từ định nghĩa về năng lực cạnh tranh ở trên và theo như định nghĩa của nhiều tác giả cũng đã thống nhất thì :”Năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác.”3

3

Theo tác phẩm :” Quản trị Ngân hàng thương mại” của NXB Thống Kê ( 2003 ) do các tác giả Lê Văn Tề

Trang 28

Trong khái niệm này cần chú ý một số điểm:

- Thứ nhất, đây là một yếu tố năng động, luôn được đặt trong sự phát triển liên tục

- Thứ hai, các lợi thế so sánh (hiện có và được tạo ra) chỉ là những yếu tố tiềm năng, điều quan trọng là các lợi thế này phải được sử dụng một cách hợp

lí, có hiệu quả; đồng thời phải luôn đầu tư nhằm duy trì và tăng cường thêm năng lực một cách bền vững

- Thứ ba, cạnh tranh là một hoạt động có chủ đích, do vậy năng lực cạnh tranh thường gắn liền với kết quả hoạt động cạnh tranh, tức mức độ đạt được các mục tiêu cạnh tranh đã đặt ra

1.2.3.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề cạnh tranh trong HNQT về ngân hàng

Hội nhập trên lĩnh vực ngân hàng là xu thế phát triển tất yếu của thời đại, do đó vấn đề ở đây không phải là có tham gia hay không tham gia mà vấn

đề là ở chỗ tham gia như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Xuất phát từ quan niệm đó nên các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, các nền kinh tế đều nỗ lực trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mình nhằm mục đích đạt lợi nhuận cao nhất

Như vậy cũng có thể nói rằng, nguồn gốc của cạnh tranh chính là để tìm kiếm lợi nhuận Khi chấp nhận hội nhập thì cũng có nghĩa là phải chấp nhận cạnh tranh Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là nhân tố đảm bảo vững chắc nhất cho sự thắng lợi của HNKTQT Tuy nhiên, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam để có thể mở rộng hoạt động đối ngoại cần phải đánh giá được một cách chính xác về sức cạnh tranh của mình

Sức cạnh tranh của ngân hàng là tổng hoà của rất nhiều yếu tố, do đó để đánh giá một cách chính xác năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là rất khó Trong khoá luận này,người viết xin được sử dụng cách tiếp cận từ khuôn khổ sức cạnh tranh tổng thể để đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM CP Việt Nam

Trang 29

1.2.3.3 Mô hình sức cạnh tranh tổng thể M.Porter:

Mô hình 1: Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM4

Từ mô hình ta có thể thấy hai nhân tố lớn nhất (được in đậm ) tác động tới năng lực cạnh tranh của một công ty nói chung và của một ngân hàng thương mại nói riêng là : nhân tố môi trường và nhân tố thị trường ( Trong nhân tố thị trường lại được chia thành 2 nhánh chính đó một đó là năng lực nội tại của NH, thứ hai là các nhân tố còn lại có tác dụng tác động, hỗ trợ như: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, người cung ứng,

4

Tổng hợp từ các tài liệu “ Marketing trong Ngân hàng”, NXB Thống kê (2000) của tác giả Phạm Ngọc Phong và tác phẩm “ Ngân hàng Thương mại “ của Edward W Reed / Edward K.Gill , NXB TPHCM phát

Trang 30

người sử dụng dịch vụ, các sản phẩm thay thế) Ở đây người viết xin đưa ra những lý thuyết khái quát nhất về từng yếu tố trong mô hình Trước tiên đó là:

a Nhân tố môi trường:

Đối với nhân tố môi trường mà nói thì lúc nào cũng vậy luôn luôn bao gồm những yếu tố nền tảng mà bất kỳ một bài phân tích cơ bản nào cũng cần phải nhắc tới Đó là các yếu tố thường gặp như: hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, thậm chí cả sự phát triển vượt bậc của môi trường công nghệ:

+ Hệ thống chính trị:

Hệ thống chính trị mỗi quốc gia có tầm ảnh hưởng tác động rất lớn tới đời sống kinh tế xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng Ta sẽ xem xét hệ thống chính trị trên hai giác độ hệ tư tưởng và hệ thống pháp luật:

- Hệ tư tưởng có khả năng tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Nhưng dù có thế nào một thực tế mà hầu hết trong số chúng ta đều biết là ít nhiều một hệ tư tưởng đặc biệt là hệ tư tưởng của Đảng đang cầm quyền sẽ có những tác động đến sự hình thành hệ thống pháp luật trong hoạt động kinh doanh và cũng không ngoài trừ các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng

- Hệ thống luật pháp: Đây được coi là tiền đề pháp lý trong kinh doanh các hoạt động của ngân hàng, là cơ sở pháp lý để các NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện các chiến lược cạnh tranh Hệ thống pháp luật chi phối trực tiếp đến cơ chế hoạt động của các NHTM; chi phối đến việc mở rộng hay thu hẹp các chủ thể khác cạnh tranh với các ngân hàng trên thị trường tài chính Hệ thống pháp luật còn chi phối đến việc mở rộng hay giới hạn quy mô họat động của ngân hàng nhằm duy trì độ an toàn, hiệu quả của các ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của mình hay việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh các ngân hàng cần phải nắm rõ sự thay đổi trong pháp luật về việc quy định những lĩnh vực mà NHTM được hay không được kinh doanh, các quy định điều kiện, thủ tục cấp phép hoạt động; quy

Trang 31

định giới hạn quy mô cấp tín dụng cho một khách hàng so với vốn chủ sở hữu Hệ thống pháp luật còn cho phép thêm nhiều đối thủ tham gia cạnh tranh hay không, nếu như môi trường cạnh tranh phát triển, nới lỏng điều kiện thủ tục gia nhập thị trường thì đây cũng sẽ là một động lực thúc đẩy buộc các NHTM phải luôn tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Ngoài ra với yếu

tố này, các NH cũng cần chú ý tới mức độ tự do hóa thị trường tài chính ( cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá) điều này hoàn toàn có khả năng tác động tới việc tham gia các hoạt động của các chủ thể cạnh tranh trên thị trường tài chính, đồng thời yếu tố còn có một tác động không nhỏ từ những nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa có thể làm thay đổi gia tăng hay kìm hãm chiến lược cạnh tranh của các NHTM trên trường quốc tế

+ Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế là nơi nuôi sống các NHTM, môi trường kinh tế bao gồm môi trường trong nước và môi trường ngoài nước, một số yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM như: Sức mạnh của nền kinh tế một quốc quốc gia (quy

mô và mức tăng GDP ); độ ổn định kinh tế vĩ mô ( lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối ) sẽ tác động đến khả năng tích lũy và đầu tư, khả năng thu hút tiền gửi, khả năng cấp tín dụng, đầu tư của các NHTM; Lãi suất,

tỷ giá tăng hay giảm sẽ làm giảm hay tăng nhu cầu đầu tư, từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng – cũng như mở rộng thị phần, năng lực cạnh tranh của NHTM; Độ mở của nền kinh tế ( đánh giá thông qua các rào cản và

sự gia tăng các ( hoạt động xuất nhập khẩu ); tiềm năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, sẽ tác động đến khả năng phát triển thị trường của các NHTM

ra nước ngoài và khả năng thu hồi nợ của các NHTM; Sự biến đổi trong mức

độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát, lãi suất của các quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh chi phối đến nền kinh tế trong nước và các nước mà NH có thị trường hay có chiến lược hướng tới

Trang 32

+ Môi trường xã hội: Tâm lý, tập quán tiêu dùng, trình độ dân trí làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển các dịch vụ của NHTM Trình độ dân trí,

sự am hiểu về NH của dân chúng ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của NH Khách hàng ngày càng đòi hỏi các NHTM đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ; đồng thời khả năng tiếp cận thông tin của khách hàng ngày càng nhiều, các NHTM không thể đặt một giá dịch vụ cao trong khi khách hàng đã biết được tại NH khác cũng có dịch vụ đó, với cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn

