Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chín h ngân hàng và lộ trình thực hiện:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 86 - 90)

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

3.1.1 Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chín h ngân hàng và lộ trình thực hiện:

thực hiện:

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực nhạy cảm nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các quan hệ kinh tế, tài chính của mỗi quốc gia. Chính vì lí do đó mà trong q trình HNQT, hội nhập về tài chính - ngân hàng ln được đề cập đến như một vấn đề quan trọng hàng đầu.

Trong hai thập niên vừa qua, nhiều nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đã có những bước đi quan trọng để tự do hố hệ thống tài chính của mình thơng qua việc mở rộng thị trường, đổi mới các cơng cụ tài chính. Khơng nằm ngồi xu hướng đó, trong những năm vừa qua Việt Nam đã tham gia kí kết nhiều hiệp định song phương cũng như đa phương trong đó có các nội dung về hội nhập vào thị trường tài chính và ngân hàng quốc tế.

Về hiệp định đa phương, có thể kể tới các hiệp định về việc nối lại quan hệ tín dụng giữa Việt Nam và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); ngân hàng thế giới (World bank); ngân hàng phát triển Châu á (ADB).

Về các hiệp định song phương, có thể kể tới các thoả thuận hợp tác với ngân hàng các nước như : Mỹ (Hiệp định thương mại Việt Mỹ); Nhật Bản, Pháp, Anh. Trong đó quan trọng nhất là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, nó đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Hoa Kì, với hiệp định này vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được

nâng lên một cách đáng kể tạo tiền đề cho Việt Nam tiến hành một cách thuận lợi việc gia nhập WTO (Tổ chức thương mại Thế Giới).

Mỗi hiệp định có nội dung và lộ trình thực hiện khác nhau tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các bên. Để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho từng thời kì địi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần nắm vững nội dung và lộ trình thực hiện.

3.1.1.1. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, nội dung và lộ trình thực hiện:

a. Nội dung:

Cam kết giữa Việt Nam và Hoa Kì về hình thức pháp lí và loại hình dịch vụ các ngân hàng Hoa Kì được cung cấp trên tinh thần Hiệp định thương mại Việt Mỹ được quy định cụ thể tại Chương III và hai phụ lục F và G cụ thể như sau:

* Về hình thức pháp lí của các TCTD hoạt động tại Việt Nam:

Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính của Hoa Kì được hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

- Chi nhánh Ngân hàng Hoa Kì.

- Ngân hàng Liên doanh Việt Nam - Hoa Kì.

- Cơng ty th mua tài chính 100% vốn của Hoa Kì.

- Cơng ty th mua tài chính liên doanh Việt Nam - Hoa Kì.

Trong thời gian 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, hình thức pháp lí duy nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kì có thể qua đó hoạt động tại Việt Nam là Liên doanh với các đối tác Việt Nam. Sau thời gian đó các hạn chế này sẽ được bãi bỏ. Các TCTD hoạt động dưới các hình thức trên đây sẽ được đối xử quốc gia không hạn chế với những quy định cấp phép và vốn, được quyền tiếp cận NHTW trong các hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, Swap, Forward.

Như vậy, các ngân hàng Hoa Kì trong một tương lai khơng xa sẽ được tham gia đầy đủ các hoạt động như một ngân hàng Việt Nam.

* Về các loại hình dịch vụ các TCTD được cung cấp:

Loại hình dịch vụ mà các TCTD Hoa Kì được phép cung cấp tại Việt Nam được quy định cụ thể tại mục ii.VI.B của phụ lục G. Qua đó, có thể thấy ngồi các dịch vụ ngân hàng truyền thống các TCTD Hoa Kì cịn được cung cấp rất nhiều các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó có một số nghiệp vụ mới chỉ được thực hiện ở Việt Nam như nghiệp vụ quyền chọn (Option), nghiệp vụ hốn đổi (Swap), nghiệp vụ kì hạn (Forward) còn lại các dịch vụ khác còn khá mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam như: nghiệp vụ quản lí quỹ đầu tư tập thể, quản lí quỹ hưu trí, cung cấp và xử lí dữ liệu tài chính và các phần mềm của các nhà cung cấp dịch vụ khác.

