ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.2.1. Đánh giá khái quát về môi trường (vĩ mô ) tác động tới hoạt động của các NHTMCPVN:
các NHTMCPVN:
+ Về tốc độ tăng trưởng GDP:
Biểu đồ 1: Mức tăng trưởng GDP từ năm 2001 đến năm 2006:
Nguồn: Báo cáo thường niên(Annual Report 2006) của
Bảng 1: Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) giai đoạn 1998 - 2006
Nguồn:“Tình hình chung về phát triển kinh tế - xã hội” - Tổng cục thống kê
Từ số liệu nêu trên ta có thể thấy: “ kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, vượt qua thời kỳ suy giảm về tốc độ tăng trưởng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.”5. Cũng theo như tổng cục thống kê cho hay: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Tổng sản phẩm trong nước trong những năm 1992-1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8-9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999. Nhưng từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế nước ta đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%;
5
Theo “ chuyên đề phân tích tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam năm 2001 – 2005” của Tổng cục Thống kê.
năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng 8,43%). Tính ra trong 5 năm 2001-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,51%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong 5 năm 2001-2005 đạt 7,51% không những cao hơn hẳn tốc độ tăng bình quân 6,95% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 mà còn đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới.6
Như vậy tốc độ tăng GDP của nước ta so với các nước trong khu vực là tương đối cao. Đây cũng có thể coi là một dấu hiệu thuân lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như ngành NH nói riêng. Và với tốc độ tăng GDP của nền kinh tế Việt Nam như vậy chắc chắn sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho các NHTMVN có thể gia tăng mức huy động và tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp một phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới đất nước!
+ Về hoạt động XNK:
6
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và ESCAP thì tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong những năm 2000 – 2004 của Trung Quốc là 8.5%; Hàn Quốc 5.5%; Thái Lan và Ma-lai-xi-a 5.0%; Indonexia 4.6%; Philipin 4.5%; Singapo 4.1%
Bảng 2: Số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2006
Đơn vị: Triệu đô la Mỹ
Tổng số Chia ra Cân đối (*)
Xuất khẩu Nhập khẩu
1990 5156.4 2404.0 2752.4 -348.4 1991 4425.2 2087.1 2338.1 -251.0 1992 5121.5 2580.7 2540.8 39.9 1993 6909.1 2985.2 3923.9 -938.7 1994 9880.1 4054.3 5825.8 -1771.5 1995 13604.3 5448.9 8155.4 -2706.5 1996 18399.4 7255.8 11143.6 -3887.8 1997 20777.3 9185.0 11592.3 -2407.3 1998 20859.9 9360.3 11499.6 -2139.3 1999 23283.5 11541.4 11742.1 -200.7 2000 30119.2 14482.7 15636.5 -1153.8 2001 31247.1 15029.2 16217.9 -1188.7 2002 36451.7 16706.1 19745.6 -3039.5 2003 45405.1 20149.3 25255.8 -5106.5 2004 58453.8 26485.0 31968.8 -5483.8 2005 69208.2 32447.1 36761.1 -4314.0 2006 84717.3 39826.2 44891.1 -5064.9
( (*) xuất khẩu trừ nhập khẩu)
Nguồn: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa XNK 12/9/2007 – Tổng cục thống kê. Nhận xét: Với việc GDP tăng trưởng tương đối cao cộng với những
chính sách mở cửa đã tạo điều kiện rất nhiều cho các DN thúc đẩy hoạt động xuất – nhập khẩu, Từ bảng trên ta có thể thấy xuất khẩu liên tục tăng trong
suốt quá trình từ năm 1990 cho đến nay, qua đó phản ánh phần nào chế độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế. Việc hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng tăng cao đã bắt đầu khắc phục dần tình trạng nhập siêu. Theo mức độ mở cửa của nền kinh tế, và trong tương lai khơng xa thì các mặt hàng của Việt Nam sẽ cịn phát triển rộng khắp trên thị trường các nước trong khu vực cũng như thế giới. Đây chính là tiền đề cho các DN của Việt Nam có thể mở rộng thị trường của mình với một quy mô lớn hơn. Và đây cũng chính là tiềm năng cũng như cơ hội cho các NHTMVN tiếp cận và phát triển thị trường ra nước ngồi thơng qua việc bám sát và thúc đẩy các hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
+ Sự ổn định của tiền tệ: Theo như báo cáo thường niên năm 2006 của NHNNVN thì nhìn chung NHTM Nhà nước không tăng lãi suất tiết kiệm nhưng mở rộng hình thức phát hành giấy tờ có giá với mức lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn khoảng 0,3 - 0,5%/năm. Điều này có tác động nhất định làm tăng mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường. Những tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản ít biến động. Lãi suất huy động phổ biến kỳ hạn 3 tháng là 7,56 - 8,52%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 7,8 - 8,88%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 8,4 - 9,36%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến là 9,6-13,8%/năm và lãi suất cho vay trung, dài hạn phổ biến là 11,4 -16,2%/năm. Lãi suất USD tăng khoảng 0,2-0,6%/năm do tác động của lãi suất trên thị trường quốc tế: Trong 6 tháng đầu năm 2006, Fed 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất định hướng liên hàng, do đó lãi suất USD trong nước có xu hướng tăng nhưng với mức tăng thấp hơn so với mức điều chỉnh tăng lãi suất của Fed. Trong những tháng cuối năm 2006, lãi suất USD tương đối ổn định do cung - cầu vốn trong nước ở mức phù hợp và lãi suất định hướng liên ngân hàng của Fed được trì duy trì ổn định. Lãi suất huy động USD phổ biến kỳ hạn 3 tháng là 3,9 - 4,4%/năm, 6 tháng là 4,1 - 4,5%/năm, 12 tháng là 4,7 -
5,0%/năm; lãi suất cho vay khoảng 5,8 - 6,7%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 6,0 - 8,0%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.7
Rõ ràng là trong những tháng cuối năm khi mà tình hình trên thế giới có đơi chút biến động thì mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản là ít biến động. Điều này phản ánh một phần sự ổn định của thị trường tiền tệ - tất nhiên là dưới sự kiểm soát hợp lý của NHNN VN. Và sự ổn định này sẽ tạo một môi trường tốt cho hoạt động của các NHTM, giúp hạn chế phần nào rủi ro về tỷ giá, về lãi suất cũng như đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp.
+ Ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới:
Năm 2006, tình hình chính trị diễn biến phức tạp và điều kiện bất lợi về thời tiết làm cho thị trường hàng hóa trên thế giới có nhiều biến động tăng, giảm đột biến về giá của nhiều mặt hàng, nhất là giá dầu thô và giá vàng: “Giá dầu thô ngày 14/7/2006 đã tăng lên mức cao 78,4 USD/thùng và vẫn vững ở mức trên 60 USD/thùng trong những ngày cuối năm; giá vàng ngày 12/5/2006 lên tới mức 730 USD/ounce, bình quân cả năm ở mức 604,2 USD/ounce; giá một số kim loại tiếp tục có xu hướng tăng mạnh, trong đó giá niken ngày 15/12/2006 đã tăng lên mức cao nhất 34.950 USD/tấn kể từ khi được đưa ra giao dịch; giá kẽm ngày 27/11/2006 đạt mức kỷ lục 4.850 USD/tấn kể từ năm 1915; giá thiếc ngày 11/12/2006 tăng lên mức cao nhất trong 17 năm qua là 11.250 USD/tấn; giá cao su ở mức 2600 USD/tấn... Nhìn chung: giá các nguyên vật liệu luôn ở mức cao và tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm nhưng lại hạ nhiệt trong 6 tháng cuối năm với mức tăng bình quân thấp hơn năm 2005. Do tác động của mức giá gia tăng, trong 6 tháng đầu năm nhiều nước trên thế giới đã liên tục tăng lãi suất, nhưng kinh tế thế giới vẫn phát triển khả quan. Theo báo cáo mới nhất của IMF, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 5,1% so với năm 2005. Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh đã thúc đẩy chu chuyển
7
thương mại toàn cầu tăng 8,9%, cao hơn mức tăng 7,4% của năm 2005”8
. Trong khi đó, Các nền kinh tế châu Á đang trở thành đầu tàu kinh tế và được hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng về hàng hóa sản xuất trong khu vực, nhất là những sản phẩm điện tử. Theo "Báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2006" của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): “ dẫn đầu vẫn là Trung Quốc và Ấn Độ với mức tăng trưởng lần lượt là 10,0% và 8,3%. ADB cũng đánh giá cao vị trí cũng như vai trị của kinh tế Việt Nam đối với khu vực, hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đứng thứ 2 châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ), đạt 8,17%. Tuy nhiên, một số nước trong khu vực Đơng Nam Á đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại do tác động của giá dầu tăng cao và chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát như Indonesia, Cam-pu-chia, Myanmar”9.
Như vậy các số liệu cho thấy tình hình kinh tế thế giới trong một vài năm gần đây có xu hướng phục hồi và phát triển ổn định trở lại mặc dù có những biến động bởi một số biến cố chính trị hay sự phá hoại của thiên tai. Trong khi các nước công nghiệp phát triển đã phục hồi dần trở lại (mặc dù vẫn còn một số dao động như nền kinh tế Mỹ trong những tháng đầu năm 2006 ) thì các nước đang phát triển ( trong đó có Việt Nam ) cũng không ngừng đi lên và đứng đầu trong tăng trưởng GDP khu vực như Trung Quốc (10%), Ấn Độ (8.3%). Theo IMF dự kiến thì nền kinh tế tồn cầu vẫn còn tiếp tục xu hướng ổn định và các nước châu Á sẽ không dừng lại ở tốc độ phát triển như hiện tại. Một cái nhìn khả quan vào nền kinh tế toàn cầu và một triển vọng vào sự phát triển của kinh tế trong khu vực sẽ góp một phần khơng nhỏ vào việc ổn định kinh tế của từng quốc gia cũng như sự đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính trong đó có các NHTM VN
8
Theo Annual Report 2006, State bank of Vietnam
9
Nhận xét: Qua việc xem xét và đánh giá môi trường cạnh tranh cho
thấy có rất nhiều yếu tố thuận lợi khi mà nước ta đang từng bước trên con đường tiến tới hội nhập, bên cạnh đó cũng khơng hẳn khơng có những yếu tố tác động bất lợi đến năng lực cạnh tranh của các NHTM VN trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh tổng thể, mơi trường đó đã và đang có những tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN. Với sự tác động tích cực đó cùng một viễn cảnh tương đối thuận lợi sẽ đảm bảo cho một sự phát triển ổn định cho toàn hệ thống NH tại Việt Nam ( trên hầu hết các phương diện tín dụng, huy động vốn…) cũng như sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế VN trong thời gian tới ! Sau đây người viết xin được trình bày về thực trạng cụ thể năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam: