ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam:
CỦA HỆ THỐNG NHTM CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam: Việt Nam:
2.1.1. Giai đoạn 1951 – 1989:
Cách đây 53 năm, ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam đánh dấu bước phát triển cách mạng của cơng tác tiền tệ - tín dụng ở nước ta. Qua hơn 5 thập kỉ tồn tại và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất nước nhà. Tuy nhiên, trong những ngày đầu mới thành lập hệ thống ngân hàng của nước ta là hệ thống ngân hàng một cấp, Ngân hàng Nhà nước vừa làm nhiệm vụ quản lí nhà nước, vừa kinh doanh trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất. Đứng trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế, trên cơ sở phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia khác trên thế giới đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có những thay đổi căn bản.
Chính vì vậy, từ tháng 9/1989 cùng với việc xây dựng đề án đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của ngân hàng, hai nhóm nghiên cứu đổi mới ngân hàng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành lập đã cùng NHNN Việt Nam xây dựng hai pháp lệnh: Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính.
Tháng 5/1990 Hội đồng Nhà nước đã thông qua và cơng bố hai pháp lệnh trên, có hiệu lực từ tháng 10/1990. Trong đó có các định hướng cơ bản:
- Tách bạch chức năng: NHNN là NHTW có chức năng quản lí nhà nước đối với hệ thống ngân hàng; chức năng kinh doanh thuộc về các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
- Tạo lập một hệ thống các NHTM và các tổ chức kinh doanh được phép kinh doanh tiền tệ và cạnh tranh trong khn khổ pháp luật với các hình thức sở hữu phong phú, loại hình đa dạng.
Sự ra đời của hai pháp lệnh Ngân hàng đã mở ra khả năng đổi mới triệt để hệ thống ngân hàng và đây được coi là một mũi đột phá, mở đầu cho sự nghiệp đổi mới quản lí kinh tế quốc dân. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ đó có sự tách bạch giữa hai cấp, cấp I (NHNN) có chức năng quản lí và cấp II (gồm các NHTM, TCTD) có chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ.