M.Porter:
Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM có vai trị hơn bao giờ hết khi mà đất nước đang trong điều kiện chuyển biến sang thời kỳ hội nhập. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM vẫn dựa trên nền tảng sự cạnh tranh của sản phẩm như mọi doanh nghiệp khác: số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm của các NHTM đó là các sản phẩm dịch vụ tài chính. Các sản phẩm này mang tính trừu tượng, người sử dụng sản phẩm khơng thể cầm nó, sờ mó nó được mà phải dùng đến cảm quan (tính chất của sản phẩm dịch vụ). Do vậy, đối với các NHTM, ngoài đánh giá năng lực cạnh tranh theo các tiêu thức như các doanh nghiệp, người ta còn phải đánh giá thơng qua các yếu tố lịng tin, dựa trên uy tín, an tồn của NHTM. Người ta có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM thông qua các phương thức cạnh tranh liên quan đên tính đa dạng của danh mục sản phẩm – dịch vụ, chất lượng – giá cả dịch vụ, cũng có thể đánh giá thông qua các yếu tố tiềm năng như nguồn nhân lực, công nghệ, tiềm lực tài chinh…Tuy nhiên dù đánh giá theo phương pháp hay tiêu chí nào cũng cần quan tam đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, sẽ là rất rộng và không thể nếu liệt kê tất cả các phương pháp tiếp cận liên quan đến vấn đề cạnh tranh. Trong giới hạn của bài khóa luận người viết xin dựa vào mơ hình sức cạnh tranh tổng thể của M.Porter để làm căn cứ thống nhất cho luận điểm cũng như các phần tiếp sau của mình. Trước tiên ta tìm hiểu:
1.2.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của của NHTM:
Từ định nghĩa về năng lực cạnh tranh ở trên và theo như định nghĩa của nhiều tác giả cũng đã thống nhất thì :”Năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác.”3
3
Theo tác phẩm :” Quản trị Ngân hàng thương mại” của NXB Thống Kê ( 2003 ) do các tác giả Lê Văn Tề và Nguyễn Thị Xuân Liễu biên soạn.
Trong khái niệm này cần chú ý một số điểm:
- Thứ nhất, đây là một yếu tố năng động, luôn được đặt trong sự phát triển liên tục.
- Thứ hai, các lợi thế so sánh (hiện có và được tạo ra) chỉ là những yếu tố tiềm năng, điều quan trọng là các lợi thế này phải được sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả; đồng thời phải ln đầu tư nhằm duy trì và tăng cường thêm năng lực một cách bền vững.
- Thứ ba, cạnh tranh là một hoạt động có chủ đích, do vậy năng lực cạnh tranh thường gắn liền với kết quả hoạt động cạnh tranh, tức mức độ đạt được các mục tiêu cạnh tranh đã đặt ra.
1.2.3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề cạnh tranh trong HNQT về ngân hàng.
Hội nhập trên lĩnh vực ngân hàng là xu thế phát triển tất yếu của thời đại, do đó vấn đề ở đây khơng phải là có tham gia hay khơng tham gia mà vấn đề là ở chỗ tham gia như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Xuất phát từ quan niệm đó nên các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, các nền kinh tế đều nỗ lực trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mình nhằm mục đích đạt lợi nhuận cao nhất.
Như vậy cũng có thể nói rằng, nguồn gốc của cạnh tranh chính là để tìm kiếm lợi nhuận. Khi chấp nhận hội nhập thì cũng có nghĩa là phải chấp nhận cạnh tranh. Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là nhân tố đảm bảo vững chắc nhất cho sự thắng lợi của HNKTQT. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam để có thể mở rộng hoạt động đối ngoại cần phải đánh giá được một cách chính xác về sức cạnh tranh của mình.
