HNQT trong lĩnh vực NH – Bài học kinh nghiệm từ một số nền kinh tế:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 35 - 40)

Phải nói rằng cho đến nay nhờ có một mơi trường tốt cho các hoạt động mà Chính Phủ và NHTW các nước tạo ra, đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trên thế giới. Việc nghiên cứu các nền kinh tế có điểm xuất phát tương tự như Việt Nam mà nay đã có một hệ thống NH hiện đại, phát triển và quy mơ sẽ rất có ích cho Chính phủ và các NH nước ta có những cái nhìn có ích và rút ra những kinh nghiệm quý báu cho riêng bản thân mình.

Braxin là quốc gia có thị trường lớn nhất ở Châu Mỹ la tinh và trong

một thập kỉ qua nó đã trải qua những thay đổi sâu sắc. Trước năm 1994 ở Braxin đã có mặt một số chi nhánh cơng ty nước ngoài với số lượng các ngân hàng nước ngoài chỉ bằng mức năm 1988, mặc dù lúc này các ngân hàng nước ngồi được hưởng chính sách như các ngân hàng trong nước. Trong khi đó các ngân hàng trong nước lại hoạt động không hiệu quả. Những vấn đề trong nền kinh tế vĩ mô gắn liền với siêu lạm phát đã làm tê liệt năng lực của HTNH Braxin trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính trung gian tài chính

và làm cho thị trường ngân hàng kém hấp dẫn hơn so với nước ngoài. Với việc phê chuẩn kế hoạch Real năm 1994, chính phủ Braxin đã cam kết đưa nền kinh tế trở về môi trường lạm phát thấp. Cam kết này đã làm thay đổi căn bản môi trường kinh tế cho các ngân hàng, tạo lên những kì vọng lợi nhuận cho các ngân hàng mở rộng tín dụng. Q trình cơ cấu lại ngân hàng đã dẫn đến hậu quả nhiều ngân hàng có tài sản rịng âm. Để đối phó, Chính phủ Braxin đã áp dụng giải pháp bảo hiểm tiền gửi, thành lập quỹ bảo đảm tín dụng và bổ sung một chương trình hành động nhằm thực hiện cơ cấu lại và củng cố hệ thống tài chính. Đồng thời Braxin đã phê chuẩn việc mở cửa đối với các ngân hàng nước ngoài nhằm thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng có vấn đề, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực trong nền kinh tế. Đối với ngân hàng trung ương, Braxin đã cho phép được mở rộng quyền lực giảm sát và trao thẩm quyền được đóng cửa các ngân hàng có vấn đề. Sự kết hợp lợi ích của Chính phủ trong việc bán các tài sản của ngân hàng có vấn đề và mơi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi hơn cho hoạt động ngân hàng đã góp phần làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài ở Braxin. Các ngân hàng đã tăng thị phần tài sản ròng của hệ thống từ 7.3% năm 1993 lên 15.8% năm 1998. Braxin vẫn đang tiếp tục thực hiện quá trình tư nhân hố các ngân hàng chịu sự kiểm sốt của Chính phủ. Và q trình này bước đầu đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Tiêu biểu là ở ngân hàng Banespa- một ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước đã được chào mua.

Cũng giống như Braxin, với những chính sách kinh tế vĩ mơ khơng phù hợp vào những thập niên 80 đã dẫn tới tình trạng siêu lạm phát kéo dài trong nhiều năm ở Achentina. Đồng thời việc đóng băng của tiền gửi ngân hàng

làm thu hẹp khối lượng tiền tệ, tỷ lệ M3/GDP chỉ bằng mức 5% năm 1990. Năm 1991 Chính phủ Achentina đã áp dụng chế độ bản vị tiền tệ, cùng với một loạt các cải cách ngân hàng. Cơ chế mới này đã ngăn chặn việc ngân hàng trung ương cho các định chế tài chính vay tiền. Số lượng các ngân hàng