+ Môi trường công nghệ: Sự phát triển của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin sẽ cho phép các NHTM có thể ứng dụng các công nghệ hiện đại và phát triển các danh mục dịch vụ; cho phép các NHTM gia tăng các thông tin cho khách và mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng Bên cạnh đó,

sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thu hẹp khoảng cách giữa các NHTM với người sử dụng dịch vụ, đã thay đổi cách thức liên hệ giữa các NHTM với người tiêu dùng và các hãng, thông qua đó giúp các NHTM có thể phát triển thị trường ra nước ngoài một cách thuận tiện

b Các nhân tố thị trường:

Việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các NHTM được dựa chủ yếu vao mô hinh của M.Porter ( giáo sư hàng đầu về chiến lược cạnh tranh ở đại học Harvard ) Ta có thể phân các nhân tố theo các nhóm như sau (từ mô hình):

b1/ Yếu tố nội tại: Bao gồm tất cả các tiềm lực bên trong của một ngân hàng : về tiềm lực về tài chính ( cụ thể là vốn và quy mô về vốn cũng như các vấn đề có liên quan ), về trình độ công nghệ, về năng lực quản trị điều hành cũng như về đội ngũ cán bộ công nhân viên của chính ngân hàng đó…có tác động một cách trực tiếp và động lực tới năng lực cạnh tranh của một ngân hàng Và việc phân tích về cạnh tranh của một ngân hàng sẽ tập chung chủ yếu, chính yếu và trước nhất về chính các yếu tố này

Trang 33

b2/ Yếu tố tác động và hỗ trợ:

+ Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là những đối thủ đang cùng tham gia cung ứng các dịch vụ tài chính như những dịch vụ mà thị trường mà NHTM đang cung cấp Trong phạm vi quốc gia các đối thủ đó là các NHTM khác, các định chế tài chính phi NH được phép kinh doanh một số hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế nơi có NH đang phân tích (

Ví dụ, ở Việt Nam các đối thủ cạnh tranh hiện tại của các NHTM Việt Nam là các NHTM khác từ trong và ngoài nước; các tổ chức tín dụng, các công ty kinh doanh bảo hiểm từ trong và ngoài nước,…ngoài ra còn có sự tham gia của các hoạt động không có tổ chức như: cho vay nặng lãi, cho vay nóng) Trong điều kiện hội nhập, khi một NHTM mở rộng thị phần ra ngoài phạm vi nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của NHTM còn chịu tác động của các đối thủ ở nước ngoài (nơi NHTM phát triển thị phần ) Các đối thủ nước ngoài phong phú đa dạng về nhiều mặt, đối với các NHTM các nước đang phát triển sẽ chịu áp lực rất lớn của cạnh tranh khi phát triển thị phần ra nước ngoài Số lượng các đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì cường độ cạnh tranh càng cao; nếu các đối thủ có năng lực cạnh tranh mạnh sẽ thu hút, chiếm lĩnh thị phần của NHTM, làm giảm lợi nhuận, làm giảm khả năng cạnh tranh của NHTM Để có thể thắng trong cạnh tranh với các đối thủ hiện tại đòi hỏi các NHTM phải phân tích kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh, nắm bắt rõ các hành động của đối thủ cả trong hiện tại lẫn tương lai Có như vậy mới có những đối sách thích ứng !

