ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.2.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTMCPVN:
2.2.2.1. Yếu tố nội tại:
a. Tiềm lực tài chính (quy mơ vốn và các vấn đề liên quan ):
Vốn điều lệ của ngân hàng là một trong những điều kiện tiền đề cho việc đảm bảo tính an tồn cũng như phát triển mở rộng quy mô hoạt động và thể hiện tính cạnh tranh của ngân hàng. Đặc biệt, đối với các NHTM CP khoản vốn lớn sẽ giúp họ có uy tín cao hơn, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng hiệu quả hơn.
Với sự trợ giúp từ ngân hàng nhà nước (NHNN) cùng sự nỗ lực của bản thân trong thời gian qua các NHTM CP đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nếu như trong 3 năm 1998 - 2000 mới chỉ có khoảng trên 30% các NHTM CP đăng kí có đủ vốn điều lệ theo quy định của nhà nước (số vốn tối thiểu mà một NHTM CP phải đảm bảo là 70 - 100 tỷ VND) thì trong 2 năm 2001 và 2002 hầu hết các ngân hàng đã tăng đủ vốn điều lệ theo quy định (chỉ còn hai NHTM CP là chưa đủ). Đến đầu năm 2004 một loạt các ngân hàng đã đồng loạt thông báo tăng vốn cổ phần như : Techcombank thông báo vốn điều lệ
của họ là trên 180 tỷVND (năm 2006 là 1500 tỷ, đầu năm 2007 là 1700 tỷ) , còn vốn điều lệ của ACB kể từ 25/02/2004 là 481 tỷ VND (hiện nay năm 2007 đã đạt tới: 2530,106 tỷ đồng )…
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngày 17/01/1990 ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động. Đến năm 1992 chính phủ kí quyết định đổi tên ngân hàng thành “Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu”. Là một trong những NHTM CP đi đầu nên Eximbank đã gặp khơng ít khó khăn. Tuy nhiên trong suốt hơn 15 năm hoạt động ngân hàng đã đạt được một số thành tích đáng kể như việc được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện dự án hiện đại hoá ngân hàng, năm 1998 được CHASE MANHTTAN BANK (US) New York tặng giải thưởng “ Ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất” và tới tháng 04 năm 2001 sau 3 lần tăng vốn điều lệ, số vốn điều lên năm 2002 lên tới 300 tỷ VND, hiện nay theo những số liệu mới nhất từ báo cáo thường niên năm 2006 số vốn này đã nên tới 1212 tỷ VNĐ. Exim bank đã thiết lập quan hệ đại lí với 590 ngân hàng ở 59 quốc gia trên thế giới. Để tiện theo dõi ta có biểu đồ so sanh tốc độ tăng trưởng về vốn điều lệ qua các năm của Eximbank như sau:
Biểu đồ 2: Mức tăng trưởng về vốn điều lệ của ngân hàng Eximbank
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của ngân hàng Eximbank Techcombank Được chính thức thành lập vào ngày 27/09/1993 với số
vốn điều lệ rất khiêm tốn trên 20 tỷ VND và 20 nhân viên. Trong suốt hơn 13 năm hoạt động Techcombank đã trải qua rất nhiều thăng trầm có lúc tưởng như không vượt qua nổi. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây Techcombank đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. Tiêu biểu là tới đầu năm 2004 Techcombank đã tăng vốn điều lệ của mình lên 180 tỷ, tổng tài sản đạt trên 5000 tỷ đồng, với 400 nhân viên và 14 điểm giao dịch. Cho tới năm 2006, Techcombank còn được nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia. Và gần đây tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.Ngoài các tiến bộ về mặt chun mơn như: Hồn thiện hệ thống siêu
kiệm trả lãi định kỳ thì trong năm 2006, Techcombank đã nâng số vốn điều lệ của mình lên 1500 tỷ VNĐ, và cho tới năm 2007 thì số vốn này là 1700 tỷ đồng .Ta có thể xem diễn biến về sự phát triển vốn điều lệ của Techcombank qua bảng biểu và sơ đồ sau:
Bảng 3: Vốn điều lệ của Ngân hàng Techcombank qua các năm 2002 - 2006
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Vốn điều lệ 104,435 180 412 555 1.500
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 và trang Web http://
techcombank.com.vn
Biểu đồ 3: Mức tăng trưởng về vốn điều lệ của ngân hàng Techcombank các năm 2002 - 2006 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn điều lệ ( tỷ đồng )
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 và trang Web http://
techcombank.com.vn
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày
25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Quốc Tế đang tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ Việt
Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Quốc Tế tiếp tục cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nịng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định. Đến cuối tháng 9 năm 2007, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế là 1.500 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt trên 22.000 tỷ đồng. Ngân hàng Quốc Tế luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp. Ta có thể thấy được sự phát triển vốn điều lệ của VIBank qua các năm như sau:
Bảng 4: Vốn điều lệ của Ngân hàng VIBank qua các năm 2002 – 2006
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Vốn điều lệ 75.8 175 250 510 1000
Nguồn: Tổng quan về VIB bank và báo cáo thường niên các năm 2002-2006
Biểu đồ 4: Mức tăng trưởng về vốn điều lệ của ngân hàng VIB bank
0 200 400 600 800 1000 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn điều lệ (tỷ đồng )
Như vậy qua việc điểm qua tình hình hoạt động của 3 NHTM CP cho thấy: các NHTM CP Việt Nam còn rất non trẻ,lâu đời nhất duy chỉ có Eximbank (thành lập từ 1989) đến nay là gần được 18 năm còn lại hầu hết các ngân hàng mới chỉ có thời gian hoạt động dao động trong khoảng từ 10 đến 15 năm ( như VIBank thành lập từ 1996 – 11 năm, Techcombank thành lập từ 1993 – 14 năm, cũng tương tự đối với hầu hết các ngân hàng khác, người đọc có thể tham khảo thêm ở phụ lục số 2,3 ). Một đặc điểm nổi bật nữa là trong thời gian đầu hoạt động cả 3 ngân hàng đều không đáp ứng được số vốn điều lệ tối thiểu. Tuy nhiên, trong thời gian qua các ngân hàng đã nỗ lực cùng với tồn ngành ngân hàng đẩy nhanh chương trình cơ cấu lại để bắt kịp với tiến trình hội nhập của Việt Nam và điều mà cả 3 ngân hàng đã làm được là đáp ứng đủ và vượt yêu cầu về vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù vậy quy mơ vốn của các NHTM CP này vẫn cịn quá nhỏ bé so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong 3 ngân hàng nêu trên thì Techcombank là ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất thì cũng chỉ là 1500 tỷ VND (tương đương 94 triệu USD- tỷ giá USD/VND=16000) . Nếu như đem những con số này so sánh với số vốn của một số ngân hàng nước ngoài đã mở chi nhánh tại Việt Nam như ANZ; Citibank hay HSBC thì con số này quả là quá nhỏ bé. Nhấn mạnh rằng chỉ giám so sánh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thơi (vì với tiềm lực kinh tế như hiện nay có lẽ sẽ phải mất một thời gian khá xa để VN có thể so sanh trực tiếp các NH của mình với các NH của các nước trên thế giới!!)Theo bảng cân đối kế toán năm 2006 cuả ANZ ( phụ lục số 9) thì trong tổng tài sản 335 771 triệu USD số vốn cổ phần của ngân hàng này chiếm tới 19 872 triệu USD (với số vốn điều lệ là 8271 triệu USD)10.Còn chi nhánh của NH này tại Việt Nam theo thống kê của NHNNVN thì số vốn điều lệ cũng lên tới 20 triệu USD. Cũng tương tự từ nguồn đáng tin cậy này ta có thể tham khảo thêm một số số liệu
10
khác như: Chinfon Com Bank (Đài Loan) với số vốn pháp định là 30 triệu USD, City bank ( Mỹ ) là 20 triệu USD, Sumitomo-Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản)(SMBC) với số vốn 15 triệu USD…..(Và còn rất
nhiều chi nhánh NH nước ngoài khác mà người đọc có thể tham khảo ơ phụ lục số 3 với các số liệu lấy từ NHNNVN ). Rõ ràng không thể phủ định những
nỗ lực của các NHTMCP VN dưới sự dẫn dắt và chỉ đạo của NHNNVN đã không ngừng nâng cao số vốn điều lệ của NH mình để có thể trước mắt đối mặt với các chi nhánh NH ở nước ngồi tại VN. Nhưng đó chỉ là một thành cơng nhỏ so với cả một chặng đường dài và khó nhọc phía trước khi mà cánh cửa hội nhập đang dần phải mở một cách rộng rãi hơn với các tổ chức tài chính quốc tế trong điều kiện và các cam kết hội nhập như hiện nay ở nước ta. Phải nói thêm rằng với uy tín và tiềm lực tài chính hùng mạnh như đã liệt kê ở trên thì áp lực mà các ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu trong thời gian tới là rất lớn. Càng đặc biệt hơn khi thời hạn mà Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường tài chính khơng cịn xa!.
Nhận xét: Về vốn điều lệ: các NHTM CP Việt Nam trong những năm
vừa qua mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc tăng vốn điều lệ nhưng hầu hết các ngân hàng đều chưa hoàn thành mục tiêu đề ra. Theo chiến lược NHNN đặt ra, đến năm 2010 các ngân hàng lớn ít nhất phải đạt 500 triệu USD; các ngân hàng nhỏ và vừa phải đạt từ 50 đến 100 triệu USD. Tuy nhiên, cho tới nay đã là năm 2006, trong số các NHTMCP xem xét tới NH có số vốn điều lệ lớn nhất đó là Ngân hàng Thương Mại cổ phần Kỹ thương cũng chỉ có 1500 tỷ VND tương đương với 94 triệu USD, còn lại các ngân hàng khác chỉ có số vốn khiêm tốn khoảng 5 - 10 triệu USD. Nếu như đem so sánh với các NHTM nước ngồi thì có thể nói các NHTM CP Việt Nam có số vốn ít hơn rất nhiều lần: Citibank (Mỹ) 85 381 triệu USD, Credit Lionnais (Pháp) 337,6 tỷ USD, ngay cả so sánh với khu vực thì NHTM lớn nhất Việt Nam cũng chỉ có số vốn bằng 1/5 số vốn của một ngân hàng trung bình . Với số vốn tự có
thấp như vậy ngân hàng sẽ khơng có khả năng cung cấp các khoản tín dụng lớn (theo quy định mức cho vay tối đa đối với một khách hàng là bằng 15% vốn tự có), tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đồng thời gây khó khăn cho ngân hàng trong q trình cải tiến cơng nghệ.