Sức cạnh tranh của ngân hàng là tổng hồ của rất nhiều yếu tố, do đó để đánh giá một cách chính xác năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là rất khó. Trong khố luận này,người viết xin được sử dụng cách tiếp cận từ khuôn khổ sức cạnh tranh tổng thể để đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM CP Việt Nam.
1.2.3.3. Mơ hình sức cạnh tranh tổng thể M.Porter:
Mơ hình 1: Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM4 Từ mơ hình ta có thể thấy hai nhân tố lớn nhất (được in đậm ) tác động tới năng lực cạnh tranh của một cơng ty nói chung và của một ngân hàng thương mại nói riêng là : nhân tố mơi trường và nhân tố thị trường ( Trong nhân tố thị trường lại được chia thành 2 nhánh chính đó một đó là năng lực nội tại của NH, thứ hai là các nhân tố cịn lại có tác dụng tác động, hỗ trợ như: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, người cung ứng,
4
Tổng hợp từ các tài liệu “ Marketing trong Ngân hàng”, NXB Thống kê (2000) của tác giả Phạm Ngọc Phong và tác phẩm “ Ngân hàng Thương mại “ của Edward W. Reed / Edward K.Gill , NXB TPHCM phát hành (1996) do nhiều tác giả biên dịch và hiệu đính.
người sử dụng dịch vụ, các sản phẩm thay thế). Ở đây người viết xin đưa ra những lý thuyết khái quát nhất về từng yếu tố trong mơ hình. Trước tiên đó là:
a. Nhân tố mơi trường:
Đối với nhân tố mơi trường mà nói thì lúc nào cũng vậy ln ln bao gồm những yếu tố nền tảng mà bất kỳ một bài phân tích cơ bản nào cũng cần phải nhắc tới. Đó là các yếu tố thường gặp như: hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, thậm chí cả sự phát triển vượt bậc của môi trường công nghệ:
+ Hệ thống chính trị:
Hệ thống chính trị mỗi quốc gia có tầm ảnh hưởng tác động rất lớn tới đời sống kinh tế xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng. Ta sẽ xem xét hệ thống chính trị trên hai giác độ hệ tư tưởng và hệ thống pháp luật:
- Hệ tư tưởng có khả năng tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nhưng dù có thế nào một thực tế mà hầu hết trong số chúng ta đều biết là ít nhiều một hệ tư tưởng đặc biệt là hệ tư tưởng của Đảng đang cầm quyền sẽ có những tác động đến sự hình thành hệ thống pháp luật trong hoạt động kinh doanh và cũng khơng ngồi trừ các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.
- Hệ thống luật pháp: Đây được coi là tiền đề pháp lý trong kinh doanh các hoạt động của ngân hàng, là cơ sở pháp lý để các NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện các chiến lược cạnh tranh. Hệ thống pháp luật chi phối trực tiếp đến cơ chế hoạt động của các NHTM; chi phối đến việc mở rộng hay thu hẹp các chủ thể khác cạnh tranh với các ngân hàng trên thị trường tài chính. Hệ thống pháp luật cịn chi phối đến việc mở rộng hay giới hạn quy mô họat động của ngân hàng nhằm duy trì độ an tồn, hiệu quả của các ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của mình hay việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh các ngân hàng cần phải nắm rõ sự thay đổi trong pháp luật về việc quy định những lĩnh vực mà NHTM được hay không được kinh doanh, các quy định điều kiện, thủ tục cấp phép hoạt động; quy
định giới hạn quy mơ cấp tín dụng cho một khách hàng so với vốn chủ sở hữu. Hệ thống pháp luật còn cho phép thêm nhiều đối thủ tham gia cạnh tranh hay không, nếu như môi trường cạnh tranh phát triển, nới lỏng điều kiện thủ tục gia nhập thị trường thì đây cũng sẽ là một động lực thúc đẩy buộc các NHTM phải ln tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Ngồi ra với yếu tố này, các NH cũng cần chú ý tới mức độ tự do hóa thị trường tài chính ( cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá) điều này hồn tồn có khả năng tác động tới việc tham gia các hoạt động của các chủ thể cạnh tranh trên thị trường tài chính, đồng thời yếu tố cịn có một tác động khơng nhỏ từ những nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy q trình tồn cầu hóa có thể làm thay đổi gia tăng hay kìm hãm chiến lược cạnh tranh của các NHTM trên trường quốc tế.
+ Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế là nơi nuôi sống các NHTM, môi trường kinh tế bao gồm môi trường trong nước và mơi trường ngồi nước, một số yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM như: Sức mạnh của nền kinh tế một quốc quốc gia (quy mô và mức tăng GDP ); độ ổn định kinh tế vĩ mô ( lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối ) sẽ tác động đến khả năng tích lũy và đầu tư, khả năng thu hút tiền gửi, khả năng cấp tín dụng, đầu tư của các NHTM; Lãi suất, tỷ giá tăng hay giảm sẽ làm giảm hay tăng nhu cầu đầu tư, từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng – cũng như mở rộng thị phần, năng lực cạnh tranh của NHTM; Độ mở của nền kinh tế ( đánh giá thông qua các rào cản và sự gia tăng các ( hoạt động xuất nhập khẩu ); tiềm năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, sẽ tác động đến khả năng phát triển thị trường của các NHTM ra nước ngoài và khả năng thu hồi nợ của các NHTM; Sự biến đổi trong mức độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát, lãi suất của các quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh chi phối đến nền kinh tế trong nước và các nước mà NH có thị trường hay có chiến lược hướng tới.
+ Môi trường xã hội: Tâm lý, tập qn tiêu dùng, trình độ dân trí làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển các dịch vụ của NHTM. Trình độ dân trí, sự am hiểu về NH của dân chúng ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của NH. Khách hàng ngày càng đòi hỏi các NHTM đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ; đồng thời khả năng tiếp cận thông tin của khách hàng ngày càng nhiều, các NHTM không thể đặt một giá dịch vụ cao trong khi khách hàng đã biết được tại NH khác cũng có dịch vụ đó, với cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn.
+ Môi trường công nghệ: Sự phát triển của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin sẽ cho phép các NHTM có thể ứng dụng các cơng nghệ hiện đại và phát triển các danh mục dịch vụ; cho phép các NHTM gia tăng các thông tin cho khách và mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, sự phát triển của cơng nghệ thông tin đã làm thu hẹp khoảng cách giữa các NHTM với người sử dụng dịch vụ, đã thay đổi cách thức liên hệ giữa các NHTM với người tiêu dùng và các hãng, thông qua đó giúp các NHTM có thể phát triển thị trường ra nước ngoài một cách thuận tiện.
b. Các nhân tố thị trường:
Việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các NHTM được dựa chủ yếu vao mô hinh của M.Porter ( giáo sư hàng đầu về chiến lược cạnh tranh ở đại học Harvard ). Ta có thể phân các nhân tố theo các nhóm như sau (từ mơ hình):
b1/ Yếu tố nội tại: Bao gồm tất cả các tiềm lực bên trong của một ngân hàng : về tiềm lực về tài chính ( cụ thể là vốn và quy mơ về vốn cũng như các vấn đề có liên quan ), về trình độ cơng nghệ, về năng lực quản trị điều hành cũng như về đội ngũ cán bộ cơng nhân viên của chính ngân hàng đó…có tác động một cách trực tiếp và động lực tới năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. Và việc phân tích về cạnh tranh của một ngân hàng sẽ tập chung chủ yếu, chính yếu và trước nhất về chính các yếu tố này.
b2/ Yếu tố tác động và hỗ trợ:
+ Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là những đối thủ đang cùng tham gia cung ứng các dịch vụ tài chính như những dịch vụ mà thị trường mà NHTM đang cung cấp. Trong phạm vi quốc gia các đối thủ đó là các NHTM khác, các định chế tài chính phi NH được phép kinh doanh một số hoạt động ngân hàng tại nền kinh tế nơi có NH đang phân tích ( Ví dụ, ở Việt Nam các đối thủ cạnh tranh hiện tại của các NHTM Việt Nam là các NHTM khác từ trong và ngồi nước; các tổ chức tín dụng, các cơng ty kinh doanh bảo hiểm từ trong và ngồi nước,…ngồi ra cịn có sự tham gia của các hoạt động khơng có tổ chức như: cho vay nặng lãi, cho vay nóng). Trong điều kiện hội nhập, khi một NHTM mở rộng thị phần ra ngoài phạm vi nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của NHTM còn chịu tác động của các đối thủ ở nước ngoài (nơi NHTM phát triển thị phần ). Các đối thủ nước ngoài phong phú đa dạng về nhiều mặt, đối với các NHTM các nước đang phát triển sẽ chịu áp lực rất lớn của cạnh tranh khi phát triển thị phần ra nước ngoài. Số lượng các đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì cường độ cạnh tranh càng cao; nếu các đối thủ có năng lực cạnh tranh mạnh sẽ thu hút, chiếm lĩnh thị phần của NHTM, làm giảm lợi nhuận, làm giảm khả năng cạnh tranh của NHTM. Để có thể thắng trong cạnh tranh với các đối thủ hiện tại đòi hỏi các NHTM phải phân tích kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh, nắm bắt rõ các hành động của đối thủ cả trong hiện tại lẫn tương lai. Có như vậy mới có những đối sách thích ứng !
+ Người cung ứng: Đối với NHTM, người cung ứng chủ yếu là người gửi tiền, những người cung cấp cho NHTM một nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của NHTM. Người cung ứng của NHTM có thể là cá nhân, hộ gia đình, cơng ty, các tổ chức xã hội, thậm chí là Chính phủ và các tổ chức tài chính, NHTM trong và ngồi nước. Mục đích của người cung ứng có thể là: để giao dịch, kiếm lời, hay ký thác cho NHTM nhằm mục tiêu an toàn. Quyền của người cung ứng phụ thuộc vào luật pháp. Ngày nay, người cung
ứng có quyền lựa chọn những NHTM, định chế tài chính có khả năng đáp ứng mục tiêu của họ một cách tốt nhất.Do đó địi hỏi NHTM phải tìm hiểu mục tiêu của người cung ứng một cách cặn kẽ thông qua một số nội dung như phân loại khách hàng, tập quán sinh hoạt của khách, niềm tin cũng như những sản phẩm mà NH đã và chưa thỏa mãn mục tiêu của khách hàng. Qua đó có những chính sách thu hút một cách hợp lý. Ở đây người cung ứng cũng có thể được xem xét dưới góc độ là những người cung cấp thiết bị, công nghệ hiện đại cho NH qua đó mà NH có thể ứng dụng vào việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ của mình.
+ Người sử dụng dịch vụ của NHTM: khách hàng hay còn gọi là những người mua các sản phẩm dịch vụ của NHTM, mục đích của họ thường tương đối rõ ràng thông qua những sản phẩm họ cần và NHTM cung ứng cho họ. Thường thì khách hàng có tâm lý và có quyền lựa chọn những NH nào mà cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho họ với giá rẻ nhất, tiện ích nhất, giao dịch thuận tiện nhất, chính xác nhất. Tuy nhiên, khi giảm giá cung ứng các sản phẩm này các NHTM cũng cần chú ý tới yếu tố lợi nhuận của mình. Một NH mà có điểm hịa vốn thì năng lực cạnh tranh của NH đó càng cao. Qua đó mà các NH thường luôn phải phân loại các khách hàng một cách kỹ lưỡng và xây dựng các chiến lược cạnh tranh một cách cụ thể và hiệu quả.
+ Các đối thủ tiềm năng: Là những đối thủ có khả năng sẽ hoặc có thể