+ Người cung ứng: Đối với NHTM, người cung ứng chủ yếu là người gửi tiền, những người cung cấp cho NHTM một nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của NHTM Người cung ứng của NHTM có thể là cá nhân,

hộ gia đình, công ty, các tổ chức xã hội, thậm chí là Chính phủ và các tổ chức tài chính, NHTM trong và ngoài nước Mục đích của người cung ứng có thể là: để giao dịch, kiếm lời, hay ký thác cho NHTM nhằm mục tiêu an toàn Quyền của người cung ứng phụ thuộc vào luật pháp Ngày nay, người cung

Trang 34

ứng có quyền lựa chọn những NHTM, định chế tài chính có khả năng đáp ứng mục tiêu của họ một cách tốt nhất.Do đó đòi hỏi NHTM phải tìm hiểu mục tiêu của người cung ứng một cách cặn kẽ thông qua một số nội dung như phân loại khách hàng, tập quán sinh hoạt của khách, niềm tin cũng như những sản phẩm mà NH đã và chưa thỏa mãn mục tiêu của khách hàng Qua đó có những chính sách thu hút một cách hợp lý Ở đây người cung ứng cũng có thể được xem xét dưới góc độ là những người cung cấp thiết bị, công nghệ hiện đại cho NH qua đó mà NH có thể ứng dụng vào việc phát triển các sản phẩm

và dịch vụ của mình

+ Người sử dụng dịch vụ của NHTM: khách hàng hay còn gọi là những người mua các sản phẩm dịch vụ của NHTM, mục đích của họ thường tương đối rõ ràng thông qua những sản phẩm họ cần và NHTM cung ứng cho họ Thường thì khách hàng có tâm lý và có quyền lựa chọn những NH nào mà cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho họ với giá rẻ nhất, tiện ích nhất, giao dịch thuận tiện nhất, chính xác nhất Tuy nhiên, khi giảm giá cung ứng các sản phẩm này các NHTM cũng cần chú ý tới yếu tố lợi nhuận của mình Một NH mà có điểm hòa vốn thì năng lực cạnh tranh của NH đó càng cao Qua đó mà các NH thường luôn phải phân loại các khách hàng một cách kỹ lưỡng và xây dựng các chiến lược cạnh tranh một cách cụ thể và hiệu quả

+ Các đối thủ tiềm năng: Là những đối thủ có khả năng sẽ hoặc có thể

sẽ cùng tham gia vào lĩnh vực cung cấp các sản phẩm tài chính trong tương lai Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập thì tiềm năng tham gia của các đối thủ này càng nhiều ( đơn giản vì sự nới lỏng của hành lang luật pháp và mối lợi nhuận béo bở mà ngành có thể mang lại ) Do vậy

mà việc dự báo các đối thủ trong tương lai cũng là một điều không thể thiếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM qua đó đề ra những biện pháp cụ thể để củng cố chính vị thế cạnh tranh của mình!

Trang 35

+ Các sản phẩm thay thế: Ở đây có thể hiểu các sản phẩm này là những

sản phẩm có tính năng tương tự với những sản phẩm mà các NHTM đã và đang cung ứng Việc thiếu vắng các sản phẩm này sẽ làm giảm bớt sự lựa chọn của các khách hàng và điều này có tác động tích cực tới năng lực cạnh tranh của các NHTM Và ngược lại, sự có mặt của các sản phẩm này gia tăng các cơ hội lựa chọn cho khách hàng và có những ảnh hưởng không tốt tới bất

kỳ một NHTM nào nói chung Nghiên cứu và phát triển sản phẩm để có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng sẽ càng trở lên quan trọng

và bức thiết hơn bao giờ hết trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một NHTM!

1.3 Kinh nghiệm của một số nước và một số NHTM trên thế giới về vấn

đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM:

1.3.1 HNQT trong lĩnh vực NH – Bài học kinh nghiệm từ một số nền kinh tế:

Phải nói rằng cho đến nay nhờ có một môi trường tốt cho các hoạt động

mà Chính Phủ và NHTW các nước tạo ra, đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trên thế giới Việc nghiên cứu các nền kinh tế có điểm xuất phát tương tự như Việt Nam mà nay đã có một hệ thống NH hiện đại, phát triển và quy mô sẽ rất có ích cho Chính phủ và các NH nước ta có những cái nhìn có ích và rút ra những kinh nghiệm quý báu cho riêng bản thân mình