Việc vốn tự có của các NHTM CP Việt Nam quá nhỏ bé ngoài nguyên nhân do các ngân hàng của ta mới được thành lập còn do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác. Thứ nhất, là chúng ta chưa có một hệ thống pháp luật thực sự cởi mở, thơng thống cho phép các NHTM CP chủ động hơn nữa trong việc huy động vốn cổ phần. Thứ hai, là trong tâm lí của người dân Việt Nam vẫn cịn tồn tại ý thức là “ ngại rủi ro “. Do đó họ chỉ thích đầu tư vào các ngân hàng nhà nước. Nguyên nhân cuối cùng thuộc về bản thân các NHTM CP đó là bản thân các ngân hàng chưa nỗ lực hoặc chưa có các giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư.
b. Thực trạng về trình độ cơng nghệ của các NHTM CP:
Trong bối cảnh HNQT hầu hết các ngân hàng đều nhận thức được vai trị then chốt của cơng nghệ trong định hướng phát triển của mình. Trong hiện tại và cả tương lai, công nghệ sẽ là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và góp phần mang lại các dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại thành công và sức cạnh tranh trong quá trình phát triển.
Nhận thức được vấn đề này, ngay từ năm 1993, khi Techcombank được thành lập, ngân hàng đã xác định đầu tư công nghệ tin học là một trong những mục tiêu hàng đầu để phát triển ngân hàng. Do đó ngân hàng đã mua phần mềm của SIBA và FPT. SIBA được ứng dụng cho các hoạt động như kế toán, tiền gửi, tiền vay, tiết kiệm, L/C. Trong mấy năm qua Techcombank luôn chú trọng tới việc phát triển nâng cao công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và yêu cầu tác nghiệp ngân hàng. Năm 2001 Techcombank đã kết nối hệ thống thanh tốn liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT). Năm 2002 Techcombank đã tạo một bước tiến về công nghệ bằng
việc cho ra mắt sản phẩm Homebanking và chuyển sang sử dụng phần mềm Globus. Globus là hệ thống quản trị ngân hàng hoàn chỉnh từ hệ thống giao dịch ngân hàng bán lẻ cho đến quản trị nguồn vốn, tài trợ thương mại, quản trị thơng tin quản lí MIS và quản trik rủi ro. Trong 2005, Techcombank đã nâng cấp thành công phần mềm quản trị ngân hàng lõi ( core banking ) từ phiên bản Globus lên phiên bản T24 ( T24r5 ) của nhà cung cấp các giải pháp ngân hàng hàng đầu thế giới Temenos.Hệ thống phần mềm quản trị ngân hàng T24r5 với các tính năng tiên tiến nổi bật như hỗ trợ đa máy chủ, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, cho phép thực hiện tới 1000 giao dich ngân hàng/giây, cùng lúc cho phép tới 110000 người truy cập, và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. T24r5 cũng hỗ trợ thực hiện qiao dịch qua hệ thống bị ngừng trệ trong thời gian quyết toán theo phương thức khóa ngày truyền thống. Một phần mềm quan trọng khác cũng được Techcombank khai trương trong năm 2005, đó là hệ thống phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus, hệ thống thẻ mới và hiện đại này đã cung cấp cho Techcombank những ứng dụng công nghệ tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế., tạo điều kiện cho Techcombank chủ động xây dựng một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực thẻ. Cũng trong năm 2005, Techcombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác với cơng ty điện tốn và truyền số liệu VDC, qua đó 2 bên sẽ hợp tác với nhau trong việc gắn kết cơ sỏ hạ tầng Thông tin và Truyền thông – Ngân hàng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng cho khách hàng và người sử dụng. Với nền tảng công nghệ hiện đại đã xây dựng được, Techcombank có định hướng tung ra thị trường một loạt các sản phẩm mới mang hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là các sản phẩm, hướng tới khối khách hàng thể nhân, phục vụ chiến lược bán lẻ của ngân hàng trong giai đoạn sắp tới
Cũng như Techcombank, ACB và Eximbank cũng rất chú trọng đến việc áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào quy trình hoạt động
và giao dịch ngân hàng nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng các dịch vụ một cách nhanh chóng, an tồn, thuận tiện nhất đồng thời cũng là để giảm thiểu các giấy tờ lưu chuyển trong nội bộ hệ thống. Chính vì vậy cả ACB và Eximbank đều tham gia Hội viễn thơng Tài Chính Liên Ngân hàng tồn thế