nước ngoài vào thời điểm này chiếm 15% các định chế tài chính nước ngồi, đây là số lượng tương đối nhỏ và nó cho thấy mơi trường kinh tế vĩ mơ không ổn định và kém hấp dẫn. Tình hình cịn trở nên tồi tệ hơn nữa khi cuộc khủng hoảng Tequila sảy ra. Hậu quả là 12 ngân hàng đã được thanh lí, 39 ngân hàng bị hợp nhất, sát nhập và 2 ngân hàng bị đình chỉ. Cuộc khủng hoảng cịn làm cho lượng tiền gửi giảm 17% (kể từ sau tháng 12 năm 1994). Trước tình hình đó ngân hàng trung ương đã quyết định giảm tỉ lệ bắt buộc và thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Chương trình tư nhân hố được đẩy mạnh. Nếu như trong giai đoạn 1992 - 1994 chỉ có 3 ngân hàng được tư nhân hố thì tới giai đoạn 1995-1999 đã có 15 ngân hàng được tư nhân hoá. Các ngân hàng sau khi được tư nhân hoá đều hoạt động hiệu quả, thu hút được nguồn vốn trong nước. Tới năm 1999 các ngân hàng nước ngoài đã chiếm tới 40% thị phần tiền gửi các loại. Achentina là quốc gia đi tiên phong trong việc mở cửa thị trường ngân hàng, các ngân hàng nước ngồi có mặt ở đó sớm hơn và với số lượng đông đảo hơn ở các quốc gia khác trong châu lục. Cùng với việc khuyến khích đầu tư nước ngồi trực tiếp vào HTNH, Ngân hàng trung ương còn tiến hành một số biện pháp nhằm đổi mới hệ thống giám sát ngân hàng. Các ngân hàng phải duy trì tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu là 11,5%. Đồng thời, các ngân hàng phải thường xuyên cung cấp các báo cáo tài chính theo các chuẩn mục như : “ các nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận chung” của Mỹ, phải được các tổ chức xếp hạng tín dụng chun nghiệp đánh giá tín dụng định kì. Tuy nhiên, gần đây Achentina đã mắc phải một số sai lầm trong điều hành chính sách tiền tệ của mình. Cơ chế “Bản vị tiền tệ” đã ngăn cản NHTW Achentina thực hiện vai trò “người cho vay cuối cùng” truyền thống, giảm sự linh hoạt trong giải quyết khủng hoảng tài chính, thêm vào đó là khoản nợ nước ngoài khổng lồ do đó, năm 2001, ở Achentina đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng khiến một loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán và phải tuyên bố phá sản. Trong khi hệ thống ngân hàng của nước chủ

nhà đang gặp một loạt khó khăn thì sự hiện diện các ngân hàng nước ngồi chính là cứu cánh cho Achentina. Các ngân hàng nước ngoài đến từ nhiều nước nên ít chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề kinh tế của nước sở tại. Với công nghệ mới, kĩ năng quản lí tốt cùng với tiềm lực tài chính dồi dào họ đã giúp Achentina phục hồi và phát triển hệ thống tài chính, cải thiện tình trạng co cụm trong cung ứng tín dụng.

Ngồi ra cịn phải kể đến một số tấm gương khác tương đối gần chúng ta của một số nước trong khu vực châu Á. Trong khu vực châu Á thì có Thái