Braxin là quốc gia có thị trường lớn nhất ở Châu Mỹ la tinh và trong

một thập kỉ qua nó đã trải qua những thay đổi sâu sắc Trước năm 1994 ở Braxin đã có mặt một số chi nhánh công ty nước ngoài với số lượng các ngân hàng nước ngoài chỉ bằng mức năm 1988, mặc dù lúc này các ngân hàng nước ngoài được hưởng chính sách như các ngân hàng trong nước Trong khi

đó các ngân hàng trong nước lại hoạt động không hiệu quả Những vấn đề trong nền kinh tế vĩ mô gắn liền với siêu lạm phát đã làm tê liệt năng lực của HTNH Braxin trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính trung gian tài chính

Trang 36

và làm cho thị trường ngân hàng kém hấp dẫn hơn so với nước ngoài Với việc phê chuẩn kế hoạch Real năm 1994, chính phủ Braxin đã cam kết đưa nền kinh tế trở về môi trường lạm phát thấp Cam kết này đã làm thay đổi căn bản môi trường kinh tế cho các ngân hàng, tạo lên những kì vọng lợi nhuận cho các ngân hàng mở rộng tín dụng Quá trình cơ cấu lại ngân hàng đã dẫn đến hậu quả nhiều ngân hàng có tài sản ròng âm Để đối phó, Chính phủ Braxin đã áp dụng giải pháp bảo hiểm tiền gửi, thành lập quỹ bảo đảm tín dụng và bổ sung một chương trình hành động nhằm thực hiện cơ cấu lại và củng cố hệ thống tài chính Đồng thời Braxin đã phê chuẩn việc mở cửa đối với các ngân hàng nước ngoài nhằm thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng

có vấn đề, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực trong nền kinh tế Đối với ngân hàng trung ương, Braxin đã cho phép được mở rộng quyền lực giảm sát

và trao thẩm quyền được đóng cửa các ngân hàng có vấn đề Sự kết hợp lợi ích của Chính phủ trong việc bán các tài sản của ngân hàng có vấn đề và môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi hơn cho hoạt động ngân hàng đã góp phần làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài ở Braxin Các ngân hàng đã tăng thị phần tài sản ròng của hệ thống từ 7.3% năm 1993 lên 15.8% năm 1998 Braxin vẫn đang tiếp tục thực hiện quá trình tư nhân hoá các ngân hàng chịu

sự kiểm soát của Chính phủ Và quá trình này bước đầu đã đạt được một số hiệu quả nhất định Tiêu biểu là ở ngân hàng Banespa- một ngân hàng thuộc

sở hữu của nhà nước đã được chào mua

Cũng giống như Braxin, với những chính sách kinh tế vĩ mô không phù hợp vào những thập niên 80 đã dẫn tới tình trạng siêu lạm phát kéo dài trong

nhiều năm ở Achentina Đồng thời việc đóng băng của tiền gửi ngân hàng

làm thu hẹp khối lượng tiền tệ, tỷ lệ M3/GDP chỉ bằng mức 5% năm 1990 Năm 1991 Chính phủ Achentina đã áp dụng chế độ bản vị tiền tệ, cùng với một loạt các cải cách ngân hàng Cơ chế mới này đã ngăn chặn việc ngân hàng trung ương cho các định chế tài chính vay tiền Số lượng các ngân hàng

Trang 37

nước ngoài vào thời điểm này chiếm 15% các định chế tài chính nước ngoài, đây là số lượng tương đối nhỏ và nó cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô không