b. Lộ trình thực hiện:

Theo thoả thuận chi tiết tại phụ lục G mục ii phần B, cam kết về lộ trình thực hiện các dịch vụ tài chính - ngân hàng cho phép phía Hoa Kì được hoạt động tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

- Trong vòng 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, hình thức pháp lí duy nhất thơng qua đó các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kì khác (ngồi ngân hàng và cơng ty th mua tài chính) có thể cung cấp các dịch vụ tại Việt Nam là liên doanh với các đối tác Việt Nam. Sau thời gian 3 năm các hạn chế này được gỡ bỏ.

- Trong vòng 8 năm đầu kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng Hoa Kì nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các pháp nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng theo mức vốn pháp định của chi nhánh. Và đến năm thứ 8 thì sẽ được thực hiện đối xử quốc gia đầy đủ.

- Sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực các ngân hàng Hoa Kì được phép thành lập tại Việt Nam các ngân hàng con 100% vốn của Hoa Kì.

- Trong vịng 10 năm đầu kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng Hoa Kì nhận tiền gửi bằng

đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng theo mức vốn pháp định của chi nhánh. Hết năm thứ 10 quy định này sẽ được xoá bỏ.

- Sau 8 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực các định chế có vốn đầu tư Hoa Kì được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia.

- Chi nhánh ngân hàng Hoa Kì khơng được đặt các máy rút tiền tự động tại các điểm ngoài văn phịng của mình cho tới khi các ngân hàng Việt Nam được phép làm như vậy. Chi nhánh các ngân hàng Hoa Kì khơng được lập các điểm giao dịch phụ thuộc.

Như vậy, qua việc xem xét nội dung và lộ trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ có thể thấy trong một thời gian khơng xa nữa các ngân hàng của Mỹ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được tự do hoạt động với đầy đủ các chức năng như một ngân hàng trong nước. Với ưu thế nổi trội về mọi mặt các ngân hàng Mỹ sẽ là đối thủ đáng gờm nhất của các NHTM Việt Nam.

3.1.1.2. Một số cam kết đa phương khác:

Một số cam kết quan trọng về mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng cũng đã được kí kết giữa các quốc gia trong khối ASEAN. Nhưng mức độ cam kết thấp hơn so với những cam kết đã kí kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Một phương án tự do hoá cho giai đoạn từ năm 2001 - 2020 đã và đang được Bộ Tài Chính gấp rút hồn thiện nhằm mục đích tới năm 2020 sẽ xây dựng ASEAN thành một khu vực tự do về tài chính - ngân hàng.

Đối với WTO chúng ta đang gấp rút tiến hành những vòng đàm phán trên tinh thần những cam kết với Mỹ. Bởi vì Hiệp định thương mại Việt Mỹ được xây dựng chủ yếu dựa trên các quy định chung của GATS. Do đó các cam kết cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng khơng nằm ngồi khn khổ chung, thậm chí đã thể hiện được hầu hết các nội dung của GATS . Vì vậy, thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ một cách thuận lợi thì viêc gia nhập WTO cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Qua nội dung và lộ trình thực hiện một số các cam kết quan trọng mà Việt Nam đã kí kết có thể thấy cơ hội để Việt Nam hồ nhập vào thị trường tài chính - Ngân hàng quốc tế là rất lớn. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ các ngân hàng phải tự mình đánh giá một cách chính xác về năng lực cạnh tranh của mình và xác định rõ đối thủ cạnh tranh. Có như vậy các NHTM Việt Nam mới có thể giữ vững thị phần trong nước và hướng tới thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 86 - 90)