Lan và gần đây nhất là Trung Quốc, nước này đã thành lập 4 công ty quản lý

tài sản có của 4 NHTM thuộc sở hữu Nhà nước, đến cuối năm 1999 các công ty này đã mua 42.27 tỷ USD nợ khó địi của 4 NHTM quốc doanh bằng cách bán trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, lãi suất 2.5%/năm. Hàn Quốc cũng

thành lập công ty quản lý tài sản ( Korean Asset Management Cooporation _ KAMKO ) với số vốn 21000 tỷ Won tương đương 5%GDP. Công ty này cũng đã tiến hành mua các khoản nợ khó địi từ các NHTM. Giải pháp thành lập các công ty mua bán nợ hoặc công ty quản lý tài sản kiểu này đã giúp rất nhiều cho các NHTM trong việc thu hồi vốn và tập trung vào kinh doanh, làm sạch bảng tổng kết tài sản đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế qua đó vực dậy một cách đầy hiệu quả đối với các NHTM đang có dấu hiệu tụt dốc ! Tiếp theo phải kể đến Nhật Bản, từ năm 1996, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH, Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp tự do ngoại hối, cho phép các NH được bảo lãnh phát hành, mua bán chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, cho phép các cơng ty chứng khốn mở tài khoản cho khách hàng, cho phép các ngân hàng được kinh doanh, bán các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, mơi giới chứng khốn và quản lý quỹ đầu tư. Nhật Bản cũng cho phép các định chế tài chính phi NH như: Sony Corp,Ito-Yokado thành lập mới các NH. Điều này giúp ích rất nhiều cho các NH tái thiết lại tình hình làm ăn ế ẩm của mình, mặt khác giúp các NH khơng ngừng mở rộng thị phần, đa dạng hóa các danh

mục sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Một biện pháp cũng rất đáng được chú ý đó là việc xóa bỏ những chi nhánh kinh doanh thua lỗ đồng thời mở rộng các chi nhánh có hiệu quả đến các khu vực đang phát triển của các nước Châu Á. Tiêu biểu và đi đầu nhất trong biện pháp này phải nói tới Thái Lan, nước này sau khủng hoảng tài chính 1997, đã đóng cửa hoặc sáp nhập 70 NH thành 6 nhóm tài chính chủ yếu.Tiếp sau đó phải kể đến Hàn Quốc, Trung Quốc; đối với Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á, nước này đã đóng cửa 16 NHTM và các công ty tài chính thiếu vốn cịn giai doạn 1998 – 2001 Trung Quốc cơ cấu hệ thống NHTM và DNNN đã xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ của các NHTMNN, thành lập NHTMCP địa phương ở 300 tỉnh, thành phố. Việc xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ sẽ giúp cho NHTM tập trung nguồn lực vào những hoạt động có ích có khả năng tạo ra lợi nhuận cho NH. Song song với hoạt động này một số nước còn hỗ trợ cho các NH mở rộng chi nhánh vươn ra các thị trường tiềm năng trên toàn cầu nhờ đó đã hình thành lên các tập đồn tài chính có mạng lưới có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới như: FujiBank, Deuche Bank, CityBank,…. Việc phát triển chi nhánh đã tạo ra thị trường tiềm năng rộng lớn, mang tính tồn cầu mặt khác giúp cho các NH tránh được rủi ro chỉ tập trung vào một nền kinh tế. Tại Indonexia, Chính phủ còn hỗ trợ cho các NH nào muốn hiện đại hóa cơng nghệ, do đó các NH không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ . Cuối năm 1997, cũng như một vài nước khác, Indonexia cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á, với sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính Quốc tế cũng như chính nỗ lực của bản thân các NH nên hệ thống NH ở Indonexia trở lại khôi phục một cách bình thường chỉ sau một thời gian ngắn.

Kết luận: nhìn chung hầu hết các nước đều áp dụng các biện pháp cơ bản như: Cổ phần hóa, cho phép các NH kinh doanh đa năng, hình thành nên các cơng ty mua bán nợ và quản lý tài sản, xóa bỏ các chi nhánh kinh doanh

thua lỗ, hay mở rộng các chi nhánh NH làm ăn có hiệu quả ra các thị trường tiềm năng trên thế giới…. Nhưng dù cho đó là biện pháp gì thì mục tiêu chính và tâm điểm hướng tới vẫn là các NHTM, và tất cả đều là những bài học đều có thể được coi là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho Chính phủ và NH của Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)