ổn định và kém hấp dẫn Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn nữa khi cuộc khủng hoảng Tequila sảy ra Hậu quả là 12 ngân hàng đã được thanh lí, 39 ngân hàng bị hợp nhất, sát nhập và 2 ngân hàng bị đình chỉ Cuộc khủng hoảng còn làm cho lượng tiền gửi giảm 17% (kể từ sau tháng 12 năm 1994) Trước tình hình đó ngân hàng trung ương đã quyết định giảm tỉ lệ bắt buộc và thành lập

hệ thống bảo hiểm tiền gửi Chương trình tư nhân hoá được đẩy mạnh Nếu như trong giai đoạn 1992 - 1994 chỉ có 3 ngân hàng được tư nhân hoá thì tới giai đoạn 1995-1999 đã có 15 ngân hàng được tư nhân hoá Các ngân hàng sau khi được tư nhân hoá đều hoạt động hiệu quả, thu hút được nguồn vốn trong nước Tới năm 1999 các ngân hàng nước ngoài đã chiếm tới 40% thị phần tiền gửi các loại Achentina là quốc gia đi tiên phong trong việc mở cửa thị trường ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có mặt ở đó sớm hơn và với

số lượng đông đảo hơn ở các quốc gia khác trong châu lục Cùng với việc khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp vào HTNH, Ngân hàng trung ương còn tiến hành một số biện pháp nhằm đổi mới hệ thống giám sát ngân hàng Các ngân hàng phải duy trì tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là 11,5% Đồng thời, các ngân hàng phải thường xuyên cung cấp các báo cáo tài chính theo các chuẩn mục như : “ các nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận chung” của Mỹ, phải được các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp đánh giá tín dụng định kì Tuy nhiên, gần đây Achentina đã mắc phải một số sai lầm trong điều hành chính sách tiền tệ của mình Cơ chế “Bản vị tiền tệ” đã ngăn cản NHTW Achentina thực hiện vai trò “người cho vay cuối cùng” truyền thống, giảm sự linh hoạt trong giải quyết khủng hoảng tài chính, thêm vào đó là khoản nợ nước ngoài khổng lồ do đó, năm 2001, ở Achentina đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng khiến một loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán và phải tuyên bố phá sản Trong khi hệ thống ngân hàng của nước chủ

Trang 38

nhà đang gặp một loạt khó khăn thì sự hiện diện các ngân hàng nước ngoài chính là cứu cánh cho Achentina Các ngân hàng nước ngoài đến từ nhiều nước nên ít chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề kinh tế của nước sở tại Với công nghệ mới, kĩ năng quản lí tốt cùng với tiềm lực tài chính dồi dào họ đã giúp Achentina phục hồi và phát triển hệ thống tài chính, cải thiện tình trạng

co cụm trong cung ứng tín dụng

Ngoài ra còn phải kể đến một số tấm gương khác tương đối gần chúng

ta của một số nước trong khu vực châu Á Trong khu vực châu Á thì có Thái Lan và gần đây nhất là Trung Quốc, nước này đã thành lập 4 công ty quản lý

tài sản có của 4 NHTM thuộc sở hữu Nhà nước, đến cuối năm 1999 các công

ty này đã mua 42.27 tỷ USD nợ khó đòi của 4 NHTM quốc doanh bằng cách

bán trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, lãi suất 2.5%/năm Hàn Quốc cũng

thành lập công ty quản lý tài sản ( Korean Asset Management Cooporation _ KAMKO ) với số vốn 21000 tỷ Won tương đương 5%GDP Công ty này cũng đã tiến hành mua các khoản nợ khó đòi từ các NHTM Giải pháp thành lập các công ty mua bán nợ hoặc công ty quản lý tài sản kiểu này đã giúp rất nhiều cho các NHTM trong việc thu hồi vốn và tập trung vào kinh doanh, làm sạch bảng tổng kết tài sản đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế qua đó vực dậy một cách đầy hiệu quả đối với các NHTM đang có dấu hiệu tụt dốc ! Tiếp theo

phải kể đến Nhật Bản, từ năm 1996, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các

NH, Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp tự do ngoại hối, cho phép các NH được bảo lãnh phát hành, mua bán chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, cho phép các công ty chứng khoán mở tài khoản cho khách hàng, cho phép các ngân hàng được kinh doanh, bán các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, môi giới chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư Nhật Bản cũng cho phép các định chế tài chính phi NH như: Sony Corp,Ito-Yokado thành lập mới các NH Điều này giúp ích rất nhiều cho các NH tái thiết lại tình hình làm ăn ế ẩm của mình, mặt khác giúp các NH không ngừng mở rộng thị phần, đa dạng hóa các danh

Trang 39

mục sản phẩm, nâng cao lợi nhuận Một biện pháp cũng rất đáng được chú ý

đó là việc xóa bỏ những chi nhánh kinh doanh thua lỗ đồng thời mở rộng các chi nhánh có hiệu quả đến các khu vực đang phát triển của các nước Châu Á

Tiêu biểu và đi đầu nhất trong biện pháp này phải nói tới Thái Lan, nước này

sau khủng hoảng tài chính 1997, đã đóng cửa hoặc sáp nhập 70 NH thành 6

nhóm tài chính chủ yếu.Tiếp sau đó phải kể đến Hàn Quốc, Trung Quốc; đối

với Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, nước này đã đóng cửa

16 NHTM và các công ty tài chính thiếu vốn còn giai doạn 1998 – 2001 Trung Quốc cơ cấu hệ thống NHTM và DNNN đã xóa bỏ các chi nhánh thua

lỗ của các NHTMNN, thành lập NHTMCP địa phương ở 300 tỉnh, thành phố Việc xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ sẽ giúp cho NHTM tập trung nguồn lực vào những hoạt động có ích có khả năng tạo ra lợi nhuận cho NH Song song với hoạt động này một số nước còn hỗ trợ cho các NH mở rộng chi nhánh vươn ra các thị trường tiềm năng trên toàn cầu nhờ đó đã hình thành lên các tập đoàn tài chính có mạng lưới có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như: FujiBank, Deuche Bank, CityBank,… Việc phát triển chi nhánh đã tạo ra thị trường tiềm năng rộng lớn, mang tính toàn cầu mặt khác giúp cho các NH

tránh được rủi ro chỉ tập trung vào một nền kinh tế Tại Indonexia, Chính phủ

còn hỗ trợ cho các NH nào muốn hiện đại hóa công nghệ, do đó các NH không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến nâng cao chất lượng dịch

vụ Cuối năm 1997, cũng như một vài nước khác, Indonexia cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, với sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính Quốc tế cũng như chính nỗ lực của bản thân các NH nên hệ thống NH ở Indonexia trở lại khôi phục một cách bình thường chỉ sau một thời gian ngắn

Kết luận: nhìn chung hầu hết các nước đều áp dụng các biện pháp cơ bản như: Cổ phần hóa, cho phép các NH kinh doanh đa năng, hình thành nên các công ty mua bán nợ và quản lý tài sản, xóa bỏ các chi nhánh kinh doanh

Trang 40

thua lỗ, hay mở rộng các chi nhánh NH làm ăn có hiệu quả ra các thị trường tiềm năng trên thế giới… Nhưng dù cho đó là biện pháp gì thì mục tiêu chính

và tâm điểm hướng tới vẫn là các NHTM, và tất cả đều là những bài học đều

có thể được coi là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho Chính phủ và NH của Việt Nam trong điều kiện hội nhập

1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ các NHTM trên thế giới:

Nhắc đến sự phát triển vượt bậc của của lĩnh vực NH không thể không nhắc đến sự hiện diện của các tập đoàn tài chính khổng lồ như: Bank of Yokyo – Mítubishi ( Nhật ), Sumitomo ( Nhật ), FujiBank ( Nhật), Deutsche Bank ( Đức ), CityGroup ( Mỹ), The Chase Manhattan Bank ( Mỹ)…Các tập đoàn NH này đều đã gặt hái những thành công riêng và họ không ngại khi công bố những nhân tố đã giúp họ thành công như ngày hôm nay:

+ Sáp nhập các NH nhỏ với nhau hay giữa các NH với các tổ chức tài

chính phi NH, giữa các NH với các nhà sản xuất để trở thành những NH, những tập đoàn tài chính lớn Để một mặt có đủ sức đối chọi với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM, định chế tài chính xâm nhập từ nước ngoài

và có đủ sức vươn tới thị trường bên ngoài nền kinh tế; mặt khác mở rộng quy

mô NH nhằm đáp ứng nhu cầu quy mô vốn càng gia tăng của các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính xuyên quốc gia Có thể lấy ví dụ như tại Mỹ , hầu như hàng tuần đều có diễn ra hoạt động mua bán hay thôn tính các định chế tài chính; thông qua biện này mà hiện nay mặc dù có tới hàng ngàn NH nhưng chỉ

có 25 NH lớn đã chiếm tới 45% thị phần.Hay điển hình tại Nhật Bản, nhiều

NH, tập đoàn tài chính khổng lồ thông qua hoạt động sáp nhập được hình thành như vụ sáp nhập các NH IBJ, DKB,FUIJ thành Ngân hàng Mizuho ngày 20/8/1999 với tổng tài sản sau khi sáp nhập là 141,8 ngàn tỷ Yên; các Ngân hàng Sanwa, Tokai, Ashi sáp nhập ngày 14/3/2000 với tổng tài sản sau khi sáp nhập à 102,5 ngàn tỷ Yên; ngân hàng Sumitomo và Sakura sáp nhập với nhau tháng 4/2000, với tổng tài sản sau khi sáp nhập là 936,3 tỷ USD

Ngày đăng: 28/05/2014, 18:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Giáo trình NHTM, Ts Phan Thu Hà, NXB Thống Kê , 2004 [2]. Giáo trình Marketing căn bản, PGS – Ts Tràn Minh Đạo, NXBGiáo dục, 2002 Khác
[3]. Giáo trình Marketing NH, Ts Nguyễn Thị Minh Hiền, NXB Thống Kê, 2003 Khác
[4]. Giáo trình Chiến lược kinh doanh của DNTM, NXB Lao động – xã hội, 2005 Khác
[5]. Marketing trong Ngân hàng, Phạm Ngọc Phong, NXB Thống kê, 2000 Khác
[6]. Quản trị NHTM, Ts Lê Văn Tề, NXB Thống kê, 2003 Khác
[7]. Ngân hàng Thương mại, Edward W. Reed và Edward K. Gill, NXB TPHCM, 1996 Khác
[8]. Quản Trị Ngân hàng thương mại, Peter S.Rose, NXB Tài chính, 2001 Khác
[9]. Tiền tệ ngân hàng thị trường tài chính, Frederic S. Miskin, NXB khoa học và kỹ thuật, 2001 Khác
[10]. Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Ts Bạch Thụ Cường, NXB Thông tấn Hà Nội, 2002 Khác
[11]. Chiến lược cạnh tranh của các NH theo mô hình cạnh tranh của M. Porter, Đặng Công Hoàn tạp chí NH số 11/2004 Khác
[12]. Cạnh tranh trong phân chia thị phần hoạt động NH, Nguyễn Đức, Tạp chí NH số 23/2004 Khác
[13]. Thực trạng và xu hướng phát triển của các NHTMCP, Ts Hà Quang Đào, Tạp chí NH số 7/2004 Khác
[14]. Báo cáo thường niên của một các NHTM trong nước và thế giới: NHNNVN. Techcombank, VIBank, Eximbank, ANZ…, 2006 Khác
[15]. Công trình khoa học: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMVN trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Ts Phạm Thanh Bình, Tạp chí NH số 14/2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 1998 - 2006 - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập
Bảng 1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 1998 - 2006 (Trang 48)
Bảng 2: Số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn  1990 – 2006 - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập
Bảng 2 Số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2006 (Trang 50)
Bảng 3: Vốn điều lệ của Ngân hàng Techcombank qua các năm 2002 - 2006 - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập
Bảng 3 Vốn điều lệ của Ngân hàng Techcombank qua các năm 2002 - 2006 (Trang 57)
Bảng 5: Cơ cấu huy động vốn của Techcombank 2005-2006 - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập
Bảng 5 Cơ cấu huy động vốn của Techcombank 2005-2006 (Trang 71)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w